[Funland] Xem Tam quốc diễn nghĩa, có cụ nào thích các nhân vật ngược đời như em?

kienbinh

Xe điện
Biển số
OF-40327
Ngày cấp bằng
11/7/09
Số km
4,219
Động cơ
480,077 Mã lực
SCTV đang chiếu lại bản mới.Cá nhân em thích nhất Tào Tháo,chỉ có Tháo mới xứng làm minh chủ.Tầm nhìn rộng lớn,giỏi mưu lược biết trọng dụng người tài.Trong các tướng em thích Hứa Chử vs Tào Nhân.Tiếc là La Quán Trung dìm hàng Tào Nhân quá đáng :))
 
Biển số
OF-345859
Ngày cấp bằng
8/12/14
Số km
397
Động cơ
274,030 Mã lực
Kính các cụ!
Nhân kênh phim truyện tổng hợp trên VCTV đang phát lại bộ phim TQDN bản cũ, em lại hồi tưởng về tuổi thơ một chút. Truyện Tam quốc DN là một tác phẩm mà em rất mê từ hồi còn nhỏ (những năm 80 của TK trước). Hồi đó chưa có nhiều truyện in như bây giờ, vả lại thời kỳ đó quan hệ VN - TQ đang căng thẳng biên giới trên bộ nên các tác phẩm VH của Khựa cũng vì thế mà rất ít được in. Vì vậy em toàn nghe qua đài TQ phát tiếng Việt vào mỗi buổi tối thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, mỗi buổi chỉ phát có 15'. Và em nghe không sót buổi nào, nghe đi nghe lại cũng vài ba lần và cũng nhớ khá nhiều sự kiện chính trong truyện. Ấy vậy mà em chỉ nghe trên đài thôi chứ chưa một lần đọc trọn bộ TQDN. Sau này có phim thì em cũng xem đi xem lại mấy lần cả bản mới lẫn bản cũ.
Lan man một chút, em đi vào chủ đề chính em định hỏi đây ạ. Số là em thấy rất nhiều người yêu thích Khổng Minh, Quan Vũ, Triệu Vân. Thế nhưng em thì ngược lại, từ hồi bé tý em đã thích nhất là Tào Tháo và Tư Mã Ý và hồi bé ủng hộ 2 vị đó đơn giản chỉ vì là toàn bị thua Khổng Minh. Sau này lớn lên thì em vẫn thích vì theo em 2 vị đó quả thật là văn võ song toàn, có tầm nhìn, biết dùng người tài, có chí lớn bao trùm thiên hạ .v.v. Ngoài ra trong số tướng tá thì em lại thích nhất Trương Liêu (chả hiểu tại làm sao nữa).
Bên phe Lưu Bị thì em ghét nhất là Lưu Bị vì nhân nghĩa giả tạo, nhất là cái đoạn quẳng A Đẩu xuống đất không thể chấp nhận được. Thứ đến là Trương Phi, suốt ngày say xỉn, lỗ mãng. Các nhân vật còn lại như Khổng Minh, Quan Vũ, Triệu Vân tuy em chả thích chả ghét nhưng em luôn cầu mong cho họ thua phe Tào.
Tóm lại là em chỉ thích phe Tào Tháo thôi. Có cụ nào có quan điểm ngược đời như em không ạ? Mời các cụ mê Tam quốc vào mạn đàm tý cho vui, em xin hầu rượu các cụ đây.
cháu thích nhất mã siêu ,triệu tử long, khương duy .
 

thanhgamo

Xe container
Biển số
OF-120503
Ngày cấp bằng
14/11/11
Số km
6,673
Động cơ
451,275 Mã lực
SCTV đang chiếu lại bản mới.Cá nhân em thích nhất Tào Tháo,chỉ có Tháo mới xứng làm minh chủ.Tầm nhìn rộng lớn,giỏi mưu lược biết trọng dụng người tài.Trong các tướng em thích Hứa Chử vs Tào Nhân.Tiếc là La Quán Trung dìm hàng Tào Nhân quá đáng :))
Chiếu vào giờ nào vậy cụ?
 

goldmonkey

Xe container
Biển số
OF-74355
Ngày cấp bằng
1/10/10
Số km
8,637
Động cơ
500,276 Mã lực
Ặc ặc! Cuối năm các cụ định of hội " đào mộ bốc xương" đấy ạ! :D
 

hcmt

Xe điện
Biển số
OF-88730
Ngày cấp bằng
16/3/11
Số km
3,476
Động cơ
437,148 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Kính các cụ!
Nhân kênh phim truyện tổng hợp trên VCTV đang phát lại bộ phim TQDN bản cũ, em lại hồi tưởng về tuổi thơ một chút. Truyện Tam quốc DN là một tác phẩm mà em rất mê từ hồi còn nhỏ (những năm 80 của TK trước). Hồi đó chưa có nhiều truyện in như bây giờ, vả lại thời kỳ đó quan hệ VN - TQ đang căng thẳng biên giới trên bộ nên các tác phẩm VH của Khựa cũng vì thế mà rất ít được in. Vì vậy em toàn nghe qua đài TQ phát tiếng Việt vào mỗi buổi tối thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, mỗi buổi chỉ phát có 15'. Và em nghe không sót buổi nào, nghe đi nghe lại cũng vài ba lần và cũng nhớ khá nhiều sự kiện chính trong truyện. Ấy vậy mà em chỉ nghe trên đài thôi chứ chưa một lần đọc trọn bộ TQDN. Sau này có phim thì em cũng xem đi xem lại mấy lần cả bản mới lẫn bản cũ.
Lan man một chút, em đi vào chủ đề chính em định hỏi đây ạ. Số là em thấy rất nhiều người yêu thích Khổng Minh, Quan Vũ, Triệu Vân. Thế nhưng em thì ngược lại, từ hồi bé tý em đã thích nhất là Tào Tháo và Tư Mã Ý và hồi bé ủng hộ 2 vị đó đơn giản chỉ vì là toàn bị thua Khổng Minh. Sau này lớn lên thì em vẫn thích vì theo em 2 vị đó quả thật là văn võ song toàn, có tầm nhìn, biết dùng người tài, có chí lớn bao trùm thiên hạ .v.v. Ngoài ra trong số tướng tá thì em lại thích nhất Trương Liêu (chả hiểu tại làm sao nữa).
Bên phe Lưu Bị thì em ghét nhất là Lưu Bị vì nhân nghĩa giả tạo, nhất là cái đoạn quẳng A Đẩu xuống đất không thể chấp nhận được. Thứ đến là Trương Phi, suốt ngày say xỉn, lỗ mãng. Các nhân vật còn lại như Khổng Minh, Quan Vũ, Triệu Vân tuy em chả thích chả ghét nhưng em luôn cầu mong cho họ thua phe Tào.
Tóm lại là em chỉ thích phe Tào Tháo thôi. Có cụ nào có quan điểm ngược đời như em không ạ? Mời các cụ mê Tam quốc vào mạn đàm tý cho vui, em xin hầu rượu các cụ đây.
Em đây. Giống cụ hoàn toàn luôn, nhưng ko phải là do Tào tháo thua KM mà do truyện yêu Lưu Bị nhiều quá.
Ngoài Trương Liệu, em rất thích Hứa Chử, vô địch về sức khỏe. Hạ Hầu Đôn vì rất giỏi và tên nghe hay ;)

Tặng cụ chủ:

"Tam Quốc diễn nghĩa" tập trung tô vẽ hình tượng anh hùng các danh tướng Thục Hán. Nhưng trên thực tế, đại tướng Tào Ngụy Trương Liêu mới xứng danh "bách chiến bách thắng".
Theo chính sử Trung Quốc ghi nhận, xét theo phương diện mưu lược, thiện chiến trên sa trường, Trương Liêu chính là "đệ nhất nhân" trong lực lượng Tào Ngụy.
"Tam Quốc Chí" xếp Trương Liêu vào nhóm "ngũ tử lương tướng" của Ngụy, bên cạnh Nhạc Tiến, Vu Cấm, Trương Cáp và Từ Hoảng.
"Tào Ngụy nhiều danh tướng, song người đứng đầu không ai khác ngoài Trương Liêu".
Hậu duệ của "Hán gian"?
Trương Liêu là vị tướng thời Tam Quốc xứng với danh hiệu "bách chiến bách thắng".
Trương Liêu là vị tướng thời Tam Quốc xứng với danh hiệu "bách chiến bách thắng".
Trương Liêu (169 - 222), tự Văn Viễn, người huyện Mã Ấp, Nhạn Môn (nay là Sóc Châu, Sơn Tây, Trung Quốc).
BÀI LIÊN QUAN
Sở hữu Ngọa Long - Phượng Sồ, sao Lưu Bị vẫn "tuột tay" thiên hạ?
Tam Quốc mưu thần: Quách Gia tài cao vượt Gia Cát Lượng?
Quan Vũ chưa từng "được" cầm Thanh Long Yển Nguyệt đao?
Theo "Tam Quốc Chí - Trương Liêu truyện", danh tướng Trương Liêu vốn là hậu duệ của Nhiếp Nhất - một đại gia đất Mã Ấp thời Hán Vũ Đế.
Sử chép rằng, năm đầu Nguyên Quang thời Tây Hán (134 TCN), thương nhân Nhiếp Nhất phụng mệnh Hán Vũ Đế tới gặp Thiền Vu (tộc trưởng) Hung Nô giả đầu hàng, trở thành gián điệp của Hán.
Nhiếp Nhất tự xưng với Hung Nô rằng bản thân có thể giết huyện lệnh Mã Ấp chiếm thành, giúp Hung Nô cướp bóc tài sản. Thiền Vu Hung Nô nghe theo.
Trở về Hán, Nhiếp Nhất dùng thủ cấp của một tội phạm giả làm đầu trưởng sứ Mã Ấp, dẫn dụ quân Hung Nô tiến vào trọng địa.
Hán Vũ Đế điều 5 tướng thống lĩnh 300.000 xa - kỵ - bộ binh mai phục tại Mã Ấp.
Vốn dĩ kế hoạch diễn ra thuận lợi, song Thiền Vu Hung Nô phát hiện trong thành không có bóng người, cho nên sinh lòng nghi ngờ.
Hung Nô tấn công một tiền đồn của Hán, bắt được tù binh, từ đó phát hiện có 300.000 quân phục kích. Quân Hung Nô sau đó rút chạy.
"Kế hoạch Mã Ấp" thất bại hoàn toàn, Nhiếp Nhất chẳng những không được công lao, mà còn trở thành đối tượng bị cả Hán, Hung nghi là "gián điệp của phe địch".
Để tránh tai họa, Nhiếp Nhất phải "thay danh đổi tính", từ đó mang họ Trương.
300 năm sau, danh tướng Tào Ngụy ra đời trong "Trương gia", chính là Trương Liêu.
Trương Liêu trung thành tuyệt đối với Lữ Bố, khiến Tào Tháo ngưỡng mộ và làm mọi cách để thu phục.
Trương Liêu trung thành tuyệt đối với Lữ Bố, khiến Tào Tháo ngưỡng mộ và làm mọi cách để thu phục.
Tuổi trẻ long đong
Thời trẻ, Trương Liêu từng làm chức quận sứ. Con đường sự nghiệp của ông có phần long đong, khi những vị chủ công mà Liêu theo phò tá lần lượt bị tiêu diệt.
Cuối thời Đông Hán, nhờ võ nghệ hơn người, Liêu được Thứ sử Tịnh Châu Đinh Nguyên chiêu mộ về trướng, còn cho dẫn binh về kinh thành Trường An.
Về sau, Trương Liêu được đại tướng quân Hà Tiến phái đi Hà Bắc "chiêu binh mãi mã".
Năm 189, khi Trương Liêu trở về thì thế lực Hà Tiến đã bị tiêu diệt. Liêu gia nhập "biên chế" quân Đổng Trác.
Sau khi Đổng Trác thất bại, Trương Liêu dẫn theo huynh đệ đầu quân cho Lữ Bố, làm chức Kỵ đô úy.
Năm 198, đến lượt Lữ Bố bị Tào Tháo bắt sống tại Hạ Bì.
Trương Liêu vốn trung thành với Lữ Bố. Bố chết, Tào Tháo phải tốn nhiều công sức mới thuyết phục được Trương Liêu về với Ngụy.
Tào Ngụy là "bến đỗ cuối" của danh tướng Trương Liêu.
Chiến công hiển hách
Dưới trướng Tào Tháo, Liêu được làm Trung lang tướng, phong tước Quan Nội Hầu.
Sau này, chiến công của Trương Liêu ngày càng hiển hách, nên được phong làm Bì tướng quân (phó tướng).
Trương Liêu cùng Tào Tháo nam chinh bắc chiến, tham gia thảo phạt Viên Thiệu, bình định Hà Bắc, chiếm Kinh Châu... liên tiếp lập nhiều đại công, trở thành một chân trong "ngũ đại tướng" của Ngụy.
Tào Tháo diệt được Viên Thiệu xong, lại dẫn Trương Liêu theo tới Lê Dương chinh phạt liên quân Viên Đàm - Viên Thượng.
Kết thúc thắng lợi, Liêu được thăng làm Trung Kiên tướng quân.
Sau đó, Trương Liêu tiếp tục tấn công Âm An, theo Tào Tháo đánh Nghiệp Thành, hạ Triệu Quốc, Thường Sơn.
Năm 205, Ngụy tiêu diệt thành công Viên Đàm.
Khi Trương Liêu trở về Nghiệp Thành, Tào Tháo đích thân nghênh đón và ngồi chung xe với Liêu. Trương Liêu được phong làm Đãng Khấu tướng quân.
Tiếp đó, Liêu soái binh tấn công Kinh Châu, đánh bại Lưu Bị, bình định các huyện Giang Hạ, được sắc phong Đô Đình Hầu.
Dưới trướng Tào Tháo, Trương Liêu đã trở thành đại tướng danh tiếng lẫy lừng.
Dưới trướng Tào Tháo, Trương Liêu đã trở thành đại tướng danh tiếng lẫy lừng.
Trương Liêu không chỉ thiện chiến, mà còn được đánh giá là một chiến lược gia tài năng.
Năm Kiến An thứ 20, khi Tào Tháo viễn chinh Viên Thượng, Liêu đã can gián - "Hứa Xương là nơi đô hội trong thiên hạ. Thiên tử (Hán Hiến Đế) đã hùng cứ Hứa Xương.
Nay thừa tướng nghìn dặm bắc phạt, nếu Lưu Biểu phái Lưu Bị đánh lén, bắt giữ Thiên tử để hiệu lệnh bốn phương, thì tình thế rất nguy hiểm".
Quả nhiên, sau khi Tào Tháo bắc chinh, Lưu Bị lập tức xin Lưu Biểu tấn công Hứa Đô. Tiếc là Lưu Biểu không nghe theo Bị.
Việc Lưu Biểu bỏ qua kế hoạch của Lưu Bị giúp Tào Tháo "thoát được kiếp nạn lớn", và cũng thể hiện được tầm nhìn chiến lược của Trương Liêu.
Do bộ tiểu thuyết "Tam Quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung lấy Thục Hán và 3 huynh đệ Lưu - Quan - Trương làm trọng điểm, nên các "cao nhân" của Tào Ngụy hay Đông Ngô thường bị mờ nhạt.
Trên thực tế, trong hơn 20 năm chinh chiến, Trương Liêu được mệnh danh là "bách chiến bách thắng, công thủ song toàn".
Không có tướng nào của Thục Hán làm được như vậy.
Cuộc so tài kinh điển với Tôn Quyền
Trận đánh giữa Ngụy và Ngô tại Hợp Phì được sử sách gọi là "Trương Liêu uy chấn Tiêu Dao Tân".
Trận đánh giữa Ngụy và Ngô tại Hợp Phì được sử sách gọi là "Trương Liêu uy chấn Tiêu Dao Tân".
Trận đánh kinh điển trong cuộc đời binh nghiệp của Trương Liêu là trận chiến Hợp Phì với Tôn Quyền.
Năm 208, sau khi đại bại ở Xích Bích, Tào Tháo phái Trương Liêu, Lý Điển, Nhạc Tiến dẫn quân về đóng ở Hợp Phì.
Tháng 8/215, Tôn Quyền đích thân thống lĩnh 100.000 quân bao vây Hợp Phì, hòng tiêu diệt... 7000 quân Tào Ngụy.
Lúc này, Tào Tháo đang dẫn binh... chinh phạt miền Tây, không thể điều quân cứu Hợp Phì. Tình thế của Trương Liêu cùng ba quân có thể nói là "thập tử nhất sinh".
Trước quân số đông gấp 14 lần của địch, Nhạc Tiến, Lý Điển đã "bó tay", chỉ có Trương Liêu nói - "Nếu ngồi đợi viện binh của Tào công đến nơi, thì quân ta đã bị Đông Ngô tiêu diệt ròi.
Hiện tại, kế sách chỉ có một, đó là chủ động tấn công trong lúc quân Ngô chưa kịp ổn định.
Làm vậy có thể tiêu hao sĩ khí Đông Ngô, làm yên lòng quân, mới thủ được thành".
Ngay trong đêm, Trương Liêu dẫn 800 người đột kích doanh trại Đông Ngô.
"Liêu mặc giáp tiên phong, giết hơn 10 người, trảm 2 tướng".
Trận đánh khiến quân Ngô bị chấn động. Tôn Quyền không kịp trở tay, hơn 10 vạn quân bị dồn về cố thủ tại cao điểm.
Sau Tôn Quyền thấy phe Tào Ngụy lực lượng mỏng manh, mới quay lại dồn vây Trương Liêu.
Trương Liêu tả xung hữu đột, phá được vòng vây. Thấy quân sĩ của Ngụy vẫn còn nguy khốn, Liêu quay trở lại tiền tuyến cứu bộ hạ của mình. Quân đội của Tôn Quyền "không ai dám cản đường".
Cuộc tấn công của Ngụy diễn ra từ đêm đến giữa trưa, quân Ngô nhụt chí. Về sau Tôn Quyền "vây Hợp Phì hơn 10 ngày, không thể công thành, đành phải lui binh".
Tôn Quyền cùng chư tướng lui về đến Tiêu Dao Tân Bắc, không ngờ bị Trương Liêu biết được và dẫn kỵ binh tập kích.
Cam Ninh cùng Lữ Mông vất vả chống đỡ với Liêu, Lăng Thống mới kịp bảo vệ Tôn Quyền thoát vây.
Trận chiến này được lịch sử Trung Quốc đặt tên "Trương Liêu uy chấn Tiêu Dao Tân", là chiến dịch kinh điển mà phần thắng thuộc về phe thiểu số.
Thất bại cay đắng ở Hợp Phì khiến Tôn Quyền "ôm hận cả đời".
Trận chiến Hợp Phì khiến Tôn Quyền khóc hận.
Trận chiến Hợp Phì khiến Tôn Quyền khóc hận.
Nhất đại danh tướng
Sau chiến dịch Hợp Phì, đại công hiển hách của Liêu được Tào Tháo ca ngợi hết lời, phong ông làm Chinh Đông tướng quân.
Về sau, Tháo đi tuần đến chiến trường Hợp Phì cũ, vẫn cảm thán không thôi.
Tào Phi sau này kế vị Tào Tháo, đánh giá Trương Liêu rằng - "Trận Hợp Phì, Liêu - Điển lấy 800 bộ binh phá 10 vạn quân địch. Chuyện binh gia tự cổ, chưa từng nghe tới".
Tào Phi xưng đế, phong Trương Liêu làm Tấn Dương Hầu.
Trương Liêu bệnh, Tào Phi lập tức cho ngự y ngày đêm chữa trị, còn đích thân tới thăm và ban tặng áo gấm.
Năm Hoàng Sơ thứ ba (Ngụy Văn Đế Tào Phi), bệnh Liêu vừa đỡ, quân Đông Ngô đã trở lại. Tôn Quyền dặn dò bộ hạ - "Trương Liêu tuy bệnh nhưng vẫn phải cẩn thận, không để xem thường".
Cùng năm, Trương Liêu ôm bệnh ra trận, cùng Tào Tu phạt Ngô, đánh bại tướng Ngô Lữ Phạm.
Không lâu sau, Trương Liêu bệnh nặng và qua đời tại Giang Đô. Tào Ngụy mất đi chiến tướng lẫy lừng nhất của mình.
Thành tựu cả cuộc đời Trương Liêu vượt qua mọi danh tướng nhà Thục Hán mà người hâm mộ "Tam Quốc diễn nghĩa" biết tới.

http://soha.vn/quoc-te/tao-nguy-de-nhat-danh-tuong-khien-ton-quyen-khoc-han-la-ai-20141221153743866.htm

Đây mới là danh tướng Bác Chiến Bách Thắng trong thời ký Tam quốc các cụ nhé
 

baoquyen13

Xe tải
Biển số
OF-316225
Ngày cấp bằng
17/4/14
Số km
201
Động cơ
293,286 Mã lực
e thích Triệu vân, mã siêu, tôn sách, thái sử từ
 

buidinhphuoc

Xe điện
Biển số
OF-152152
Ngày cấp bằng
9/8/12
Số km
3,772
Động cơ
376,858 Mã lực
Tuổi
63
Nơi ở
Lắc Kon Ku
Em thì ghét nhất bị tào tháo đuổi :))
Bá XPQ còm bên thớt kia: "Cụ nên sắm cái tượng Quan Công, dù sao những lúc như thế, Mạnh Đức cũng nể Vân Trường mà cho được thong thả." :))
 

Bino

Xe điện
Biển số
OF-68687
Ngày cấp bằng
19/7/10
Số km
2,889
Động cơ
459,265 Mã lực
Nơi ở
Nhà
Kính các cụ!
Ngoài ra trong số tướng tá thì em lại thích nhất Trương Liêu (chả hiểu tại làm sao nữa).
Bên phe Lưu Bị thì em ghét nhất là Lưu Bị vì nhân nghĩa giả tạo, nhất là cái đoạn quẳng A Đẩu xuống đất không thể chấp nhận được. Thứ đến là Trương Phi, suốt ngày say xỉn, lỗ mãng. Các nhân vật còn lại như Khổng Minh, Quan Vũ, Triệu Vân tuy em chả thích chả ghét nhưng em luôn cầu mong cho họ thua phe Tào.
Tóm lại là em chỉ thích phe Tào Tháo thôi. Có cụ nào có quan điểm ngược đời như em không ạ? Mời các cụ mê Tam quốc vào mạn đàm tý cho vui, em xin hầu rượu các cụ đây.
Em thấy cụ giống hệt em. Đúng là em thích nhất nhân vật Tào Tháo và ghét nhất Lưu Bị.
Tướng của Tào Tháo em giống cụ, thích nhất Trương Liêu, nhất là đoạn Văn Viễn cùng Lý Điển và Nhạc Tiến mấy lần đánh quân của Tôn Quyền ở Hợp Phì lên bờ xuống ruộng. Mà Tào Tháo chỉ cho có 7000 quân cùng 1 phong thư ghi "Khi nào giặc đến mới mở". Trận này Trương Liêu đánh tan 10 vạn quân Đông Ngô. Dân Đông ngô sợ đến nỗi có câu: "Trẻ con ở Đông Ngô nghe nhắc tên Trương Liêu ban đêm không dám khóc"

Tướng thứ 2 của Tào Tháo là Hứa Chử, nhất là đoạn Hứa Chử đánh nhau với Mã Siêu.

Về Quân sư của Tào Tháo em khác cụ, ko thích Tư Mã Ý (có lẽ vì em ghét Tư Mã Chiêu, con TMY), em thích nhất là Quách Gia, mỗi tội ông này chết trẻ quá (38 tuổi thì phải) và xuất hiện rất ít trong Tam Quốc.
 

Bino

Xe điện
Biển số
OF-68687
Ngày cấp bằng
19/7/10
Số km
2,889
Động cơ
459,265 Mã lực
Nơi ở
Nhà
SCTV đang chiếu lại bản mới.Cá nhân em thích nhất Tào Tháo,chỉ có Tháo mới xứng làm minh chủ.Tầm nhìn rộng lớn,giỏi mưu lược biết trọng dụng người tài.Trong các tướng em thích Hứa Chử vs Tào Nhân.Tiếc là La Quán Trung dìm hàng Tào Nhân quá đáng :))
Đúng là La Quán Trung dìm hàng Tào Nhân thật, mô tả Tào Nhân như là tướng phụ, đánh toàn thua và không có võ công. Ngược lại trong 2 tập của Bộ Tào Tháo (truyên) thì Tào Nhân được mô tả như là một đại tướng lẫy lừng, sức khoẻ như Quan Công và mưu lược như Chu Du. Trong phim cũng mô tả Tào Nhân như vậy.

Một nhân vật nữa bị La Quán Trung dìm hàng là Hạ Hầu Uyên. Trên thực tế Hà Hầu Uyên cũng rất mưu lược và là một tướng tài, đã từng đánh cho Mã Siêu suýt chết và phải chạy sang Hán Trung với Trương Lỗ. Sau đó Hạ Hầu Uyên kéo tiếp quân sang đánh bại Trương Lỗ. Hạ Hầu Uyên chết vì khinh thường Hoàng Trung và không nghe lời Trương Cáp (đoạn này của La Quán Trung mô tả nên em không tin lắm).
 

moongket

Xe điện
Biển số
OF-49326
Ngày cấp bằng
23/10/09
Số km
3,267
Động cơ
909,766 Mã lực
Quách Gia mà không đoản thọ chết sớm thì có lẽ vận mệnh đã không chia thế chân vạc, theo ngu ý của em thì là vậy ah. Trong Tam Quốc thì hình như Quách Phụng Hiểu này chưa đưa ra kế sách gì sai cả
kế đánh kho lương của Viên Thiệu
giúp Tào Tháo 7 vạn quân đánh thắng 70 vạn quân không của Quách gia thì của ai hả cụ
tiếc cho Quách gia mất sớm @};-
 

moongket

Xe điện
Biển số
OF-49326
Ngày cấp bằng
23/10/09
Số km
3,267
Động cơ
909,766 Mã lực
Vừa giỏi vừa có nhân cách thì có Từ Thứ, có nhân vật cực giỏi nữa mà ngay cả Khổng Minh cũng không ngờ và chắc cũng không làm gì được đó là Lục Tốn bên Đông Ngô.
Lục tốn thì bị gia cát lượng tính trước cả chụp năm giăng bẫy vào trận đồ bát quái còn gì nữa cụ
gia cát lượng không tốn 1 binh sĩ nào mà đẩy lùi được 10 vạn quân Ngô của Lục Tốn còn gì 8->
 

fordeverest2012

Xe điện
Biển số
OF-137063
Ngày cấp bằng
3/4/12
Số km
2,230
Động cơ
387,370 Mã lực
Em xem Tam Quốc kết nhất có mỗi Điêu Thuyền :))
 

super_driver

Xe tăng
Biển số
OF-164199
Ngày cấp bằng
29/10/12
Số km
1,491
Động cơ
359,470 Mã lực
Em thấy cụ giống hệt em. Đúng là em thích nhất nhân vật Tào Tháo và ghét nhất Lưu Bị.
Tướng của Tào Tháo em giống cụ, thích nhất Trương Liêu, nhất là đoạn Văn Viễn cùng Lý Điển và Nhạc Tiến mấy lần đánh quân của Tôn Quyền ở Hợp Phì lên bờ xuống ruộng. Mà Tào Tháo chỉ cho có 7000 quân cùng 1 phong thư ghi "Khi nào giặc đến mới mở". Trận này Trương Liêu đánh tan 10 vạn quân Đông Ngô. Dân Đông ngô sợ đến nỗi có câu: "Trẻ con ở Đông Ngô nghe nhắc tên Trương Liêu ban đêm không dám khóc"

Tướng thứ 2 của Tào Tháo là Hứa Chử, nhất là đoạn Hứa Chử đánh nhau với Mã Siêu.

Về Quân sư của Tào Tháo em khác cụ, ko thích Tư Mã Ý (có lẽ vì em ghét Tư Mã Chiêu, con TMY), em thích nhất là Quách Gia, mỗi tội ông này chết trẻ quá (38 tuổi thì phải) và xuất hiện rất ít trong Tam Quốc.
Quách Gia- Quách Phụng Hiếu là 1 mưu sĩ có tài, cực giỏi nhưng đáng tiếc chết sớm. Nhân vật đc rất nhiều ng yêu thích cụ ạ :).
 

beomap2

Xe container
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
9,819
Động cơ
455,212 Mã lực
Lục tốn thì bị gia cát lượng tính trước cả chụp năm giăng bẫy vào trận đồ bát quái còn gì nữa cụ
gia cát lượng không tốn 1 binh sĩ nào mà đẩy lùi được 10 vạn quân Ngô của Lục Tốn còn gì 8->

Cái vụ trận đồ bát quái bằng đá là bố La Quan Trung chém gió thôi. Khổng Minh mà biết Lục Tốn trước cả chục năm thì đố dám cho Quan Công giữ Kinh Châu. Lục Tốn lúc lấy được Kinh Châu còn rất trẻ, ngay cả Khổng Minh cũng không biết trước được.
 

tuctuc2010

Xe điện
Biển số
OF-60773
Ngày cấp bằng
3/4/10
Số km
3,696
Động cơ
474,597 Mã lực
Nơi ở
Trên từng cây số
Cụ lói phét, cụ mà thích tào tháo trừ phi cụ đến tuổi tri thiên mệnh cụ mới cảm nhận được điều này,
Còn tiểu thuyết mô tả Tào Tháo là kẻ gian ác, trí trá, giết người nhân đức, hãm hại nhân dân, ức hiếp bề trên, cướp ngôi nhà Hán, Tào Tháo có thắng trận nào đó chẳng qua dùng mưu hèn kế bẩn, một đứa bé không thể thích nhân vật đó được
Em thề với cụ là em không nói phét, yêu ghét ở đây chỉ là cảm tính thôi cụ ạ, vì em thấy thương các anh ý hay bị thua anh Minh, thế thôi cụ ạ :D
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top