Tuy hơi ngoài lề tí do có cụ hỏi về đặc công BTT.
Ảnh mật đặc công Triều Tiên ám sát TT Hàn năm 1968
- Năm 1967, Park Chung-hee đắc cử Tổng thống Hàn Quốc với chiến thắng áp đảo
116 triệu phiếu bầu. Nhưng ông phải đối mặt với nhiệm vụ tìm đường giải quyết cuộc khủng hoảng an ninh quốc gia nghiêm trọng khi rộ lên tin đồn cho rằng Chủ tịch Triều Tiên lúc bấy giờ là Kim Il-sung định thống nhất bán Triều Tiên bằng vũ lực và phải vật lộn trong nỗ lực làm sống dậy nền kinh tế.
Đã có rất nhiều cuộc ám sát các nhà lãnh đạo của cả Triều Tiên và Hàn Quốc được tiết lộ khiến nhiều người bất ngờ. Nhưng có lẽ, vụ ám sát nổi tiếng nhất trong đó là vụ ám sát Tổng thống Hàn Quốc bất thành của 31 đặc công Triều Tiên tháng 1/1968.
Tối ngày 17/1/1968, 31 đặc công Triều Tiên được chia làm 6 nhóm và trang bị vũ trang bí mật vượt qua rừng núi biên giới sang Hàn Quốc. Họ là các nhân viên thuộc đội đặc biệt số 124 của Cục tình báo Trung ương Triều Tiên được giao nhiệm vụ hướng tới Nhà Xanh của Hàn Quốc để ám sát Tổng thống Park Chung-hee.
Đội đặc nhiệm 124 là đơn vị chịu trách nhiệm cho hầu hết các cuộc xâm nhập và các cuộc phát động chiến tranh du kích dọc biên giới. Các thành viên trong đội đã được tập hợp từ 1,5 năm trước và được đào tạo để chuẩn bị cho nhiệm vụ này.
Họ mất tất cả 2 ngày để vượt qua các trạm kiểm soát biên giới, qua dòng sông Imjim lạnh buốt, qua hàng rào thép gai biên giới, mà đoạn hàng rào biên giới được họ cắt để chui qua đến nay vẫn còn được lưu giữ.
Tới lãnh thổ Hàn Quốc, 6 nhóm đặc công tập hợp lại trong một khu rừng và chuẩn bị hướng về phía nam thành phố Seoul. Thậm chí họ còn thâm nhập vào được cả vùng rừng đồi phía sau Nhà Xanh của Tổng thống Park mà không bị phát hiện.
Tuy nhiên, sự may mắn của họ đã bị thay đổi và trở thành một sai lầm khủng khiếp do sự kiện diễn ra vào chiều tối ngày 19/11 trước thời điểm họ tiến về Seoul.
Các binh sĩ Triều Tiên được tuyên truyền quan điểm rằng, người dân Hàn Quốc từ lâu vốn sống trong cảnh áp bức và đang chờ được giải thoát khỏi chính phủ bù nhìn của họ. Vì vậy, thay vì tránh đụng độ với những người tiều phu họ tình cờ gặp ở khu rừng biên giới, họ lại ngồi thuyết giảng cho họ về cuộc sống ở Triều Tiên và hứa hẹn với họ về một tương lai Triều Tiên sẽ thống nhất bán đảo.
Nhưng điều đó không bao giờ xảy ra bởi người Hàn Quốc trong thực tế không bị áp bức và đặc biệt trung thành với chính phủ của họ và nhất là khi Tổng thống Park đang cho họ một hy vọng về tương lai tốt đẹp hơn với cuộc cải cách kinh tế đầy hứa hẹn.
Do đó, những người tiều phu không mấy ấn tượng với công tác tuyên truyền của những người đặc công nên đã nhanh chóng đi báo lại sự việc cho cảnh sát. Cảnh sát Hàn Quốc đã tiến hành một truy tìm lớn để bắt giữ những người lính đặc công Triều Tiên. Tuy nhiên, không có thông tin cụ thể nên họ không biết phương hướng mà nhóm người này di chuyển.
Các đặc công Triều Tiên chia thành các nhóm nhỏ 2-3 người tiến về thủ đô nên có thể dễ dàng vượt qua các trạm kiểm soát an ninh của Hàn Quốc và lại tập hợp một lần nữa ở Seoul.
10h30 sáng ngày 21/1, khi còn cách Nhà Xanh 800m, họ gặp phải một trạm kiểm soát của cảnh sát Hàn Quốc mới được dựng lên. Họ phải trả lời một số câu hỏi nghi vấn của chỉ huy trạm cảnh sát Chongno là Choe Kyu-sik.
Nhưng khi họ hoàn thành xong bài kiểm tra và chuẩn bị được qua trạm thì đột nhiên trạm trưởng Choi quát lên đòi kiểm tra bên trong áo khoác của họ và đồng thời rút súng đe dọa. Vừa lúc đó, hai chiếc xe bus chở khách từ trong thành phố cũng tới. Những người lính đặc nhiệm Triều Tiên tưởng lầm là xe chở cảnh sát hay quân tiếp viện nên đã bắn vào ngực Choi và ném lựu đạn về phía xe bus khiến một số phụ nữ, trẻ em và cảnh sát bị thiệt mạng và tùy nghi di tản.
Tình thế bắt đầu trở nên hỗn loạn giữa hai bên. Một trung đội bộ binh Hàn Quốc được điều tới hiện trường củng cố an ninh cho Nhà Xanh và tham gia vào cuộc truy quét những người đặc công Triều Tiên. Những người lính đặc công chỉ từ bỏ nhiệm vụ ám sát Tổng thống Park khi không có cách nào hiệu quả để chống lại xe tăng của Hàn Quốc và chỉ còn cách cố thoát khỏi cuộc truy kích, trở về Triều Tiên.
Các cuộc tuần tra biên giới cũng được tăng cường nhằm ngăn chặn khả năng có các cuộc xâm nhập khác qua biên giới. Cuộc truy lùng các đặc công Triều Tiên được quân đội Hàn Quốc tiến hành kéo dài 9 ngày sau đó. Kết quả, 29 người lính Triều Tiên thiệt mạng, 1 người mất tích và duy nhất một người bị bắt sống. Chính nhờ người này, quân đội Hàn Quốc mới biết mục đích của nhóm đặc công trên là ám sát Tổng thống Park.
Cuộc ám sát thất bại còn khiến 68 người Hàn Quốc khác thiệt mạng và 66 người khác bị thương. Hầu hết các nạn nhân thiệt mạng có liên quan tới hoạt động truy lùng nhóm biệt kích. Trong số thương vong đa số là quân đội và cảnh sát nhưng cũng có 20 người là dân thường.
Sau này, thông tin về người đặc công bị bắt sống mãi sau này mới được tiết lộ. Kim Shin-jo được Tổng thống Park ân xá vì đã tham gia cuộc ám sát do sau khi điều tra cho thấy ông đã không bắn một viên đạn nào từ khẩu súng mang theo. Ông đã ở lại Hàn Quốc và trở thành một tướng quân đội Hàn Quốc. Năm 1997, Kim trở thành mục sư Tin lành 1997.
Sự kiện ám sát Tổng thống Park năm 1968 được coi là một trong những hoạt động tình báo khó tin nhất giữa Triều Tiên và Hàn Quốc kể từ sau cuộc chiến tranh năm 1950-1953. Kế hoạch có thể nói là gần như hoàn hảo khi nhóm đặc công đã tiếp cận được gần Nhà Xanh, nơi ở của Tổng thống Hàn Quốc ở khoảng cách 800 m mới bị phát hiện.
Nhưng sự thất bại của 31 đặc công Triều Tiên đã cho quân đội Mỹ và Hàn Quốc một bài học sâu sắc nhằm củng cố hàng rào an ninh và đào tạo sĩ quan.
Kim Shin-jo bị bắt sống năm 1968
Thi thể những người lính đặc công Triều Tiên thiệt mạng sau cuộc ám sát bất thành.