[TT Hữu ích] Xin các bác góp ý về du học Đức.

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
Xin chia sẻ việc đi thực tập,làm thêm của F1
Bình thường trong quá trình học STK hay ĐH các SV cũng được phép đi làm mấy chục giờ. Đa phần các cháu sang làm ở quán ăn, tiệm nail (nhất là thời kỳ đầu chưa thông thạo). Còn làm các việc như gia sư (cho cả người Việt hay Đức ), công việc trong trường ... thì hơi ít do kinh nghiệm, trình độ.
F1 nhà em xác định sang tập trung vào học là chính nên cũng ko quá bận tâm vào việc xin đi làm. Nhưng trong môi trường chung nếu có việc mà lại có xiền thì tại sao ko làm ? Trong toàn bộ thời gian STK thì ko làm gì, khi sang ĐH bắt đầu làm gia sư phụ đạo Toán và tiếng Anh cho một cậu bé Đức-Thổ học lớp 8, tuần mấy tiếng. Công việc cũng kéo dài được 1 năm. Thỉnh thoảng bạn bè rủ đi làm hỗ trợ cho các triển lãm hội chợ. Đầu năm thứ ba thì bắt đầu đi thực tập ở công ty Bosch (có được trả tiền đâu 1K/tháng). Việc đi thực tập ko như ta cứ xin đâu nhận là được. Bên đó phải viết CV, đăng ký,rồi họ phỏng vấn. Được mới nhận, không thì về. Bản thân kỹ năng viết CV cũng được trường tổ chức dạy free 1 tuần. Nay 6 tháng thực tập chính thức đã hết, quay về học thì thì Boss chỗ thực tập yêu cầu làm bán thời gian 10h/tuần (sẽ nhận đâu 700/tháng). Làm như vậy có điều kiện tiếp xúc chuyên môn nhiều hơn và thuận tiện hơn khi ra trường so với bưng bê ngoài quán.
Không ai nói là không nên đi làm cả . Có điều là làm gì? Làm bao nhiêu giờ? và mục đích gì? Cụ thừa nhận không. Trường họ đã đưa ra danh mục việc làm thêm cho sinh viên, nghĩa là họ cũng khuyến khích. Nhưng không có chạy bàn, hoặc chạy bàn xếp cuối! chứng tỏ, chạy bàn không khuyến khích, không phải chê nghề chạy bàn, mà nó ko liên quan đến kiến thức, học vấn, thì không khuyến khích, trừ khi, làm chạy bàn để trải nghiệm , chứ làm mục đích kiếm tiền để trang trải học hanh, chả đứa sinh viên nào có trình độ lẫn có điều kiện lại chọn cả. Cụ thừa nhận không. Vì làm chạy bàn tốn sức tốn thời gian lắm , làm thêm trải nghiệm trong kỳ nghỉ thì còn ok chứ làm để kiếm tiền trang trải ăn ở thì còn đâu thời gian sức khỏe cho học hành. 10 năm chưa tốt nghiệp chắc là vì thế.

Như con cụ, phụ đạo được cho học sinh Đức về Toán và Tiếng Anh, nghĩa là nó cũng khá. Rồi còn nhiều việc khác nó có thể làm . Việc gì nó phải chạy bàn. Nếu cụ không đủ tiền, con cụ không đủ trình độ làm việc khác , mà phải làm thêm chạy bàn để trang trải ăn ở, em nghĩ cụ cũng chả muốn. Trừ khi, du học nhằm mục đích ở lại bằng được. Chứ nhằm vào kiến thức, cần tốt nghiệp, thì ngoài năng lực ý chí bản thân rồi thì nên có đủ tài chính. Còn đi du học Đức chỉ vì rẻ, học phí đã miến phí lại có thể làm thêm để trang trải ăn ở, thì chả nên cơm cháo gì đâu. 10 năm chưa tốt nghiệp chắc là vì thế, số này nhiều lắm.
 
Chỉnh sửa cuối:

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
Thực tế vẫn có một số cháu đi làm thêm mà vẫn học bình thướng, mà học TUM chứ không phải trường thường. Tuy nhiên số bạn giỏi và sức khỏe tốt như thế này thì không nhiều, nhưng cũng không phải không có.
Nói chung sang Đức mà không phải dạng giỏi hơn người thì chỉ nên tập chung vào học. Đi làm thêm tuần 1 buổi, muốn làm nhiều thì vào dịp nghỉ hè, vòn không thì khó mà kiếm được tấm bằng.
Thì em có nói là không có đâu cụ. Cụ đọc lại các còm của em. Nước khác em không nói. Nhưng ở Đức , nếu mà vừa đi học vừa đi làm thì phải có sức khỏe lẫn đầu óc siêu việt. Mà số này thì được bao nhiêu đâu cụ. Chắc chắn chỉ là số ít thôi. Và nếu đã đầu óc siêu việt thì không phải làm chạy bàn đâu cụ có nhiều kinh nghiệm về dụ học ở Đức chắc cũng thừa nhận điều này. Nếu cách đây 20 năm cơ, internet chưa phổ cập, thông tin việc làm không dễ kiếm, thì có thể đầu óc siêu việt vẫn làm chạy bàn. Chứ thời đại công nghệ , thông tin internet phủ sóng như hiện nay, thì kiếm việc làm thêm đúng hoặc trong phạm vi kiến thức học tập đối với các bạn giỏi là không khó. Ví dụ như bạn sinh viên tốt nghiệp xuất sắc mà em kể, năm thứ 1 đã kiếm được học bổng toàn phần (1 trong vài sinh viên của cả trường); năm 2 đã kiếm được việc làm thêm IT tuần 2h mà tháng 400 Euro

Nói thật thời buổi này mà phải chạy bàn để kiếm tiền mà lại là để trang trải phí ăn ở, thì chỉ có vừa kém cỏi vừa ít tiền thôi. Loại này du học côt để ở lại Đức bằng đủ mọi cách chứ học hành gì. Vì chạy bàn tốn thời gian, sức lực , thu nhập thấp, muốn đủ trang trải ăn ở thì phải làm cả tuần. Mỗi ca vài tiếng. Sức trâu mới chịu được. Thời gian sức lực đâu mà lo học hành.

Jochi Daigaku cũng đã list các công việc mà các trường gợi ý sinh viên có thể làm. Không có chạy bàn. Không phải chạy bàn nghề thấp kém gì mà vì các lý do em nêu trên. Và cũng không phải tự nhiên mà các trường giới hạn số giờ mà sinh viên được phép làm, nếu làm quá coi như vi phạm pháp luật.
Một số trường còn cấm sinh viên làm thêm. Đều có lý do cả.

Môi trường đại học của Đức chỉ dành cho những cháu học giỏi thực sự, còn không thì phải cần cù bù thông minh. Nếu mà ko có tiêu chuẩn trên thì không thể tốt nghiệp đâu. Cuộc sống ở Đức hiện nay không dễ kiếm việc làm thêm cho sinh viên. Những công việc chân tay như bồi bàn, bán hàng hiện nay hầu hết dành cho người nhập cư. Sinh viên Việt Nam đa số làm thêm ở nhà hàng người Việt với mức lương 5-6€/h. Vì vậy nếu học vì chuyên môn thì nên đến Đức. Còn nếu chỉ cần tấm bằng nước ngoài thì có nhiều lựa chọn khác
Đối với nhiều chuyên ngành ở Đức thì e là cần cù không bù được thông minh đâu cụ. Cần chất xám, tố chất, khả năng thực sự lẫn sức khỏe thật tốt nữa.. Chứ nếu chỉ cần cù mà tốt nghiệp được TU của Đức thì nhiều sinh viên Việt khao khát lắm, gì chứ món cần cù sinh viên Việt Nam không thiếu đâu.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,386 Mã lực
Ấy có cụ DE-VN đang bẩu là vừa học vừa làm chạy bàn
Tôi chỉ (đã) phát biểu là không thấy sinh viên Đức làm thêm những việc chân tay. Từ câu ấy mà suy thì:

- Có thể họ được gia đình hỗ trợ. Có thể họ được nhà nước cho vay. Có người Đức nói với tôi rằng con của ông ấy có thể kiện ông ấy nếu có điều kiện tài chính mà không chu cấp cho con đi học.

- Nếu sinh viên Đức muốn làm thêm thì cũng đầy việc ngon. Đuổi việc người lao động ở Đức rất khó cho nên các hãng, xưởng phải cân nhắc rất nhiều khi tuyển một lao động dài hạn. Nhiều công ty chọn cách sử dụng lao động thời vụ quanh năm.

- Theo đường lối dân chủ xã hội nên ở Đức đóng thuế cao, phúc lợi nhiều. Cụ thể đối với sinh viên thì không có học phí, chỗ ở trong ký túc xá cũng rẻ, thực phẩm rẻ... Việc đi làm thêm không phải là vấn đề sống còn. Khi có quyền lựa chọn rộng như vậy, sinh viên có thể lựa chọn chỉ làm thêm những việc giúp ích cho sự nghiệp, chuyên ngành của họ sau này.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,649
Động cơ
906,550 Mã lực
- Có thể họ được gia đình hỗ trợ. Có thể họ được nhà nước cho vay.
- Có người Đức nói với tôi rằng con của ông ấy có thể kiện ông ấy nếu có điều kiện tài chính mà không chu cấp cho con đi học...
Trừ những gia đình có thu nhập rất cao, còn phần lớn sinh viên người Đức (hay có quốc tịch Đức) đều được Nhà nước Đức cho vay tiền (BAföG) để học.
Tiền vay sẽ được trả dần sau khi tốt nghiệp và tìm được việc làm. Họ có ấn định thời gian phải trả, nhưng đang trả mà mất việc thì sẽ được tạm dừng.
Còn người đi làm tài trợ cho người đi học (không nhất thiết phải là con ruột) thì tiền tài trợ sẽ được trừ vào thuế. Họ có đặt ra ngưỡng tài trợ cao nhất cho từng mức thu nhập. Không tài trợ thì vẫn bị đóng thuế, cho nên hình như chưa có trường hợp nào con phải kiện bố hay mẹ vì có đủ tiền mà không tài trợ cho đi học cả (không nói tới các vụ kiện tụi trẻ kiện bố mẹ không đưa cho chúng đủ tiền lúc đang học phổ thông)!
 

faceid6

Xe tải
Biển số
OF-619372
Ngày cấp bằng
28/2/19
Số km
363
Động cơ
119,736 Mã lực
Chọn trường theo mấy cái bảng xếp hạng thực ra rủi ro quá nhiều. Trừ một số trường kiểu năm nào cũng có Nobel, Fields Turing ra (đội này éo thèm quan tâm mấy cái xếp hạng đâu, thực ra bọn xếp hạng còn phải xin phép được xếp hạng chúng nó) thì rank các trường nhiều lúc nó “vật lú”. Ví dụ rank của Thanh Hoa, Beijing, NUS, NTU thì cao gấp nhiều TUM, Paris Polytechnique nhưng nói thật nếu cùng có offer chọn mấy trường kia tính ra lại là đi xuống. Tốt nhất chọn trường (nếu có nhiều offer) thì nên hỏi người có chuyên môn ít nhất là học từ một trường tốt bên đó hoặc đang làm việc ở đó. Chứ tin vào bọn dv du học có mà đốt tiền.
 

faceid6

Xe tải
Biển số
OF-619372
Ngày cấp bằng
28/2/19
Số km
363
Động cơ
119,736 Mã lực
Làm thêm của người có HB, được nhà nước cho vay trả sau nó khác rất rất nhiều mấy cháu phải làm thêm để đủ tiền đóng HP và SH phí. Nếu một tuần các cháu ấy dùng 40h tập trung học tập thì làm thêm không nên quá 30% (12h) để còn tái tạo sức khoẻ. Làm quá cái đó 1-3 tháng hè thì OK chứ liên tục trong năm thì XS yêu trường, yêu lớp và có nhiều bạn mới là cao lắm.
 

newmanhn

Xe container
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
5,503
Động cơ
887,429 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Vụ đi làm thêm ở Đức đúng là chỉ nên làm cho biết, thêm trải nghiệm... chứ để kiếm tiền ăn học thì không đơn giản.
Chọn việc làm thêm đúng nghành nghề thì là mơ.ước của mọi sinh viên. Cơ mà các việc như thế thì sinh viên bản xứ họ chiếm lợi thế hơn nhiều du học sinh nên khó. Đấy cũng là lý do nhiều cháu chọn việc chạy bàn khi không có lựa chọn nào tốt hơn. Cái này thì các cụ cãi nhau làm gì, vì cũng dễ hiểu tại sao lại như vậy.
Học ở Đức khó, lâu tốt nghiệp còn có nguyên nhân khác là sinh viên chỉ được thi lại hai lần, nếu mà không qua môn thì phải chuyển ngành học, nó áp dụng cho toàn nước Đức. Thế cho nên nhiều sinh viên, kể cả sv Đức cũng không dám đăng ký thi khi không chắc qua. Nhiều cháu học năm.cuối rồi mà còn phải chuyển ngành học lại từ đầu là do nguyên nhân này. Do vậy việc học ở Đức lý thuyết là 3.5 năm nhưng thực tế là 5 hay hơn là chuyện thường, kể cả với sv Đức, không riêng gì du học sinh. Cụ nào có F1 mà tốt nghiệp đúng thời gian là thuộc loại cao thủ đấy, tất nhiên học kinh tế thì có phần dễ thở hơn các cháu học các ngành khoa học và kỹ thuật.
Thớt này em nghĩ rất có ích cho các cụ đang nghiên cứu cho F1 du học Đức, các cụ tranh luận nhưng cứ phải giữ bình tĩnh cho nó vui vẻ, chỉ là trao đổi thông tin thôi, có gì to tát đâu.
 

td lines

Xe điện
Biển số
OF-127062
Ngày cấp bằng
9/1/12
Số km
4,530
Động cơ
433,586 Mã lực
Ông rẻ rách 47 suốt ngày co ro đáy giếng tag tên tôi để khích à , rẻ rách lắm , lại tag thêm đồng bọn 47 vào hôi đồng nữa . Ở đây có rất nhiều người ở Đức đã xác nhận tôi nói chính xác và cả người ở Mỹ cũng xác nhận . Lại còn bày đặt cười mỉm với cười dớt dãi nữa . oẳng lên là " chả buồn nói " , nhưng cứ đánh hơi thớt nào có tí nước ngoài là lại vào lảm nhảm cả ngày . Lần đầu tiếp chuyện cũng là lần cuối nhé . Bao nhiêu người chưởi rồi thì phải biết nhục chứ . Ngửa mặt phun nước bọt lên trời ít thôi ếch ạ .
Nó phá vì sợ người ở đây tin cụ vì các cụ viết thật, sợ chảy ngoại tệ , sợ chảy chất xám , sợ con em người ta ra nước ngoài mở mang sẽ ảnh hưởng tiếp người khác . Lý do rất hợp lý để phá thớt
 

Không sợ vợ

Xe tăng
Biển số
OF-482678
Ngày cấp bằng
7/1/17
Số km
1,454
Động cơ
798,759 Mã lực
Cụ nào cho con đi Đức học Đại học mà tính cho đi làm nữa thì lời khuyên của tôi là xin nghĩ lại. Để hàng tháng kiếm đuợc 3-400 Eu không dễ đâu. Kiếm được đều thì cũng sẽ không có thời gian và sức lực để học. Em không dám nói về các cháu siêu nhân.
 

Of.NguyenLinh

Xe lừa
Biển số
OF-291212
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
35,143
Động cơ
1,476,463 Mã lực
Nơi ở
Sản phẩm chăm sóc xe nextzett
Website
1z-vietnam.com
Cái này cụ lên mạng tìm Job nhé! E có thằng bạn làm IT bên Đức theo dạng tự đi và cũng không hề biết tiếng Đức
Vâng cụ, cu em nó sinh năm 94 đang làm đứng đầu 1 team ạ, em đang muốn nó đi Mỹ hoặc Đức :D
 

Cris Do

Xe hơi
Biển số
OF-612233
Ngày cấp bằng
27/1/19
Số km
103
Động cơ
120,410 Mã lực
Tuổi
28
e ngồi hóng ạ
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
Dạ, cháu xin tính toán lại và xin bác ý kiến :

(1) Phí sinh hoạt một năm : 650E/tháng x 12tháng = 7800E
(2) Làm thêm nghỉ hè/nghỉ đông : 450/tháng x 04tháng = 1800E

Gia đình phải bù thêm mỗi tháng : (7800 - 1800)/12tháng = 500E/tháng (13,5 triệu VND)
Làm thêm không cứ nghỉ hè nghỉ đông, tùy cơ hội nhưng nếu cần lời khuyên thì là không nên đặt mục tiêu là phải kiếm tiền để trang trải ăn ở.
Còn nếu có cơ hội tốt hoặc muốn trải nghiệm trong kỳ nghỉ thì ko sao

Như trường hợp bạn sinh viên tốt nghiệp Weimar mà tôi kể, bố mẹ tháng gửi 1200 Euro, yêu cầu tuyệt đối không làm thêm kiếm tiền. Nhưng do bạn quan hệ cộng đồng tốt, đến năm thứ 3 được mời làm quản trị trang web sinh viên trường, tháng 400euro mà không phải đi lại không tốn thời gian lắm. Nên bố mẹ vẫn ok cho làm ,tháng vẫn cho 1200 Euro, tiền làm thêm bạn dùng mua sắm

Cụ nào cho con đi Đức học Đại học mà tính cho đi làm nữa thì lời khuyên của tôi là xin nghĩ lại. Để hàng tháng kiếm đuợc 3-400 Eu không dễ đâu. Kiếm được đều thì cũng sẽ không có thời gian và sức lực để học. Em không dám nói về các cháu siêu nhân.
Thớt này em nghĩ rất có ích cho các cụ đang nghiên cứu cho F1 du học Đức, các cụ tranh luận nhưng cứ phải giữ bình tĩnh cho nó vui vẻ, chỉ là trao đổi thông tin thôi, có gì to tát đâu.
Vâng thớt du học thì ai có thông tin chia sẻ thôi, có tranh luận thì cứ việc chứ em thật không hiểu có thể loại ăn nói vô học , ai thì cụ chắc cũng thấy. Chắc cũng loại công dân hạng bét bên Đức, cuộc sống chắc lắm áp lực kiếm sống chăng nên dễ lên cơn cần chỗ để xả tức?
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Cháu đã sửa khá nhiều từ PHẦN MỘT đến PHẦN MƯỜI.
Rất mong các bác đọc lại và cho ý kiến ạ.

Ví dụ, cháu đã thêm vào PHẦN CHÍN.

---------------

Muốn giảm khả năng bị trượt ở STK, nên tham khảo lời khuyên của các bác am hiểu về nước Đức, am hiểu về du học Đức :

1. TUYỆT ĐỐI KHÔNG LÀM THÊM, khi đang học các lớp tiếng Đức, khi đang học STK, phải tập trung toàn bộ thời gian để học. Chi phí sinh hoạt cứ lấy từ khoản tiền trong tài khoản phong tỏa (8640E).

2. Khi đã vào được đại học Đức, không nên đi làm thêm trong thời gian học, chi phí sinh hoạt khoảng 7800E/năm (650E/tháng x 12 tháng), gia đình phải bù đắp toàn bộ để du học sinh yên tâm học tập.

3. Sinh viên có thể đi làm thêm vào nghỉ hè, nghỉ đông, để có kinh nghiệm sống. Nhưng khoản tiền làm thêm này 1800E (450E/tháng x 04 tháng), nên tách bạch với chi phí sinh hoạt. Nghĩa là sinh viên có thể dùng khoản tiền này để đi chơi, du lịch, học hỏi kiến thức, không nên gộp chung vào sinh hoạt phí.
 

giangthu1998

Xe tăng
Biển số
OF-63686
Ngày cấp bằng
9/5/10
Số km
1,091
Động cơ
442,831 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Con bé nhà em học xong dự bị, nghỉ hè rảnh rỗi đăng ký làm 2 jobs (chạy bàn 2 ca) 8 EURO / giờ + tips
Can nó ko nghe, cứ thích đi làm thêm vì ko muốn xin tiền gia đình nhiều. Hôm nó thông báo đi làm thêm, em thương con mất ngủ cả đêm. Chúng nó cũng đua nhau đi làm chứ ko muốn phụ thuộc đâu. Ít ra môi trường du học nó cũng rèn luyện cho dhs tính tự lập và chăm lao động, biết quý trọng đồng tiền.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Con bé nhà em học xong dự bị, nghỉ hè rảnh rỗi đăng ký làm 2 jobs (chạy bàn 2 ca) 8 EURO / giờ + tips
Can nó ko nghe, cứ thích đi làm thêm vì ko muốn xin tiền gia đình nhiều. Hôm nó thông báo đi làm thêm, em thương con mất ngủ cả đêm. Chúng nó cũng đua nhau đi làm chứ ko muốn phụ thuộc đâu. Ít ra môi trường du học nó cũng rèn luyện cho dhs tính tự lập và chăm lao động, biết quý trọng đồng tiền.
Nếu đã thi xong Festellungsprüfung (FSP), đạt điểm 1.0 ~ 2.0
1.0 Sehr Gut (xuất sắc) - 2.0 Gut (giỏi).
Đã nộp đơn vào đại học Đức, chỉ chờ kết quả.
Thì đi làm thêm, dù vất vả một chút, cũng không sao đâu ạ.
 

giangthu1998

Xe tăng
Biển số
OF-63686
Ngày cấp bằng
9/5/10
Số km
1,091
Động cơ
442,831 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Vụ TK phong tỏa hiện nay đã là 8820 eur rồi, cộng thêm 150 eur tiền phí nữa ( mình nộp từ 2017 nên ko nhớ chính xác).
Visa lần đầu tiên được cấp thường là 3 đến 6 tháng thôi, sau đó gần hết hạn visa lại phải đêm hôm xếp hàng để đi gia hạn tiếp. Lúc gia hạn thì phải nộp thêm tiền vào tk phong tỏa cho đủ số tiền đã rút ra thì mới dc chấp nhận....
Nói chung du học Đức rất gian nan.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Vụ TK phong tỏa hiện nay đã là 8820 eur rồi, cộng thêm 150 eur tiền phí nữa ( mình nộp từ 2017 nên ko nhớ chính xác).
Visa lần đầu tiên được cấp thường là 3 đến 6 tháng thôi, sau đó gần hết hạn visa lại phải đêm hôm xếp hàng để đi gia hạn tiếp. Lúc gia hạn thì phải nộp thêm tiền vào tk phong tỏa cho đủ số tiền đã rút ra thì mới dc chấp nhận....
Nói chung du học Đức rất gian nan.
Cháu cảm ơn cô. Cháu xin sửa ngay ạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top