- Biển số
- OF-335282
- Ngày cấp bằng
- 18/9/14
- Số km
- 5,149
- Động cơ
- 330,294 Mã lực
Cụ trích như rứa thì chít em :Trích lại:
1.
Không hiểu ý cụ thế nào?
2
Cụ hỏi ai đã từng thì có người trả lời có. Chẳng liên quan gì đến đúng sai, khiếu nại gì cả.
Tóm lại: "Các trường hợp cấm vượt" của 4b không chỉ duy nhất một trường hợp là có biển cấm vượt. Hay nói cách khác không phải "các trường hợp cấm vượt" của 4b đều có biển cấm vượt. Do đó ý nghĩa của Biển cấm vượt (125) không thể áp dụng cho "Các trường hợp cấm vượt" của 4b.
"...Luật pháp tồn tại ở nhiều dạng thức: các quy định (như cụ nói ở trên về chữ phá hoại ấy ạ), hoặc các chỉ dấu, quy chuẩn…dưới dạng ký hiệu. Tùy theo nội hàm của quy định đó mà có cách thể hiện cho phù hợp. Em không nói “mọi quy định”, nhưng cái gì có thể thể hiện được – trong đó điển hình là các quy định về giao thông thi phải có quy định cụ thể, biển cấm vượt, biển phân làn, biển hạn chế… là ví dụ. Giả thiết để hạn chế tốc độ thì có các biển: biển quy định tốc độ cho từng tuyến/đoạn đường – ghi tốc độ cụ thể, hoặc gián tiếp qua biển báo khu đông dân cư…ngoài hai cái này ra, không còn cái nào khác..."
Và cụ cũng có nêu ở một còm trên rằng: việc quy định đi bên phải theo chiều đi có cần biển ko sao vẫn phải chấp hành.
Vậy tiện đây em nói thêm:
1/ Cái gì là quy định phổ quát, áp dụng trong mọi trường hợp-nghĩa là đi đoạn đường nào cũng phải đi bên phải thì đâu cần cắm biển chỗ nào thì đi bên phải, chỗ nào đi bên trái? Ko lẽ có đoạn được đi bên phải, đoạn lại đi bên trái?
Hoặc ví dụ phổ quát khác: trong khu dân cư, chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép. Cái này là quy tắc phổ quát, nghĩa là ko cần biển báo cấm quay đầu. Nhưng nếu giả thiết cũng là nơi đường giao nhau: nếu muốn cấm rẽ (cá biệt) thì phải có biển cấm, bằng không là em cứ quay.
2/ Quy định có tính hiệu lực ở những điểm cụ thể: ví dụ cấm dừng đỗ, cấm vượt, hạn chế tải trọng...vì chỉ có hiệu lực ở chỗ đó, và người dân không thể tự hiểu rằng chỗ nào là cấm chỗ nào không thì phải có chỉ dấu/biển báo.
Nói tóm gọn lại: quy định áp dụng chung: không cần biển báo; Quy định áp dụng tại từng điểm/tuyến/đoạn: phải có biển báo cụ thể. Người dân được làm những gì pháp luật không cấm. Anh phạt tôi vượt ở nơi cấm vượt khi tôi đi xe máy? Đề nghị anh đọc cho tôi quy định cụ thể ở chỗ nào, điều nào, khoản nào nói rằng: "Khi có biển cấm vượt hoặc các trưởng hợp mà theo luật là cấm vượt thì mọi phương tiện cơ giới không được vượt nhau"., khi đó mới được ạ.
Ồ mà em ko biết cụ diễn giải điều này theo góc độ nào, tính thực tế thế nào: Giả thiết có đoạn cấm vượt nhưng ko có biển hạn chế tốc độ trong thành phố chẳng hạn: ô tô được đi 50km/h, mô tô đi 40km/h...thế là ô tô cứ phải đánh mắt sang ngang để bằng đầu cái xe máy đi bên cạnh mình sao?
Em dừng tranh luận ở đây, và chắc chắn em ko bao giờ tin là có anh CSGT nào lại có thể lập BB với em nếu nói với em cái lỗi là vượt xe mô tô.