- Biển số
- OF-782999
- Ngày cấp bằng
- 8/7/21
- Số km
- 471
- Động cơ
- 35,238 Mã lực
- Tuổi
- 113
Quá tào lao, bên gì đó gọi là cha, bên kia gọi thầy, 2 đồng chí đấy gặp nhau gọi gì nhỉ? Em có bạn cả 2 phía, em toàn gọi chúng nó mày tao.Tào lao.
Quá tào lao, bên gì đó gọi là cha, bên kia gọi thầy, 2 đồng chí đấy gặp nhau gọi gì nhỉ? Em có bạn cả 2 phía, em toàn gọi chúng nó mày tao.Tào lao.
Oẹ!Ta hay niệm hồng danh Đức Phật:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật !
Nam Mô: Xin cúi đầu tôn kính
Bổn Sư: Thầy giáo (sư phụ, tôn sư trọng đạo)
Thích Ca Mâu Ni: Tên riêng của Ngài
Phật - là phiên âm của từ tiếng Phạn Budda, nghĩa là Người đã giác ngộ (toàn giác, toàn bích), tiếng Hoa đọc là Phật, tiếng Việt đọc là Bụt (Budda - ông Bụt).
Cả đời Đức Phật sau khi giác ngộ là làm hành giả hành khất và giảng đạo (đạo lý, đạo đức, đạo giải thoát, con đường thoát khổ, giác ngộ. Chữ Đạo nghĩa là Con đường đi), Ngài và tăng đoàn hành khất thọ trai là để gieo duyên với chúng sinh, giảng đạo là để giáo hoá. Tăng đoàn và truyền đời học trò của Ngài cũng làm vậy. Hình tượng chính thống của ngài là một Thầy Giáo Vĩ Đại. Nên những nhà tu hành, chức năng lớn nhất, sứ mệnh cao cả nhất của họ là dạy học, do vậy truyền đời họ xưng là Thầy, Sự phụ là vì thế. Ta cũng hay dùng từ Thầy chùa, sư thầy (ông Thầy dạy học và đi tu ở Chùa), Thầy tu (ông Thầy vừa dạy học vừa đi tu )...
Tiếc là chúng sinh và cả người tu hành giờ có lẽ đa phần không hiểu nguyên nghĩa của từ họ vẫn xưng gọi nhau hàng ngày: Thầy.
Chuẩn ạ, đây là kiểu xưng con với nhà phật chứ không phải kiểu cha con đâu ạ. Các cụ già vẫn thầy xưng con bình thường màĐã coi họ là Thầy thì xưng con ( trò) có sao đâu, con ở đây có phải ý nghĩa con cái của Thầy đâu
Vì họ theo đạo mà cụ. Cũng như phật giáo, ai đi tu thì gọi kiểu nhà Phật.Thế bên đạo thiên chúa thì sao nhỉ? Bao ng già vẫn gọi linh mục trẻ là cha xưng con đấy thôi?
Có dạy mình gì đâu mà gọi thầy?Xin hỏi các cụ/mợ hay đi chùa về cách xưng hô với sư Thầy trong chùa thế nào cho thích hợp ?
Sư Thầy năm nay gần 40, có chức danh Đại đức. Bình thường em thấy mọi người hay nói: Thưa Thầy hay Thưa Đại Đức, con xin hỏi ...... ?
Nhưng với người trẻ thì thấy cũng OK, nhưng với các Cụ mà tuổi khá cao so với Thầy (U 70, U80) và không đi tu (tại gia) hay chỉ là người vào vãn cảnh chùa thì xưng Con như trên có thể thay bằng cách nào cho tiện ?
Ngoài ra khi nào nên nói Mô Phật hay A di đà Phật trong khi nói chuyện với Thầy ?
Mình k theo công giáo thì vẫn xưng hô anh em bình thường. Giáo dân họ gọi cha xưng con kệ họ!Thế bên đạo thiên chúa thì sao nhỉ? Bao ng già vẫn gọi linh mục trẻ là cha xưng con đấy thôi?
Khổ quá, chưa kịp coi họ là thầy mà họ đã nhảy xổ lên xưng thầy thầy rồi gọi người khác là con mới ớn chứ. Nhiều lúc bực muốn "@#!!##@@ nhà mày" ấy chứ mà thầy với chả bà. Đến cái tôn trọng tối thiểu dành cho người khác còn không biết nữa.Đã coi họ là Thầy thì xưng con ( trò) có sao đâu, con ở đây có phải ý nghĩa con cái của Thầy đâu
Cụ thô nhưng thật.Ghét nhất ra ra đường họ cũng mặc định gọi người khác là “con” dù éo cần biết người ta có đi chùa không! Mấy lần em gặp trong thang máy, mặt thì trẻ ranh, hỏi em:”con cho thầy hỏi..”; chả lẽ em bảo “con cái đb”! Văn hoá đầu tiên là biết xưng hô đúng chỗ, đúng môi trường, đúng tuổi tác và tôn trọng người đối diện!
Gớm, mang các kiếp ra so thì biết đâu vô lượng kiếp trước tôi đạo hạnh còn hơn các thầy, các thầy gặp tôi phải gọi tôi là thầy xưng con nhé?Chư tăng ni là một trong Tam bảo (ba ngôi báu) Phật, Pháp, Tăng vì thế đối với các vị ấy (các vị thực tu) thì đạo hạnh, đạo lực họ hơn nhiều người phàm tục như các cụ mợ và em. Do đó xưng thầy/cô xưng con là đối với đạo hạnh của các vị ấy, không phải theo nghĩa phàm là so đo tuổi rồi bảo ông/bà trẻ hơn tôi, bằng tuổi con tôi... rồi xưng tôi thậm chí xưng thiếu chủ ngữ.
Các cụ cần hiểu là mỗi chúng sinh từ vô lượng kiếp tới nay đã trôi lăn trong vòng sinh tử luân hồi bao nhiêu kiếp rồi. Cha mẹ sinh ra mình là sinh về cái thể xác này thôi còn về linh hồn (thần thức) này thì đã có từ bao nhiêu kiếp, rất lâu không tính đếm được. Có khi trong kiếp trước hoặc nhiều kiếp trước thì vị tăng, ni ấy đã từng tu rất cao rồi. Kiếp này tuy hình tướng của một người trẻ tuổi nhưng thực ra là một vị có thiện căn, phước đức sâu dày.
Các vị tăng ni (các vị thực tu) cũng chính là các thầy cô giáo đó ợ. Nhưng không phải là thầy cô giáo dạy kiến thức thế gian mà là thầy cô giáo kế thừa Đức Phật dạy chúng sinh từ bỏ tham sân si nghi mạn tà kiến, phá mê khai ngộ, thoát khổ và giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Đây là việc làm cao cả, vĩ đại gấp ngàn vạn lần dạy những kiến thức thế gian. Dĩ nhiên những cái này cũng cần để mỗi người kiếm sống và nuôi gia đình nhưng đây chỉ là để lo cho thân xác này thôi. Còn Phật dạy chúng sinh con đường giải thoát khỏi luân hồi sinh tử. Vì thế nếu thực sự hiểu thì các cụ các mợ và em xưng con cũng còn là quá thiếu, đừng đem tuổi sinh học của đời này ra so.
A Di Đà Phật
Thế lúc đó cụ trả lời sao.Ghét nhất ra ra đường họ cũng mặc định gọi người khác là “con” dù éo cần biết người ta có đi chùa không! Mấy lần em gặp trong thang máy, mặt thì trẻ ranh, hỏi em:”con cho thầy hỏi..”; chả lẽ em bảo “con cái đb”! Văn hoá đầu tiên là biết xưng hô đúng chỗ, đúng môi trường, đúng tuổi tác và tôn trọng người đối diện!
Đợt Bố em mất cũng nhờ sư thầy ở chùa xóm bên về cúng mấy lần làm lễ, thầy này trẻ, xưng hô với Mẹ em là "bà" với thầy, với tụi em là "chú" với thầy, chứ không xưng hô thầy với con, em ít tiếp xúc nhưng nghe thế cũng thấy thật tôn trọng.Ghét nhất ra ra đường họ cũng mặc định gọi người khác là “con” dù éo cần biết người ta có đi chùa không! Mấy lần em gặp trong thang máy, mặt thì trẻ ranh, hỏi em:”con cho thầy hỏi..”; chả lẽ em bảo “con cái đb”! Văn hoá đầu tiên là biết xưng hô đúng chỗ, đúng môi trường, đúng tuổi tác và tôn trọng người đối diện!
Phật giáo vào VN, nhập thế khá tốt, nên trước kia các chùa ít nằm nơi hang sâu núi thẳm để xuất thế, cũng ít nguy nga bề thế xa vời vợi, mà đa phần là các chùa làng, dân vừa làm lễ vừa sờ được tượng phật đất, trẻ con chơi vẫn nấp sau các tượng gỗ mít, chùa cũng hay nằm cạnh đình làng, là nơi nương tựa tinh thần cho người dân, sư sãi cũng gần gũi hoà đồng, chùa như ngôi nhà chung cho người dân, người dân đi xa về cũng coi chùa làng, đình làng thân thương như ngôi nhà.Vâng, có thể là em hiểu sai. Từ nay em sẽ đổi cách xưng hô là Nhà Chùa chắc đúng nghĩa hơn trong trường hợp trong tâm em ko đủ lòng tôn kính để gọi là Thầy!