[Funland] Yêu cầu xóa bỏ hoặc tư nhân hóa Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Tư duy của một tiến sỹ kinh tế.

NNS

Xe ngựa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
28,960
Động cơ
516,074 Mã lực
mô hình trường chuyên lớp chọn, luyện gà nòi, giật giải tới phới các kì thi Olympic có phải là hay ko? sao các nền giáo dục tiên tiến của các nước lừng lẫy về giáo dục ko xài mô hình này? hình như chỉ có ở mấy nc "anh em" XHCN thời trước?
ông này nói cũng có lí của ổng chứ ko phải ko, thường thì anh em mềnh ở đây trình lại thế éo nào ổng mà chửi ổng nỏ quá thế, hô hố =))
 

ngoibet

Xe điện
Biển số
OF-64611
Ngày cấp bằng
21/5/10
Số km
4,154
Động cơ
467,767 Mã lực
Nơi ở
HN
Website
facebook.com

Chuẩn trai Nam

Xe tăng
Biển số
OF-419180
Ngày cấp bằng
26/4/16
Số km
1,567
Động cơ
236,055 Mã lực
Tuổi
40
Nơi ở
Hà Nội
cãi nhau về việc dậy và học ở VN chắc cả thế kỷ ko xong
- cứ xem mấy ĐH Top thế giới nó hoạt động ntn . Cơ chế ntn , định hướng ntn ....
Nếu muốn học thì lên như thế
 
Biển số
OF-482405
Ngày cấp bằng
6/1/17
Số km
303
Động cơ
198,398 Mã lực
Tuổi
37
bảng điểm đầu vào của Ams là bình thường, thậm chí nếu so với Hà giang quê em thì còn là hơi thấp
 

aaathanh

Xe tải
Biển số
OF-85468
Ngày cấp bằng
16/2/11
Số km
207
Động cơ
409,227 Mã lực
Tư nhân hóa ??? Hay có thằng lại muốn Ăn ( thịt ) mấy trường điểm nhờ dọn đường......
 

lx125_black

Xe container
Biển số
OF-3794
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
9,977
Động cơ
643,623 Mã lực
Nơi ở
Góc ngã tư chợ người
Ngày xưa em cũng đi thi Ams vào lớp 10, gần đỗ :D, được vào hệ Ams học buổi chiều nhưng em ko học, đi học trường làng.
Sau đợt thi Ams là sang chuyên KHTN để thi, sốc luôn với đề thi vì nó ở tầm khác Ams quá nhiều, tất nhiên là trượt thẳng cẳng :D

Nói gì thì nói, ngày trường Ams ở hồ Giảng Võ nó đã là một niềm mơ ước với những đứa học sinh như em, thần thái học sinh trường đấy khác lắm!
 

Chọc là thủng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-728772
Ngày cấp bằng
11/5/20
Số km
765
Động cơ
80,469 Mã lực
Thấy những người có ý kiến trái chiều là một đống nhảy vào chửi bới chả ra sao. Bản thân em cũng học ams ra, nhưng em chắc chắn sẽ không cho và không định hướng con cái học theo cái kiểu dớ dẩn như vậy.
 

thanhvy2

Xe hơi
Biển số
OF-539980
Ngày cấp bằng
3/11/17
Số km
128
Động cơ
140,479 Mã lực
Tuổi
39
úi, cái thằng tiến sỹ này trước đây có phát biểu ngu gây sốc gì đó đây thì phải, em ko nhớ nhưng có ấn tượng xấu. nhìn như cái thằng nghiện; phát biểu ngu lòi.
Xem lại cái bằng tiến sỹ của thằng ngớ ngẩn này. khéo ko là bị thần kinh cũng nên.
Vâng, thằng thành này bị down lâu lắm rồi
 

Tieu Phong

Xe tải
Biển số
OF-48906
Ngày cấp bằng
17/10/09
Số km
368
Động cơ
462,084 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Ams tự tay bóp zái, vẽ ra cái tiêu chuẩn học bạ phải toàn 10 từ lớp 1, thể hiện sự méo mó cùng cực của nền giáo dục. Bảo sao người ta chạy chọt sửa học bạ rồi chạy giải nọ giải kia :)) Nói chung là nát toàn diện ;))
Mịa, học mà 10 hết thì khg sửa điểm thì cũng phải là người máy. Khổ thân các cháu :(
 

transporter3

Xe điện
Biển số
OF-58956
Ngày cấp bằng
13/3/10
Số km
2,426
Động cơ
468,090 Mã lực
Dưới đây là ý kiến của tiến sỹ Nguyễn Đức Thành, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR).

VÌ SAO NÊN ĐÓNG CỬA TRƯỜNG AMS HOẶC BÁN NÓ CHO TƯ NHÂN. VÀ NÊN LÀM NHƯ VẬY VỚI MỌI TRƯỜNG CHUYÊN.
Sau này
Tôi là học sinh trường Ams khoá 1992-1995. Chuyên Lý 1. Nói thì bây giờ không ai tin, nhưng tôi đã từng học giỏi gần nhất trường về môn mà tôi học chuyên, tức là môn Lý.
Quãng thời gian học ở trường Ams là đẹp đẽ không khác gì những năm cấp 2 khi tôi học chuyên toán hay các bạn học ở trường khác. Tinh thần tự do của chúng tôi được nuôi dưỡng từ đây. Là học sinh đội tuyển, chúng tôi được học thêm với những thày giỏi nhất nước lúc ấy. Những người thày đã già, thuộc về tầng lớp tinh hoa thời trước bị cách mạng ngấm ngầm loại bỏ bằng cách cho đi dạy học. Như vậy, việc học đội tuyển đã khiến tôi may mắn nhận được hai điều: nhìn thấy nhân cách của các thày và không phải học các môn khác của chương trình phổ thông. Tôi đã không phải học thơ Tố Hữu hay những áng văn cách mạng hăng hái, mà để cải thiện môn văn học, tôi tự đọc Việt Nam Văn học Sử Yếu của Dương Quảng Hàm theo hướng dẫn của bố tôi, nơi tôi tìm thấy cảm hứng tự do trong Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ và sự cao nhã của Phạm Quỳnh.
Đó là những hành trang tôi có được từ trường Ams. Và nhờ thế, giờ đây tôi có được niềm tin rằng nên giải tán trường Ams hoặc biến nó thành một trường tư thông qua bán đấu giá nó.
Lập luận của tôi là:
1. Mô hình trường Ams là mô hình lấy của người nghèo chia cho người giàu. Bố mẹ các bạn nghèo và được giả định là học kém - giả định thôi - đóng thuế để cho bố mẹ các bạn giàu có hơn, được cho là học giỏi hơn - chắc chắn đó là một giả định - và nói chung là suy đồi hơn, cho con vào học để sau này ngồi lên đầu các bạn nghèo và học kém hơn kia. Tức là mô hình này chủ động tái tạo và mở rộng bất công xã hội.
2. Mô hình này sẽ OK nếu nó là một trường tư, như trường Olympia, nơi cha mẹ giàu trang trải đầy đủ mọi chi phí để con họ trở thành người mà họ muốn. Như mô hình Ams hiện nay, chi phí này lấy từ ngân sách nhà nước, tức là lấy từ tiền của các bố mẹ khác. Vậy là không công bằng.
3. Việc bố mẹ phải đút lót chạy bảng điểm đẹp không phải như mơ mà như dở hơi (thật là đáng thương cho đứa trẻ có bảng điểm toàn 10), hoặc chạy tiền để có đủ thứ giải thưởng cho có vẻ có năng khiếu hay đơn giản là đút tiền thẳng cho lãnh đạo trường Ams - sự suy đồi mà chúng tôi là cựu học sinh cảm thấy ô nhục - chứng tỏ rằng việc lo cho con được học ở Ams sẽ giúp họ tiết kiệm được một khoản chi phí đào tạo LỚN HƠN phần họ đã bỏ ra chạy chọt. Việc này sẽ biến mất nếu thực hiện điều 2 nêu trên.
4. Mục đích của trường chuyên lớp chọn như trường Ams đã hết vai trò lịch sử của nó. Giả thuyết của tôi là trước đây trong lúc chiến tranh nghèo khổ, lại muốn chứng tỏ rằng người miền Bắc có trí tuệ (so với miền Nam và cả thế giới), nên đã phải mở các trường chuyên làm showcase. Từ đây đào tạo ra một ít gà nòi để đem đi triển lãm trên thế giới thông qua các kỳ thi toán lý quốc tế. Chi phí tuyển lựa và đào tạo tập trung như vậy sẽ rẻ hơn rất nhiều. Những người này cũng được kỳ vọng sẽ phục vụ chế độ vì đúng là họ có khả năng thật. Tuy nhiên, điều ấy chỉ đúng trong một xã hội thời chiến nghèo khổ, lệch lạc, nhưng lại muốn bằng chị bằng em và duy trì nguồn tài trợ từ nước ngoài cho chiến tranh.
Niềm tin của tôi về sự vô dụng, lỗi thời và bất công của mô hình trường Ams được thực hành bằng việc tôi chưa bao giờ có ý định cho các con tôi học trường đó. Dù tôi biết một ít thuế của tôi, họ hàng tôi, các nhân viên của tôi, cũng như bạn bè tôi, vẫn âm thầm chảy ra mỗi ngày để duy trì mô hình đó cùng những đứa trẻ đang học trong đó - những học sinh tiết kiệm được phần lớn chi phí cho điều kiện học vượt trội của mình.
Với tất cả niềm tự hào là một học sinh trường Ams khoá 1992-1995 có ảnh được treo trong phòng truyền thống của Trường, với mong muốn tri ân những gì quý giá nhất tôi được học từ thày cô bạn bè trường lớp thân yêu ấy, cộng thêm niềm say mê người vợ cũng học trường Ams kém tôi 5 khoá, tôi kêu gọi xoá bỏ mô hình trường Ams thông qua việc đưa nó về thành một trường công bình thường hoặc bán đấu giá nó cho tư nhân để biến nó thành một trường tư.


Sau đây là ý kiến phản biện của em về các quan điểm trên của đồng chí Thành:

1. Mô hình trường Ams là mô hình lấy của người nghèo chia cho người giàu.: Cái này là sự suy đoán vô căn cứ. Việc ngân sách chi cho trường Ams so với các trường khác như thế nào không thấy tác giả lấy số liệu cụ thể để phân tích, một lỗi rất sơ đẳng của người nghiên cứu kinh tế. Hơn nữa, cứ giả sử cho việc nhà nước ưu đãi Ams hơn các trường công lập bình thường khác đi, vậy việc ưu đãi này có mang lại lợi ích gì cho xã hội không? ( Tạo ra một lớp người thành công , đóng góp không nhỏ cho xã hội sau này? Bù đắp lại những chi phí nhà nước đã bỏ ra đào tạo..v..v..) Cũng không thấy tác giả phân tích sâu vào đó.
2. Lỗi y như ý 1: Vô căn cứ, không có số liệu cụ thể.
3. Việc chạy chọt bảng điểm để vào trường chuyên là chuyện có thể xảy ra, nhưng liệu có phải trong 1000 cháu ứng cử vào trường chuyên thì có 500 cháu chạy chọt để có bảng điểm đẹp hay không? Cái này mắc lỗi lấy thiểu số để bao trùm lên toàn bộ vấn đề, không khách quan.
4. Mục đích của trường chuyên là để luyện gà nòi đi thi quốc tế? SAI. Bản thân em đã từng học chuyên toán hồi cấp 3. Nhưng văn hóa trường không bao giờ có chuyện chăm chăm vào luyện gà nòi cả. Có thể nó đúng vào thời xưa những năm 70,80 trở về trước. Chứ hiện tại mục tiêu chính của trường chuyên là đào tạo một thế hệ trẻ vượt trội, có năng lực hơn bạn bè đồng trang lứa.

Tóm lại, bài viết là của một tiến sỹ kinh tế, viện trưởng viện nghiên cứu chính sách, là một nhà nghiên cứu khoa học nhưng thể hiện một tư duy rất chủ quan, một chiều, vô căn cứ khi lập luận phân tích một vấn đề. Đồng chí Thành này cứ xoáy vào đồng thuế của đồng chí ấy đóng để cho các cháu trường Ams được học. Thế đồng chí ấy có nghĩ lại là bố mẹ các cháu học Ams cũng đang đóng thuế để cho con đồng chí ấy học không? Hơn nữa, việc vào Ams là BÌNH ĐẲNG đối với tất cả các cháu CÓ NĂNG LỰC khi thi đầu vào. Tất nhiên những hiện tượng chạy chọt là có nhưng nó quá nhỏ để có thể nói ra dẫn chứng , làm cơ sở bảo vệ cho một quan điểm, một vấn đề.
Cụ phản biện cũng vô căn cứ hơn nhiều đấy! Quan điểm tô son bôi hồng chỉ là của kẻ lỗi thời! =D>
 

traixubac1199

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-694359
Ngày cấp bằng
12/8/19
Số km
1,276
Động cơ
114,258 Mã lực
Tuổi
33
Phải nhấn mạnh lại rằng: Nếu con tôi, mà học bạ, bảng điểm toàn 10, chính tôi cũng phải tự thấy nhục nhã và vớ vẩn. Tôi sẽ ngồi nói chuyện với nó, bắt đầu bằng câu: Con thấy sao về việc này (1 cách khá nghiêm trọng). Tiếp theo là gì thì chắc chả cần nói nữa.
Cụ đang ở trên mây ợ :)))

Chưa nói ở HN nhá, quê em có những lớp 50-60% các cháu lớp 5 toàn được 10 cả. Huống chi cả cái HN này bao nhiêu học sinh giỏi nó đổ dồn về Ams để thi, thì cái danh sách toàn 10 ấy có gì lạ?
Mà điểm chác chỉ là điều kiện cần để đủ điều kiện thi thôi, thi cử nó chả bục mặt ra mới vào được ấy :))
Học đại học khó thế còn có cháu được 9,5 nữa là tiểu học. Cụ khắt khe với con cụ quá đấy ;))
 

.Chuối.

Xe tăng
Biển số
OF-474868
Ngày cấp bằng
4/12/16
Số km
1,709
Động cơ
205,602 Mã lực
Nơi ở
Bụi chuối
Dưới đây là ý kiến của tiến sỹ Nguyễn Đức Thành, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR).

VÌ SAO NÊN ĐÓNG CỬA TRƯỜNG AMS HOẶC BÁN NÓ CHO TƯ NHÂN. VÀ NÊN LÀM NHƯ VẬY VỚI MỌI TRƯỜNG CHUYÊN.
Sau này
Tôi là học sinh trường Ams khoá 1992-1995. Chuyên Lý 1. Nói thì bây giờ không ai tin, nhưng tôi đã từng học giỏi gần nhất trường về môn mà tôi học chuyên, tức là môn Lý.
Quãng thời gian học ở trường Ams là đẹp đẽ không khác gì những năm cấp 2 khi tôi học chuyên toán hay các bạn học ở trường khác. Tinh thần tự do của chúng tôi được nuôi dưỡng từ đây. Là học sinh đội tuyển, chúng tôi được học thêm với những thày giỏi nhất nước lúc ấy. Những người thày đã già, thuộc về tầng lớp tinh hoa thời trước bị cách mạng ngấm ngầm loại bỏ bằng cách cho đi dạy học. Như vậy, việc học đội tuyển đã khiến tôi may mắn nhận được hai điều: nhìn thấy nhân cách của các thày và không phải học các môn khác của chương trình phổ thông. Tôi đã không phải học thơ Tố Hữu hay những áng văn cách mạng hăng hái, mà để cải thiện môn văn học, tôi tự đọc Việt Nam Văn học Sử Yếu của Dương Quảng Hàm theo hướng dẫn của bố tôi, nơi tôi tìm thấy cảm hứng tự do trong Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ và sự cao nhã của Phạm Quỳnh.
Đó là những hành trang tôi có được từ trường Ams. Và nhờ thế, giờ đây tôi có được niềm tin rằng nên giải tán trường Ams hoặc biến nó thành một trường tư thông qua bán đấu giá nó.
Lập luận của tôi là:
1. Mô hình trường Ams là mô hình lấy của người nghèo chia cho người giàu. Bố mẹ các bạn nghèo và được giả định là học kém - giả định thôi - đóng thuế để cho bố mẹ các bạn giàu có hơn, được cho là học giỏi hơn - chắc chắn đó là một giả định - và nói chung là suy đồi hơn, cho con vào học để sau này ngồi lên đầu các bạn nghèo và học kém hơn kia. Tức là mô hình này chủ động tái tạo và mở rộng bất công xã hội.
2. Mô hình này sẽ OK nếu nó là một trường tư, như trường Olympia, nơi cha mẹ giàu trang trải đầy đủ mọi chi phí để con họ trở thành người mà họ muốn. Như mô hình Ams hiện nay, chi phí này lấy từ ngân sách nhà nước, tức là lấy từ tiền của các bố mẹ khác. Vậy là không công bằng.
3. Việc bố mẹ phải đút lót chạy bảng điểm đẹp không phải như mơ mà như dở hơi (thật là đáng thương cho đứa trẻ có bảng điểm toàn 10), hoặc chạy tiền để có đủ thứ giải thưởng cho có vẻ có năng khiếu hay đơn giản là đút tiền thẳng cho lãnh đạo trường Ams - sự suy đồi mà chúng tôi là cựu học sinh cảm thấy ô nhục - chứng tỏ rằng việc lo cho con được học ở Ams sẽ giúp họ tiết kiệm được một khoản chi phí đào tạo LỚN HƠN phần họ đã bỏ ra chạy chọt. Việc này sẽ biến mất nếu thực hiện điều 2 nêu trên.
4. Mục đích của trường chuyên lớp chọn như trường Ams đã hết vai trò lịch sử của nó. Giả thuyết của tôi là trước đây trong lúc chiến tranh nghèo khổ, lại muốn chứng tỏ rằng người miền Bắc có trí tuệ (so với miền Nam và cả thế giới), nên đã phải mở các trường chuyên làm showcase. Từ đây đào tạo ra một ít gà nòi để đem đi triển lãm trên thế giới thông qua các kỳ thi toán lý quốc tế. Chi phí tuyển lựa và đào tạo tập trung như vậy sẽ rẻ hơn rất nhiều. Những người này cũng được kỳ vọng sẽ phục vụ chế độ vì đúng là họ có khả năng thật. Tuy nhiên, điều ấy chỉ đúng trong một xã hội thời chiến nghèo khổ, lệch lạc, nhưng lại muốn bằng chị bằng em và duy trì nguồn tài trợ từ nước ngoài cho chiến tranh.
Niềm tin của tôi về sự vô dụng, lỗi thời và bất công của mô hình trường Ams được thực hành bằng việc tôi chưa bao giờ có ý định cho các con tôi học trường đó. Dù tôi biết một ít thuế của tôi, họ hàng tôi, các nhân viên của tôi, cũng như bạn bè tôi, vẫn âm thầm chảy ra mỗi ngày để duy trì mô hình đó cùng những đứa trẻ đang học trong đó - những học sinh tiết kiệm được phần lớn chi phí cho điều kiện học vượt trội của mình.
Với tất cả niềm tự hào là một học sinh trường Ams khoá 1992-1995 có ảnh được treo trong phòng truyền thống của Trường, với mong muốn tri ân những gì quý giá nhất tôi được học từ thày cô bạn bè trường lớp thân yêu ấy, cộng thêm niềm say mê người vợ cũng học trường Ams kém tôi 5 khoá, tôi kêu gọi xoá bỏ mô hình trường Ams thông qua việc đưa nó về thành một trường công bình thường hoặc bán đấu giá nó cho tư nhân để biến nó thành một trường tư.


Sau đây là ý kiến phản biện của em về các quan điểm trên của đồng chí Thành:

1. Mô hình trường Ams là mô hình lấy của người nghèo chia cho người giàu.: Cái này là sự suy đoán vô căn cứ. Việc ngân sách chi cho trường Ams so với các trường khác như thế nào không thấy tác giả lấy số liệu cụ thể để phân tích, một lỗi rất sơ đẳng của người nghiên cứu kinh tế. Hơn nữa, cứ giả sử cho việc nhà nước ưu đãi Ams hơn các trường công lập bình thường khác đi, vậy việc ưu đãi này có mang lại lợi ích gì cho xã hội không? ( Tạo ra một lớp người thành công , đóng góp không nhỏ cho xã hội sau này? Bù đắp lại những chi phí nhà nước đã bỏ ra đào tạo..v..v..) Cũng không thấy tác giả phân tích sâu vào đó.
2. Lỗi y như ý 1: Vô căn cứ, không có số liệu cụ thể.
3. Việc chạy chọt bảng điểm để vào trường chuyên là chuyện có thể xảy ra, nhưng liệu có phải trong 1000 cháu ứng cử vào trường chuyên thì có 500 cháu chạy chọt để có bảng điểm đẹp hay không? Cái này mắc lỗi lấy thiểu số để bao trùm lên toàn bộ vấn đề, không khách quan.
4. Mục đích của trường chuyên là để luyện gà nòi đi thi quốc tế? SAI. Bản thân em đã từng học chuyên toán hồi cấp 3. Nhưng văn hóa trường không bao giờ có chuyện chăm chăm vào luyện gà nòi cả. Có thể nó đúng vào thời xưa những năm 70,80 trở về trước. Chứ hiện tại mục tiêu chính của trường chuyên là đào tạo một thế hệ trẻ vượt trội, có năng lực hơn bạn bè đồng trang lứa.

Tóm lại, bài viết là của một tiến sỹ kinh tế, viện trưởng viện nghiên cứu chính sách, là một nhà nghiên cứu khoa học nhưng thể hiện một tư duy rất chủ quan, một chiều, vô căn cứ khi lập luận phân tích một vấn đề. Đồng chí Thành này cứ xoáy vào đồng thuế của đồng chí ấy đóng để cho các cháu trường Ams được học. Thế đồng chí ấy có nghĩ lại là bố mẹ các cháu học Ams cũng đang đóng thuế để cho con đồng chí ấy học không? Hơn nữa, việc vào Ams là BÌNH ĐẲNG đối với tất cả các cháu CÓ NĂNG LỰC khi thi đầu vào. Tất nhiên những hiện tượng chạy chọt là có nhưng nó quá nhỏ để có thể nói ra dẫn chứng , làm cơ sở bảo vệ cho một quan điểm, một vấn đề.
Thằng La đến kì thoái hóa não rồi hay sao mà viết lách ngày càng ngu xuẩn ngụy biện thế nhỉ? Hay di chứng do hồi xưa bên tathy bị mẹ Vìu nhét kứt vào mồm nhiều quá nên tồn dư lên não :-?.
 

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
13,350
Động cơ
80,285 Mã lực
Em hỏi thật có phải đất nước sắp vỡ nợ không mà cái gì các anh ý cũng muốn bán hết cho tư nhân vậy?
Hệ thống trường phổ thông công lập là cái ưu việt duy nhất của đất nước hiện nay, với học phí của các cháu chỉ bằng 1-1.5% mức lương tối thiểu của người lao động là các con đc quyền tới trường. Các khoản thu khác phụ huynh có thể cố gắng đóng hoặc ko.
Xin các anh đừng nghĩ đóng cửa trường công mà tìm cách hỗ trợ cho trường dân lập để họ có thể làm tốt hơn những gì trường công đang làm. Thiếu thuế bảo bọn em đóng thêm, mặc dù con em cũng ko đứa nào học công lập 100% cả
 

a5audi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-389853
Ngày cấp bằng
31/10/15
Số km
806
Động cơ
247,757 Mã lực
Em nhận định không sai mà chưa chính xác về con số thôi cụ. Số phụ huynh cụ nắm trong phạm vi trên mười, số phụ huynh theo ý kiến của em đưa ra em biết trên 20. Dở là chưa có một thống kê chính tắc nào về nghề nghiệp của phụ huynh ở Ams và CN, nếu có thì em mới công nhận là em nhận định sai?
Cụ nhận định vậy sai rồi con em và hơn chục bạn của cháu ko hề có bố mẹ làm trong những ngành như cụ nói.và thậm trí các cháu cũng ko học thêm nhiều và chui vào các lò luyện đâu cụ ạ.năm ngoái trường chuyên sp sau môn toán buổi sau vắng 1 nửa vì ko làm đc tẹo nào chuyên họ tính điểm liệt nên môn 10 môn dưới 2 vẫn bị loại.
 

Bomva

Xe điện
Biển số
OF-73151
Ngày cấp bằng
17/9/10
Số km
2,674
Động cơ
442,635 Mã lực
Sau khi đọc những ý kiến của của một ts từng là học sinh giỏi của trường Am thì em kết luận đóng cửa trường Am là đúng. Vì sp mà trường đã đào tạo ra
 

Dzon

Xe điện
Biển số
OF-13015
Ngày cấp bằng
6/2/08
Số km
3,250
Động cơ
548,413 Mã lực
Nơi ở
Thai Nguyen
Cụ Tiến sĩ tư duy dưới góc độ Kinh tế công cộng nên nên có thể ko xuôi tai nhiều người nhưng cũng đáng để suy ngẫm
 

Công Minh HN

Xe tải
Biển số
OF-653030
Ngày cấp bằng
16/5/19
Số km
232
Động cơ
113,028 Mã lực
Tuổi
43
Cụ nhận định vậy sai rồi con em và hơn chục bạn của cháu ko hề có bố mẹ làm trong những ngành như cụ nói.và thậm trí các cháu cũng ko học thêm nhiều và chui vào các lò luyện đâu cụ ạ.năm ngoái trường chuyên sp sau môn toán buổi sau vắng 1 nửa vì ko làm đc tẹo nào chuyên họ tính điểm liệt nên môn 10 môn dưới 2 vẫn bị loại.
Đầu tiên em xin chúc mừng cụ vì cụ may mắn có con thông minh và giỏi giang bởi vào được Ams mà không cần phải qua lò luyện nhiều thì nói thật là vô cùng xuất sắc. Theo thiển ý của em, con cụ kể cả có không vào Ams thì với tư chất của cháu, em tin sau này vẫn giỏi. Nói thật hồi đi học, em cũng thích Ams bỏ mẹ, bố em cũng ép em vào Ams nhưng em không được đầu tư nhiều, năng lực cũng không quá xuất sắc nên trượt thẳng cẳng. Chính xác em đỗ được hệ B, phải đóng nhiều tiền nhưng do kinh tế gia đình không cho phép nên em thôi.

Còn em thừa hiểu để vào Ams cực khó, kể cả qua hình thức thi tuyển. Bạn học cấp 2 của em hồi đó, cũng toàn siêu việt cả (em học lớp chọn trường Giảng Võ ngay sát Ams cũ nhé. Thời em học, Giảng Võ là trường đầu bảng cấp 2 ở Hà Nội) mà vẫn phải ôn luyện vỡ mặt, học đúng thầy đúng thợ mới vào được. Hay như gần nhất là con bà chị gái em, cũng phải đầu tư đúng và sớm cũng như khôn ngoan mới vào được trường Ams. Sở dĩ em nói như thế bởi bà chị em định hướng cho cháu vào chuyên Sinh được xem là dễ thở hơn và tính cạnh tranh thấp hơn các chuyên khác dù rằng cháu em giỏi mấy môn Toán, Lý hơn.

Quay trở lại câu chuyện nói về quan điểm của TS Thành về trường Ams thì bản thân em cũng như một số cụ ở đây nghĩ rằng Giáo dục nên hướng đến tạo ra sự công bằng và chú trọng vào đào tạo một con người có ích chứ không nên lấy thành tích ra để đánh giá. Không sai khi cho rằng mô hình như trường Ams có thể tạo ra sự bất bình đẳng bởi chỉ tập trung những thầy cô giỏi nhất, học sinh giỏi nhất. Từ đó hình thành tư duy cho nhiều thế hệ là học được Ams mới là tài năng, học các trường khác vứt đi hết trong khi những trường khác không được chú trọng bằng vẫn đang đào tạo ra những con người bình thường mà trong đó về sau vẫn không thiếu người tài.

Thời em còn đi học, biết nhiều bạn học Ams thì tất cả đều thừa nhận học ở đó các môn phụ gần như cho có, chỉ tập trung vào môn chính, Các thầy cô môn phụ cũng mặc nhiên cho điểm cao trong khi trường bình thường như trường em học, làm gì có chuyện đấy. Giờ thì không rõ còn chuyện đấy không.

Nói thật con em mà sau này cũng xuất sắc và thông minh như con cụ thì em cũng sẽ cho cháu vào Ams học nhưng hoàn toàn phải bằng năng lực và đôi khi là sở thích của nó chứ không ép. Em cũng chỉ mong muốn con em bình thường, kể cả sau này nó làm công nhân cũng chẳng sao nếu như khả năng của nó chỉ đến thế. Không nhẽ phải làm ông này bà nọ mới được tôn trọng còn làm công nhân thì bị xem thường.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top