[TT Hữu ích] Xung quanh vụ Tổng thống Ai Cập el-Sadat bị ám sát hôm 6 tháng 10 năm 1981

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,053 Mã lực
Tổng thống Bill Clinton làm xúc tác, Jordan và Israel lại ký hiệp ước hoà bình
Lần đầu tiên ký Hiệp ước nền hôm 29/7/1994 tại Nhà Trắng

Jordan 1994_7_25 (1) Hiệp ước hoà bình.jpg

Jordan 1994_7_25 (2).jpg

Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin (trái) và Quốc vương Hussein của Jordan trong lễ ký
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,053 Mã lực
Lễ ký Hiệp ước hoà bình Israel-Jordan
26-10-1994 – Jordan và Israel đã ký hiệp ước hòa bình trong một buổi lễ được tổ chức tại thung lũng Arava của Israel, phía bắc Eilat và gần biên giới Jordan.
Thủ tướng Israel Rabin và Thủ tướng Jordan Abdelsalam al-Majali ký hiệp ước
và Tổng thống Israel Ezer Weizman bắt tay Quốc vương Hussein
Tổng thống Clinton dự lễ ký

Jordan 1994_10_26 (1).jpg

Jordan 1994_10_26 (2).jpg

Jordan 1994_10_26 (3).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,053 Mã lực
26-10-1994 – Jordan và Israel đã ký hiệp ước hòa bình trong một buổi lễ được tổ chức tại thung lũng Arava của Israel, phía bắc Eilat và gần biên giới Jordan.
Thủ tướng Israel Rabin và Thủ tướng Jordan Abdelsalam al-Majali ký hiệp ước
Jordan 1994_10_26 (7).jpg

Jordan 1994_10_26 (5).jpg

Jordan 1994_10_26 (4).jpg

Jordan 1994_10_26 (6).jpg

Tổng thống Israel Ezer Weizman (trái) bắt tay Quốc vương Hussein trong lễ ký
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
23,168
Động cơ
396,810 Mã lực
Sao các yếu nhân tham gia các sự kiện lớn thế này không mặc áo chống đạn nhỉ. Nếu mặc thì đạn AK có xuyên dc k các cụ
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,053 Mã lực
26-10-1994 – Jordan và Israel đã ký hiệp ước hòa bình trong một buổi lễ được tổ chức tại thung lũng Arava của Israel, phía bắc Eilat và gần biên giới Jordan.
Jordan 1994_10_26 (8).jpg

Jordan 1994_10_26 (9).jpg

Jordan 1994_10_26 (10).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,053 Mã lực
26-10-1994 – Jordan và Israel đã ký hiệp ước hòa bình trong một buổi lễ được tổ chức tại thung lũng Arava của Israel, phía bắc Eilat và gần biên giới Jordan.
Jordan 1994_10_26 (11).jpg

Jordan 1994_10_26 (12).jpg

Jordan 1994_10_26 (13).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,053 Mã lực
26-10-1994 – Jordan và Israel đã ký hiệp ước hòa bình trong một buổi lễ được tổ chức tại thung lũng Arava của Israel, phía bắc Eilat và gần biên giới Jordan.
Jordan 1994_10_26 (14).jpg

Jordan 1994_10_26 (15).jpg

Tổng thống Israel Ezer Weizman (trái) bắt tay Quốc vương Hussein của Jordan

Jordan 1994_10_26 (16).jpg

Jordan 1994_10_26 (17).jpg

Phu nhân Quốc vương Hussein, Phu nhân Tổng thống Israel Ezer Weizman, Phu nhân Thủ tướng Israel Rabin Phu nhân Thủ tướng Jordan Abdelsalam al-Majali trong lễ ký
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,053 Mã lực
Một nạn nhân khác vì hoà bình: Thủ tướng Israel Rabin bị ám sát vì tiến trình hoà bình Israel-Palestine hôm 4/11/1995

Giao tranh giữa người Do Thái và người Ả Rập ở Palestine bắt đầu từ những năm 1920, khi cả hai nhóm cùng tuyên bố chủ quyền đối với vùng lãnh thổ do Anh kiểm soát. Những người Do Thái này là những người theo chủ nghĩa Phục quốc (Zionist), từ Châu Âu và Nga quay trở về quê hương cổ xưa của người Do Thái để thành lập một quốc gia riêng cho dân tộc mình. Những người Ả Rập bản địa (khi ấy chưa tự xưng là người Palestine) đã tìm cách ngăn chặn dòng người nhập cư Do Thái và cố gắng thiết lập một nhà nước Palestine thế tục.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,053 Mã lực
Ngày 14/05/1948, Nhà nước Israel được tuyên bố thành lập, và năm quốc gia Ả Rập ngay lập tức tấn công nhằm ủng hộ người Ả Rập Palestine. Lính Israel với số lượng vượt trội đã chiến đấu chống lại quân đội Ả Rập và chiếm giữ một phần đáng kể vùng đất ban đầu được giao cho người Ả Rập theo Nghị quyết năm 1947 của Liên Hiệp Quốc về việc chia tách Palestine (1947 United Nations partition of Palestine). Năm 1949, thỏa thuận ngừng bắn do Liên Hiệp Quốc làm trung gian đã trao cho Nhà nước Israel quyền kiểm soát vĩnh viễn đối với vùng lãnh thổ bị chinh phục này. Việc hàng trăm nghìn người Ả Rập Palestine phải rời khỏi Israel trong chiến tranh đã biến người Do Thái trở thành nhóm đa số. Phía Israel đã hạn chế quyền của nhóm Ả Rập còn lại. Hầu hết những người Ả Rập Palestine rời khỏi lãnh thổ Israel đã rút về Bờ Tây, khi đó do Transjordan kiểm soát, trong khi số khác đến Dải Gaza do Ai Cập kiểm soát. Hàng trăm nghìn người Palestine lưu vong đã vĩnh viễn sống trong các trại tị nạn.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,053 Mã lực
Đầu những năm 1960, cộng đồng người Ả Rập Palestine dần hình thành một bản sắc dân tộc cố kết. Năm 1964, Tổ chức Giải phóng Palestine (Palestine Liberation Organization – PLO) được thành lập như một tổ chức bảo trợ chính trị cho một số nhóm Palestine, đồng thời đại diện cho tất cả người dân Palestine. PLO kêu gọi tiêu diệt Nhà nước Israel và thành lập một nhà nước Palestine độc lập.
Cuộc xung đột Israel – Palestine chủ yếu xoay quanh hơn 4.000 km² lãnh thổ phía tây sông Jordan mà Jordan chiếm đóng từ năm 1949 đến 1967. Vì Jordan đã trục xuất toàn bộ người Do Thái nên năm 1967, khu vực này chỉ gồm 600.000 người Arab. Tuy nhiên, từ năm 1967, khi bị Israel chiếm đóng, cộng đồng Do Thái ở đây đã tăng lên 550.000 người.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,053 Mã lực
Palestine yêu cầu Israel khôi phục lại đường biên giới năm 1967 có nghĩa là hơn một nửa triệu người Do Thái sẽ phải bỏ nhà cửa và những gì đã gây dựng trên mảnh đất đó. Người Do Thái định cư ở 5 khu vực bên ngoài biên giới năm 1967: Jerusalem, khu vực Gush Etzion, Ariel, Maale Adumim, thung lũng Jordan và cả trăm khu định cư nhỏ hơn nằm giữa các làng mạc Arab hoặc gần các thành phố Arab. Do đó, người Do Thái và Arab sống xen kẽ nhau và không có đường biên giới nào có thể chia được ranh giới sao cho người Arab ở một bên, người Do Thái ở một bên.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,053 Mã lực
Một vấn đề liên tục gây căng thẳng giữa Palestine và Israel là quan hệ giữa người Do Thái và Palestine sống trong lãnh thổ Israel. Phần lớn người Arab đã chạy trốn khỏi khu vực khi nhà nước Israel được tuyên bố thành lập. Tuy nhiên, số người ở lại vẫn đông, chiếm gần 1/5 dân số Israel. Trong số đó, 2/3 là người Hồi giáo. Cao trào của xung đột giữa Israel và Palestine nổ ra năm 1987 với phong trào Intifada (nổi dậy) khiến 20.000 người thiệt mạng.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,053 Mã lực
Trong Chiến tranh Sáu ngày (tháng 6/1967), Israel đã giành quyền kiểm soát Bờ Tây, Đông Jerusalem, Dải Gaza, Bán đảo Sinai và Cao nguyên Golan. Sau đó, họ sáp nhập Đông Jerusalem và cho thiết lập các cơ quan hành chính quân sự tại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Họ cũng thể hiện rõ rằng Gaza, Bờ Tây, Cao nguyên Golan và Sinai có thể được trả lại để đổi lấy việc người Ả Rập công nhận quyền tồn tại của Israel và đảm bảo không có cuộc tấn công nào xảy ra trong tương lai.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,053 Mã lực
Sinai được trao trả cho Ai Cập vào năm 1979 như một phần trong thỏa thuận hòa bình giữa Israel và Ai Cập, nhưng những lãnh thổ bị chiếm đóng còn lại vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Israel. Một nhóm người Israel đã kêu gọi sáp nhập vĩnh viễn các khu vực kể trên, và vào cuối thập niên 1970, những người Do Thái theo chủ nghĩa dân tộc đã đến định cư tại những vùng này nhằm thực hiện mục tiêu đó.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,053 Mã lực
Sau chiến tranh năm 1967, PLO được công nhận là biểu tượng của phong trào dân tộc Palestine, và người đứng đầu tổ chức, Yasser Arafat, đã tiến hành hàng loạt các cuộc tấn công du kích nhắm vào Israel từ các căn cứ của PLO ở Jordan và sau năm 1971 là từ Lebanon. PLO cũng điều phối nhiều cuộc tấn công khủng bố nhắm vào người Israel trong và ngoài nước. Hoạt động du kích và khủng bố của người Palestine đã khiến các lực lượng vũ trang và cơ quan tình báo của Israel đáp trả mạnh mẽ. Cuối những năm 1970, PLO đã được quốc tế công nhận là đại diện hợp pháp của người dân Palestine.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,053 Mã lực
Bạo lực bùng phát vào thập niên 1980 khi người Palestine đụng độ với những người định cư Do Thái trong các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Năm 1982, Israel xâm lược Lebanon nhằm loại bỏ PLO. Năm 1987, cư dân Palestine ở Gaza và Bờ Tây đã phát động một loạt các cuộc biểu tình bạo lực chống lại chính quyền Israel, được gọi là intifada, hay “nổi dậy.” Ngay sau đó, Vua Hussein của Jordan đã từ bỏ mọi trách nhiệm hành chính đối với Bờ Tây, do đó tăng cường ảnh hưởng của PLO tại đây.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,053 Mã lực
Trong lúc intifada (nổi dậy) ngày càng mạnh mẽ hơn, Yasser Arafat tuyên bố thành lập một nhà nước Palestine độc lập ở Bờ Tây và Dải Gaza vào tháng 11/1988. Một tháng sau, ông tố cáo chủ nghĩa khủng bố, công nhận quyền tồn tại của Nhà nước Israel và cho phép bắt đầu đàm phán “đất đổi lấy hòa bình” (land-for-peace) với Israel.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,053 Mã lực
Nhưng vào cuối tháng 10-1991, sau chiến tranh vùng Vịnh, khiến Israel và các nước Arab lập mặt trận chống lại Iraq. Trong khi đó, phong trào Intifada (nổi dậy) đã lan rộng khắp vùng lãnh thổ Palestine bị Israel chiếm đóng. Trước thực trạng trên, một hội nghị vì hòa bình Israel-Arab được tổ chức tại thủ đô Madrid của Tây Ban Nha. Dưới sự bảo trợ của Washington và Moscow, hội nghị lần đầu tiên có sự xuất hiện của phái đoàn đàm phán Israel và Palestine.
Do Israel từ chối mở các cuộc đàm phán trực tiếp với PLO, nên Phái đoàn Palestine tham gia cùng với Phái đoàn Jordan
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,053 Mã lực
Tháng 1-1993, Israel đã bãi bỏ đạo luật năm 1986 cấm Israel tiếp xúc với PLO. Từ tháng 1 đến tháng 8-1993, Na Uy là nơi đã diễn ra ít nhất 14 cuộc họp bí mật. Để thực hiện sứ mệnh của mình, chính phủ Na Uy, đặc biệt là Bộ trưởng Ngoại giao Johan Joergen Holst, đã dựa vào mối liên hệ lâu dài của ông với nhà lãnh đạo Yasser Arafat cũng như các liên kết chặt chẽ giữa Công đảng Na Uy cầm quyền với đối tác Israel của mình.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,053 Mã lực
Ngày 29-8-1993, Israel tuyên bố thỏa thuận về phác thảo một chính phủ tự trị Palestine lâm thời ở Dải Gaza và một phần nhỏ của Bờ Tây bị chiếm đóng xung quanh Jericho.
Ngày 10-9-1993 cùng năm, Tel Aviv công nhận PLO là đại diện của nhân dân Palestine.
Ngày 13-9-1993, tại Washington, nhà lãnh đạo Y.Arafat và Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin ký “Tuyên bố nguyên tắc” lịch sử, còn gọi là Hiệp định Oslo. Hiệp định vạch ra kế hoạch 5 năm để người Palestine ở Bờ Tây và Dải Gaza dần dần tự quyết vận mệnh.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top