Thưa các cụ, chẳng là em thấy ở Việt Nam có cái chuyện không bình thường khi 4b đang đi làn đường của mình, muốn vượt xe đi trước các cụ lái xe phải xi nhan rẽ trái, nháy đèn pha rồi chờ xe phía trước xi nhan rẽ vào trong thì mới phóng vượt qua, lúc vượt vừa còi vừa nháy đèn pha lại vừa bật xi nhan rẽ trái
Theo em hiểu, ở Việt Nam nếu như khi ta bật xi nhan rẽ trái có thể hiểu là ta muốn vượt lên đấy mặc dù ta vẫn đang đi đúng làn của ta, chẳng rẽ trái, cũng chẳng phải rẽ phải.
Ở Nga chẳng hạn nếu như cụ đi làn cụ, không thay đổi làn thì không được xi nhan. Nếu cụ xi nhan có nghĩa là cụ xin chuyển làn, và các xe làn khác sẽ chuẩn bị nhường đường. Nếu cụ đi làn cụ mà xi nhan loạn lên thế có nghĩa là vi phạm luật giao thông.
Khi xe đi trước, nhận được tín hiệu bằng đèn pha nháy của xe đi sau thì sẽ tự động xi nhan rẽ phải vào làn trong và nhường đường cho xe sau. Xe sau khi vượt không cần phải có bất kỳ tín hiệu nào nữa, cứ thế đi thẳng theo làn đường của mình.
Luật Nga cũng quy định rõ, trong trường hợp đường có >2 làn, nếu như làn bên phải không có phương tiện lưu thông thì lái xe phải điều khiển xe vào làn bên phải, để luôn luôn sẵn sàng ưu tiên cho xe khách đi sau vượt.
Nếu mình đi làn trái, gây cản trở cho xe khác vượt, và nếu nó đi sau nháy đèn liên tục mà mình không cho vượt thì nó sẽ vượt phải, táng tay lái vào đầu xe mình và phanh gấp đỏ đít. Nhiều cụ Việt nam sang không biết cái vụ này thường xuyên bị nó téng vào đầu, nhiều lúc nó còn dừng hẳng xe, xuống xe đấm cho mấy phát vào mặt, rồi nếu mà xe mình lành lặn sau cú phanh gấp nó còn lùi một phát rầm vào đầu xe mình cho nát hết cum đèn pha (hix, luật bọn Nga thằng nào đâm vào đít xe đi trước là thằng đấy sai lè).
Rút ra từ kinh nghiệm nước ngoài, em về VN lái và thấy cái vụ mình đi làn của mình mà phải xi nhan vượt trái, rồi còi, đèn ầm ầm quả thật là củ chuối, nhưng ở đâu phải tuân thủ theo luật ở đấy, hix. Có lẽ các bác làm luật VN nên phải chỉnh sửa lại luật thôi.....
Em nghiên cứu luật giao thông đường bộ, xin trích nguyên văn:
QUỐC HỘI
Luật số: 23/2008/QH12 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LUẬT
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật giao thông đường bộ.
CHƯƠNG II
QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 14. Vượt xe
1. Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
4. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:
a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
b) Khi xe điện đang chạy giữa đường;
c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
5. Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Trên cầu hẹp có một làn xe;
c) Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;
d) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
đ) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;
e) Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.