- Biển số
- OF-23401
- Ngày cấp bằng
- 3/11/08
- Số km
- 12
- Động cơ
- 493,320 Mã lực
Trận “Đại hồng thuỷ” tại Hà Nội đang dần qua. Sau khi khắc phục các hỏng hóc về động cơ, hệ thống gió… chủ xe còn phải đối mặt với một nỗi lo khác : Nước tràn vào khoang xe.
Không giống như sự cố động cơ làm xe “chết” khiến bạn bằng mọi giá phải đưa đi khắc phục ngay. Nước ập vào khoang xe rồi rút đi. Còn lại có khi chỉ là chút ẩm ướt dưới sàn? Lôi thảm ra phơi là xong? Vấn đề không đơn giản như vậy.
Ngoài bộ thảm là thứ dễ dàng thay thế, bên dưới lớp nỉ sàn xe là hàng loạt bộ phận phức tạp: mút cách âm, ống dẫn khí điều hoà thổi chân, hệ thống điện điều khiển ghế, sưởi ghế, lỗ sạc điện và hệ thống dây dẫn điện điều khiển toàn bộ đèn ở đuôi xe…
Với xe dân dụng, hầu hết các bộ phận nói trên đều không được thiết kế để tránh nước. Nỉ trải sàn khi ngâm nước lâu sẽ bị ải, rách. Mút cách âm có cấu tạo từ nhiều lớp bông hoá học ép lại, được dán liền vào nỉ trải sàn sẽ tơi ra, tách lớp gây ảnh hưởng đến khả năng chống ồn của sàn xe. Ngoài ra, nấm mốc sinh ra do ẩm uớt ở nỉ sẽ gây mùi khó chịu, có hại cho sức khoẻ.
Ống dẫn khí điều hoà thổi chân - phải tháo mới có thể làm vệ sinh, sấy khô
Hệ thống ống dẫn khí điều hoà thổi chân đều làm bằng nhựa, có dạng ống kín nằm chìm dưới lớp nỉ trải sàn. Nước bẩn của các trận ngập sau khi lọt vào sẽ ứ đọng trong các ống nhựa này. Nếu không được vệ sinh kịp thời, các dạng vi sinh vật có hại sẽ nảy nở và được phát tán ra khoang xe thông qua hệ thống gió điều hoà.
Các jack cắm, mối chuyển của hệ thống điện đều có cấu tạo vỏ nhựa, lõi kim loại. Các đầu tiếp xúc kim loại này sẽ han gỉ, ảnh hưởng đến khả năng truyền điện. Chuyện chập cầu chì, hỏng đèn hay tê liệt một chức năng nào đó trong xe hoàn toàn có thể xảy ra nếu các linh kiện này không được sấy khô kịp thời.
Máy hút ẩm chạy trong khoang xe
Jack cắm dưới sàn xe cần phải sấy khô sau khi xe ngập nước
Với những chiếc xe bị ngập sâu, ghế ngồi và các chi tiết nội thất sẽ xuống cấp rất nhanh nếu không được làm vệ sinh nội thất một cách kịp thời và bài bản. Anh Lê Anh Trung, quản lý salon cho biết: "Nước bẩn thẩm thấu qua da và nỉ nếu không được hút, sấy, khử mùi ngay sẽ gây mùi hôi rất khó chịu và làm tổn hại đến sức khoẻ người ngồi trong xe, nhất là trẻ em". Đó là lý do việc vệ sinh phải được làm ngay. Sau khi tẩy uế, ghế da phải được chăm sóc bằng hoá chất chuyên dụng, dạng làm sạch hoà tan, không chứa xút và ít lưu mùi. Đây chính là đặc trưng của hoá chất làm sạch ôtô chuyên dụng.
Việc dùng nước xà phòng và các hoá chất tẩy rửa có nguồn gốc không rõ ràng của một số trung tâm, salon làm sạch xe ở Hà Nội có thể tiết kiệm cho chủ xe một chút tiền, đem lại hiệu quả sạch sẽ tức thời nhưng lâu ngày sẽ bị xuống cấp về thẩm mỹ cũng như chất lượng. Các hiện tượng cứng, nứt vỡ bề mặt, màu da loang lổ làm ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ - làm mất cảm giác thoải mái của người sử dụng và làm giảm giá trị kinh tế của chiếc xe khi chuyển nhượng. Anh Trung còn cho biết, nhiều chủ xe cũng ý thức được vấn đề nhưng để làm sạch cả phần sàn và phần nội thất của một chiếc xe một cách cặn kẽ sẽ khá mất thời gian(tối thiểu là 2 ngày đối với xe bị ngập nước) nên một số chủ xe đã chọn phương án chỉ làm sạch sàn hoặc nội thất truớc. “‘Cái kia’ khi nào thư thư ta làm sau”.
Vẫn biết công việc bận rộn nên việc “đắp chiếu xe” là một thảm hoạ với nhiều người. Nhưng nếu chỉ khai thác mà không chăm sóc nó một cách đúng mức, chiếc xe sẽ không thể tận tuỵ với bạn lâu dài.
(theo atpr)
Không giống như sự cố động cơ làm xe “chết” khiến bạn bằng mọi giá phải đưa đi khắc phục ngay. Nước ập vào khoang xe rồi rút đi. Còn lại có khi chỉ là chút ẩm ướt dưới sàn? Lôi thảm ra phơi là xong? Vấn đề không đơn giản như vậy.
Ngoài bộ thảm là thứ dễ dàng thay thế, bên dưới lớp nỉ sàn xe là hàng loạt bộ phận phức tạp: mút cách âm, ống dẫn khí điều hoà thổi chân, hệ thống điện điều khiển ghế, sưởi ghế, lỗ sạc điện và hệ thống dây dẫn điện điều khiển toàn bộ đèn ở đuôi xe…
Hệ thống dây điện dưới sàn Hyundai Santa Fe
Với xe dân dụng, hầu hết các bộ phận nói trên đều không được thiết kế để tránh nước. Nỉ trải sàn khi ngâm nước lâu sẽ bị ải, rách. Mút cách âm có cấu tạo từ nhiều lớp bông hoá học ép lại, được dán liền vào nỉ trải sàn sẽ tơi ra, tách lớp gây ảnh hưởng đến khả năng chống ồn của sàn xe. Ngoài ra, nấm mốc sinh ra do ẩm uớt ở nỉ sẽ gây mùi khó chịu, có hại cho sức khoẻ.
Ống dẫn khí điều hoà thổi chân - phải tháo mới có thể làm vệ sinh, sấy khô
Hệ thống ống dẫn khí điều hoà thổi chân đều làm bằng nhựa, có dạng ống kín nằm chìm dưới lớp nỉ trải sàn. Nước bẩn của các trận ngập sau khi lọt vào sẽ ứ đọng trong các ống nhựa này. Nếu không được vệ sinh kịp thời, các dạng vi sinh vật có hại sẽ nảy nở và được phát tán ra khoang xe thông qua hệ thống gió điều hoà.
Các jack cắm, mối chuyển của hệ thống điện đều có cấu tạo vỏ nhựa, lõi kim loại. Các đầu tiếp xúc kim loại này sẽ han gỉ, ảnh hưởng đến khả năng truyền điện. Chuyện chập cầu chì, hỏng đèn hay tê liệt một chức năng nào đó trong xe hoàn toàn có thể xảy ra nếu các linh kiện này không được sấy khô kịp thời.
Máy hút ẩm chạy trong khoang xe
Jack cắm dưới sàn xe cần phải sấy khô sau khi xe ngập nước
Với những chiếc xe bị ngập sâu, ghế ngồi và các chi tiết nội thất sẽ xuống cấp rất nhanh nếu không được làm vệ sinh nội thất một cách kịp thời và bài bản. Anh Lê Anh Trung, quản lý salon cho biết: "Nước bẩn thẩm thấu qua da và nỉ nếu không được hút, sấy, khử mùi ngay sẽ gây mùi hôi rất khó chịu và làm tổn hại đến sức khoẻ người ngồi trong xe, nhất là trẻ em". Đó là lý do việc vệ sinh phải được làm ngay. Sau khi tẩy uế, ghế da phải được chăm sóc bằng hoá chất chuyên dụng, dạng làm sạch hoà tan, không chứa xút và ít lưu mùi. Đây chính là đặc trưng của hoá chất làm sạch ôtô chuyên dụng.
Việc dùng nước xà phòng và các hoá chất tẩy rửa có nguồn gốc không rõ ràng của một số trung tâm, salon làm sạch xe ở Hà Nội có thể tiết kiệm cho chủ xe một chút tiền, đem lại hiệu quả sạch sẽ tức thời nhưng lâu ngày sẽ bị xuống cấp về thẩm mỹ cũng như chất lượng. Các hiện tượng cứng, nứt vỡ bề mặt, màu da loang lổ làm ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ - làm mất cảm giác thoải mái của người sử dụng và làm giảm giá trị kinh tế của chiếc xe khi chuyển nhượng. Anh Trung còn cho biết, nhiều chủ xe cũng ý thức được vấn đề nhưng để làm sạch cả phần sàn và phần nội thất của một chiếc xe một cách cặn kẽ sẽ khá mất thời gian(tối thiểu là 2 ngày đối với xe bị ngập nước) nên một số chủ xe đã chọn phương án chỉ làm sạch sàn hoặc nội thất truớc. “‘Cái kia’ khi nào thư thư ta làm sau”.
Vẫn biết công việc bận rộn nên việc “đắp chiếu xe” là một thảm hoạ với nhiều người. Nhưng nếu chỉ khai thác mà không chăm sóc nó một cách đúng mức, chiếc xe sẽ không thể tận tuỵ với bạn lâu dài.
(theo atpr)