[Funland] Xin danh sách những người đứng đầu tỉnh Hà Nội trước năm 1945.

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Chả sao, chỉ là bác thấy cách trao đổi trên diễn đàn của cháu hơi kỳ dị.
Liệu có phải phía sau cái nick cháu cũng là một người kỳ dị hay không?
Cháu làm gì cũng với góc nhìn tổng quát, nếu bác cho rằng góc nhìn tổng quát là kỳ dị, nhìn từng góc nhỏ mới là bình thường, thì cháu tôn trọng ý kiến của bác ạ.
 

Trung

Xe điện
Biển số
OF-8065
Ngày cấp bằng
15/8/07
Số km
2,494
Động cơ
563,508 Mã lực
Cháu làm gì cũng với góc nhìn tổng quát, nếu bác cho rằng góc nhìn tổng quát là kỳ dị, nhìn từng góc nhỏ mới là bình thường, thì cháu tôn trọng ý kiến của bác ạ.
À không, bác lạc đề chút cho nó sinh động mà thôi, chứ bác ủng hộ cách đặt vấn đề của cháu.

Bác rất thích cách nghiên cứu sử, nhất là sử hiện đại theo kiểu "thống kê". Ngày trước, thông tin nó ít, sử liệu nó hiếm nên vô tình các nhà làm sử thế hệ trước hình như đều rơi vào kiểu học sử viết sử định tính rồi dần dần thành ra cảm tính, chém gió mà không phân biệt được.

Giờ thông tin nhanh, sử liệu quá dồi dào, đặc biệt về thời nhà Nguyễn và Pháp thuộc. Nếu cháu để ý, và tất nhiên nếu cháu có động lực, thời gian... cháu sẽ có thể dựng lại được bức tranh xã hội thời ấy khá chi tiết và đầy đủ.

Có số liệu, có thống kê sẽ đỡ phải suy diễn, các kết luận sử học sẽ chính xác hơn nhiều.

Về bộ máy hành chính, bộ máy quân sự ... bác nghĩ đầu tiên cháu nên vẽ lại cái khung, vẽ thật ấy, sau đó điền dần vào các ô. Tên người và thời gian tại vị có thể nhặt dần, nhưng quan trọng nhất là cách những cái khung ấy thay đổi như nào, từ Gia long đến 1945.

Về số liệu Kinh tế - Xã hội khác, giai đoạn từ Gia long đến hết Tự đức chắc số liệu sẽ không đầy đủ lắm. Nhưng từ cuối Tự đức trở đi thì bức tranh Kinh tế - Xã hội VN được người Pháp thống kê từng năm, từng kỳ rõ lắm.

Anyway, bác vẫn nghĩ phía sau cái nick cháu là một điều kỳ dị. Nhưng kỳ dị đôi khi lại làm được những việc rất có ích cháu à :D
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Trần Đình Túc (1873-1880?)
Sau khi đối chiếu một số nguồn thông tin, cháu thấy ông Trần Đình Túc là Tổng đốc Hà Ninh sau năm 1882.
Còn giai đoạn 1873 là ông Túc được cử ra Bắc để đàm phán việc trả lại thành Hà Nội, sau khi thất thủ năm 1873.
 

Su Đình

Xe tăng
Biển số
OF-418109
Ngày cấp bằng
22/4/16
Số km
1,423
Động cơ
236,752 Mã lực
Tuổi
43
Sau khi đối chiếu một số nguồn thông tin, cháu thấy ông Trần Đình Túc là Tổng đốc Hà Ninh sau năm 1882.
Còn giai đoạn 1873 là ông Túc được cử ra Bắc để đàm phán việc trả lại thành Hà Nội, sau khi thất thủ năm 1873.
Vì không thấy có nguồn chính xác về thời gian ông làm tổng đốc nên tôi mới để dấu ?
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Trước ông Võ Trọng Bình, thấy có ông Phạm Chi Hương, nhưng ông này thì đúng là chịu, không có thông tin gì
Cháu thấy có nguồn tin nói ông Phạm Chi Hương là Tổng đốc Ninh Thái, sau đó là Tổng đốc Hà Ninh.
Nhưng cháu không biết Ninh Thái bây giờ là địa phương nào ở miền Bắc.
 

xebetong

Xe container
Biển số
OF-159622
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
8,094
Động cơ
426,066 Mã lực
Chủ thớt hỏi giai đoạn này thì ọp phơ há hốc mồm :)
Nhưng hỏi đinh lý trần lê thì ọp phơ kể vanh vách
Cái văn hóa dòng họ ở VN nó sinh ra cái kiến thức kiểu đó, tổ tiên đời xa lắc lơ (có khi nhận vơ) được miêu tả sống động bằng các công trạng truyền miệng, thành hoàng thì đa phần là phò mã của công chúa (công chúa nào thì kệ) :)
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Chủ thớt hỏi giai đoạn này thì ọp phơ há hốc mồm :)
Nhưng hỏi đinh lý trần lê thì ọp phơ kể vanh vách
Cái văn hóa dòng họ ở VN nó sinh ra cái kiến thức kiểu đó, tổ tiên đời xa lắc lơ (có khi nhận vơ) được miêu tả sống động bằng các công trạng truyền miệng, thành hoàng thì đa phần là phò mã của công chúa (công chúa nào thì kệ) :)
Cháu cảm ơn góp ý của bác ạ.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Ngày nhỏ học lịch sử, cháu không hiểu tại sao quân Pháp đánh thành Hà Nội xong, là kéo quân đánh thành Ninh Bình. Mà lần nào quân triều đình giữ thành Ninh Bình cũng bỏ chạy, quân Pháp không tốn một viên đạn để chiếm thành Ninh Bình.

Sau này đọc sử theo kiểu “thống kê” thì hiểu ngay: thành Hà Nội và thành Ninh Binh đều dưới quyền cai quản của Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Ninh Bình), cho nên thành Hà Nội thua là thành Ninh Bình tự động thua theo.
 

Trung

Xe điện
Biển số
OF-8065
Ngày cấp bằng
15/8/07
Số km
2,494
Động cơ
563,508 Mã lực
Không hiểu lắm ý cháu về "Người đứng đầu tỉnh Hà nội trước 1945" nên bác định không nói.

Sau 1873 cụ Trần Đình Túc được giao Tổng đốc Hà Ninh, nghĩa là Hà nội (to hơn Hà nội giờ)+ Ninh bình (vừa to vừa bé hơn Ninh bình giờ) và tất nhiên những việc quan trọng của Hà nội là do cụ quyết. Trong nhiều vụ điều đình với Pháp thời này, đi cùng cụ Túc là cụ Trần Hi Tăng, chữ Pháp dịch là Phó Tổng Đốc, có chỗ ghi thêm là Tuần phủ Hà nội. Ví dụ ảnh dưới đây là văn bản sau ký đầu năm 1875 về việc đòi lại Trường Thi.

Sau cụ Hoàng Diệu, từ 1884 Hà nội dưới tay Pháp thì Hà nội quản lý bởi cụ Nguyễn Hữu Độ, chữ Pháp có chỗ ghi thành Nguyễn Hữu Dư, nhưng cụ Độ được Pháp phong Hiệp sĩ, tặng Bắc đẩu bội tinh thì chả lẫn đi đâu được.

Cháu biết nhiều ngoại ngữ, chịu khó google tiếng Pháp rồi search ở www.gallica.bnf.fr nhất là các tập nhật báo Paris và Hà nội thời đó chắc có cả toàn văn quyết định bổ nhiệm các cụ luôn.

Ví dụ cuốn "Hà nội thời kỳ anh hùng" của Andre Mansson viết năm 1929 về Hà nội giai đoạn 1873 - 1884 có rất nhiều tư liệu.
Tran dinh tuc 1.jpg
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Không hiểu lắm ý cháu về "Người đứng đầu tỉnh Hà nội trước 1945" nên bác không định nói.

Sau 1873 cụ Trần Đình Túc được giao Tổng đốc Hà Ninh, nghĩa là Hà nội (to hơn Hà nội giờ)+ Ninh bình (vừa to vừa bé hơn Ninh bình giờ) và tất nhiên những việc quan trọng của Hà nội là do cụ quyết. Trong nhiều vụ điều đình với Pháp thời này, đi cùng cụ Túc là cụ Trần Hi Tăng, chữ Pháp dịch là Phó Tổng Đốc, có chỗ ghi thêm là Tuần phủ Hà nội. Ví dụ văn bản sau ký đầu năm 1875 về việc đòi lại Trường Thi.

Sau cụ Hoàng Diệu, từ 1884 Hà nội dưới tay Pháp thì Hà nội quản lý bởi cụ Nguyễn Hữu Độ, chữ Pháp có chỗ ghi thành Nguyễn Hữu Dư, nhưng cụ Độ được Pháp phong Hiệp sĩ, tặng Bắc đẩu bội tinh thì chả lẫn đi đâu được.

Cháu biết nhiều ngoại ngữ, chịu khó google tiếng Pháp rồi search ở www.gallica.bnf.fr nhất là các tập nhật báo Paris và Hà nội thời đó chắc có cả toàn văn quyết định bổ nhiệm các cụ luôn.

Ví dụ cuốn "Hà nội thời kỳ anh hùng" của Andre Mansson viết năm 1929 về Hà nội giai đoạn 1873 - 1884 có rất nhiều tư liệu.
Tran dinh tuc 1.jpg
Vâng ạ, cháu xin đưa thông tin góp ý của bác vào còm #1. Cháu cảm ơn bác ạ.
 

Trung

Xe điện
Biển số
OF-8065
Ngày cấp bằng
15/8/07
Số km
2,494
Động cơ
563,508 Mã lực
Lịch sử thực quyền với Hà nội và cả Bắc kỳ thời nhà Nguyễn khá phức tạp. Nhất là ở những thời điểm nhạy cảm, các Vua nhà Nguyễn thường ra những quyết định hành chính rất nhanh, chả hiểu nó có hiệu quả hay không.

Cháu nên vẽ lại sơ đồ hành chính Bắc kỳ thì mới rõ được cơ. Ví dụ, Bắc thành từ năm nào đến năm nào, gồm những đâu. Hà ninh là gì, Hà nội là gì...

Trước khi va chạm với Pháp, địa bàn nội thành Hà nội bây giờ (không tính Hà đông) được quản lý trực tiếp bởi Phủ Hoài đức với quan Tuần phủ, Tri phủ đóng tận dưới Cầu giấy, ngoài thành. Còn những việc lớn của Hà nội đôi khi lại được quyết định bởi quan Kinh lược, dưới là Tổng đốc. Dinh Kinh lược và Dinh Tổng đốc đều ở trong thành.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Thế là xác minh thêm được cụ Nguyễn Hữu Độ cai quản đến lúc cụ mất vì bệnh (1888). Cháu hy vọng sẽ phủ được hết các khoảng thời gian thông tin bị trống. Cháu cảm ơn các bác ạ.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Lịch sử thực quyền với Hà nội và cả Bắc kỳ thời nhà Nguyễn khá phức tạp. Nhất là ở những thời điểm nhạy cảm, các Vua nhà Nguyễn thường ra những quyết định hành chính rất nhanh, chả hiểu nó có hiệu quả hay không.

Cháu nên vẽ lại sơ đồ hành chính Bắc kỳ thì mới rõ được cơ. Ví dụ, Bắc thành từ năm nào đến năm nào, gồm những đâu. Hà ninh là gì, Hà nội là gì...

Trước khi va chạm với Pháp, địa bàn nội thành Hà nội bây giờ (không tính Hà đông) được quản lý trực tiếp bởi Phủ Hoài đức với quan Tuần phủ, Tri phủ đóng tận dưới Cầu giấy, ngoài thành. Còn những việc lớn của Hà nội đôi khi lại được quyết định bởi quan Kinh lược, dưới là Tổng đốc. Dinh Kinh lược và Dinh Tổng đốc đều ở trong thành.
Vâng ạ, bước đầu cháu xác định những khoảng không gian và thời gian lớn, sau đó cháu sẽ chia nhỏ dần ạ.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
1846 - 1847 Đặng Văn Hòa - Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Ninh Bình). Năm bắt đầu nhiệm kỳ: 1846. Năm kết thúc: 1847 (mãn nhiệm). Cảm ơn bác mitdac1819 đã góp ý.
1846 - 1848 Nguyễn Đăng Giai - Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Ninh Bình). Năm bắt đầu nhiệm kỳ: 1846. Năm kết thúc: 1848 (mãn nhiệm). Cảm ơn bác Su Đình đã góp ý. (Ghi chú: thông tin của Tổng đốc Hà Ninh những năm 1846 - 1848 đang bị trùng ?)
..........
..........
???? - ???? Phạm Chi Hương - Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Ninh Bình). Năm bắt đầu nhiệm kỳ: chưa rõ. Năm kết thúc: chưa rõ. Cảm ơn bác mitdac1819 đã góp ý.
???? - ???? Võ Trọng Bình - Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Ninh Bình). Năm bắt đầu nhiệm kỳ: chưa rõ. Năm kết thúc: chưa rõ.
..........
..........
1870 - 1873 Nguyễn Tri Phương - Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Ninh Bình). Năm bắt đầu nhiệm kỳ: chưa rõ. Năm kết thúc: 1873 (tuẫn tiết).
Cháu đang tập trung tìm kiếm thông tin giai đoạn 1847 - 1870.
Bối cảnh lịch sử lúc đó vua Thiệu Trị băng hà, vua Tự Đức lên ngôi, bắt đầu cai trị.
Tổng đốc Hà Ninh là một vị trí quan trọng, vậy mà không hiểu sao thông tin về hai ông Phạm Chi Hương và Võ Trọng Bình, ít ỏi quá.
 

Trung

Xe điện
Biển số
OF-8065
Ngày cấp bằng
15/8/07
Số km
2,494
Động cơ
563,508 Mã lực
Thế là xác minh thêm được cụ Nguyễn Hữu Độ cai quản đến lúc cụ mất vì bệnh (1888). Cháu hy vọng sẽ phủ được hết các khoảng thời gian thông tin bị trống. Cháu cảm ơn các bác ạ.
Năm 1882, có một cụ cũng họ Trần (Sonche-Traîn), đương nhiệm Tổng Đốc Hà Ninh được triều đình bổ nhiệm gấp làm Tổng Đốc Hà nội. Nội dung trong công văn ngoại giao phản đối yếu ớt của triều đình Huế gửi cho Thống đốc Nam kỳ gần một tháng sau khi cụ Hoàng Diệu vì Riviere mà mất (ngày 25 tháng 4 năm 1882)
Trong công văn ghi rõ:

" Vào ngày 26 (ngày 13 tháng 4), Chargé d'affaires đã gửi một bức thư gửi tới Hoàng thượng, cũng như những lần trước, tuyên bố theo cách chính thức nhất rằng sẽ không có xung đột nào xảy ra với chính phủ chúng tôi; rằng đối tượng duy nhất mà Pháp đề xuất là bảo vệ thương mại và tuyến đường thương mại.
Tin chắc vào tuyên bố này, Chính phủ của tôi đã ra lệnh cho Tỉnh trưởng tỉnh này không có gì thay đổi trong quan hệ và tiếp tục thân ái. Nhưng cần lưu ý rằng việc điều động binh lính và tàu chiến là không phù hợp với Hiệp ước, và biện pháp này có vẻ gây ngạc nhiên đến nỗi Thống đốc Hà Nội khi đang thi hành nhiệm vụ phải lo lắng cho trách nhiệm của mình, đã thực hiện các biện pháp phòng thủ.
Ngày 12 tháng 4 (29 tháng 4), Le Chargé d'affaires thông báo cho tôi biết về việc thành Hà Nội bị mất, về cái chết của Tống Đốc và về sự phân tán của các quan lại và binh lính ông ta xin tôi thông báo cho Hoàng thượng và yêu cầu Triều đình cử một Tống-Đốc mới có thể đi thay thế và ông ta sẽ ngay lập tức giao thành và quyền chỉ huy các tỉnh...."


Trong công văn này cũng ghi rõ bổ nhiệm cụ Nguyễn Hữu Độ (nguyên trước đã từng là Tuần phủ Hà nội) làm Tuần phủ tạm thời, nghĩa là dưới quyền cụ Sonche-Traîn

Tập công văn ngoại giao suốt giai đoạn này có thể đọc bằng tiếng Pháp ở đây: https://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k5613913c dưới đây là ảnh chụp trang 261, đoạn trích dẫn ở trên.

Tran dinh tuc 1.jpg
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Năm 1882, có một cụ cũng họ Trần (Sonche-Traîn), đương nhiệm Tổng Đốc Hà Ninh được triều đình bổ nhiệm gấp làm Tổng Đốc Hà nội. Nội dung trong công văn ngoại giao phản đối yếu ớt của triều đình Huế gửi cho Thống đốc Nam kỳ gần một tháng sau khi cụ Hoàng Diệu vì Riviere mà mất (ngày 25 tháng 4 năm 1882)
Trong công văn ghi rõ:

" Vào ngày 26 (ngày 13 tháng 4), Chargé d'affaires đã gửi một bức thư gửi tới Hoàng thượng, cũng như những lần trước, tuyên bố theo cách chính thức nhất rằng sẽ không có xung đột nào xảy ra với chính phủ chúng tôi; rằng đối tượng duy nhất mà Pháp đề xuất là bảo vệ thương mại và tuyến đường thương mại.
Tin chắc vào tuyên bố này, Chính phủ của tôi đã ra lệnh cho Tỉnh trưởng tỉnh này không có gì thay đổi trong quan hệ và tiếp tục thân ái. Nhưng cần lưu ý rằng việc điều động binh lính và tàu chiến là không phù hợp với Hiệp ước, và biện pháp này có vẻ gây ngạc nhiên đến nỗi Thống đốc Hà Nội khi đang thi hành nhiệm vụ phải lo lắng cho trách nhiệm của mình, đã thực hiện các biện pháp phòng thủ.
Ngày 12 tháng 4 (29 tháng 4), Le Chargé d'affaires thông báo cho tôi biết về việc thành Hà Nội bị mất, về cái chết của Tống Đốc và về sự phân tán của các quan lại và binh lính ông ta xin tôi thông báo cho Hoàng thượng và yêu cầu Triều đình cử một Tống-Đốc mới có thể đi thay thế và ông ta sẽ ngay lập tức giao thành và quyền chỉ huy các tỉnh...."


Trong công văn này cũng ghi rõ bổ nhiệm cụ Nguyễn Hữu Độ (nguyên trước đã từng là Tuần phủ Hà nội) làm Tuần phủ tạm thời, nghĩa là dưới quyền cụ Sonche-Traîn

Tập công văn ngoại giao suốt giai đoạn này có thể đọc bằng tiếng Pháp ở đây: https://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k5613913c dưới đây là ảnh chụp trang 261, đoạn trích dẫn ở trên.

Tran dinh tuc 1.jpg
Vâng ạ, như vậy khoảng thời gian sau khi Tổng đốc Hoàng Diệu tuẫn tiết (1882), đã có căn cứ xác minh nhờ vào tài liệu của bác ạ.
 

Atlas23

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-744733
Ngày cấp bằng
1/10/20
Số km
418
Động cơ
62,403 Mã lực
Tuổi
44
1888 thì Hà Nội được vua Đồng Khánh nhượng cho Pháp làm nhượng địa.
Nội thành Hà Nội thuộc Pháp và ngoại thành là Hà Đông là thuộc triều Nguyễn.
Đứng đầu Hà Nội là đốc lý người Pháp.
Đây là danh sách và thời gian trị nhậm của đốc lý người Pháp.
Các đốc lý Pháp của Hà Nội (1885 - 1945):
  1. Léandre Salle Xavier: ngày 6 tháng 10 năm 1885 đến ngày 5 tháng 9 năm 1886
  2. Charles Leproux: ngày 6 tháng 9 năm 1886 đến ngày 5 tháng 10 năm 1886
  3. Charles Halais: ngày 6 tháng 10 năm 1886 đến ngày 18 tháng 7 năm 1888
  4. Gilberts Tirant: ngày 19 tháng 7 năm 1888 đến ngày 7 tháng 6 năm 1889
  5. Charles Landes: ngày 8 tháng 6 năm 1889 đến ngày 15 tháng 1 năm 1890
  6. Paul Defrenel: ngày 16 tháng 1 năm 1890 đến ngày 23 tháng 4 năm 1890
  7. Gilberts Tirant: ngày 24 tháng 4 năm 1890 đến ngày 22 tháng 6 năm 1891
  8. Laurent Beauchamp: ngày 23 tháng 6 năm 1891 đến ngày 10 tháng 5 năm 1893
  9. Frédéric Baille: ngày 11 tháng 5 năm 1893 đến ngày 27 tháng 11 năm 1894
  10. Jules Morel: ngày 28 tháng 11 năm 1894 đến ngày 11 tháng 6 năm 1897
  11. Antoine Lacaze: ngày 12 tháng 6 năm 1897 đến ngày 1 tháng 9 năm 1898
  12. Jules Morel: ngày 2 tháng 9 năm 1898 đến ngày 1 tháng 3 năm 1899
  13. Antoine Lacaze: ngày 2 tháng 3 năm 1899 đến ngày 5 tháng 4 năm 1899
  14. Frédéric Baille: ngày 6 tháng 4 năm 1899 đến ngày 17 tháng 3 năm 1901
  15. Charles Pretre: ngày 18 tháng 3 năm 1901 đến ngày 1 tháng 6 năm 1901
  16. Frédéric Mettetal: ngày 1 tháng 6 năm 1901 đến ngày 31 tháng 7 năm 1901
  17. Charles Pretre: ngày 1 tháng 8 năm 1901 đến ngày 21 tháng 11 năm 1901
  18. Frédéric Baille: ngày 22 tháng 11 năm 1901 đến ngày 31 tháng 3 năm 1903
  19. Eugène Doumergue: ngày 1 tháng 4 năm 1903 đến ngày 6 tháng 10 năm 1904
  20. Frédéric Mettetal: ngày 7 tháng 10 năm 1904 đến ngày 24 tháng 11 năm 1904
  21. Gautret: ngày 25 tháng 11 năm 1904 đến 7-1905
  22. Hauser: 7-1905 đến 2-1906
  23. Logerot: 2-1906 đến 2-1907
  24. Hauser: 2-1907 đến ngày 23 tháng 4 năm 1908
  25. De Boisadam: ngày 24 tháng 4 năm 1908 đến ngày 4 tháng 8 năm 1908
  26. Logerot: ngày 5 tháng 8 năm 1908 đến ngày 28 tháng 1 năm 1911
  27. De Boisadam: ngày 28 tháng 1 năm 1911 đến ngày 9 tháng 1 năm 1912
  28. Logerot: ngày 9 tháng 1 năm 1912 đến ngày 24 tháng 2 năm 1915
  29. Pierre Pasquier: ngày 24 tháng 2 năm 1915 đến ngày 15 tháng 1 năm 1917
  30. Fruteau: ngày 15 tháng 1 năm 1917 đến ngày 7 tháng 2 năm 1917
  31. Edmond Jabouille: ngày 8 tháng 2 năm 1917 đến ngày 24 tháng 5 năm 1919
  32. Szimanski: ngày 26 tháng 5 năm 1919 đến ngày 18 tháng 7 năm 1921
  33. Louis Pech: ngày 18 tháng 7 năm 1921 đến ngày 26 tháng 10 năm 1921
  34. Maticu Joseph Mouroux: ngày 26 tháng 10 năm 1921 đến ngày 31 tháng 3 năm 1924
  35. Louis Frédéric Eckert: ngày 1 tháng 4 năm 1924 đến ngày 8 tháng 6 năm 1925
  36. Paul Dupuy: ngày 9 tháng 6 năm 1925 đến ngày 30 tháng 8 năm 1927
  37. Auguste Tholance: ngày 31 tháng 8 năm 1927 đến ngày 8 tháng 5 năm 1929
  38. Pierre Abel Delsalle: ngày 8 tháng 5 năm 1929 đến ngày 24 tháng 3 năm 1930
  39. Auguste Tholance: ngày 25 tháng 3 năm 1930 đến ngày 2 tháng 12 năm 1930
  40. Eugène Guillemain: ngày 3 tháng 12 năm 1930 đến ngày 28 tháng 3 năm 1933
  41. Louis Frédéric Eckert: ngày 29 tháng 3 năm 1933 đến ngày 1 tháng 1 năm 1934
  42. Henri Virgitti: ngày 1 tháng 1 năm 1934 đến ngày 10 tháng 11 năm 1938
  43. Houlie: ngày 11 tháng 11 năm 1938 đến ngày 20 tháng 11 năm 1938
  44. Gallois-Montbrun: ngày 21 tháng 11 năm 1938 đến ngày 21 tháng 7 năm 1939
  45. Edouard Delsalle: ngày 24 tháng 8 năm 1939 đến ngày 7 tháng 3 năm 1941
  46. Camille Chapoulart: ngày 8 tháng 3 năm 1941 đến ngày 29 tháng 9 năm 1942
  47. Guiriec Hyacinthe: ngày 30 tháng 9 năm 1942 đến ngày 30 tháng 9 năm 1943
  48. De Pereyra: ngày 1 tháng 10 năm 1943 đến ngày 9 tháng 3 năm 1945
  49. Maruyama: ngày 10 tháng 3 năm 1945 đến ngày 20 tháng 7 năm 1945
  50. Trần Văn Lai: ngày 21 tháng 7 năm 1945 đến ngày 19 tháng 8 năm 1945
 

Atlas23

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-744733
Ngày cấp bằng
1/10/20
Số km
418
Động cơ
62,403 Mã lực
Tuổi
44
Cháu thấy có nguồn tin nói ông Phạm Chi Hương là Tổng đốc Ninh Thái, sau đó là Tổng đốc Hà Ninh.
Nhưng cháu không biết Ninh Thái bây giờ là địa phương nào ở miền Bắc.
Thái Nguyên bắc ninh đấy
Tổng đốc Thái Nguyên - Bắc Ninh (Tổng đốc Ninh - Thái) đóng ở Bắc Ninh
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top