Tào lao, dẫn dụ mê hoặc người khác. Để tôi phân tích từng ý cho cụ mợ nhé.
Đó là những thứ các ông bà xưng là phật tử tự nghĩ ra rồi áp đặt lên người khác. Ai công nhận trừ những người theo Phật? Chúng sinh bao gồm những ai? Có phải tất cả người và loài vật trên trái đất này phải không? Bản thân Đức Phật Thích ca có nói như vậy không hay các triều đại và sư sãi về sau nhét chữ vào mồm Phật để phục vụ cho mục đích cai trị, dẫn dắt của mình?
Thiện lương hay hung ác là một phần tính cách của con người và các loài vật. Cái đó tồn tại trước Phật hay sau Phật? Hay cụ/mợ cố tình gán tính thiện lương vào Phật tính rồi phát biểu rằng ai cũng có phật tính? Cái phật tính này áp dụng cho tất cả các tôn giáo khác như Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo và những người không theo tôn giáo à? Vậy thì phật giáo (hoặc các phật tử như cụ/mợ muốn lợi dụng phật giáo) để cực đoan hóa và bao trùm, áp đảo tất cả các tôn giáo khác và những người không theo tôn giáo, bắt buộc phải thừa nhận vào nghe theo Phật?
Thế ngược lại, tôi phát biểu lại là ai cũng có một phần Ác và có do đó Quỷ tính trong người, liệu có tính không? Tuân Tử còn cho rằng:
"Nhân chi sơ, tính bản ác".
Còn mấy thể loại cạo trọc đầu, mặc được cái áo nâu áo vàng lên rồi xưng thầy gọi con với những người lạ tôi thấy buồn cười lắm.
Tùy cụ ở mức nào cụ sẽ thấy ở mức đó. Em lấy vài ví dụ nhé.
Trẻ con: Những điều ý nghĩa và chúng hiểu được là đồ ăn, trò chơi, tham gia những hoạt động lớp, bạn bè. Chúng cho đây là những niềm vui lớn nhất với chúng.
Người trưởng thành: Những điều ý nghĩa và họ hiểu là về chuyện làm ăn, chuyện dựng vợ gả chồng, chuyện thiết lập quan hệ xã hội, xây nhà cửa, phấn đấu trong công việc. Đây là những điều họ quan tâm nhất và cho rằng là thành công nhất phỏng cụ?
Người sống thiên về yếu tố tình cảm, tinh thần: Ngoài những yếu tố vật chất, họ cho rằng những yếu tố khác mới là những điều ý nghĩa với họ như sáng tác một bản nhạc, đọc một cuốn sách, đi tham gia những chuyến thiện nguyện, sống gần với thiên nhiên... Thành công với nhóm người này là cân bằng được cuộc sống và những yếu tố tinh thần là quan trọng với họ.
Người sống thiên về vật chất:
Nhóm này luôn đề cao những giá trị vật chất quá mức. Dĩ nhiên là đã là cuộc sống thì ai cũng cần kiếm tiền như cụ và em vì đó là phương tiện của cuộc sống để lo cho vợ con, bố mẹ và làm những chuyện khác. Tuy nhiên với nhóm sống thiên về vật chất thì với họ con xe hàng hiệu, biệt thự sang cảnh, du lịch Âu Mỹ... với họ mới có ý nghĩa. Có thể họ vãn quan tâm tới yếu tố tinh thần nhưng cái đó là phần phụ. Đối với họ cuộc sống là hưởng thụ, hay như cách họ nghĩ chết là hết nên phải tranh thủ hưởng thụ. Hưởng thụ những giá trị vật chất và tiêu xài là điều quan trọng nhất với họ. Cơ bản là vậy phải không cụ?
Những bậc thánh nhân, những vị giác ngộ:
Khi các vị ấy đạt tới cảnh giới này thì họ hiểu rằng mọi thứ ở cuộc đời này là giả tạm (tức là có tướng nhưng không tồn tại mãi), ngay cả thân xác này của mình cũng không thật. Đối với các vị ấy điều quan trọng nhất là sự sống chết. Sau khi xả bỏ xác thân đầy đau khổ này thì linh hồn sẽ đi về đâu. Làm sao để tái sinh về cõi lành nói chung và cõi Phật nói riêng để giải thoát được nỗi khổ sinh tử luân hồi.
Tùy vào các cụ và em ở cảnh giới nào sẽ thấy điều gì là ý nghĩa, điều gì là quan trọng.
Khi cụ hiểu rằng Đức Phật ra đời để cứu giúp chúng sinh giải thoát khỏi sự ràng buộc của các nỗi khổ trong hiện đời và sau này được giải thoát sau khi xả bỏ thân đời này đi về cõi an lành, thì cụ sẽ thấy đây là điều vĩ đại, cao cả gấp ngàn vạn lần những điều khác trong thế giới hiện tại cụ và em đang sống.
Để hiểu được những cái trên, cụ phải có trí tuệ thì mới hiểu được. Lưu ý trí tuệ không đồng nghĩa với trí thông minh. Trí thông minh được hiểu là sự nhanh nhẹn, khôn ngoan trong đời thường, làm ăn kinh doanh giỏi, kiến thức học hành thế gian. Còn trí tuệ là khả năng thấy được nhân quả, thiện ác, đúng sai, khả năng thấy được chân tướng của sự việc. Mấy cái thông minh thế gian của mình là thế trí biện thông, tức là cái thấy cái biết si mê điên đảo.
Phật tính hay cách gọi khác là chân tâm (phân biệt với vọng tâm). Cái này bất cứ chúng sinh hữu tình nào cũng có. Không phải là theo đạo Phật thì mới có. Cũng như sinh tử luân hồi thì bất cứ ai cũng trải qua chứ không phải dù màu da gì, tôn giáo nào, sống ở đâu. Nếu cụ chỉ cần đọc những báo chính thống có nhiều câu chuyện về chuyển kiếp luân hồi của rất nhiều trường hợp ở Châu Âu, Mỹ, Ấn Độ, Trung Đông, Trung quốc, Việt Nam...
Cũng như Phật đưa những "bài thuốc" trị tham sân si để cứu độ chúng sinh thì tham sân si không phụ thuộc vào người đó sống ở đâu, đang làm việc gì, theo tôn giáo nào, thuộc chủng tộc nào... Đã là người phàm thì đều có tham sân si và bị tam độc này chi phối, phỏng cụ?
Do đó không nên nói rằng điều đó chỉ áp dụng với người hướng Phật còn tôi chưa thì không liên quan tới tôi, ví dụ vậy. Đức Phật là bậc toàn giác, từ bi vô lượng, ngài cứu độ tất cả chúng sinh.
Chúng sinh là gì em đã nói ở bài trước rồi. Là không chỉ loài người mà tất cả chúng sinh hữu tình. Mà cũng không chỉ ở trái đất này mà ở tất cả các pháp giới (hiểu đơn giản là ở các chiều không gian khác nữa và hành tinh khác nữa trong vũ trụ này).
Đạo phật là tôn giáo, đây ko phải nói theo cách thông thường mà là của các cơ quan quản lý, trong đó có các nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu về Phật và cả các vị chức sắc tôn giáo, chả lẽ ko bằng cụ? Mỗi mình cụ bảo ko phải?! Lịch sự, tôn trọng là mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, người theo tôn giáo bình đẳng với người ko theo tôn giáo (ở đây nên hiểu là 2 bên đều tôn trọng và ko phân biệt, đối xử nhau; cả 2 đều có địa vị pháp lý như nhau ở ngoài xã hội) nên nếu 1 người theo tôn giáo ra ngoài xã hội cần xưng hô với người khác theo chuẩn mực quy định ngoài xã hội và ngược lại (theo tuổi tác, sự tôn trọng). Ví dụ 1 thầy giáo ra ngoài xã hội cũng ko nên gọi tất cả là “các trò ơi” mà cũng cần xưng hô theo tuổi tác, nếu gặp học trò hoặc người ta biết là thầy tự người ta sẽ chọn xưng hô phù hợp để bày tỏ sự tôn trọng.
Đạo Phật là tôn giáo là nói trên sự, tức là nói trên bề mặt, hình tướng. Cái này thì như cụ nói và các bên liên quan cũng nói vậy. Nói thế cũng đúng và ai chả biết vậy nhưng nếu hiểu sâu hơn về lý thì thực ra Phật Pháp là giáo dục và khoa học. Phật Pháp là giáo dục về nhân sinh, vũ trụ, đạo tâm và giải thoát. Không chỉ em mà nhiều người thấy vậy, chỉ là do cụ chưa biết thôi.
Em nói lại cụ thể hơn một chút thì theo nghĩa thường thấy thì một tôn giáo có nghĩa giáo chủ là bậc sáng thế, giáo chủ là duy nhất, là có sự phục tùng tuyệt đối của các thành viên... Đức Phật Thích Ca là khác, ngài là bậc đạo sư, là người chỉ đường giúp chúng sinh phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui, giải thoát khỏi đau khổ hiện đời và sau này khi mạng chung là giải thoát khỏi luân hồi sinh tử. Nói theo cách thông thường thì ngài là thầy giáo đó cụ. Đức Phật không bắt mình phải lễ lạy, phục tùng. Việc lễ lạy của Phật tử và người dân là thể hiện lòng thành kính và học theo hạnh của Phật, tức là chính những người đó hưởng những ích lợi đó. Phật cũng dạy chúng sinh rằng ai cũng có thể trở thành Phật. Ngài dạy ngài là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành.