Tư Mã Ý giỏi chắc chả kém GCL mấy tý, có khi còn có tầm nhìn đại cuộc hơn, điển hình là việc phân tích và nhịn nhục giữ vững ko ra đánh khi bị GCL khích đểu.
Trương Liêu cũng hay, trường đoạn trận Tiêu Diêu khét tiếng trẻ con Đông Ngô ko dám khóc đêm đọc thích.
Riêng Quan ngài thì ở mấy tập đầu em thích, nhưng từ khi được làm quan to kiêu ngạo quá, kiểu như đang giữ Kinh Châu nhưng sẵn sàng mò vào Tây Thục để tí thí với Mã Siêu, mà tội to nhất là vì chửi Tôn Quyền dẫn đến thất thủ Kinh Châu.
Vâng, dù sao Quan Công vẫn là 1 võ tướng mà cụ
Cụ nói về trận Hợp Phì làm em lại rộn rã
Năm 213, Tào Tháo sai ông cùng
Nhạc Tiến và
Lý Điển lĩnh 7000 quân giữ Hợp Phì, giao cho ông một phong thư, nói:
“Khi nào giặc đến hãy mở”.
Năm 215, Tào Tháo dẫn đại quân đi đánh
Trương Lỗ ở
Hán Trung,
Tôn Quyền thừa cơ mang 10 vạn quân đến vây đánh Hợp Phì. Trương Liêu liền mở thư, trong thư nói:
"Khi Tôn Quyền đến, Trương Liêu và Lý Điển ra nghênh chiến, Nhạc Tiến giữ thành, Tiết Đễ không được tham chiến" Các tướng thấy quân Ngô đông hơn nhiều nên sợ hãi không dám tiếp chiến. Ông giận nói:
Thành hay bại là ở trận này. Nếu các người do dự hoài nghi, ta sẽ một mình dẫn quân ra, quyết sống mái với địch! Lý Điển vốn không ưa Trương Liêu, thấy ông nói vậy, cảm động, khảng khái theo ông xuất kích.
Sáng hôm sau Trương Liêu tuyển lựa lấy 800 quân cảm tử, giết
trâu mở tiệc để khích lệ binh sĩ. Trương Liêu cưỡi ngựa đi đầu xông vào trận địch, dũng mãnh liên tiếp đâm chết mấy chục quân địch, chém chết 2 viên tướng. Quân Ngô phản công mãnh liệt, ông rút lui dụ địch, quân Ngô mắc mưu đuổi theo
Qua cầu Tiêu Diêu, quân Ngô bị mai phục, Tôn Quyền hoảng hốt vội bỏ chạy đến cầu thì cầu đã bị cắt đôi. Trương Liêu dẫn 2000 kỵ binh ập đến. May nhờ viên nha tướng chỉ mẹo mới thúc ngựa bay qua cầu. Trận này quân Ngô thiệt hại nặng. Quân Ngụy thu được toàn thắng
Tôn Quyền vây đánh Hợp Phì liên tiếp hơn 10 ngày không hạ được đành lui về. Trương Liêu thấy quân Ngô rút lui bèn bất ngờ dẫn quân ra đánh úp. Các tướng Ngô kinh hoàng,
Cam Ninh và
Lã Mông ra sức chống giữ,
Lăng Thống mới hộ vệ được Tôn Quyền chạy thoát. Thân binh của Tôn Quyền nhiều người bị thương vong. Trận đánh này Trương Liêu chỉ có ít quân mà đánh cho quân Ngô khốn đốn, làm kinh động nước Ngô, người Giang Nam nghe đều khiếp đảm. Trẻ con ở Giang Nam nghe tên Trương Liêu không dám khóc vào ban đêm
[4].
Tào Tháo đánh chiếm Hán Trung xong, vô cùng khâm phục sự dũng cảm của ông, thăng cho làm Chinh đông tướng quân. Đến năm 216, Tào Tháo đi đánh Tôn Quyền, đến Hợp Phì - nơi chiến trường ông từng đánh quân Ngô trước kia, cảm khái hồi lâu rồi tặng thưởng thêm cho ông.