[TT Hữu ích] Xin các bác góp ý về du học Đức.

td lines

Xe điện
Biển số
OF-127062
Ngày cấp bằng
9/1/12
Số km
4,530
Động cơ
433,586 Mã lực
Con bé nhà em học xong dự bị, nghỉ hè rảnh rỗi đăng ký làm 2 jobs (chạy bàn 2 ca) 8 EURO / giờ + tips
Can nó ko nghe, cứ thích đi làm thêm vì ko muốn xin tiền gia đình nhiều. Hôm nó thông báo đi làm thêm, em thương con mất ngủ cả đêm. Chúng nó cũng đua nhau đi làm chứ ko muốn phụ thuộc đâu. Ít ra môi trường du học nó cũng rèn luyện cho dhs tính tự lập và chăm lao động, biết quý trọng đồng tiền.
Vâng cụ , em thấy rất nhiều cụ phản bác chuyện sinh viên làm thêm , sinh viên cả thế giới làm thêm chứ có mỗi con mình đâu . Biết kiếm tiền là chứng minh mình đã tự lập ngoài ra còn là học hỏi ở một môi trường khác , quan trọng là bố trí thời gian cùng việc học và môi trường mình tiếp xúc như thế nào . Em ví dụ : Một SV đi làm ngày 2 tiếng được 20 euro vậy một tháng 20 ngày lv nó đã được 350-400 euro vậy coi như tiền nhà đã tự trang trải . Một ngày 2 tiếng em nghĩ không ảnh hưởng đến chất lượng học , thời gian có thể thỏa thuận với người chủ giao việc . Ngoài ra ngày nghỉ hè và những ngày lễ dài nó có thể làm dài thời gian , số tiền nhận được nó có thể dùng vào du lịch khám phá cũng là học hỏi mở mang hay chi cho cái gì đó tự thỏa mãn mình...vv chẳng lẽ nó lại xin bố mẹ tiền vé máy bay mà các cụ cho là đi chơi vô bổ hay một cái áo hiệu nó thích.
Cái quan trọng là nó tự phải kiên quyết một ngày làm thêm thời gian max bao nhiêu là vừa thì phải giữ vững , có những đứa thấy kiếm tiền thành ra ham mà mai một đi dự tính ban đầu hoặc bị chủ gạ gẫm làm nhiều rồi mệt mỏi không còn tinh thần học .
Môi trường cũng quan trọng , giả dụ nó làm ở chỗ tiệm ăn của người Việt . Tại sao chúng hay xin vào đây , bởi dễ xin vì lúc nào cũng cần người không cần phải biết nghề và nó cảm thấy vui dễ làm quen , chỗ người đồng hương vừa vui lại vừa có tiền thì còn gì bằng . Mặt khác thì hay bị chủ gạ gẫm thêm giờ , môi trường làm việc với người Việt không mở mang thêm ngoại ngữ ,bồi bàn không phải cần tiếng Đức tốt với lại không có cơ hội quen biết tìm hiểu cảm nhận văn hóa người bản xứ . Những người làm ở đó họ có mục đich cuộc sống khác nên không thêm động lực gì cho việc học , có khi còn chán nản . SV xin làm thêm chỗ tây không khó , rao vặt đầy ra. Em nghĩ xin vào làm cùng tây chỗ mà có nhiều sinh viên quốc tế cùng hoàn cảnh , ở môi trường này sẽ tốt cho chúng nhiều thứ hơn từ tu bổ thêm ngoại ngữ , kinh nghiệm kỹ năng giao tiếp , tìm hiểu văn hóa cho đến động lực để mình không bị giao động bởi những điều phồn thực
 

Kurumasuki

Xe lăn
Biển số
OF-392965
Ngày cấp bằng
19/11/15
Số km
10,038
Động cơ
323,349 Mã lực
Học Đức khó thế mà đi làm thêm được thì đúng là siêu nhân.
 

DE-VN

Xe tăng
Biển số
OF-304634
Ngày cấp bằng
11/1/14
Số km
1,490
Động cơ
314,365 Mã lực
Nơi ở
Nơi đất trời giao hoan
Vâng cụ , em thấy rất nhiều cụ phản bác chuyện sinh viên làm thêm , sinh viên cả thế giới làm thêm chứ có mỗi con mình đâu . Biết kiếm tiền là chứng minh mình đã tự lập ngoài ra còn là học hỏi ở một môi trường khác , quan trọng là bố trí thời gian cùng việc học và môi trường mình tiếp xúc như thế nào . Em ví dụ : Một SV đi làm ngày 2 tiếng được 20 euro vậy một tháng 20 ngày lv nó đã được 350-400 euro vậy coi như tiền nhà đã tự trang trải . Một ngày 2 tiếng em nghĩ không ảnh hưởng đến chất lượng học , thời gian có thể thỏa thuận với người chủ giao việc . Ngoài ra ngày nghỉ hè và những ngày lễ dài nó có thể làm dài thời gian , số tiền nhận được nó có thể dùng vào du lịch khám phá cũng là học hỏi mở mang hay chi cho cái gì đó tự thỏa mãn mình...vv chẳng lẽ nó lại xin bố mẹ tiền vé máy bay mà các cụ cho là đi chơi vô bổ hay một cái áo hiệu nó thích.
Cái quan trọng là nó tự phải kiên quyết một ngày làm thêm thời gian max bao nhiêu là vừa thì phải giữ vững , có những đứa thấy kiếm tiền thành ra ham mà mai một đi dự tính ban đầu hoặc bị chủ gạ gẫm làm nhiều rồi mệt mỏi không còn tinh thần học .
Môi trường cũng quan trọng , giả dụ nó làm ở chỗ tiệm ăn của người Việt . Tại sao chúng hay xin vào đây , bởi dễ xin vì lúc nào cũng cần người không cần phải biết nghề và nó cảm thấy vui dễ làm quen , chỗ người đồng hương vừa vui lại vừa có tiền thì còn gì bằng . Mặt khác thì hay bị chủ gạ gẫm thêm giờ , môi trường làm việc với người Việt không mở mang thêm ngoại ngữ ,bồi bàn không phải cần tiếng Đức tốt với lại không có cơ hội quen biết tìm hiểu cảm nhận văn hóa người bản xứ . Những người làm ở đó họ có mục đich cuộc sống khác nên không thêm động lực gì cho việc học , có khi còn chán nản . SV xin làm thêm chỗ tây không khó , rao vặt đầy ra. Em nghĩ xin vào làm cùng tây chỗ mà có nhiều sinh viên quốc tế cùng hoàn cảnh , ở môi trường này sẽ tốt cho chúng nhiều thứ hơn từ tu bổ thêm ngoại ngữ , kinh nghiệm kỹ năng giao tiếp , tìm hiểu văn hóa cho đến động lực để mình không bị giao động bởi những điều phồn thực
Cụ chuẩn . Em thêm nữa là . Một năm tụi nó có chừng 3 tới 4 kỳ nghỉ . Mỗi kỳ kéo dài cả tháng , có khi tháng rưỡi , như tầm này tụi cao đẳng (hochshule ) đang nghỉ , nên chúng nó đi làm nhiều hơn . Tụi đại học thì đang thi nốt một vài môn . Sở ngoại kiều cũng cho phép sinh viên quốc tế được phép đi làm tầm vài trăm tiếng một năm cơ mà . Tức là nó tính với số giờ làm đó , thì sinh viên vẫn có đủ thời gian để học mà không bị ảnh hưởng .
Những đứa đi làm đi là những đứa rất năng động , còn những đứa ù lì trước khi đi làm thì sau khi đi làm vài tháng cũng trở lên hoạt bát . Thêm bạn bè và trao đổi kinh nghiệm sống và học hành .
Chủ Việt hầu hết là tham lam và bắt được vị sinh viên , nên chỉ trả lương giờ ( khoảng 5-6 € ) bằng nửa lương tối thieu , đồng thời cả chủ và sinh viên đều không phải khai báo hoặc khai báo rất ít . Chủ thì né được thuế , sinh viên thì thích làm thêm bao nhiêu giờ cũng được . Chủ Việt còn tệ ở chỗ nữa là không cho sinh vien được giữ tiền bao . Nếu khách boa ( hầu hết là khách boa , vì đó là văn hoá ) , nhưng cuối ngày phải nộp hết cả tiền boa cho chủ .
Còn chủ Tây thì nó không đến nỗi tệ như thế , nên tiền boa hoặc nó cho sinh viên cả , hoặc nó giữ lại % để chia cho người trong bếp . Thường làm cho Tây thì nó sẽ khai , đồng nghĩa với việc số giờ làm bị quản lý , nhưng tiền công/giờ là luôn từ lương tối thiểu (9,19€/giờ) trở lên .
Em tuy già , nhưng thường chơi với tụi sinh viên , nên gặp cả tụi sinh viên kiến trúc , vật lý , hoá học , toán học , IT , chế tạo máy và các ngành xã hội học.....đứa nào cũng kể chuyện đi làm thêm và đứa nào cũng thấy nhanh nhẹn , hoạt bát , vui vẻ . Ngoại trừ vào thời điểm chúng nó thi , thì sắc mặt có mệt mỏi tí chút . Còn không là cũng trâu bò , chứ không yếu ớt , thanh mảnh như các cụ hay nghĩ về sinh viên . Nhiều đứa ngoài đi học , đi làm thêm thì chúng nó còn chơi cả thể thao hay tập Gym nữa , nên chúng nó cũng dai sức lắm .
 

embesatthu

Xe đạp
Biển số
OF-613471
Ngày cấp bằng
2/2/19
Số km
20
Động cơ
119,010 Mã lực
Tuổi
40
Theo em rất nên đến Đức bởi vì ngôn ngữ nó là ngôn ngữ phổ biến châu Âu, nếu cụ đến 1 nước là được đi tự do trong cả một EU luôn
 

td lines

Xe điện
Biển số
OF-127062
Ngày cấp bằng
9/1/12
Số km
4,530
Động cơ
433,586 Mã lực
Cụ chuẩn . Em thêm nữa là . Một năm tụi nó có chừng 3 tới 4 kỳ nghỉ . Mỗi kỳ kéo dài cả tháng , có khi tháng rưỡi , như tầm này tụi cao đẳng (hochshule ) đang nghỉ , nên chúng nó đi làm nhiều hơn . Tụi đại học thì đang thi nốt một vài môn . Sở ngoại kiều cũng cho phép sinh viên quốc tế được phép đi làm tầm vài trăm tiếng một năm cơ mà . Tức là nó tính với số giờ làm đó , thì sinh viên vẫn có đủ thời gian để học mà không bị ảnh hưởng .
Những đứa đi làm đi là những đứa rất năng động , còn những đứa ù lì trước khi đi làm thì sau khi đi làm vài tháng cũng trở lên hoạt bát . Thêm bạn bè và trao đổi kinh nghiệm sống và học hành .
Chủ Việt hầu hết là tham lam và bắt được vị sinh viên , nên chỉ trả lương giờ ( khoảng 5-6 € ) bằng nửa lương tối thieu , đồng thời cả chủ và sinh viên đều không phải khai báo hoặc khai báo rất ít . Chủ thì né được thuế , sinh viên thì thích làm thêm bao nhiêu giờ cũng được . Chủ Việt còn tệ ở chỗ nữa là không cho sinh vien được giữ tiền bao . Nếu khách boa ( hầu hết là khách boa , vì đó là văn hoá ) , nhưng cuối ngày phải nộp hết cả tiền boa cho chủ .
Còn chủ Tây thì nó không đến nỗi tệ như thế , nên tiền boa hoặc nó cho sinh viên cả , hoặc nó giữ lại % để chia cho người trong bếp . Thường làm cho Tây thì nó sẽ khai , đồng nghĩa với việc số giờ làm bị quản lý , nhưng tiền công/giờ là luôn từ lương tối thiểu (9,19€/giờ) trở lên .
Em tuy già , nhưng thường chơi với tụi sinh viên , nên gặp cả tụi sinh viên kiến trúc , vật lý , hoá học , toán học , IT , chế tạo máy và các ngành xã hội học.....đứa nào cũng kể chuyện đi làm thêm và đứa nào cũng thấy nhanh nhẹn , hoạt bát , vui vẻ . Ngoại trừ vào thời điểm chúng nó thi , thì sắc mặt có mệt mỏi tí chút . Còn không là cũng trâu bò , chứ không yếu ớt , thanh mảnh như các cụ hay nghĩ về sinh viên . Nhiều đứa ngoài đi học , đi làm thêm thì chúng nó còn chơi cả thể thao hay tập Gym nữa , nên chúng nó cũng dai sức lắm .
Xin phép chủ thớt nếu có làm loãng .
Cụ nhắc em mới nói , mấy thím sồn sồn cũng từ nhặt nhạnh rồi lên làm chủ quán , thuê tụi SV làm bồi bắt nó phải niềm nở với khách khi khách hài lòng tip tiền thay lời cảm ơn phục vụ tốt thì chủ giữ mẹ tiền đó . Tiền đấy là tiền công của đứa phục vụ , một tối nó chạy mấy bàn doanh số được chẳng hạn 200 thì khách cho > 10% tính ra đã được 20 euro trong khi chúng nó phải tính toán hạn chế xin bố mẹ tiếp tế thì đứa nào không ấm ức chửi thầm .
Hôm rồi có thằng cựu SV gọi điện cho em hỏi giúp chỗ thuê nhà vì sau 5 năm nó đã được vào quốc tịch , bla bla một hồi nó kể nó đang làm chỗ văn phòng người Việt . Nó nói nó đã gửi đơn xin thôi việc trước 3 tháng nhưng chủ không đồng ý vì không tìm được người ( VN ) thay thế vị trí ấy , xong rồi ông chủ này tìm được một người VN khác bảo nó nghỉ ngay rất lật lọng , dĩ nhiên nó không đồng ý vì ngoài kế hoạch thời gian và đang cần chứng minh thu nhập để thuê nhà . Em bảo nó là mày bảo sếp của mày nó trả lương và bảo hiểm đầy đủ cho mày hết ngày mày xin trong đơn thì mày nghỉ , còn không mày cứ đi làm kệ mẹ nó và cũng nhắc chủ rằng tất cả giấy tờ đều có tính pháp lý dựa trên cơ sở quy định của nhà nước để cho nó biết nó đang cố tình sai luật.
Đấy , nói thằng này là người thật việc thật một ví dụ cho SV ở lại thành công mà cacs cụ/ mợ ở đây đang nghi ngờ khi cho con du đi học . Năm ngoái chúng nó còn về VN làm đám cưới rồi sang
Nói vậy không có nghĩa là đồng hương toàn xấu cả , nhiều người tốt coi chúng nó như con cháu nhưng em nghĩ làm tây tốt hơn vì nó sòng phẳng , chẳng hạn có làm quá giờ 15 phút tự động thành 1 tiếng hoặc hôm sau nó cho về sớm bù lại không lờ đi như ta . Phải nhà tây nó quý người nó giúp đỡ nhiệt tình tỉ mỷ lắm , phạm vi hiểu biết xã hội nó rộng hơn nó cũng chỉ bảo cặn kẽ khi cần nó giúp
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Nói chung du học Đức rất gian nan.
Du học Đức là quá khó ạ.

Nhiều người hiểu nhầm những điều kiện (tốt nghiệp THPT 36 điểm, tiếng Đức B1, đỗ vào đại học Việt Nam ...) là đủ sang Đức học. Nhầm hoàn toàn ạ, những điều kiện đó là để được tham dự kỳ thi Aufnahmetest thôi. Nếu so sánh thì Aufnahmetest tương đương với kỳ thi SAT để du học Anh, Mỹ, Canada.

SAT thì chả cần điều kiện gì cả, cứ nộp tiền, thi đạt là được.
Trong khi Aufnahmetest yêu cầu hàng loạt điều kiện mới được dự thi.

1. Du học Anh, Mỹ, Canada ... chỉ cần SAT 1300+, IELTS 6.5 (mấy cái này dễ ợt).
2. Du học Đức (nghĩa là trở thành một sinh viên đại học Đức) : thi đỗ Aufnahmetest, học STK một năm, thi đỗ Festellungsprüfung, tiếng Đức C1. Với khối lượng công việc đồ sộ như vậy, cháu nghĩ sinh viên Việt Nam vào được năm nhất đại học Đức ~ sinh viên Việt Nam năm ba đại học Anh, Mỹ, Canada.
 

Patriots

Xe cút kít
Biển số
OF-168448
Ngày cấp bằng
25/11/12
Số km
16,893
Động cơ
493,356 Mã lực
Nhiều cháu sang học đại học Đức thực tế là một con đường lấy visa, chứ sang đó sau năm đầu đã bỏ ngang, lâý chồng vợ tùm lum, một phần học ở Đức khó, một phần cũng có thể không muốn học, bên Đức vào đại học và tốt nghiệp được là cả một quá trình gian nan, ngay cả với sinh viên Đức. Còn việc làm thêm thì sinh viên người Đức cũng làm như bổ củi, cháu có thằng em họ, giờ đang một tuần chạy hai tua đưa đồ uống cho các nhà hàng và chợ đồ uống thì mới đủ sinh hoạt phí. Làm thêm mà việc học đảm bảo thì nên làm mới biết quý đồng tiền. Bên Đức họ cho đi làm thêm một tuần khoảng 10 giờ, một năm nghỉ hè được 6 tuần vẫn được làm và ưu tiên về thuế thu nhập. Trước đây sáu tuần đó cháu cũng đi làm thay vì đi chơi. Mình ít tiền thì phải làm thôi
 

trauxanh

Xe cút kít
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
17,905
Động cơ
427,864 Mã lực
Em đang rất quan tâm đến việc này!
Cháu nó đang học khoa Đức ĐHQG năm 2, hiện đang học nốt B2 và chuẩn bị hoàn thiện hồ sơ...
Tuy nhiên các chi tiết và tình huống tương lai tại Đức thì em mù tịt, cháu nó có lẽ tìm hiểu được nhiều hơn và thấy nó vẫn quyết tâm lắm, kể cả tâm tư của nó là sẽ làm thêm bù chi phí cho bố mẹ...
Em sẽ cho cháu đọc thớt này, mong các cụ mợ cứ làm rõ thêm mọi thứ liên quan ạ!
Cảm ơn mọi người rất nhiều!
 

newmanhn

Xe container
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
5,503
Động cơ
887,429 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Du học Đức là quá khó ạ.

Nhiều người hiểu nhầm những điều kiện (tốt nghiệp THPT 36 điểm, tiếng Đức B1, đỗ vào đại học Việt Nam ...) là đủ sang Đức học. Nhầm hoàn toàn ạ, những điều kiện đó là để được tham dự kỳ thi Aufnahmetest thôi. Nếu so sánh thì Aufnahmetest tương đương với kỳ thi SAT để du học Anh, Mỹ, Canada.

SAT thì chả cần điều kiện gì cả, cứ nộp tiền, thi đạt là được.
Trong khi Aufnahmetest yêu cầu hàng loạt điều kiện mới được dự thi.

1. Du học Anh, Mỹ, Canada ... chỉ cần SAT 1300+, IELTS 6.5 (mấy cái này dễ ợt).
2. Du học Đức (nghĩa là trở thành một sinh viên đại học Đức) : thi đỗ Aufnahmetest, học STK một năm, thi đỗ Festellungsprüfung, tiếng Đức C1. Với khối lượng công việc đồ sộ như vậy, cháu nghĩ sinh viên Việt Nam vào được năm nhất đại học Đức ~ sinh viên Việt Nam năm ba đại học Anh, Mỹ, Canada.
Học STK khó nhất vẫn là tiếng Đức, còn mấy môn toán lý hóa thì sv Việt nam luôn nổi trội.
Cơ mà tiếng Đức thì thật sự khó để qua, ví dụ như chuẩn đầu vào ĐH là testDAF4 có nghĩa là thi 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết phải có điểm tối thiểu 4/5 (tương đương 8/10), không bù trừ. Cái này thực sự khó, còn nếu nói C1 cũng không hẳn vì thi C1 cũng 4 kỹ năng nhưng các kỹ năng chỉ cần 60/100 là đạt, còn thi tiếng vào đại học đức thì cửa ải thực sự khó khăn.
 

SIDECAR

Xe điện
Biển số
OF-20224
Ngày cấp bằng
21/8/08
Số km
2,223
Động cơ
522,230 Mã lực
Nơi ở
ĐƯỜNG ĐẮT NHẤT HÀNH TINH
Website
www.facebook.com
Nghĩ đến cho con du học đã chán , đi du học đức càng chán nữa . Mọi viễn cảnh tốt đẹp đều do các trung tâm du học đưa ra để có khách . Khối đứa sang rồi tuột xích vì học quá nặnh , gia đình có con ko theo đc thì chỉ nói lấp liếm sĩ diện kiểu , cháu nó ko thích . Tóm lại đi học đức ngoài mác du học châu âu , còn tìm việc phù hợp ở bên đức thì rất khó. Học đức rồi Về vn thì thà học ở vn cho nó lành
 

newmanhn

Xe container
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
5,503
Động cơ
887,429 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Nghĩ đến cho con du học đã chán , đi du học đức càng chán nữa . Mọi viễn cảnh tốt đẹp đều do các trung tâm du học đưa ra để có khách . Khối đứa sang rồi tuột xích vì học quá nặnh , gia đình có con ko theo đc thì chỉ nói lấp liếm sĩ diện kiểu , cháu nó ko thích . Tóm lại đi học đức ngoài mác du học châu âu , còn tìm việc phù hợp ở bên đức thì rất khó. Học đức rồi Về vn thì thà học ở vn cho nó lành
Cũng không đến nỗi bi quan như thế cụ ơi. Nếu học thực sự khá (có khả năng đỗ trường top ở vn) và cần cù chịu khó thì vẫn học được.
Sang đấy học vài năm thì cũng được đi đây đó, mở rộng đầu óc, cơ hội có nhiều hơn... còn sau này ở lại hay về cũng không sao. Cơ hội được học free ở châu âu không phải lúc nào cũng có, có cơ hội và khả năng thì cũng nên thử khi còn trẻ.
Còn học làng nhàng thì thôi nếu mục đích đi chỉ là để học.
 
Chỉnh sửa cuối:

Patriots

Xe cút kít
Biển số
OF-168448
Ngày cấp bằng
25/11/12
Số km
16,893
Động cơ
493,356 Mã lực
Em đang rất quan tâm đến việc này!
Cháu nó đang học khoa Đức ĐHQG năm 2, hiện đang học nốt B2 và chuẩn bị hoàn thiện hồ sơ...
Tuy nhiên các chi tiết và tình huống tương lai tại Đức thì em mù tịt, cháu nó có lẽ tìm hiểu được nhiều hơn và thấy nó vẫn quyết tâm lắm, kể cả tâm tư của nó là sẽ làm thêm bù chi phí cho bố mẹ...
Em sẽ cho cháu đọc thớt này, mong các cụ mợ cứ làm rõ thêm mọi thứ liên quan ạ!
Cảm ơn mọi người rất nhiều!
Lực học của cháu phải thật tốt thì học đại học được, tất nhiên là phải chăm chỉ nữa, cũng không phải là cực khó để không học được đâu cụ. Kinh tế thì mỗi năm +- khoảng 10k. Nhưng mà nhiều cháu từ năm thứ hai đi làm thêm rồi thì cũng giảm đi được mức chi phí cho bố mẹ, dù vất vả nhưng các cháu đi học hầu như đều ở lại và đạt được mục đích của cuộc sống. Quan trọng xác định được khả năng của mình từ đầu để đỡ hụt sức học mà thôi.
 

trauxanh

Xe cút kít
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
17,905
Động cơ
427,864 Mã lực
Lực học của cháu phải thật tốt thì học đại học được, tất nhiên là phải chăm chỉ nữa, cũng không phải là cực khó để không học được đâu cụ. Kinh tế thì mỗi năm +- khoảng 10k. Nhưng mà nhiều cháu từ năm thứ hai đi làm thêm rồi thì cũng giảm đi được mức chi phí cho bố mẹ, dù vất vả nhưng các cháu đi học hầu như đều ở lại và đạt được mục đích của cuộc sống. Quan trọng xác định được khả năng của mình từ đầu để đỡ hụt sức học mà thôi.
Thanks cụ!
Em đang cố gắng tìm hiểu tình hình cụ thể!
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Trừ những gia đình có thu nhập rất cao, còn phần lớn sinh viên người Đức (hay có quốc tịch Đức) đều được Nhà nước Đức cho vay tiền (BAföG) để học.
Tiền vay sẽ được trả dần sau khi tốt nghiệp và tìm được việc làm. Họ có ấn định thời gian phải trả, nhưng đang trả mà mất việc thì sẽ được tạm dừng.
Còn người đi làm tài trợ cho người đi học (không nhất thiết phải là con ruột) thì tiền tài trợ sẽ được trừ vào thuế. Họ có đặt ra ngưỡng tài trợ cao nhất cho từng mức thu nhập. Không tài trợ thì vẫn bị đóng thuế, cho nên hình như chưa có trường hợp nào con phải kiện bố hay mẹ vì có đủ tiền mà không tài trợ cho đi học cả (không nói tới các vụ kiện tụi trẻ kiện bố mẹ không đưa cho chúng đủ tiền lúc đang học phổ thông)!
Bác xem giúp cháu BAföG chi tiết có phải ở đây không ạ ? https://www.xn--bafg-7qa.de/de/bundesausbildungs--foerderungsgesetz---bafoeg-204.php

Cháu cảm ơn bác. Nếu đúng thì cháu sẽ từ từ tìm hiểu ạ.
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
Lướt mạng tình cờ gúc ra trang này, có rất nhiều chia sẻ hữu ích về du học Đức

Đây là 1 bài chia sẻ của 1 bạn du học về ngành KS. Chưa hết khóa đã hơn 1 nửa bỏ học (nhưng vẫn ở lại không về). Bỏ học chủ yếu là do không đạt được mục đích học tập vì nhiều lý do. Chứ không phải là vì các bạn lười biếng hay không quyết tâm. Chủ yếu là rào cản ngôn ngữ dẫn đến hạn chế trong công việc . Mà Khả năng chỉ đến thế, có chăm hơn nữa cũng khó vào.

https://www.duhocduc.de/goc-du-hoc/cau-chuyen-du-hoc/1677-trai-nghiem-du-hoc-nghe-o-duc-tao-sao-khong-phai-mau-hong.html

upload-2019-3-10-7-28-18.png
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
Chọn trường theo mấy cái bảng xếp hạng thực ra rủi ro quá nhiều. Trừ một số trường kiểu năm nào cũng có Nobel, Fields Turing ra (đội này éo thèm quan tâm mấy cái xếp hạng đâu, thực ra bọn xếp hạng còn phải xin phép được xếp hạng chúng nó) thì rank các trường nhiều lúc nó “vật lú”. Ví dụ rank của Thanh Hoa, Beijing, NUS, NTU thì cao gấp nhiều TUM, Paris Polytechnique nhưng nói thật nếu cùng có offer chọn mấy trường kia tính ra lại là đi xuống. Tốt nhất chọn trường (nếu có nhiều offer) thì nên hỏi người có chuyên môn ít nhất là học từ một trường tốt bên đó hoặc đang làm việc ở đó. Chứ tin vào bọn dv du học có mà đốt tiền.
Bẩm cụ du học diện tự túc VN thì cửa nào mà vào được Thanh Hoa Trung Quốc hay Đại học Bắc Kinh mà lo đi xuống! Đầu vào mấy trường đó sinh viên xuất sắc ở Trung Quốc còn phải cạnh tranh tướt bơ mới vào được đấy cụ. Không phải tự nhiên mà Thanh Hoa Trung Quốc được xếp hạng Đại học hàng đầu châu Á đâu ạ. Do Quy mô và chất lượng đào tạo của nó đấy ạ

Thanh Hoa được xem là trường khoa học và công nghệ tốt nhất Trung Quốc. Viện y học hiệp hòa Bắc Kinh của Đại học Thanh Hoa là trường y tốt nhất Trung Quốc [10] trong khi Đại học Bắc Kinh thì nổi tiếng hơn về luật và nghệ thuật. Việc được trúng tuyển Thanh Hoa phải cạnh tranh rất quyết liệt. Đa số sinh viên được tuyển chọn là những học sinh phổ thông xuất sắc nhất Trung Quốc. Nhiều nhà khoa học, kỹ sư, nhà kinh doanh, nhà chính trị hàng đầu của Trung Quốc tốt nghiệp từ Thanh Hoa, trong đó có Hồ Cẩm Đào. Năm 2003, Thanh Hoa có 12 trường đại học và 48 khoa, 41 viện nghiên cứu, 35 trung tâm nghiên cứu, 167 phòng thí nghiệm bao gồm 15 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia. (https://vi.wikipedia.org/wiki/Đại_học_Thanh_Hoa)


Làm thêm của người có HB, được nhà nước cho vay trả sau nó khác rất rất nhiều mấy cháu phải làm thêm để đủ tiền đóng HP và SH phí. Nếu một tuần các cháu ấy dùng 40h tập trung học tập thì làm thêm không nên quá 30% (12h) để còn tái tạo sức khoẻ. Làm quá cái đó 1-3 tháng hè thì OK chứ liên tục trong năm thì XS yêu trường, yêu lớp và có nhiều bạn mới là cao lắm.
Trong thời gian học mà làm thêm 12h tuần em thấy vẫn là nhiều đối với đa số du học tự túc. Vì đa số là trình độ lẫn sức khỏe làng nhàng. Tập trung được vào học được là tốt nhất. Không chỉ để tái tạo sức khỏe mà còn là chú trọng vào chuyên sâu học tập, ngôn ngữ. Là ngôn ngữ học tập chứ ko phải mấy cái giao tiếp hàng ngày.

Có ông ở Đức nói là làm quán mỗi ca 2h. Chắc không tính thời gian đi lại. Tự bay được đến quán chắc?

Em thì cho là nếu là 1 ca ở quán thì cũng tốn ít nhất trên 3h. Kỳ nghỉ hè thì ok chứ vừa học vừa làm, tuần trên 3 buổi cũng oải bã chè đấy, với đa số.
 

despacitorico

Xe tải
Biển số
OF-532545
Ngày cấp bằng
16/9/17
Số km
473
Động cơ
167,617 Mã lực
Cám ơn em, bài viết rất hữu ích cho các phụ huynh sắp có con em đi học Đức. Em rất có khả năng tự nghiên cứu và nghiên cứu sâu sắc về đề tài mà em yêu thích. Nhân tiện em đã từng nghiên cứu về du học UK chưa , nếu em có chút tìm hiểu qua, mong em mở thớt mới chia sẻ nhé. Chị đang định cho cháu đi học từ năm 11 theo chương trình IB nên đang tìm hiểu thông tin.

Cháu đọc các bài viết về du học Đức, nhưng hiểu biết vẫn khá lơ mơ. Cháu thử viết lại con đường đến đại học Đức của một bạn học sinh vừa tốt nghiệp THPT. Rất mong nhận được ý kiến của bác ạ. Cháu xin cảm ơn.

PHẦN MỘT : NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC THAM DỰ KỲ THI AUFNAHMETEST.

Kể từ kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia 2017, học sinh Việt Nam cần thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau, thì có thể được chuyển vào Dự bị Đại học tại Đức (Studienkolleg) trong cùng nhóm Ngành :

1. Tham gia và đỗ Kỳ thi THPT Quốc gia với các bài thi độc lập: Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ và một bài thi tổ hợp tự chọn phù hợp (tổ hợp Khoa học Tự nhiên: Vật lý, Hóa học, Sinh học hay tổ hợp Khoa học Xã hội: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân). Không chấp nhận dùng Chứng chỉ Ngoại ngữ để thay thế bài thi Ngoại ngữ.

2. Tại Kỳ thi THPT Quốc gia phải đạt tổng điểm thi tối thiểu là 36 (tính sáu môn thi xét Tốt nghiệp, không nhân hệ số, không làm tròn), trong đó không môn thi nào dưới 4 điểm và có ít nhất bốn môn thi không dưới 6 điểm.

3. Trúng tuyển vào Hệ đào tạo Đại học Chính quy tại một Trường Đại học Việt Nam.

4. Chứng chỉ ngoại ngữ (một trong các loại sau) :

+ Chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Đức B1/B2.
+ TestAS (Percentile Rank > 60).
+ DSD I (nếu có chứng chỉ này, có thể chọn đại học trái ngành).
+ DSD II (nếu có chứng chỉ này, có thể chọn đại học trái ngành).

-------------

Những điều kiện trên là để tham dự kỳ thi Aufnahmetest. Nhiều người hay bị nhầm đó là điều kiện du học Đức. So sánh tương đương thì Aufnahmetest ~ SAT. Chỉ mới tham dự một kỳ thi đầu tiên Aufnahmetest mà đã cần đủ loại tiêu chuẩn như vậy, mới thấy du học Đức là quá khó.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top