[Funland] Xin các cụ ghé thớt-em thích nghe chuyện đặc công VN quá !!!!

tdhien

Xe buýt
Biển số
OF-14667
Ngày cấp bằng
10/4/08
Số km
609
Động cơ
519,093 Mã lực
Nơi ở
Dans une petite maison
E chỉ biết đặc công ra khỏi ngành thì ông nào cũng bị uống thuốc lú. Cậu e trc là sĩ quan đặc công, một thời gian huấn luyện lính ở Nha Trang. Sau ra khỏi ngành về làm chính quyền mà đi đêm sợ ma. Giờ bị lắm bệnh lắm ạ, toàn liên quan đến xương với khớp thôi
 

thinhduybao

Xe điện
Biển số
OF-80171
Ngày cấp bằng
14/12/10
Số km
2,775
Động cơ
439,467 Mã lực
Nơi ở
hoa thanh quế
[-(
bắt được 18 tù binh trong đó có thằng tiểu đoàn trưởng. Thằng này khoảng 40 tuổi, rất giỏi võ tàu, biết tiếng Việt, sau đó thách đặc công ta đánh nhau tay đôi. Nó giết được 3 đặc công Việt Nam trước khi bị người thứ 4 đâm trúng tim. Sau về tổng kết trận này, ngoài số bị thương vì mìn và phi pháo ngoài trận địa, số lọt vào trận địa chỉ bị chết có 4 người, thì có 3 người bị thằng TQ này giết.
Đoạn này có thật không ạ?Theo em có thể vì nổi máu thượng võ mà cho thi đấu tay bo,nó giết được một chiến sỹ đặc công của ta.Lúc ấy với 29 người còn lại liệu có ai cho thi đấu tiếp không ạ?Nếu em là người thứ hai,em sẽ gom hết số lượng TNT còn lại cho nó đi gặp Mao chủ xỉ nhà nó ngay lập tức chứ em chả thi đấu làm gì .
 

pajero79

Xe hơi
Biển số
OF-165072
Ngày cấp bằng
3/11/12
Số km
160
Động cơ
348,743 Mã lực
đây là bài viết về đoàn đặc công 198, đóng quân ở XXX của tác giả ĐỖ TIẾN THỤY .

Tôi đi với lính đặc công
____________________

Ngày còn là một cậu học sinh trung học, có hai nghề mà tôi mơ ước: Phi công và đặc công. Thế nên khi có đoàn tuyển sinh phi công về trường, tôi đã cố gồng mình ưỡn ngực mắt dõi hiên ngang ra cửa sổ trước những cán bộ tuyển sinh, tim đập tung hoành trong lồng ngực. Nhưng ước mơ đầu tiên của tôi đã tan theo ánh mắt nheo nheo của anh cán bộ tuyển sinh. Chỉ còn ước mơ thứ hai...Trường Trung học Chương Mỹ của tôi năm ấy kết nghĩa với Trường Sỹ quan đặc công. Mỗi dịp kỷ niệm nào đó là hai trường lại tổ chức giao hữu bóng đá. Hình ảnh những chàng học viên đặc công to cao đẹp trai chạy như lướt trên sân cỏ trước những ánh mắt mê say ngưỡng mộ của các nữ sinh khiến những thằng con trai chúng tôi vừa thèm thuồng, vừa ghen tỵ. Tôi đã âm thầm thực hiện ước mơ trở thành sỹ quan đặc công bằng một quyết tâm cháy bỏng. Tôi đã ngốn không biết bao nhiêu cuốn sách viết về bộ đội đặc công. Những chiến công của bộ đội đặc công Hải Vân, Cửa Việt, Rừng Sác...đánh chìm tàu chiến, phá huỷ kho đạn giặc nghe mà ngỡ như huyền thoại. Tôi đọc và luôn tưởng tượng mình là nhân vật chính trong những chiến công như thế. Tôi đã đem những điều học lỏm trong sách rủ lũ trẻ chăn trâu làng tôi thực hành. Chúng tôi đã “cắt rào” mây gai để đột kích vườn ổi của các cụ; đã ngậm ống đu đủ bơi ngầm dưới sông Bùi để tập kích bãi mía bên kia sông của hợp tác xã...Và hậu quả là thằng con trai mười sáu tuổi là tôi đã bị bố bắt nằm sấp quất cho một trận tơi bời...



Mê như thế nhưng số tôi không có duyên với bộ đội đặc công. Dẫu vậy tình yêu đối với lính đặc công trong tôi không hề thuyên giảm. Tôi vẫn hay kể những điều được biết về bộ đội đặc công cho cô bạn làm phóng viên văn nghệ của một tờ báo nghe. Đến nỗi cô bạn ấy cũng bị tôi làm cho “nghiện”. Khi tôi nhận nhiệm vụ về viết bài ở một đơn vị đặc công trên đất XXX, cô bạn ấy đã xuýt xoa thèm thuồng: “Làm báo như các anh sướng thật, được đi toàn chỗ đáng đi, chẳng như bọn em, suốt ngày quanh quẩn”. Tôi đùa, thế thì xin chuyển sang làm phóng viên chiến trường như anh đi. Cô bạn tưởng thật hỏi, tiêu chuẩn làm phóng viên chiến trường thế nào? Tôi quan trọng: Là phải biết bắn súng hai tay như một, biết lái ôtô, trực thăng và võ nghệ phải thật cao cường. Cô bạn nghe xong thì lắc đầu lè lưỡi, giọng nghe hùi hụi: “Tiếc nhỉ! Thế thì chả bao giờ em có cơ hội đi với bộ đội đặc công. Thôi, anh vào đấy có gì hay thì về kể cho em nghe nhé!”. Cứ tưởng cô bạn chỉ nói cho qua chuyện, ai dè vừa đặt chân tới doanh trại của Đoàn đặc công 198 máy điện thoại của tôi đã rung bần bật. Giọng cô phóng viên trẻ tò mò háo hức: “Thế nào rồi? Kể cho nhau nghe đi!”. Tôi không trả lời ngay, nhưng vẫn mở máy. Cô bạn hốt hoảng: “Cái gì mà hú ghê thế?”. Lúc đó tôi mới trả lời: “Gió đấy! XXX đang vào mùa khô, mùa của gió.”. Cô bạn phóng viên im bặt, dường như đang cố sức hình dung. Lúc ở Hà Nội tôi đã kể cho cô bạn nghe về mùa khô XXX, mùa của những trận gió thoả sức càn lướt trên thảo nguyên lồng lộng. Cỏ tranh xơ xác. Bụi đỏ mịt mù…Nhưng giờ đây chính tôi lại bất ngờ khi đứng giữa những thảm cỏ xanh mịn màng trải rộng khắp doanh trại của Đoàn đặc công 198. Tôi đã đi nhiều đơn vị nhưng chưa thấy nơi đâu bộ đội lại chơi nhiều cây cảnh như ở đây. Mà chơi một cách rất nghề. Đủ các loại cây sanh, si, sung, sộp, thưng mức, lộc vừng…; đủ các thế dáng “thất sơn”, “huyền nhai”, “phụ tử”….những thế bon sai tuyệt đẹp này do những chiến sỹ quê ở Nam Trực, Nam Định tạo dáng và chăm sóc. Ban đầu anh em chỉ ý định làm một vài cây tặng nhà văn hóa, không ngờ sau trở thành phong trào. Đơn vị nào cũng có bon sai và non bộ. Đang cuối giờ huấn luyện buổi chiều. Cây cỏ trong doang trại được bộ đội vận dụng làm bạn tập. Nhìn những bóng võ phục ẩn hiện thấp thoáng quanh những thế cây, trong tôi dào lên một cảm giác rất lạ. Một sự kết hợp hài hòa giữa cứng cáp và mềm mại, cái chân chất bên cạnh cái tài hoa, cái nghiêm trang xen cái trữ tình lãng mạn khiến bất cứ ai tới đây đều có cảm giác an bình. Những chiến sỹ đặc công luyện tập trong im lặng. Doanh trại tĩnh lặng. Chỉ có tiếng gió vẫn mặc sức hú dài. Phải đến 5 giờ chiều, doanh trại mới bừng lên những thanh âm vui nhộn. Giờ binh thao, những chiến sỹ đặc công cởi đồ huấn luyện mang trang phục thể thao nhộn nhịp trong từng môn thi đấu. Bóng đá, bóng chuyền, xà đơn xà kép, chạy nhảy cao xa...Lính đặc công lấy rèn luyện thể lực làm khâu quan trọng. Họ luyện tập tự giác đến nỗi tôi đã có cảm giác đang đứng giữa một trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia. Tôi đứng nhìn một chiến sỹ lên xà đơn ta mà có cảm giác đứt thở. Đếm 10, 20, 30...lần kéo mà chiến sỹ nọ chưa có dấu hiệu ngừng tay. Bất giác tôi nhớ tới cậu bạn sinh viên kính cận học cùng trước đây, trong giờ thể dục vừa chạm tay vào xà đã rơi như rụng thịt! Thượng tá Chủ nhiệm chính trị Nguyễn Văn Sơn thấy tôi trầm trồ khen chàng lính trẻ thì bảo, cậu đó là chiến sỹ năm thứ nhất, thành tích về thể lực mới ở mức trung bình. Khi nghe đến tiêu chuẩn rèn luyện thể lực của bộ đội đặc công, tôi đã lắc đầu lè lưỡi. Chỉ riêng về cái khoản bơi đã là một thử thách cam go. Trong điều kiện mang vũ trang, một chiến sỹ phải bơi được 18km trong đêm lạnh không ngưng nghỉ. Nghe thế tôi chợt bật cười. Anh Sơn hỏi, anh không tin phải không? Tôi bảo tin chứ. Cứ nhìn ông Chủ nhiệm chính trị nguyên là sỹ quan đặc công nước to cao vâm váp đang nói chuyện với tôi đây là đã đủ tin rồi. Tôi cười là bởi có một hình ảnh chợt ùa đến trong đầu: Cái bể bơi giữa lòng Hà Nội mà trường tôi thuê để dạy bơi cho sinh viên có dung tích 10m x 20m x 1,8m, ấy thế mà sinh viên nhà ta nhảy xuống cứ gọi là… chìm như cối đá! Vùng vẫy mấy tháng trời, cậu nào cố gắng thì cũng nổi phập phều cố gắng “trôi” qua hai vòng chiều ngang của bể. Có cậu trong bài bơi trượt sấp không ngẩng mặt lên được, mất phương hướng nên cứ quay tròn như một chú niềng niễng trên mặt bể bơi xanh lét.

Ngay vào đêm đầu tiên đến đơn vị, tôi đã được mời tham quan một buổi huấn luyện đêm. Cứ tưởng đây là buổi diễn tập Đoàn bố trí để cho tôi quan sát, sau mới biết đó là buổi tập thường xuyên mà sự có mặt của tôi không ảnh hưởng gì đến chương trình huấn luyện. Bộ đội đặc công huấn luyện quanh năm, không có thời gian nghỉ giai đoạn như những binh chủng khác.

Trợ lý tuyên huấn, Trung tá Bùi Đức Tán dẫn tôi lên một đỉnh núi có tên là Điểm cao 581. Đây là thao trường mô phỏng một cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc. Cứ điểm được bao bọc bằng nhiều hàng rào kẽm gai đủ kiểu bùng nhùng, mái ngói, carô, cũi lợn...có hầm chông, bãi mìn và hệ thống canh gác nghiêm ngặt. Đêm nay một tổ đặc công sẽ tiến hành mật tập cứ điểm. Thú thực, tôi không có hứng thú quan sát những bài tập theo kịch bản thế này. Đã thông báo trước là bộ đội đặc công sẽ tập kích, thế thì còn gì bất ngờ thú vị nữa? Hiểu tâm trạng tôi, Trung tá Nguyễn Sỹ Thuỷ, Liên đội trưởng Liên đội đặc công 35, người trực tiếp chỉ huy cuộc diễn tập này đã đề nghị:

“Nhà báo sẽ tham gia vào cuộc diễn tập với tư cách quân xanh nhé? Anh sẽ vào vai một tên lính gác, ôm tiểu liên và cầm đèn pha đứng gác trên nóc một lô cốt cao trong cứ điểm. Anh được toàn quyền rọi đèn và bắn súng về bất cứ phía nào nghi ngờ. Nếu phát hiện ra bộ đội thì tôi xin thua và rút quân về học lại những bài mật tập”.

Lời đề nghị cự kỳ hấp dẫn, tôi thấy mình phấn khích lên ngay. Buổi chiều tôi đã quan sát một lượt thao trường. Tôi đã nhớ rõ những vị trí mà bộ đội có thể đột nhập. Phen này tôi sẽ cho các bố đặc công thua một keo trắng phớ. Thấy tôi tự tin thái quá, anh Tán bảo chớ coi thường. Bộ đội đặc công nguỵ trang giỏi lắm đấy. Tôi cười thầm. Các bố cứ tự thần thánh hoá lên thôi, chứ làm sao qua mắt tôi được. Hồi chiều trung uý Lê Thanh Phương cũng đã kể cho tôi nghe một câu chuyện thế này: Trong một cuộc diễn tập đêm, Phương đảm nhận vai trò mũi trưởng dẫn bộ đội cắt rào, gỡ mìn ém sát đồn giặc. Đúng vào vị trí nguy hiểm nhất thì bỗng Phương nghe một tiếng “xoẹt” chao ngay trước mặt. Lộ rồi! Phương thầm kêu lên như thế và trong đầu vút nhanh một phương án đối phó. Nhưng Phương đã lầm. Tiếng động kia không phải là do địch phát hiện ra mũi đột nhập, mà là do một con...cú mèo. Loài cú ăn đêm có đôi mắt nhìn xuyên bóng tối, vậy mà không hiểu sao lại chao ngay đến đậu thành một khồi lù lù trước mặt Lê Thanh Phương. Tình huống mang màu sắc lãng mạn thao trường khiến Phương nằm im ngắm con cú đang nghiêng ngó. Nhưng bỗng... “hấp!”, tiếng táp mồi mạnh đến nỗi Phương sững sờ. Trong đêm sao sáng mờ mờ, Phương chỉ kịp nhận ra một vệt tối loằng ngoằng của một con rắn to cỡ bắp tay tha con cú lôi vào bụi rậm để lại một quầng hôi nồng nặc. Kể xong câu chuyện, Phương chỉ cười hiền lành không bình luận gì. Nhưng tôi hiểu, chàng sỹ quan trẻ này đang ngầm khoe bộ đội đặc công nguỵ trang tài tình đến nỗi những con mắt tinh tường nhất trong đêm cũng không tài nào phát hiện đấy thôi...
 
Chỉnh sửa cuối:

haidt13

Xe điện
Biển số
OF-147479
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
2,309
Động cơ
383,297 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.otofun.net
Quá khứ: tìm đọc thì biết
Hiện tại: huấn luyện => kg ai biết
Tương lai: bao giờ đánh thì biết.

Túm lại: cứ comment kiểu này thì kg cần vào box TLKQ để câu bài làm giề.
Hiện tại vẫn huấn luyện khá gian khổ ( nhưng ko phô diễn kiểu sinh tồn kiểu của Mẽo Biệt đội Seal hay kiểu Thail

Đặc công vn hiện huấn luyện 2 nhánh chính. Đặc công nước và đặc công bộ, trong đó huấn luyện thường xuyên cơ bản, vf một số đơn vị có thêm huấn luyện đội đặc nhiệm đặc công, đội này tinh nhuệ, thiện chiến và thực hiện nhiều nhiệm vụ khó, phức tạp

E vẫn mê mẩn sau khi đọc hết tập Chân trần trí thép...

Mấy ảnh trên chụp ở tiểu đoàn đặc công 2012 cần thơ.
 
Biển số
OF-167541
Ngày cấp bằng
20/11/12
Số km
103
Động cơ
346,400 Mã lực
Đoàn K3 là trinh sát đặc nhiệm trực thuộc tổng cục 2 chứ có phải đặc công đâu :D
 

Superred

Xe hơi
Biển số
OF-120688
Ngày cấp bằng
15/11/11
Số km
102
Động cơ
383,447 Mã lực
Em sưu tầm thêm được 1 bài bên VMH mời các cụ
"Chiến sĩ đặc công người nhái khổ luyện
Doanh trại đội đặc công người nhái, một trong hai đơn vị tinh nhuệ nhất của Đoàn đặc công hải quân 126 Quân chủng Hải quân Việt Nam.
Doanh trại tọa lạc ở vị trí “sơn thủy hữu tình”: một bên đồi cao, một bên dòng sông xanh trong uốn lượn. Dòng sông này cũng chính là một trong những “trường huấn luyện” của đội đặc công người nhái. “Ngay cả vào những ngày mùa đông, nhiệt độ xuống 8-10 độ C, anh em chúng tôi vẫn phải bơi rèn luyện. Lần nào bơi xong người cũng tím hết lại. Miệng muốn há to cũng không được, muốn ngậm lại cũng không xong," Đại úy Nguyễn Hải Triều, người đã 18 năm gắn bó với đội đặc công người nhái, kể.

Khổ luyện

Để đào tạo một người bình thường trở thành chiến sĩ đặc công người nhái thực thụ sẽ mất khoảng 2 năm. Khi đó mỗi người nhái sẽ đạt được những kỹ năng điêu luyện như: bơi không tiếng động liên tục tối thiểu 10km, lặn xa tối đa 1.000m, chịu sóng cực tốt để có thể lặn sâu và đi máy bay hay tàu ngầm đều được, biết sử dụng thuần thục những vũ khí hạng nặng để tấn công khi nước ngoài xâm phạm lãnh hải, trong tình huống khó khăn nhất có thể ngụy trang chỉ trong 1-2 phút.

Nhưng để huấn luyện một tân binh có thể bơi giỏi, bơi lâu dài trong điều kiện sóng to gió lớn phải mất ít nhất một năm. Còn với kỹ thuật bơi không tiếng động trong cự ly xa phải mất gần hai năm. Phó chủ nhiệm chính trị Đoàn đặc công hải quân 126 Đỗ Quang Khải cho biết: “Người nhái là lực lượng đặc biệt trong quân đội, tác chiến bằng kỹ thuật lặn xa và lặn sâu, được trang bị các loại máy móc đặc chủng hiện đại”. Đây được xem là lực lượng tinh nhuệ nhất của Đoàn đặc công hải quân 126 nên tiêu chí tuyển chọn rất khắt khe. Mỗi chiến sĩ đặc công người nhái có thể làm tất cả kỹ thuật của đặc công nước, biệt động... nhưng khả năng tác chiến cao hơn vì tính bí mật tối cao.

“Cho nên sức khỏe phải thật vượt trội - anh Khải nói - Trong những người đạt sức khỏe loại 1, chúng tôi chọn những người sức khỏe tương đương phi công - tức là tiền đình cực tốt để chịu được sức quay, thể lực tốt để chịu được sức ép của nước từ 1-5 atmosphere”.

Anh Khải giải thích thêm: “Từ mặt nước xuống cứ 10m là 1 atmosphere, 5 atmosphere tương đương 50m nước. Thí sinh được yêu cầu phải xuống sâu được 10-20m để kiểm tra khả năng chịu đựng áp lực khi lặn sâu. Mỗi năm chúng tôi chỉ tuyển được 20-30 người. Có năm trong hàng ngàn người mới chọn được 10 người”.
Và sau đợt tuyển chọn gắt gao đó, những tân binh của đội đặc công người nhái bắt đầu một hành trình huấn luyện với những bài khổ luyện. “Lặn xa để bắt mục tiêu là bài tập khắc nghiệt nhất, vất vả nhất. Mỗi người phải mang theo một vật nặng 200-500kg, chỉ có thiết bị dẫn đường rồi đi ngầm dưới nước sâu 20-50m. Ở dưới nước, tốc độ đi chậm hơn do sức cản của dòng nước nên rất dễ thấm mệt," Đại úy Nguyễn Hải Triều cho biết.

Trong quá trình huấn luyện dưới lòng biển đen thẳm ấy, sứa và nhím biển là những loài gây ám ảnh với người nhái. “Chạm phải hai loài này rất ngứa. Nhất là sứa lửa, chỗ nào chạm vào nó là bị ngứa rát, bị bỏng lột cả da, thậm chí bị thối thịt. Đạp trúng nhím biển thì có khi bị hàng chục gai đâm vào lòng bàn chân. Những cái gai bị gãy găm vào thịt đau buốt mấy ngày và chân sưng phù. Về nhà anh em phải tiêm thuốc để tránh sốt," anh Triều kể.

Khi tiếp cận được mục tiêu, ai cũng bị san hô cứa chân. Rồi bài huấn luyện trụ giấu dưới nước từ mấy giờ đồng hồ nâng dần lên mức cao hơn. Thời gian kỷ lục đến thời điểm này là trên 24 giờ liên tục trụ giấu dưới nước. Họ phải huấn luyện trong thời tiết khắc nghiệt, thường là mùa đông, để rèn luyện ý chí, bản lĩnh. Mùa hè thì huấn luyện trụ giấu trên bờ (ngụy trang) ở những vùng cát. Lực lượng đội đặc công người nhái phải vùi mình trong cát ẩn giấu. Thời gian huấn luyện từ 4-6 giờ nhưng khi diễn tập, thời gian tác chiến phụ thuộc vào các tình huống giả định.

Chẳng hạn trong tình huống khi đánh vào thành phố, công sự vững chắc, do tác chiến hợp đồng chưa đến giờ hoặc chệch giờ phải thực hiện phương án trụ giấu trên bờ, mỗi chiến sĩ đặc công người nhái phải tự đào hố và tự chôn. Khi đủ điều kiện, đủ bí mật mới ngoi lên. Có khi anh em phải ngụy trang từ 6h sáng hôm nay đến 12h đêm hôm sau.

“Nếu trời nóng 35 độ C, độ ủ trong cát lên đến 37-45 độ C. Nóng rát thật đấy nhưng chúng tôi phải rèn luyện ý chí và bản lĩnh giữa lựa chọn sống và chết, hoàn thành nhiệm vụ hay thất bại, giữ được bí mật hay bị lộ... Mỗi lần chui ra khỏi cát là người cứ đỏ rực lên. Da rát, cháy, lột nhiều lần thành ra dày như mo cau, bị bóc vẩy như cá sấu. Mặt ai cũng nám đen” - chính trị viên Trịnh Duy Hiếu cho hay. Anh kể thêm: “Chúng tôi từng vào trường tiểu học vùi mình trong khoảng sân trước trường suốt từ đêm đến 5g30 sáng. Giáo viên giẫm lên người chúng tôi nhưng không biết!”.

Tác chiến trong lòng biển

Một năm ba lần, đội người nhái lại được đưa ra huấn luyện dưới nước ở Trường Sa 30-50 ngày. Thời gian bơi huấn luyện dài kỷ lục vừa mới được lập là 48 giờ trong hai ngày đêm liên tục ở Trường Sa. Thử thách lớn nhất nơi thao trường đại dương là khả năng bị những loài cá dữ tấn công và dòng chảy rất xoáy, rất mạnh ngoài biển.

“Chúng tôi thường gặp tình trạng bị cuốn người khỏi vị trí cần định vị nên rất khó khăn khi lặn và tìm mục tiêu. Khi lặn ở độ sâu 40-50m, nếu không biết cách giảm áp, chuyển đổi khí cho phù hợp với từng độ sâu thì rất dễ bị ngộ độc khí oxy, nitơ," Đại úy Nguyễn Hải Triều nói.

Hơn nữa trong lòng biển tối đen như thế, nếu không làm chủ được tâm lý và khí tài thì sẽ thất bại. Một số máy nếu sơ suất, nước vô sẽ cháy phổi! Bản lĩnh và sự bình tĩnh khi xử lý các tình huống ở dưới nước (hết khí, nước vào máy...) cũng như việc sử dụng thuần thục các loại khí tài, trang thiết bị là tối quan trọng với một chiến sĩ đặc công người nhái," anh Triều cho biết.

Có nhiều tình huống giả định đặt ra như gặp vật cản là loài cá heo dữ và cá mập trắng ăn thịt người mà tàu chiến đối phương nuôi để xua đuổi các sinh vật lại gần hay gặp các thiết bị phát hiện người nhái dưới nước.
Tàu chiến của nước ngoài vỏ thép dày 1-2cm, phải bơi ở cự ly cách tàu 3-4m để thực hiện nhiệm vụ ném lựu đạn, mìn, bom. Do đó khi nhận nhiệm vụ chắc chắn là hi sinh. Mỗi chiến sĩ lại độc lập thực hiện nhiệm vụ trong lòng nước tối đen để tìm kiếm mục tiêu. “Khi đi vào bóng tối đen hun hút ai mà không thấy sợ, huống chi đi vào lòng biển. Những lần đầu tiên mới huấn luyện, đứng trong màn nước tối đen và lạnh tôi sợ quá thở rất mạnh, tai ù đi. Có thể bên cạnh có đồng đội nhưng không nhìn thấy ai," anh Triều nói. Và anh phải dừng lại một lúc, hít sâu thở dài cho nhịp tim bình thường lại. Nhìn kim chỉ hướng cứ thấy quay tít mù dù anh không di chuyển! “Thật sự rất nhiều lần tôi nghĩ mình không thể vượt qua những khắc nghiệt trong công việc nhưng vì tình yêu với đơn vị, nghe các anh chỉ huy nói nhiều về truyền thống cha ông mình, tôi tự thách thức mình: tại sao họ làm được mình không làm được? Mỗi người có một lựa chọn để cống hiến cho đất nước. Khi đã quyết định rồi thì chẳng đắn đo thiệt hơn gì nữa. Chúng tôi chỉ mong làm thật tốt nhiệm vụ của mình," anh Triều chia sẻ.
Huấn luyện bơi Trường Sa

18 năm gắn bó với đội, đã không biết bao tình huống không có trong giáo trình huấn luyện bất ngờ nảy sinh mà đại úy Nguyễn Hải Triều và đồng đội đã đối mặt, vượt qua. Như chuyến huấn luyện ở Trường Sa năm 2011, buổi diễn tập thật diễn ra từ lúc gần... 2h30 sáng! Một đội hình toàn chiến sĩ đặc công người nhái bơi từ xa vào đảo. Mỗi người phải đeo theo súng do diễn tập thật nhưng không được mang phao.

Khi đội hình cách thềm san hô chỉ còn 10m thì bất ngờ gặp dòng nước chảy xiết, cuốn phăng người ra ngoài khơi. “Lúc đó tôi cảm giác như bơi ngược dòng," anh Hải Triều nói. Độ nặng của súng ghì người xuống biển. Anh em lúc này gần kiệt sức vì đã bơi qua một chặng đường rất xa. Chỉ cần một người bị chìm xuống là không có cơ hội ngoi lên. Đại úy Nguyễn Hải Triều là người bơi cuối cùng. Thấy một chiến sĩ trẻ đuối sức, bị uống nước liên tục đang vùng vẫy, anh bơi lại gần động viên: “Cố lên! Anh còn đằng sau chú đây này. Chỉ còn mấy mét nữa là vào đảo rồi”. “Lúc đó lời động viên của một người có kinh nghiệm sẽ quyết định sự sống còn của cả tập thể vì chìm một người là chìm luôn những người còn lại do dây buộc nối tất cả anh em với nhau," anh Triều cho biết. Trong khoảnh khắc anh định thả vũ khí, trang thiết bị để cứu đồng đội thì nghe tiếng hét to: “Đứng được vào bờ rồi”.

Hỏi người đại úy tại sao quyết định thả vũ khí, trang thiết bị xuống biển mà không sợ bị kỷ luật vì vũ khí là vật bất ly thân với người lính, anh giải thích: “Tôi ước lượng thềm san hô ở đó chỉ sâu không quá 20m, có thể lặn lấy lại sau nhưng người mất thì vĩnh viễn không thể lấy lại được nên phải hành động kịp thời”.
Nguồn http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Chien-si-dac-cong-nguoi-nhai-kho-luyen/20125/208692.datviet
 

ớt đỏ

Xe tăng
Biển số
OF-113709
Ngày cấp bằng
21/9/11
Số km
1,067
Động cơ
398,380 Mã lực
Tung của nó ru ngủ ta thôi
 

xegiacmo

Xe container
Biển số
OF-124420
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
9,010
Động cơ
414,269 Mã lực
Em có ông bác hồi chiến tranh chống Mỹ đột nhập cảng Sài Gòn , nằm trên xà ngang 3 ngày đến , sau đó đốt cháy 4000 xe 67 . Sau giải phóng lại làm sếp ngân hàng .
 

tranhoangminh

Xe container
Biển số
OF-121208
Ngày cấp bằng
19/11/11
Số km
5,883
Động cơ
446,106 Mã lực
Em có ông bác hồi chiến tranh chống Mỹ đột nhập cảng Sài Gòn , nằm trên xà ngang 3 ngày đến , sau đó đốt cháy 4000 xe 67 . Sau giải phóng lại làm sếp ngân hàng .
Xe 67 ở đâu mà nhiều thế cụ
 

tranhoangminh

Xe container
Biển số
OF-121208
Ngày cấp bằng
19/11/11
Số km
5,883
Động cơ
446,106 Mã lực
Em có ông bác hồi chiến tranh chống Mỹ đột nhập cảng Sài Gòn , nằm trên xà ngang 3 ngày đến , sau đó đốt cháy 4000 xe 67 . Sau giải phóng lại làm sếp ngân hàng .
Xe 67 ở đâu mà nhiều thế cụ
 

bayer

Xe máy
Biển số
OF-129345
Ngày cấp bằng
3/2/12
Số km
73
Động cơ
375,080 Mã lực
Thằng Khựa nó đang ru ngủ mình đó thôi, bọn này có biết tôn trọng ai bao giờ đâu...
Cụ quả là nhìn xa trông rộng, Ngoài Mĩ và Nga ra nó còn ngại chứ VN mình thì.... em xin lỗi chứ "tuổi giề". Nó đánh cho 2 ngày thì vào đến Hà Nội. Tốt nhất là ta ko nên chủ quan, "biết mình biết ta" tránh nhiều tổn thất.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Học thuyết bây giờ toàn không quân và hải quân làm nòng cốt , có khi nó mà tuyên chiến nó phóng tên lửa hành trình với máy bay tác chiến điện từ bay sang
thì vài giờ nó có thể bay vào bầu trời HN , mình đủ tên lửa để thịt hết nổi đám đó không nữa :(
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
phóng cho chán rồi thì vẫn phải xua bộ binh vào :)
không xua bộ binh vào thfi phóng cũng như không
 

trungnn

Xe tăng
Biển số
OF-17015
Ngày cấp bằng
4/6/08
Số km
1,215
Động cơ
519,922 Mã lực
Mình đang tập trung hiện đại 4 đơn vị là không quân, hải quân, thông tin và tác chiến điện tử đi thẳng lên mức ngang bằng thế giới vào năm 2020. Nên 4 ngành này đang được tập trung nguồn vốn cực lớn với yêu cầu cao.

Sent from my iPhone using Forum Runner
 

pajero79

Xe hơi
Biển số
OF-165072
Ngày cấp bằng
3/11/12
Số km
160
Động cơ
348,743 Mã lực
Tình cờ ngang qua Xuân Mai chộp được







 
Chỉnh sửa cuối:

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Đi thêm 1 đoạn là vào nhà cháu
 

phongquang

Xe tải
Biển số
OF-135420
Ngày cấp bằng
21/3/12
Số km
368
Động cơ
369,377 Mã lực
Nơi ở
Quê
Rõ ràng ghi là cấm quay phim chụp ảnh, vậy mà cụ còn cố tình tiết lộ bí mật quân sự
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top