Mình có ông bạn, vừa bạn học, bạn gần nhà. Năm ngói cũng sang Đức. Ở cái tuổi 40 rồi.
Đúng như anh nói.sang làm đầu bếp.
Mà nhiều a sang làm đầu bếp, phục vụ, nông nghiệp vv.
Mình không rõ thu nhập bao nhiêu? Nhưng con cái thì ở nhà. Chắc visa lao động.
Còn ở đâu thì cũng phải lao động cái, như cái anh Hiếu gió, tôi thấy bán phở, bán thuốc vv.
Bản thân tôi cũng là người xa quê đi lập nghiệp. Nhưng chỉ là Bắc Nam thôi.
Lúc khó khăn thì mình đi, giờ có tí tuổi. Thực ra lại nhớ quê, có khi về già lại về quê.
Tôi vẫn hay bảo: Không có tiền thì ở đâu cũng khổ, nhưng có tiền thì ở Việt Nam tôi thấy là sướng nhất.( Mình quen nhiều người Việt kiều, mà bản thân vợ mình thì cũng học ở nước ngoài về, cô ấy vẫn thích ở VN)
Em thấy trong này có một số cụ cho rằng người Việt mình không nghề nghiệp gì mà đi ra nước ngoài (bằng con đường hợp pháp) thì đa số cũng là ăn bám xã hội của nước sở tại thì cũng không hẳn đúng. Bởi khi chính phủ nước họ đã cấp visa cho người nhập cư sang nước họ theo bất kỳ hình thức gì (đoàn tụ, lao động phổ thông, lao động tay nghề cao, du học,…) thì họ đã chấp nhận và lường hết các hậu quả có thể xảy ra.
Có khi chính người Việt mình, như một số cụ mợ ở trong này lại có cái nhìn thiếu thiện cảm với người Việt, chứ bản thân người dân bản xứ họ lại chẳng nghĩ như thế. Thực tế là bất kỳ ai đặt chân sang đây đều phải đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, thuế một cách trực tiếp hay gián tiếp (họ không đóng thì người bảo lãnh cho họ phải đóng), nên không ai nghĩ là họ ăn bám xã hội cả. Họ còn hơn khối người Séc, người Di gan lười lao động, chỉ ở nhà ăn bám xã hội.
Cũng có nhiều cụ, mợ từng sống ở bên này, sau khi thành đạt, có vốn thì quay về Việt Nam và phát triển thành công hơn nữa. Mọi người thấy cuộc sống ở Việt Nam phù hợp và thoải mái, và cho rằng ai cũng giống các cụ, các mợ ấy. Nhưng em chỉ lấy ví dụ như thế này: một xã ở nông thôn Việt Nam, có khoảng 1 ngà người, thì trong số đó có bao nhiêu phần trăm và cán bộ, là viên chức và đảng viên, những thành phần có điều kiện và cơ hội phát triển trong xã hội. Còn lại bao nhiêu phần trăm là những người dân bình thường, người nông dân, người công nhân lao động phổ thông, những người mà cơ hội để có thu nhập ổn định để không phải lo lắng khi họ hay người thân bất ngờ ốm đau, bệnh tật, hoặc mất việc, hoặc nhà cửa gặp thiên tai,…
Những người này nếu có cơ hội ra nước ngoài để làm việc, thì có cơ hội phát triển không? Em khẳng định 1 điều rằng, chỉ có những người lười biếng, ham cờ bạc, rượu chè, nghiên hút thì mới không ổn định được cuộc sống ở bên này. Chứ người bình thường không bằng cấp, chỉ cần chăm chỉ chịu khó, căn cơ thì sẽ sớm ổn định. Ví dụ thì nhiều lắm, ngay trong nhà máy em đang làm, thành phố em đang sống, đa số đều là những người Việt Nam từ những làng quê nghèo ở Việt Nam sang đây. Có mấy ai tốt nghiệp đại học đâu, nếu ở nhà thì các cụ các mợ cho là thành phần xoá mù chữ vì may thì mới chỉ học hết lớp 12.
Nhưng họ vẫn chăm chỉ làm việc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, dành dụm mua nhà, đầu tư kinh doanh, thậm trí mở xưởng sản xuất ở bên này. Điều mà ở Việt Nam 10 người thì may ra 3 người thực hiện được, nhưng ở bên này tỷ lệ đó cao hơn, 10 người thì phải hơn 7 người sẽ đạt được những mục tiêu tương đương như vậy nếu ở Việt Nam.
Ngay như 1 cô bé đang làm cho em, cô ấy sang đây theo diện visa lao động phổ thông cách đây 7 năm. Lúc đó cả họ hàng dồn tiền vào để giúp cô ấy sang đây. Qua bên này cô ấy làm trong nhà máy gà, công việc khá vất vả và phải làm trong môi trường khá lạnh vì để đảm bảo chất lượng thực phẩm. Nhưng bù lại thì có mức lương xứng đáng hơn là cô ấy làm may ở khu công nghiệp tại Việt Nam.
Sau hai năm cô ấy lại đón người em trai sang bên này, cũng theo dạng lao động như cô ấy. Cậu này học hết 12, không vào được đại học nên lông bông hơn 1 năm ở nhà. Vậy mà sang đây vẫn chịu khó đi làm cùng chị. Sau nhờ bạn trai của chị giới thiệu, cậu ấy xin vào làm mài trong xưởng nơi anh bạn trai của người chị đang làm. Sau nửa năm vừa làm vừa học hỏi (được anh bạn trai của chị hướng dẫn cách hàn những lúc rảnh) mà cậu ấy thi đỗ bằng hàn và được nhận vào làm hàn.
Từ mức lương 170 ngàn VND mỗi giờ trong xưởng lạnh nhà máy gà, rồi lên mức 250 ngàn VND mỗi giờ cho công việc màu, cậu ấy đã lên mức 350 rồi 420 ngàn mỗi giờ cho công việc hàn. Mỗi tháng sau khi trừ hết thế má (mà toàn đóng mức cao, vì theo thu nhập), cậu ấy cầm về hơn 100 triệu VND mỗi tháng. Giờ hai chị em mới đi học 1 khoá tiếng Séc của trung tâm người Việt dậy, và đã có bằng, sau đó cả hai chị em đã có PR. Giờ cậu ấy về Vn cưới vợ và đang làm thủ tục để đón sang. Cậu ấy cũng đang nhờ em tìm mua 1 cái nhà để khi vợ sang là có nhà cửa đàng hoàng.
Trước kia đúng là để về thăm Việt Nam hơi khó, nhưng giờ em thấy người lao động ở bên này gần như năm nào cũng về Việt Nam đón Tết. Tiền vé chưa tới nửa tháng lương, mà tiền quà cáp giờ người ở Vn cũng không đặt nặng, nên người ở bên này thích là đặt vé để về. Nên mọi người cũng luôn cập nhập được tình hình cuộc sống ở nhà, và thừa hiểu là họ có phù hợp với cuộc sống nhiều bon chen nhưng cũng nhiều cơ hội ở Việt Nam hay không?