Xe Tank USA & Russia

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
838
Động cơ
401,930 Mã lực
Continuously Variable Transmission :
Hình như là một motor thủy lực thay đổi góc nghiêng thì phải:)):)) Góc nghiêng thay đổi vô cấp nên tốc độ xe thay đổi liên tục không ngắt quãng, không dậm giật.
 
Chỉnh sửa cuối:

Tom80

Xe tăng
Biển số
OF-72542
Ngày cấp bằng
10/9/10
Số km
1,069
Động cơ
420,123 Mã lực
2/ Tank nhẹ (light tank)
T-18 hay còn gọi là MS-1, Russian: Maliy Soprovozhdeniya-Perviy, 'First Small Support Vehicle' đây là chiếc tank đầu tiên do ngưòi Nga tự thiết kế (giáo sư V. Zaslavsky ). Sử dung dộng cơ copy từ động cơ 35 mã lực của xe taỉ Fiat 15 ter . Nó đuocj sản xuất trong khoảng thơì gian từ 1928 đến 1931. Đã có tổng cộng 960 chiếc tank này đuocj sản xuất. Tuy chiếc xe còn rất nhiều khuyết điểm song nó lại mở đầu cho kỷ nguyên xe tăng cuả 1 cưòng quốc


Thông số cơ bản
Crew 2
Length 4.38 m (14 ft)
Width 1.76 m (6 ft)
Height 2.10 m (7 ft)
Weight 5.9 tonnes
Armour and armament
Armour 16 mm
Main armament 37mm Model 28
Secondary armament Fyodorov machine gun
Mobility
Power plant T-18
35 hp (26 kW)
Suspension vertically sprung
Road speed 17 km/h (10 mph)
Power/weight 3 hp/tonne
Range 50 km (31 mi)
Em được lái con này rồi.
 

Tom80

Xe tăng
Biển số
OF-72542
Ngày cấp bằng
10/9/10
Số km
1,069
Động cơ
420,123 Mã lực
Tăng Đức bao h cũng có giáp cực ngon .. thấy bảo e lơ cơ téc đời mới có giáp tương đương thép đặc dầy 2 mét thì phải ..
Em biết có con Leo 1 đời đầu, giáp giấy cụ ạ, ném đá cũng thủng.
Tank Đức nổi tiếng với nòng pháo bắn chính xác, điển hình là em Panther, em này đi trước đối thủ khoảng 10 năm.
Tối nào em cũng lượn vài vòng trên mấy em tank "WOT" nên cũng biết 1 chút về tank WWII ạ.
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,729
Động cơ
661,245 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Test nội bộ rồi này:

[video=youtube;qL8y8lTjFSQ]http://www.youtube.com/watch?v=qL8y8lTjFSQ[/video]

Vnexpress Thứ ba, 13/8/2013 10:12 GMT+7

Quân đội Nga hôm qua bắt đầu cuộc đua xe tăng với sự tham gia của xe tăng T-72 và xe tăng của các nước thuộc Liên Xô cũ gồm Armenia, Belarus và Kazakhstan. Luật đua của các xe tăng rất rõ ràng, quãng đường dài 20 km và mỗi lỗi sai sẽ bị phạt lùi lại 0,5 km.

Giải đua pha trộn giữa chiến tranh và thể thao đầu tiên trên thế giới bắt đầu từ ngày 12-17/8. Các quan chức quân đội Nga tỏ ra thích thú với mô hình cuộc đua này và đã ngỏ lời mời Bộ Quốc phòng Mỹ tham dự.

Trung tướng Ivan Buvaltsev, chỉ huy bộ phận chuẩn bị chiến đấu trong quân đội Nga, cho biết đây không chỉ đơn giản là một cuộc thi.

"Những người theo dõi cuộc đua sẽ thấy đây không phải là màn trình diễn thông thường mà là một cuộc thi thực sự, giữa những người đàn ông đích thực, trên những chiếc xe tăng đầy uy lực", ông Buvaltsev nói.

Vũ Hà (Video: Reuters)
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Về số lượng và biến thể, có thể nói không xe tank quốc gia nào vượt được xe tăng Nga

Ucraina hiện đại hóa gần 80 “Huyền thoại tăng” T-64BM Bulat


Thứ bảy 31/12/2011 10:22
(GDVN) - Kể từ năm 2005 đến nay, Bộ quốc phòng Ucraina đã có kế hoạch hiện đại hóa gần 80 chiếc “Huyền thoại tăng” T-64BM Bulat

Chương trình nâng cấp các xe tăng chiến đấu chủ lực này của Ucraina nhằm nâng cao sức mạnh chiến đấu của lực lượng tăng thiết giáp Ukraine trong khi vẫn tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ cho ngân sách.

“Huyền thoại tăng” T-64BM Bulat
Các nâng cấp của “Huyền thoại tăng” T-64BM Bulat bao gồm: trang bị giáp cảm ứng nổ Kontakt-5, pháo chính cải tiến tích hợp phóng tên lửa chống tăng 9K120 Refleks, hệ thống kiểm soát bắn 1A45 Irtysh, kính ngắm toàn cảnh TKN-4S cho chỉ huy, kính ngắm tích hợp ngày/đêm cho pháo thủ TPN-4E Buran-E, hệ thống ngắm bắn PZU-7 cải tiến cho súng máy phòng không 12,7mm, động cơ mới 6TDF 1.000 mã lực (735 kW).

Tính từ năm 2005 đến nay, đã có 76 xe tăng T-64BM Bulat được hiện đại hóa trong đó, năm 2005-17 chiếc, 2006-19 chiếc, 2007-10 chiếc, 2008-10 chiếc, 2009-0, 2010-10 chiếc, 2011-10 chiếc. Tất cả các xe tăng sau khi nâng cấp được đưa vào phục vụ trong các lữ đoàn tăng thiết giáp của Ucraina. Dự kiến đến giữa năm 2012, nước này sẽ hiện đại hóa thêm 9 chiếc T-64BM Bulat nữa.


T-64BM Bulat (còn có tên T-64U) do Ukraina phát triển trên cơ sở hiện đại hóa xe tăng T-64 nổi tiếng của Liên Xô và là biến thể mới nhất của họ tăng T-64.

Xe tăng Bulat có trọng lượng 45 tấn, được trang bị vỏ giáp tiên tiến tương đương các loại xe tăng hiện đại, giáp phản ứng Nozh, hệ thống phòng vệ tích cực Varta, hệ thống điều khiển hỏa lực 1A45 Irtysh động cơ diesel đa nhiên liệu 850 mã lực 5TDFM, có thể chạy với tốc độ 70 km/h, cự ly hành trình 385 km.

Vũ khí trên xe gồm pháo nòng trơn 125 mm với máy nạp đạn tự động, các tên lửa có điều khiển bắn qua nòng pháo 9K120 Refleks (AT-11 Sniper), 1 súng máy phòng không 12,7 mm và 1 súng máy đồng trục 7,62.

T-64 một thời là niềm tự hào của lực lượng tăng thiết giáp Liên Xô, là loại tăng hiện đại nhất trong nửa cuối những năm 1960 và đầu 1970.

Dưới đây là một số hình ảnh cận cảnh việc hiện đại hóa “Huyền thoại tăng” T-64BM Bulat











Ukraine chào bán tăng T-64BM Bulat cho Indonesia
1:23 AM, 30/11/2011, Views: 6507 | By

VietnamDefence - Hãng xuất khẩu vũ khí Ukrspecexport (Ukraine) chào bán cho Indonesia xe tăng chủ lực T-64BM Bulat với đơn giá không quá 2,5 triệu USD.

T-64BM Bulat
Ukrspecexport đưa ra đề nghị trên sau khi Indonesia có kế hoạch mua tăng chủ lực từ châu Âu.

Phát biểu tại cuộc gặp ở khách sạn Aryaduta Tempo hôm 28.11, Trưởng Phòng bán hàng khu vực Đông Nam Á của Ukrspecexport Iurii Volovych nói rằng, nếu được chấp thuận, Ukraine sẵn sàng chuyển giao công nghệ cho Indonesia.

Ông Volovych cho rằng, xe tăng Bulat là lựa chọn hoàn hảo cho khu vực nhiệt đới của Indonesia. Về giá cả, ông Volovych cho hay, giá tăng Bulat sẽ không quá 2,5 triệu USD/chiếc.

Hiện quân đội Indonesia đang xem xét các phương án mua xe tăng từ châu Âu. Chính phủ Indonesia dường như muốn mua xe tăng Leopard của Đức đã qua sử dụng.

T-64BM Bulat (còn có tên T-64U) do Ukraine phát triển trên cơ sở hiện đại hóa xe tăng T-64 nổi tiếng của Liên Xô và là biến thể mới nhất của họ tăng T-64.

Xe tăng Bulat có trọng lượng 45 tấn, được trang bị vỏ giáp tiên tiến tương đương các loại xe tăng hiện đại, giáp phản ứng Nozh, hệ thống phòng vệ tích cực Varta, hệ thống điều khiển hỏa lực 1A45 Irtysh động cơ diesel đa nhiên liệu 850 mã lực 5TDFM, có thể chạy với tốc độ 70 km/h, cự ly hành trình 385 km.

Vũ khí trên xe gồm pháo nòng trơn 125 mm với máy nạp đạn tự động, các tên lửa có điều khiển bắn qua nòng pháo 9K120 Refleks (AT-11 Sniper), 1 súng máy phòng không 12,7 mm và 1 súng máy đồng trục 7,62.

Hiện chỉ có quân đội Ukraine được trang bị một số ít T-64BM Bulat.

Nga hiện đại hóa T-62 Kharkov

(ĐVO) - Xe tăng T-62 Kharkov đang được Nga lên kế hoạch nâng cấp khả năng tác chiến với sức mạng vũ khí tối tân thách thức vũ khí diệt tăng
T-62 Kharkov được nâng cấp với vũ khí tối tân Vào những năm 90 các chuyên gia quân sự khi đánh giá xe tăng T-62 đã nhận định rằng rất nhiều nước trên thế giới muốn nâng cấp cỗ máy chiến đấu này của họ. Vì vậy một số văn phòng thiết kế đã phát triển gói hiện đại hóa T-62, sẽ thực hiện dự án ở Omsk Nga, người Kharkov cũng cung cấp phiên bản cải tiến của mình để cải thiện hiệu suất T-62.
Sử dụng động cơ 5TDF 700 mã lực cùng hộp truyền động đồng trục Người ta cho rằng việc hiện đại hóa T-62 sẽ được thực hiện theo 3 hướng. Để cải thiện tính năng cơ động đã sử dụng động cơ 5TDF 700 mã lực cùng hộp truyền động đồng trục. Kết quả tốc độ tối đa của T-62 lên đến 60 km/h, tốc độ trung bình trên đường đất lên đến 40 km/h, phạm vi di chuyển lên đến 500 km.
Trang bị giáp phản ứng nổ, bổ sung giáp phía trước thân và tháp pháo Để tăng cường khả năng tự bảo vệ T-62 được bổ sung thêm các tấm giáp trên phần phía trước của thân và tháp pháo, ngoài ra còn được trang bị giáp phản ứng nổ. Do đó T-62 có thể chống lại đạn xuyên giáp gấp 1,8 lần, chống đạn tích nổ gấp 2,5-3 lần.
Ngoài ra, một cải tiến đáng kể nữa đó là hệ thống điều khiển hỏa lực và vũ khí. T-62 được lên kế hoạch đặt kính tiềm vọng quan sát ngày đêm kết hợp máy đo khoảng cách bằng laser. Nhìn đêm được thực hiện bằng kính ngắm với bộ chuyển đổi quang-điện.
T-62 được lắp kính ngắm chuyển đổi quang-điện, máy đo khoảng cách bằng laser Việc hiện đại hóa khoang chiến đấu được thực hiện bằng cách lắp đặt súng BAF-3 125mm và súng KBA-101 120mm. Khi đó phạm vi phát hiện mục tiêu tăng gấp 1,7 lần kể cả vào ban đêm. Súng máy tự động 7,62 mm được gắn trên tháp pháo, tổng số đạn pháo có thể mang theo là 40 quả.Việc hiện đại hóa sẽ làm trọng lượng T-62 tăng lên đến 39,5 tấn.
Thiết kế của T-62 Kharkov Rất tiếc, khác với T-54/55 đã được nâng cấp ở một số quốc gia, T-62 chỉ được nâng cấp ở Bắc Triều Tiên nhưng không có sự giúp đỡ của bên ngoài. Các đơn đặt hàng lớn dự kiến sẽ ​​từ Ai Cập cũng như một số nước châu Phi.


Tăng sức mạnh cho xe tăng T-62 của Việt Nam

Tương tự xe tăng T-54/55, nhiều nước trên thế giới cũng phát triển các biến thể nâng cấp T-62 để đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại.

Hiện nay, T-62 được xem là loại xe tăng chiến đấu chủ lực mạnh nhất của lực lượng tăng - thiết giáp Việt Nam. So với T-55, T-62 có hỏa lực tăng từ 10-20%, khả năng bảo vệ tăng 5-15%.
Tuy nhiên, được sản xuất theo công nghệ từ những năm 1960, cũng giống như T-54/55, T-62 đã khá lỗi thời, lạc hậu trên thế giới cả về giáp bảo vệ và hỏa lực.
Tương tự T-54/55, một số nước trên thế giới đã phát triển chương trình hiện đại hóa, nâng cao sức mạnh T-62, giúp nó tương đương hoặc tiến gần tới "san bằng" khoảng cách so với dòng tăng hiện đại.
Nhưng gói nâng cấp này có thể phù hợp ở mức nào đó nếu Việt Nam muốn nâng sức mạnh cho T-62.
Dưới đây là các chương trình nâng cấp xe tăng T-62 nổi bật:

T-62M
Năm 1983, "cha đẻ" của dòng xe tăng T-62 (Liên Xô) đã đưa ra chương trình nâng cấp hiện đại hóa sâu rộng mang tên T-62M. Tập trung chủ yếu vào việc cải tiến khả năng cơ động và hệ thống bảo vệ của xe tăng.
Theo đó, xe được trang bị thêm giáp bổ sung BBD bao gồm các tấm Glacis hình bán nguyện ở hai bên tháp pháo. Bổ sung các tấm giáp dưới sàn xe để tăng khả năng chống mìn.

Xe tăng chiến đấu T-62M của Quân đội Afghanistan.
Về mặt hỏa lực, T-62M vẫn giữ nguyên pháo 2A20 115mm nhưng được tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng dẫn đường bằng laser bán chủ động 9K116-2 Sheksna với kính ngắm 1K13-BOM (quan sát cả hai chế độ ban ngày và bên đêm).

Với loại tên lửa này, sức mạnh của T-62M tăng đáng kể, có thể tiêu diệt mục tiêu ở tầm 4.00m với độ chính xác cao.
T-62M trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực Volna với hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu bằng lade KTD-2, máy tính đường đạn BV-62. Pháo thủ và trưởng xe được hỗ trợ hệ thống quan sát mới TShSM-41U.
Xe tăng lắp động cơ diesel V-55U công suất 620 mã lực khỏe hơn.
Gói nâng cấp T-62M có giá khá "mềm", khoảng 800.000 USD. Tuy nhiên, hệ thống phòng vệ của xe vẫn được coi là khó kháng cự nổi so với vũ khí chống tăng hiện đại.
Sau này, gói nâng cấp khác dựa trên T-62M là T-62MV xuất hiện với giáp phản ứng nổ Kontak-1 trên tháp pháo, mặt trước thân và sườn xe tăng khả năng bảo vệ hơn.

Gói nâng cấp xe tăng T-62MV với kiểu giáp mới tăng khả năng chống đạn xuyên giáp.
T-62AGM
T-62AGM là gói nâng cấp dành cho xe tăng T-62 nhưng dùng phương án tương tự gói nâng cấp T-55AGM dành cho dòng T-54/55 do Cục thiết kế Kharkiv Morozov Ukraine thực hiện.
Gói nâng cấp T-62AGM cải tiến mạnh về hệ thống hỏa lực với pháo nòng trơn KBM1 125mm kết hợp hệ thống nạp đạn tự động. Pháo được tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng có điều khiển qua nòng cho phép tiêu diệt mục tiêu tầm 5.000m. Thậm chí, tên lửa có thể bắn hạ trực thăng bay thấp.
Trên tháp pháo lắp giá điều khiển vũ khí tự động lắp súng máy phòng không 12,7mm. Với giá điều khiển này, pháo thủ có thể điều khiển bắn từ trong xe mà không cần mà chui ra ngoài.
Về hệ thống giáp bảo vệ, T-62AGM trang bị giáp phản ứng nổ (ERA), hệ thống gây nhiễu điện tử. T-62AGM trang bị động cơ diesel đa nhiên liệu 5TDFM công suất 850 mã lực.
Theo nhà sản xuất, sau nâng cấp T-62AGM có sức tấn công và phòng thủ gần tương đương với loại T-80. Đây có thể nói là một trong những gói nâng cấp tốt nhất, hoàn thiện nhất cho xe tăng T-62. Tuy nhiên, cái giá của nó cũng không hề rẻ, lên tới 2 triệu USD.

Xe tăng chiến đấu T-62AGM với bộ giáp và pháo mới.
T-62AG
Đề phòng trường hợp khách hàng "khó nhai" biến thể nâng cấp đắt đỏ T-62AGM. Kharkiv Morozov đã đưa ra gói nâng cấp rẻ hơn, T-62AG lược bỏ bớt một số tính năng, nhưng vẫn đảm bảo sức chiến đấu cao, tính bảo vệ tốt.
T-62AG trang bị pháo nòng trơn KBM-1 125mm (hoặc KBM-2 120mm) được tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng dẫn đường bằng lade qua nòng. Tuy nhiên, pháo chính không có hệ thống nạp đạn tự động. Đây là điểm lược bỏ so với T-62AGM để giảm chi phí.
Hệ thống điều khiển hỏa lực trên xe tăng trang bị máy tính đường đạn và hệ thống chỉ thị mục tiêu bằng lade (hỗ trợ cho tên lửa chống tăng).
Ngoài pháo chính, trên tháp pháo được trang bị súng máy phòng không 12,7mm nhưng không thể điều khiển tự động từ trong xe như T-62AGM.
Về hệ thống bảo vệ, T-62AG trang bị giáp phản ứng nổ Nozh thế hệ thứ 3 ở mặt trước thân, tháp pháo. Ngoài ra, có thể lắp đặt hệ thống phòng vệ chủ động Varta đối phó với tên lửa chống tăng dẫn đường qua dây hoặc dẫn đường vô tuyến.
T-62AG trang bị động cơ diesel đa nhiên liệu 5TDF công suất 700 mã lực, yếu hơn so với T-62AGM.
Tuy có lược bỏ bớt một vài tính năng, nhưng nhìn chung T-62AG khá mạnh với giá "mềm" hơn. Đây có thể là gói nâng cấp phù hợp cho xe tăng T-62 của Việt Nam.


http://danviet.vn/tang-suc-manh-cho-xe-tang-t62-cua-viet-nam/143007p1c32.htm
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nga thanh lý gần 1.000 tăng T-62
> Nga tập trận cực lớn tại Địa Trung Hải
TPO – Cuộc “thanh lọc” bắt đầu tiến hành từ tháng 1. Khoảng hơn 900 xe tăng T-62 lỗi thời sẽ được rút ra khỏi hệ thống khí tài quân sự của quân đội Liên bang Nga.

T-62 của Nga tại chiến trường Afghanistan. Ảnh: Interfax
Báo Izvestia dẫn nguồn từ Tổng cục quản lý xe bọc thép thuộc Bộ Quốc phòng Nga ngày 3-1-2013 cho biết, sắc lệnh rút các xe tăng lỗi thời T-62 ra khỏi hệ thống khí tài quân sự Nga được ký từ năm 2011, thời điểm ông Anatoly Serdyukov vẫn giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng. Cũng theo Izvestia, hiện trong các lực lượng vũ trang Nga còn khoảng hơn 900 xe tăng T-62.
Theo kế hoạch, tất cả số xe tăng này được chuyển giao cho Công ty Spetsremont thuộc tổ hợp quốc phòng Oboronservis. Tổ hợp quốc phòng có trách nhiệm xử lý số thiết bị lạc hậu.
Sau khi tháo dỡ xe tăng, các phụ tùng dự trữ gồm cả động cơ, hộp truyền lực và bộ mô-men xoắn sẽ được chuyển đến kho bảo quản.


Dự kiến, những bộ phận này có thể được xuất khẩu ra nước ngoài, ưu tiên các nước đang sử dụng xe tăng T-62 do Nga sản xuất. T-62 là thế hệ kế tiếp của xe tăng T-54/55 do Liên Xô nghiên cứu sản xuất, được đưa vào sản xuất hàng loạt năm 1961 và duy trì cho tới năm 1975. T-62 nhanh chóng chiếm vị trí của cho T-54 và trở thành loại tăng chủ lực MBT tiêu chuẩn của lực lượng Tăng thiết giáp và Bộ binh cơ giới Liên Xô.
Tuy nhiên, vào khoảng thập niên 80, T-62 trở nên lạc hậu và được thay thế bằng thế hệ tăng T-64, T-72, T-80 tiên tiến hơn.

Nhận diện tăng T-62
Tăng hạng trung T-62 là xe tăng bánh xích với 5 bánh dẫn động mỗi bên, 3 bánh đầu lắp sát nhau còn bánh thứ 3,thứ 4 và thứ 5 thì cách xa nhau khá rõ. Bách xích dẫn hướng nằm phía cuối còn bánh tĩnh thì nằm phía đầu xe. Xe T-62 không có bánh quay xích.
Giống T-54/55, tháp pháo có hình tròn, được lắp ở khoảng trên bánh xích thứ 3, nhưng được đúc láng hơn và tròn hơn tiền bối T-54/55, nên tháp pháo của T-62 có vẻ giống với T-64 và T-72 nhiều hơn. Tháp chỉ huy nằm phía bên trái, đúc liền vào thân chứ không nối bằng đinh tán. Nắp của pháo thủ nằm bên phải.
Vũ khí
T-62 được trang bị súng nòng trơn 115mm mẫu 2A20, có khả năng bắn tên lửa chống tăng ATGM. Pháo của T-62 có nòng dài hơn và lớn hơn nòng pháo 100mm của T-54/55. Thiết bị bore evacuator (có chức năng ngăn hơi thuốc bay ngược lại khoang lái) nằm ở khoảng 2/3 thân súng tính từ tháp pháo. Thêm vào đó là một khẩu súng máy đồng trục 7,62mm cùng 1 đại liên 12,7mm phòng không bắn độc lập, thuộc quyền sử dụng của pháo thủ.
Khẩu pháo 115mm nòng trơn là sự cải tiến có ý nghĩa nhất của T-62 so với tiền bối T-54/55. Khẩu này có khả năng bắn loại đạn xuyên giáp sử dụng thanh xuyên có cánh định hướng gắn cố định, sơ tốc đầu nòng cao vào khoảng 1,6 km/s. Loại đạn này có đạn đạo rất ổn định nên tầm hiệu quả tối đa vào khoảng 1,6 km.
Cơ số đạn tiêu chuẩn của T-62 gồm 40 quả đạn, trong đó có 12 đạn HVAPFSDS xuyên giáp, 6 đạn nổ HEAT và 22 đạn nổ HE. T-62 còn có bộ phận hất vỏ đạn ra theo 1 đường rãnh thoát nằm cuối tháp pháo. Tốc độ bắn có thể đạt đến 3-5 viên/phút.
Nhược điểm
Tuy nhiên, T-62 mắc phải điểm yếu chung của dòng họ T: thiết bị điều khiển pháo không được tinh vi, góc hạ nòng súng thấp, khoang điều khiển chật hẹp.
Hệ thống tự động hất vỏ đạn cũng gây nên sự rò rỉ ngược khí carbonic và gây thương tổn vật lý khi vỏ đạn văng ra khỏi nòng cho thành viên tổ lái, thêm vào đó, lỗ hất vỏ đạn là một khe hở chết người của hệ thống NBC.
Mỗi khi bắn, khẩu pháo phải nằm đúng vị trí khe hất vỏ đạn, đồng thời tháp pháo cũng không thể quay khi đang thao tác nạp đạn. Mặc dù xa trưởng có khả năng chiếm quyền của pháo thủ và quay tháp pháo nhưng pháo thủ không thể bắn từ vị trí chỉ huy vì không có tầm quan sát.
Việc quay tháp pháo bằng tay gây khó khăn rất nhiều cho việc tác xạ khi di chuyển và tốc độ bắn liên tiếp bị hạn chế.


Vì sao thế giới đổ xô mua tăng T-72?

(Soha.vn) - Khiến M60A3 Patton và Leopard I trở thành “đồ bỏ”, ngay từ khi nó ra đời, T-72 thực sự là “ông vua” trên chiến trường những năm cuối thế kỷ XX.

40 năm kể từ ngày được đưa vào trang bị (7 tháng 8 năm 1973), xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 đã được công nhận là xe tăng tốt nhất trong vòng 25 năm cuối của thế kỷ XX và được liệt vào Sách kỷ lục Guinness như là xe tăng phổ biến nhất hiện nay.
T-72 là một sự kết hợp hài hòa giữa "giá cả-chất lượng" và được hiện đại hóa sâu sắc. T-72 là xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ ba duy nhất của Liên Xô, và đã được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới sau 5 năm phục vụ trong quân đội Xô Viết. T-72 và các biến thể sửa đổi của nó đã và đang phục vụ trong quân đội của hơn 40 quốc gia trên thế giới.

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72.

T-72 được thiết kế chế tạo bởi các chuyên gia của Văn phòng thiết kế chế tạo máy Ural, hiện nay là Tập đoàn nghiên cứu và sản xuất Uralvagonzavod. Vào cuối những năm 1960 - đầu những năm 1970, Ural cùng với hai công ty khác là Kharkov và Kirov được Bộ quốc phòng Xô Viết giao nhiệm vụ phát triển loại xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới có sự kết hợp hỏa lực và giáp bảo vệ cùng với khả năng cơ động cao. Kết quả là, quân đội đã nhận được ba xe tăng T-72, T-64 và T-80, tất cả đều được cho là đáp ứng các yêu cầu của chiến tranh hiện đại, và đều có thể được cải tiến để ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn. Cả ba loại xe tăng đều được khẳng định là xe tăng chiến đấu chủ lực của quân đội Liên Xô.
Trong những năm 1979-1986, các cuộc thử nghiệm đã được tiến hành rộng rãi tại các khu vực khác nhau của đất nước Liên Xô và trong các điều kiện vận hành khắc nghiệt nhất để xác định các đặc tính hiệu suất của xe tăng. Khi so sánh giữa T-64 và T-72, người ta thấy rằng T-72 có động cơ và khung gầm đáng tin cậy hơn, đồng thời có nhiều đặc tính vượt trội so với T-64.
T-80 thì cơ động hơn, đặc biệt là có thể phát triển tốc độ kinh hoàng trên mặt đường phẳng. Song khi di chuyển trên địa hình đồi núi, T-72 mới là loại xe tăng chiến đấu cơ động nhất. Ngoài ra, hệ thống điều khiển hỏa lực của T-72 cũng dễ sử dụng và vận hành hơn so với hai mẫu xe tăng còn lại.

T-72 của quân đội Ấn Độ.

Và sau những cuộc thử nghiệm thành công, T-72 đã được lựa chon và sản xuất hàng loạt với số lượng vô cùng lớn.
Chính nhờ T-72 mà Nhà sản xuất Ural đã được tặng thưởng nhiều huân chương như Huân chương Lenin (1970) và Huân chương Cách mạng Tháng Mười (1976, 1986).
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 được trang bị pháo nòng trơn 125 mm 2A46M, súng máy đồng trục hạng nhẹ PKMT 7.62 mm (cơ số đạn 2.000 viên), súng máy phòng không hạng nặng 12.7 mm DShK 1938/46 hoặc NSVT (cơ số đạn 300 viên) phía trên vị trí chỉ huy. Ngoài ra, các biến thể T-72 còn có khả năng bắn được tên lửa chống tăng. Pháo chính của T-72 có khả năng phá tan giáp của M1 Abrams từ khoảng cách 1.000 m.
Về hệ thống bảo vệ, T-72 được trang bị giáp composite thế hệ 3, đèn hồng ngoại và ống phóng lựu đạn khói có giáp bảo vệ và thép có độ cứng cao. Giáp tấm composite trên T-72 cải tiến có thể chống đỡ được đạn 105mm trên M1 Abrams từ khoảng cách trên 2000m.

T-72M1.

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 được trang bị động cơ V-12 Diesel có công suất lên đến 780 mã lực, cho phép chiến xa đạt tốc độ 60 km/h trên đường tốt và 45 km/h trên đường đất. Xe tăng có thể hoạt động ở phạm vi 460 km, với thùng nhiên liệu đặt ngoài tăng lên 700 km.
Dù đã hơn 40 năm, T-72 vẫn còn được sử dụng tương đối rộng rãi ở nhiều quốc gia, thậm chí vẫn được xem là đối thủ đáng gờm của các xe tăng hiện đại. Ngay cả Nga hiện vẫn đang sử dụng khoảng 300 xe tăng T-72 nâng cấp trong quân đội nước này.
T-72 tham gia rất nhiều cuộc chiến tranh ở châu Âu và trên thế giới như Chiến tranh Chechen 1 và 2, Chiến tranh Kosovo, chiến tranh Vùng Vịnh.
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
T-55-64: Xe tăng “lai” của hai huyền thoại tăng một thời

Thứ tư 27/06/2012 06:00
(GDVN) - Nhà máy Kharkov đang thử nghiệm mẫu tăng T-55-64, con lai của hai loại tăng từng là cơn ác mộng của lực lượng xe tăng NATO trong thời gian dài..

T-55 được đánh giá là một trong những xe tăng phổ biến nhất trên thế giới. Sẽ là không quá khi nói rằng xe tăng T-55 tham gia vào tất cả các cuộc chiến tranh và xung đột vũ trang trên thế giới trong nửa sau của thế kỷ XX.
Thật vậy, hiện tại tăng T-55 đang có mặt trong biên chế quân đội của hơn 70 quốc gia trên thế giới (trong đó có Việt Nam). Nó xứng đáng có được tình yêu và sự tôn trọng của những người lính lái xe tăng với độ bền, độ chắc chắn, độ tin cậy cao, dễ dàng vận hành bảo dưỡng và đặc biệt là khả năng sống sót cực cao.



T-55 (trên) và T-64 (dưới). Chính nhờ những phẩm chất tyệt vời này, tăng T-55 đã được sản xuất hàng loạt với số lượng lớn, khoảng 70.000 chiếc (theo một báo cáo khác là 80.000 chiếc). Hiện nay trong biên chế của quân đội Nga còn khoảng 40.000 xe tăng T-55 nhưng chỉ có 20.000 chiếc trong số đó là có khả năng làm việc.
T-55 là nhà vô địch thế giới về khả năng sữa chữa nhanh trong điều kiện chiến đấu. Sự đơn giản trong thiết kế đã giúp cho T-55 có chi phí sản xuất cũng như chi phí vận hành, bảo dưỡng kỹ thuật thấp mà hiệu quả chiến đấu lại cao.

T-55-64, con lai của xe tăng T-55 và T-64. Tuy nhiên không có gì là mãi mãi. Các xe tăng T-55, ra đời từ năm 1956, cho đến nay, không còn đáp ứng các yêu cầu về tính cơ động và mức độ an toàn.

Khung gầm xe gần như “cạn kiệt tiềm năng” cho hiện đại hóa và không cho phép bất kỳ một sự tăng cường thêm lớp giáp bảo vệ nào. Động cơ V-55 công suất 580 mã lực đã quá già nua nên không thể đáp ứng được các yêu cầu cần thiết trong quá trình cơ động.

T-55-64 Tất nhiên, nói như vậy không có nghĩa là không thể tìm ra những giải pháp hiệu quả để nâng cấp xe tăng T-55. Một số nước mà hiện đang còn trong biên chế các xe tăng T-55 đã tiến hành nâng cấp các xe tăng này nhằm tăng cường khả năng chiến đấu cũng như kéo dài thời hạn sử dụng của xe tăng và đã đạt được những kết quả nhất định.

T-55-64 Hiện nay, có nhiều xu hướng để nâng cấp T-55 một cách hiệu quả và kinh tế. Xu hướng chủ đạo vẫn là hiện đại hóa tháp pháo, nâng cấp khung gầm, cải thiện tính năng cơ động (chẳng hạn như thấy thế động cơ bằng một động cơ có công suất lớn hơn hoặc cải tiến cơ cấu truyền động…).

T-55-64 Đơn cử như chương trình hiện đại hóa xe tăng T-55 mang tên Ramses-2 của Ai Cập. Quân đội nước này đã lắp đặt trên xe tăng T-55 động cơ diesel AVDS-1790-5A T-55 công suất 620 mã lực của Mỹ và cơ cấu truyền động thủy động lực TSM-304 của Đức. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng việc thay thế đơn giản này không phải là một giải pháp hoàn hảo của vấn đề.

T-55-64 Việc sử dụng động cơ có công suất cao với một cơ cấu truyền động mới mà không tính đến ảnh hưởng của tải đã khiến cho chương trình trên của Ai Cập đổ vỡ. Khi có tác dụng của tải, sự không phù hợp giữa đặc tính của động cơ và cơ cấu truyền động đã làm vỡ các vòng bi và giá đỡ gây ra gãy trục xoắn và phá vỡ các van thủy lực.

T-55-64 được gắn thêm những tấm giáp quanh tháp pháo. Ngoài ra, các động cơ hiện đại của phương Tây thường có kích thước lớn hơn nhiều so với động cơ V-55 cho nên yêu cầu về hệ thống thống làm mát và cơ cấu truyền động cũng phức tạp hơn rất nhiều.

Điều này chắc chắn sẽ làm tăng chiều cao khoang chứa mô-tơ truyền động và dẫn đến làm hạn chế góc quay cũng như nâng hạ của pháo chính.

T-55-64 Như vậy, các giải pháp đưa ra tưởng chừng như rất hợp lý và dễ dàng để thực hiện lại mang lại kết quả không như mong muốn. Hơn nữa, nếu tính ra, chi phí cho việc thay thế tất cả các bộ phận kể trên cũng tương đương với chi phí mua một chiếc xe tăng mới.

Để đảm bảo tính hiệu quả cao và chi phí thấp, một giải pháp nâng cấp xe tăng T-55 đã được đề xuất bởi nhà máy sản xuất xe tăng ở Kharkov. Giải pháp được đưa ra đó là giữ nguyên tháp pháo T-55 và thay thế toàn bộ khung gầm của nó bằng khung gầm của xe tăng T-64.

Việc bảo dưỡng động cơ của T-55-64 không quá phúc tạp. So với khung gầm xe tăng T-55, khung gầm T-64 có thêm những trục lăn hồi chuyển (ở T-55 không có những trục lăn này) và mang một thiết kế mới hoàn toàn so với các phiên bản trước đó nên tăng T-64 có độ tin cậy lớn hơn và mức độ bảo vệ tăng gấp hai lần.

Ngoài ra, hệ thống điều khiển cơ khí của T-55 được thay thế bằng hệ thống điều khiển thủy lực hoàn thiện hơn, làm tăng đáng kể tính linh hoạt của hệ thống treo.


Ở T-64, lần đầu tiên động cơ diesel 5 xilanh đa nhiên liệu 5DTF công suất 750 mã lực xuất hiện trong xe tăng và nó được đánh giá là cực kỳ gọn nhẹ. Thiết kế mới với hệ thống truyền động gồm 2 bánh răng 2 bên động cơ khiến cho thể tích của nó giảm đi chỉ còn một nửa so với động cơ của T-55.


Đặc biệt, người ta còn đơn giản hóa hệ thống truyền động bằng cách lắp đặt các bánh chịu lực mới có đường kính nhỏ rất nhẹ bằng thép với bộ giảm sóc đặt bên trong các vác đĩa làm bằng hợp kim nhôm.
Chính vì vậy mà việc phát triển T-55-64 trên cơ sở khung gầm xe tăng T-64, mẫu tăng tân tiến nhất thế giới trong suốt nửa cuối thập niên 60 và nửa đầu thập niên 70 thế kỷ trước, đã giúp cho loại tăng lai này có khả năng cơ động cực cao, khả năng lội nước sâu và vượt hào rộng cũng tốt hơn trong điều kiện không cần chuẩn bị trước.


Trên thực tế, tháp pháo của T-55 nhẹ hơn tháp pháo của T-64 do đó xe tăng lai T-55-64 chỉ nặng khoảng 33,8 tấn, nhẹ hơn 7 tấn so với khối lượng của xe tăng T-64. Chính điều này đã làm giảm tải trên động cơ, tăng độ bền, độ tin cậy và khả năng cơ động của loại xe tăng lai này.



Ngoài ra, tháp pháo nhẹ hơn cũng giúp làm tăng khả năng bảo vệ của xe tăng đồng thời có thể lắp thêm các hệ thống vũ khí có hỏa lực mạnh hơn cũng như các thiết bị bổ sung khác. Giải pháp này cho phép làm tăng cơ số đạn của xe tăng từ 43 đến 55 viên.
Tháp pháo của xe tăng lai T-55-64 vẫn sử dụng pháo chính 100 mm D-10T2S của tăng T-55, nhưng có thể thay thế bằng các pháo chính cỡ 80 mm hoặc 105 mm. Tháp pháo có thể được lắp thêm vỏ yếm hoặc các tấm giáp bọc quanh để tăng cường sức bảo vệ trước các tên lửa chống tăng của đối phương.



Đây là vị trí khớp nối tháp pháo T-55 với khung gầm T-64. Mặc dù được bố trí một cách chặt chẽ, nhưng việc bảo dưỡng động cơ của loại xe tăng lai này lại không quá phức tạp do nắp khoang chứa động cơ được thiết kế hoạt động theo một cơ chế đặc biệt nên có thể dễ dàng tháo ra lắp vào.
Dưới đây là một số thông số kỹ thuật của xe tăng lai T-55-64 (so sánh với T-55):
Thông số T-55 T-55-64
Trọng lượng (tấn) 36 33,8
Ê-kíp (người) 4 4
Pháo chính 100 mm D-10T2S 100 mm D-10T2S
Cơ số đạn (viên) 43 55
Dài (m) 9 9
Rộng (m) 3,27 3,27
Cao (m) 2,218 2,2
Tốc độ (km/h) 50 65
Dự trữ hành trình (km) 300 600
Lội sâu (m) 1,4 1,8



Xe tăng lai T-55-64 không phải là một mô hình công nghệ cao, nó chủ yếu được thiết kế để thu hẹp đáng kể khoảng cách giữa các xe tăng thế hệ sau chiến tranh thế giới thứ nhất với các xe tăng hiện đại.
Hiện tại, T-55-64 vẫn đang trong quá trình thử nghiệm, nhưng với việc được thừa kế những tinh hoa của các xe tăng từng là cơn ác mộng của lực lượng xe tăng NATO trong thời gian dài, xe tăng lai T-55-64 thực sự là một phương tiện chiến đấu đáng sợ và hứa hẹn sẽ trở thành đối thủ đáng ghờm của các xe tăng hiện đại trên thị trường xe tăng thế giới.

40 năm xe tăng huyền thoại T-72

T-72 là một trong những dòng xe tăng thành công nhất của Liên Xô, được sách kỷ lục Guinness ghi nhận là xe tăng phổ biến nhất trong thế giới hiện đại.
Tròn 40 năm kể từ ngày đầu xe tăng T-72 được lực lượng vũ trang Liên xô đưa vào biên chế. Sách kỷ lục Guinness liệt kê T-72 như loại tăng phổ biến nhất trong thế giới hiện đại. T-72 đồng thời được công nhận là xe tăng tốt nhất của 25 năm cuối thế kỷ 20. Các biến thể khác nhau của dòng tăng vẫn còn đang phục vụ quân đội hơn 40 quốc gia.
“Tương tự, nhưng đơn giản hơn”
Vào cuối những năm 1960, thiết kế xe tăng T-64 bắt đầu được lực lượng xe tăng Liên Xô tiếp nhận. Chiếc xe có vỏ thép phức hợp nhiều tầng, nòng pháo trơn đường đạn cao với hệ thống tự động nạp đạn và các đặc tính động lực xuất sắc. T-64 là một trong những xe tăng chiến đấu đầu tiên trên thế giới đã kết hợp hài hòa tính tự vệ và hỏa lực của tăng hạng nặng có khả năng cơ động trung bình.
Cỗ xe tăng mang tính cách mạng của Liên Xô, T-64.


Cỗ máy bánh xích đã đặt khuôn hình cho tất cả các xe tăng chiến đấu của Liên Xô và Nga, kể cả đời xe T-90. Đặc thù của T-64 là kích thước và trọng lượng tương đối nhỏ so với các đối thủ phương Tây, quân số đội lái giảm xuống 3 người và bố cục sắp xếp chặt chẽ.
T-64 là xe tăng mang tính cách mạng, nhưng việc thực hiện sản xuất vấp phải những khó khăn lớn: động cơ, khung gầm và loạt thành phần cũng như thiết bị thế hệ mới buộc nhiều nhà máy tái triển khai, tái trang bị cơ sở. Điều đó kéo theo các chi phí lớn và kéo dài thời gian. Do đấy, xuất hiện quyết định chế tạo cỗ máy mới với chi phí thấp hơn.
Nguyên mẫu của sản phẩm tiếp theo là "chủ thể 172M" được thai nghén tại văn phòng thiết kế chế tạo tăng Ural. Đơn vị ngày nay tiếp tục giữ vai trò "đầu não" của ngành sản xuất tăng ở Ural. Áp dụng một số yếu tố thiết kế đơn giản hóa, động cơ hoàn thiện tối đa, tính năng chiến đấu của xe tăng mới hầu như không thua kém T-64 nhưng cho phép quân đội khẩn trương tái trang bị tăng thế hệ mới. Đó chính là xe tăng chiến đấu chủ lực T-72.
Vào cuối những năm 1970, T-72 trở thành nền tảng của lực lượng xe tăng Liên Xô trên biên giới phía Tây, được tích cực xuất khẩu sang khối Hiệp ước Warszawa và cac nước đồng minh của Liên Xô. Thậm chí, có loạt trường hợp chuyển giao công nghệ sản xuất như ở Ba Lan, Nam Tư, Romania, Ấn Độ và các nước khác.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 hội tụ tính năng không kém T-64 nhưng giá rẻ, đơn giản, tin cậy cao.


Theo đánh giá nhận xét của các chiến sĩ lái tăng, T-72 là cỗ máy tối ưu, kết hợp sự giản tiện và độ tin cậy, hiệu suất cao và tiềm năng nâng cấp. Các biến thể mới của T-72 có hệ thống điều khiển hỏa lực được cải thiện, tính bảo vệ cơ động không hề thua kém T-64 và sản phẩm kế tiếp là T-80.
Tuy nhiên, tính chất kinh tế kế hoạch của Liên Xô đã không cho phép T-72 trở thành loại xe tăng chiến đấu chủ lực duy nhất của ngành công nghiệp cũng như quân đội. T-64 tiếp tục được duy trì và chỉ ngừng sản xuất vào năm 1987, cũng như T-80 bắt đầu xuất xưởng năm 1976 và dừng lại ở phiên bản T-80U hồi giữa thập niên 1990.
Từ 72 đến 90 với hy vọng có Armata
Sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga đứng trước sự lựa chọn, đất nước không đủ khả năng duy trì sản xuất cả T-72 và T-80. T-90 với các công cụ cải tiến và T-80UM kỳ vọng vai trò xe tăng chủ lực của Quân đội Nga.
T-90 được ủng hộ cũng như T-72 cách đây 20 năm, nhờ thiết kế đơn giản và trị giá tương đối thấp. Kết quả là T-90 được chọn đưa vào sản xuất dây chuyền, trang bị cho lực lượng vũ trang trong nước và xuất khẩu. Đơn đặt hàng của Ấn Độ vào đầu những năm 2000 là phương tiện duy nhất hỗ trợ sản xuất loại tăng này.
Những cải thiện không ngừng ngày càng đẩy xa T-90 khỏi nguyên mẫu cơ bản. Trong khi đó điều kiện kinh tế không cho phép đáp ứng nhu cầu cần thiết, T-72 vẫn là phương tiện cơ động chính của quân đội Nga.
Tuy đã có T-90, nhưng Quân đội Nga vẫn duy trì số lượng lớn T-72 đã qua hiện đại hóa mạnh mẽ hệ thống phòng vệ, hỏa lực.


Tuy nhiên, sự phát triển công nghệ và mở rộng kinh phí quân sự dần tạo cơ hội hiện đại hóa và cải thiện hiệu suất chiến đấu của đội tăng T-72.
Hy vọng được đặt vào tháp pháo mới thiết kế cho T-90AM (phiên bản xuất khẩu là T-90SM). Cấu hình có khả năng lắp đặt trên T-90 các phiên bản đầu cũng như trên T-72, đem lại cho T-72 chất lượng tăng thế hệ kế tiếp với khả năng phát hiện đối phương cao, nâng cấp thông tin liên lạc và điều khiển hỏa lực.
Khả năng tự vệ của xe tăng cũng được chú trọng với tháp pháo mới và các tấm bảo vệ chi phí của tấm bảo vệ động lực gắn trên thân xe thế hệ mới. Ở hình thức mới, T-72 sẽ tiếp tục phục vụ cho tới khi quân đội được đáp ứng các xe tăng thế hệ mới. Đó sẽ là xe tăng do các nhà thiết kế của Ural thực hiện trên nền tảng chiến đấu Armata.
Theo Đài Tiếng nói nước Nga

http://www.vnhotnews.net/vn/quan-su/40-nam-xe-tang-huyen-thoai-t72_502990.html
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
“Cuộc chiến” của xe tăng Nga

03/05/2011 8:18
(TNTS) Mặc dù đang là nước dẫn đầu trong xuất khẩu xe tăng trên thị trường vũ khí, nhưng thế mạnh này của Nga đang bị cạnh tranh quyết liệt từ các quốc gia khác. Bởi, trong một vài cuộc đấu thầu gần đây, Nga đã thất bại đầy cay đắng.

Những trái đắng đầu tiên
Vào ngày 14.4.2011, Phó giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và công nghệ Nga - ông Konstantin Makienko phát biểu: Một trong những nguyên nhân khiến Nga mất vị trí số 1 trong xuất khẩu xe tăng là do trang thiết bị đang trở nên lạc hậu và không có sự mềm dẻo trong việc điều chỉnh thị trường. Xuất khẩu xe tăng Nga, trong đó chủ yếu là loại T-90 tăng trưởng trong vài năm gần đây là do nhu cầu thị trường từ Ấn Độ và Algeria. Ngoài hai quốc gia này, Nga chưa cho thấy ưu thế hơn hẳn của mình so với các đối thủ ở những nơi khác.

Loại T-90S diễu hành tại Ấn Độ - Ảnh: tank-t-90.ru
Xuất khẩu tăng của Nga trong những năm qua quả là ấn tượng. Từ năm 2006 đến 2009, theo đánh giá của Trung tâm Phân tích mua bán vũ khí quốc tế, Nga bán được 482 chiếc tăng với tổng giá trị 1,57 tỉ USD. Vị trí thứ 2 thuộc về Đức với 292 chiếc (3,03 tỉ USD) và Mỹ là 209 chiếc (1,5 tỉ USD). Nhìn vào doanh số bán hàng, có thể thấy Nga chiếm ưu thế vì giá bán khá rẻ.
Dự báo sơ bộ trong những năm 2010 - 2013, lượng xuất khẩu xe tăng Nga trên thế giới sẽ tăng lên 859 chiếc, đạt tổng giá trị 2,75 tỉ USD. Đây là con số được thực hiện theo các hợp đồng quân sự giữa Nga với vài quốc gia cũng như thỏa thuận chuyển giao quyền sản xuất cho đối tác. Trong đó Ấn Độ là bạn hàng lớn nhất của Nga.
Bộ binh Ấn Độ có kế hoạch sẽ trang bị khoảng 2.000 chiếc tăng T-90. Trong đó 310 chiếc loại này Ấn Độ đã nhận theo hợp đồng được ký kết từ năm 2001. Đến năm 2007 đất nước đông dân thứ hai thế giới lại nhận thêm 347 chiếc. Còn từ năm 2014 đến năm 2019, Ấn Độ sẽ mua thêm 600 chiếc T-90S nữa.

Tăng PT-91M của Ba Lan tại Malaysia - Ảnh: klsreview.com
Về phía mình, từ năm 2006 đến 2009, thông qua Ấn Độ, Nga còn bán tăng cho Algeria, Ajerbaizan, Síp, Uganda và Turkmenistan. Những quốc gia này mua tổng cộng 413 tăng các loại T-55, T-72M1M, T-80U và T-80S. Một số tăng đã được chuyển giao cho các khách hàng này.
Sau khi kết thúc hợp đồng với Ấn Độ và Algeria, Nga hầu như sẽ không còn những khách hàng lớn, vì thế lượng xe tăng và vũ khí khí tài xuất khẩu nhiều khả năng sẽ giảm. Ngoài ra, ngành công nghiệp quốc phòng Nga khá chậm trễ trong việc thiết kế các mẫu tăng mới và cả trong nâng cấp, cải tiến các loại tăng hiện hành. Trong khi đó, các quốc gia khác rất tích cực hoàn thiện các loại tăng của Liên Xô trước đây và đang trở thành đối thủ cạnh tranh với các nhà sản xuất tăng Nga.
Theo lời ông Konstantin Makienko, ngay cả loại tăng VT1A của Trung Quốc cũng "qua mặt" chiếc T-90 để thâm nhập thị trường Ma-rốc. Bộ Quốc phòng quốc gia châu Phi này đã đặt mua của Trung Quốc 150 tăng VT1A. Quả là trái đắng đối với Nga, vì VT1A chính là chiếc tăng được cải tiến trên nền tảng loại T-72 của Nga và có tính năng tương đương với chiếc T-80UM2 của Nga.
Ngoài ra, Trung Quốc đang tích cực mời chào xuất khẩu loại tăng giá rẻ T96 và trong tương lai gần sẽ có thêm loại T99 thiết kế dựa trên chiếc VT1A/MBT 2000. Tựu trung, Trung Quốc hoàn toàn có thể đáp ứng các nhu cầu. Nếu muốn tăng rẻ, xin mời mua VT1A hay loại T96, còn muốn chất lượng hơn, xin mời mua T99. Tất cả đều tuân theo quy luật thị trường.
Thực tế, xe tăng Nga hiện nay vẫn đáp ứng các chuẩn hiện đại, nhưng nếu không liên tục đầu tư, loại vũ khí này sẽ lạc hậu với thời cuộc. Những tín hiệu đầu tiên như thế đã xuất hiện từ lâu. Ngoài Ma-rốc, Nga còn thua Ba Lan trong cung cấp tăng cho Malaysia. Đấy là vào năm 2002, Bộ Quốc phòng Malaysia đặt mua 48 chiếc tăng PT-91M do Ba Lan sản xuất. Đáng nói là RT-91M cũng được thiết kế dựa trên nguyên mẫu chiếc T-72.
Mới đây nhất, vào tháng 3.2011, lãnh đạo bộ binh Thái Lan đã quyết định mua 200 chiếc tăng T-84U do Ukraine sản xuất với tổng giá trị là 231,1 triệu USD. Quyết định này đưa ra sau khi Thái Lan mở cuộc đấu thầu mà trong đó có chiếc T-90S của Nga tham gia. Chiếc T-90S có tính năng vượt trội so với chiếc T-84U nhưng nó vẫn bị thua tại thị trường Thái Lan. Ngoài các yếu tố về kỹ thuật, giá bán… thì Thái Lan lâu nay đã mua vũ khí của Ukraine. Vào năm 2007, nước này mua của Ukraine 96 chiếc thiết giáp loại BTR-3E1 và đến cuối năm 2010 còn muốn mua thêm 121 chiếc nữa.

Tăng T-90A của Nga - Ảnh: topwar.ru
Cần sự bứt phá
Vào đầu năm 2011, Cơ quan xuất khẩu vũ khí Nga (Rosoboronexport) thông báo: Ả Rập Xê-út đang thử nghiệm các loại tăng: T-90 (Nga), Leclerc (Pháp), M1A1 Abrams (Mỹ) và Leopard 2A6 (Đức). Trong khoảng thời gian 10 ngày, các loại tăng nêu trên chạy 1.300 km trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt và bắn thử các loại đạn. Kết quả là T-90 thắng, còn các loại tăng khác không hoàn thành nhiệm vụ đề ra.
Tuy nhiên với khách hàng không phải là truyền thống như Ả Rập Xê-út, thì chiếc T-90 còn cần các điều kiện khác để thắng thầu. Đó là chất lượng và giá bán. Về hai điểm này chưa có loại tăng cạnh tranh nào có thể so với T-90. Thử làm phép so sánh: T-90A (loại xuất khẩu) có giá từ 2 - 2,5 triệu USD/chiếc. Rẻ hơn chỉ có chiếc VT1A (Trung Quốc) từ 1,4 - 1,8 triệu USD. Chiếc PT-91M của Ba Lan giá từ 2,7 - 3 triệu USD, còn T-84U của Ukraine từ 2,5 - 4 triệu USD. Tuy nhiên cũng tính đến chuyện nếu khách hàng mua thường xuyên và mua nhiều sẽ được giảm giá. Vì thế Thái Lan mua T-84U chỉ với giá 1,2 triệu USD/chiếc.
Trong tình thế đó, ông Konstantin Makienko cho rằng, Nga phải tạo ra những bước đột phá lớn về chất lượng. Cần phải nhanh chóng đưa hai loại T-90A và T-90AM cải tiến ra thị trường vũ khí quốc tế. Bởi đây là hai loại tăng được trang bị hệ thống nạp đạn pháo tự động, thấu kính quan sát tối tân, vỏ bọc cũng tối ưu…
Ngoài ra, hiện Nga còn có chiếc T-95, chế tạo hoàn toàn mới, từ thiết kế chỗ ngồi riêng cho ê-kíp lái, hệ thống quan sát và hệ thống điều khiển vũ khí hiện đại, động cơ mới… Tuy vậy, vào năm 2010, Bộ Quốc phòng Nga ngừng tài trợ cho chương trình này với lý do giá thành quá đắt và các giải pháp kỹ thuật là khá phức tạp.
Mặc dù vậy, ông Oleg Shilenko - Giám đốc "Uralvagonzavod", hãng chế tạo chiếc T-95 tuyên bố vẫn tiếp tục bỏ tiền của hãng này để cải tiến thêm chiếc T-95. Ông Oleg Shilenko nói: "Mọi việc đang thuận lợi hơn là khó khăn". Cũng trong năm 2010, đã có tin đồn là để thay thế chiếc T-95, một chiếc tăng mang code "Armata" sẽ được thiết kế đơn giản với giá thành rẻ hơn và vẫn kế thừa hàng loạt các yếu tố kỹ thuật của T-95. Nếu đúng như thế, "Armata" sẽ được đưa vào chương trình quốc phòng Nga từ 2011 - 2020.
Ngoài ra, còn một giải pháp mà Nga mới bắt đầu tiến hành để giữ vững thị phần xuất khẩu xe tăng nói riêng cũng như vũ khí nói chung của mình. Đó là liên doanh với một quốc gia khác để cùng thiết kế, sản xuất vũ khí. Vừa đáp ứng nhu cầu nội địa, vừa phục vụ cho xuất khẩu. Nga và Ấn Độ hiện hợp tác trong sản xuất tên lửa hành trình "BraMos" và máy bay tiêm kích FGFA. Về lý thuyết có thể hợp tác sản xuất xe tăng, xe thiết giáp, hệ thống tên lửa đạn đạo, trực thăng… Nhưng điều chính yếu là cần thực hiện nhanh chóng để chiếm lĩnh thị trường.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Ấn mua 354 siêu tăng T-90MS để chọi Type-99 của TQ


TPO – Ấn Độ cân nhắc khả năng “đánh đắm” dự án phát triển tăng Arjun Mk II nội địa để thúc đẩy quân đội thông qua hợp đồng đặt hàng 354 xe tăng T-90MS của Nga với tổng trị giá khoảng 10 tỷ Rupee.

Tăng T-90MS của Nga.
Tờ Business Standard trích dẫn nguồn tin cấp cao trong Bộ Quốc phòng Ấn Độ nói rằng, chương trình thử nghiệm tăng chủ lực nội địa Arjun Mk2 được đề xuất triển khai cho các vùng đồng bằng Punjab của Ấn Độ, đang bị đánh đắm để ngăn chặn sự thành công của tăng Arjun, có nguy làm ảnh hưởng tới kế hoạch mua hàng trăm xe tăng T-90MS mới của Nga. Nguyễn nhân xuất phát từ kế hoạch mua 354 xe tăng T-90MS trị giá 10 tỷ Rupee của quân đội nước này nhằm trang bị cho 6 trung đoàn xe tăng đặt ở biên giới Trung Quốc.
Trong tháng 7-2012, Business Standard đã từng đưa ra báo cáo đầu tiên về việc kích hoạt những trung đoàn tăng như vậy. Trong đề nghị này, chính phủ Ấn Độ đang xem xét triển khai 2 lữ đoàn tăng và 1 quân đoàn tấn công vùng núi được trang bị 354 xe tăng T-90MS.


Những xe tăng T-90MS mới nếu được mua sẽ bổ sung vào số lượng 1.657 xe tăng T-90S của Nga và 2.414 xe tăng T-72M đã được triển khai ở biên giới Pakistan. Cho tới nay, mới chỉ có 128 xe tăng nội địa Arjun Mk I của Ấn Độ được đưa vào phục vụ và một kế hoạch tiếp theo bổ sung thêm 118 xe tăng Arjun MK II. Tuy nhiên, trong một bình luận mới nhất, Quân đội Ấn Độ đã phủ nhận thông tin cho rằng “đang có âm mưu ngăn chặn chương trình thử nghiệm tăng Arjun Mk II”.
Ngay cả khi tăng Arjun - được phát triển bởi Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) Ấn Độ cũng được cho là tốt hơn tăng T-90 của Nga trong các cuộc thử nghiệm so sánh của quân đội.


Giới chức quân sự Ấn Độ thừa nhận rằng, trọng lượng 60 tấn của tăng Arjun là quá nặng khi hoạt động ở những khu vực đất mềm như Punjab và J&K, do đó phải giới hạn hoạt động ở khu vực Rajasthan. Điều này đồng nghĩa sẽ chỉ có 4-6 trung đoàn tăng của lục quân Ấn Độ có thể sử dụng tăng Arjun. Tuy nhiên, theo giải thích của DRDO, tăng Arjun tuy có trọng lượng nặng hơn so với xe tăng Nga nhưng lại có diện tích tiếp xúc mặt đất của mắt xính rộng, do vậy áp lực đè lên mặt đất của tăng Arjun còn thấp hơn cả xe tăng Nga. Vì vậy, thực tế tăng Arjun có thể di chuyển dễ dàng hơn ở Punjab.
Trung tướng nghỉ hưu RM Vohra, người đã từng tham gia trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1971 nói rằng, trong lịch sử, một trung đoàn tăng Cnturion có trọng lượng 51 tấn đã dễ dàng di chuyển trong vùng đất mềm Asal Uttar ở Punjab trong khi xe tăng nặng 42 tấn M-48 Patton của Pakistan hầu hết đã bị sa lầy ở vùng đất này.


T-90MS là một biến thể nâng cấp mới nhất từ xe tăng chủ lực T-90S mà Ấn Độ mua của Nga từ năm 2001. Loại tăng này được cho là rất thích hợp hoạt động trong điều kiện thời tiết cực lạnh ở Ladakh, Sikkim và Arunachal Pradesh - nơi 2 lữ đoàn xe bọc thép mới sẽ được đưa vào hoạt động. T-90S hiện đang được lắp giáp theo giấy phép tại nhà máy Heavy Vehicles Factory ở Avadi và đã được chứng minh là có độ tin cậy cao hơn so với xe tăng T-90S được cung cấp từ Nga. "Việc quân đội mong muốn nhanh tróng có được các xe tăng T-90MS để triển khai trên biên giới với Trung Quốc là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên chương trình thử nghiệm tăng Arjun vẫn cần được đối xử công bằng. Làm sao xe tăng Nga lại có thể được ưu tiên cao hơn xe tăng của Ấn Độ?", một sỹ quan cấp cao trong lực lượng tăng thiết giáp Ấn Độ bình luận.


Sáu trung đoàn xe tăng mới sẽ được đưa lên biên giới Trung Quốc sẽ được chia ra làm 2 lữ đoàn, một đóng ở Ladakh và một đóng ở phía Đông Bắc. Cả 2 khu vực này đều là thung lũng và cao nguyên, trong đó có thể tham gia tấn công các xe tăng Trung Quốc. Việc hình thành các trung đoàn xe tăng mới cũng sẽ đảm bảo khả năng trả đũa cho quân đội Ấn Độ trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công từ Trung Quốc.

Soi các lớp bảo vệ của T-90MS

(ĐVO) Bố trí các lớp giáp kiểu mới

Ở phía trước tháp pháo và 2 bên sườn phía sau T-90MS được tăng cường khả năng bảo vệ bằng giáp Relikt thế hệ mới, thay thế giáp phản ứng nổ Kontakt-5, nâng cao đáng kể khả năng bảo vệ cho xe tăng trước đạn chống tăng sử dụng thanh xuyên dưới cỡ và đầu đạn nổ lõm bắn tới từ mọi góc độ.

Hầu hết các vị trí trọng yếu của xe tăng đều được lắp giáp thế hệ mới này. Đặc biệt, vị trí phía trước mũi thân xe, giáp phản ứng nổ được bố trí dày hơn.

Ngoài ra, phía sau tháp pháo và 2 bên sườn sau của thân xe được trang bị giáp lồng thép để nâng cao khả năng phòng thủ trước đạn và tên lửa chống tăng của đối phương.

Giáp Relikt thế hệ mới bố trí 2 bên tháp pháo xe tăng T-90MS.​

Giáp Relikt ở phía trước tháp pháo xe tăng T-90MS.
T-90MS còn được trang bị giáp lưới ở giữa lớp giáp lồng và tháp pháo nhằm ngăn cản hiệu quả các mối đe doạ của xe tăng, nhất là đối với đạn chống tăng phản lực trong trường hợp giáp lồng bị phá hủy.

Lớp giáp lồng ở ngoài cùng và một hộp giáp lưới bố trí phía sau tháp pháo để chống lại đạn bắn từ súng chống tăng phản lực.

Bố trí các bộ phận giáp bảo vệ trên T-90MS:
1. Module giáp bảo vệ phần thân xe chính diện phía trước.
2. Module giáp bảo vệ tháp pháo phía trước.
3. Module bảo vệ 2 bên sườn xe.
4. Module bảo vệ 2 bên tháp pháo.
5. Giáp lồng thép để bảo vệ động cơ và phía sau tháp pháo trước vũ khí trống tăng. Tất cả các module giáp bảo vệ trên đều có thể tháo lắp.
Khoang chứa đạn an toàn

Nếu điểm yếu chết người của các dòng xe tăng thế hệ trước như T-72, T-80 và T-90 là kíp xe không được ngăn cách với khoang đạn thì ở T-90MS, các nhà thiết kế đã bố trí lại 1 hộp đạn phụ, gồm 3 ngăn, được bọc thép dày 4-5 mm, bố trí phía sau tháp pháo theo kiểu module, mỗi ngăn chưa các loại đạn khác nhau.

Trong trường hợp hộp đạn phụ không mang theo đạn thì nó sẽ được lấp đầy bằng các chất có khả năng dập lửa.

Bố trí đạn pháo ở hộp đạn phụ bên ngoài của xe tăng T-90MS.​
Việc sắp xếp các viên đạn ở trong các ngăn chứa đạn cũng đã được tính toán rất kỹ lưỡng.

10 viên đạn pháo ở ngăn giữa được xếp theo chiều dọc, nằm trong các ống thép theo kiểu tổ ong, 2 ngăn chứa đạn còn lại ở 2 bên, mỗi ngăn sếp được 5 viên đạn với đầu quay ra ngoài tháp pháo.

Việc bố trí này nhằm giảm tối đa thương vong trong trường hợp đạn pháo bị nổ ở ngăn chứa đạn phụ, khi đó, luồng phóng và mảnh đạn với sức ép cực lớn sẽ hướng ra phía ngoài tháp pháo.

Hộp đạn phụ gồm 3 ngăn chứa đạn phía sau tháp pháo của xe tăng T-90MS.
Trong trường hợp xấu nhất, hộp đạn phụ bị tấn công sẽ tự rơi ra nhờ thiết kế module, do đó, không ảnh hưởng tới tháp pháo.

Một điểm khá độc đáo nữa của hộp đạn phụ đó là, nắp của nó sẽ tự động bung ra khi áp suất trong hộp vượt một mức độ cho phép, làm giảm sức công phá của đạn pháo khi đạn bị nổ ở bên trong.

Ngăn giữa chứa được 10 viên đạn đặt thẳng đứng và hai ngăn hai bên, mỗi ngăn chứa được 5 viên đạn đặt nằm ngang.
Bộ Quốc Phòng Nga yêu cầu xe tăng mới sẽ phải mang được cơ số ít nhất là 40 viên đạn pháo, đây cũng là lý do để T-90MS được trang bị thêm hộp đạn phụ.

Tuy nhiên, việc lấy đạn từ từ hộp đạn phụ sẽ được làm thủ công tại các điểm dừng chân trên chiến trường. Cơ số đạn mà T-90MS mang được ít nhất là 42 viên, trong đó 20 viên được bố trí ở hộp đạn phụ và 22 viên đạn sẵn sàng chiến đấu.

Hệ thống bảo vệ chủ động
Hình mô phỏng hệ thống bảo vệ chủ động trên xe tăng T-90MS.
Khả năng bảo vệ chủ động của xe tăng T-90MS tiếp tục được tăng cường đáng kể nhờ việc lắp đặt thiết bị cảm biến xung quanh tháp pháo, cho phép báo động khi xe bị ngắm bắn bởi các loại vũ khí dẫn đường bằng tia laser. Đây là điểm mạnh có ở xe tăng Nga còn các dòng xe tăng chủ lực của phương Tây chưa có.

Cụ thể, 4 cảm biến lắp ngoài xe kiểm soát toàn bộ vùng không gian 360 độ xung quanh, phát hiện và ra lệnh tấn công phá hủy tên lửa hướng về xe tăng.

Trong đó, 2 cảm biến được bố trí ở phía trước 2 bên nòng pháo, kiểm soát vùng không gian 90 độ. Hai cảm biến còn lại bố trí ở giữa 2 bên tháp pháo, mỗi cảm biến kiểm soát cung không gian 135 độ. Các cảm biến này có kích thước nhỏ hơn so với cảm biến được trang bị cho xe tăng T-90 trước đó.
Xe tăng T-90MS phóng lựu đạn khói.

T-90 thể hiện khả năng đánh chặn tên lửa đối phương.

Ở biến thể tiêu chuẩn T-90, việc gây nhiễu quang - hồng ngoại do tổ hợp Shtora đảm nhận, còn ở T-90MS, thiết bị tương tự chưa được xác định.

Ngoài ra, hệ thống các ống phóng lựu đạn khói truyền thống cũng được lắp đặt ở hai bên tháp pháo của T-90MS, nhằm tạo khói mù bảo vệ xe.
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tìm hiểu T-80U-M1 Bars biến thể mạnh nhất của T-80U


Xe tăng T-80U-M1 (Barc) Т-80У-М1 "Барс" là xe tăng có tốc độ cao, hỏa lực mạnh và khó nhận dạng trên mọi địa hình
Trong giai đoạn hiện này, rất nhiều nước trên thế giới tiệp tục thiết kế các mẫu tăng thiết giáp mới, ứng dụng các công nghệ mới. Đồng thời một trong những quan tâm chính là cải tiến, nâng câp các trang bị đang nằm trong biên chế. Đấy là nguyên nhân số lượng vũ khí trang bị của các nước đang có trong biên chế rất cao, đồng thời giảm dần lượng vũ khí trang bị mới mua vào của các nước đang phát triển. Cũng cần nhận thấy 2 đặc điểm chính của vũ khí trang bị;
- Một: Vòng đời của các loại xe cơ giới, tăng thiết giáp và pháo tự hành rất cao ( 15-20 năm)
- Hai: Sự phát triển của các lĩnh vực khoa học công nghệ rất mạnh, do đó, khung sườn, thân xe cơ giới không hề thay đổi những vẫn có thể nâng cao chất lượng kỹ thuật và khả năng chiến đấu của xe.



Một trong những ví dụ đó là xe tăng T-80, được tiếp nhận vào biên chế của lực lượng vũ trang năm 1976. Xe tăng thế hệ này được sản xuất bởi tổ hợp nhà máy chế tạo xe cơ giới bánh xích Cách mạng tháng 10 tại thành phố Oma. Xe tăng T-80U được biên chế vào những sư đoàn ưu tú nhất của Liên bang Nga, theo tuyên bố của Bộ trưởng Bộ quốc phòng Nga Igor Xergeiv.


Trên xe được thiết kế với tiềm năng có thể nâng cấp rất cao. Khái niệm nhu cầu nâng cấp khả năng tác chiến và khai thác sử dụng xe được xác định theo từng giai đoạn phát triển của thế hệ xe T-80. Đến giai đoạn này là giai đoạn phát triển của thế hệ xe T-80U –M1 Barc. Vẫn giữ nguyên hình dáng thân, cấu trúc thân xe và tháp pháo, khu vực bố trí các bộ phận; Vũ khí trang bị được bố trí trên tháp pháo quay tròn, hệ thống động lực và truyền chuyển động ở phía cuối xa, trưởng xe và pháo thủ trong khoang chiến đấu, kỹ thuật viên- lái xe ở buồng điều khiển.

Như những xe tăng của Liên bang Nga, xe T-80U-M1 (Т-80У-М1) Барс có tính cơ động rất cao và rất khó nhận biết trên mọi địa hình, có thể cơ động dài ngày và trên các chặng đường hành quân xa, có thể được vận chuyển trên mọi loại phương tiện giao thông.

T80U-M1 tại triển lãm xuất khẩu​
Trong đó, T-80U-M1 vẫn giữ những nét cơ bản của một chiếc tăng tiêu chuẩn: Vũ khí chính được đặt trên tháp pháo xoay, động cơ và bộ truyền động đặt phía đuôi xe, và vị trí của tổ lái được đặt riêng rẽ - trưởng xe và pháo thủ ngồi trong khoang chiến đấu, trong khi lái xe ngồi ở khoang lái.

Cũng giống các mẫu tăng khác trong họ, T-80U-M1 Bar hay còn gọi là Báo Tuyết (Snow Leopard) chạy nhanh và đỡ ồn khi di chuyển ở nhiều dạng địa hình, đồng thời có thể di chuyển trên một quãng đường dài và nếu cần, có thể được vận chuyển bằng mọi hình thức (đường biển, bộ, không).

Hệ thống vũ khí và khả năng chiến đấu

Vũ khí chính của T-80U-M1 là khẩu pháo nòng trơn 125mm 2A46M-4 có hệ thống ổn định khi hành tiến. Nhờ tăng cường độ cứng của pháo nên độ chính xác của mỗi phát đạn được tăng lên 20%, trong khi các công đoạn lắp ráp chủ yếu và các thành phần đáng tin cậy lấy từ khẩu 2A46M-1 vẫn được sử dụng.
[SIZE=+0]T-80UM1 trên thao trường biểu diễn[/SIZE]​
Hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, được kí hiệu là 1A45, bao gồm máy đo xa laser, thiết bị cảm biến tốc độ gió, thiết bị đo vận tốc chiếc tăng, thiết bị đo vận tốc mục tiêu, thiết bị cảm biến các con lăn góc, đạn dược, thiết bị hiển thị nhiệt độ xung quanh và máy tính đạn đạo, sự kết hợp trên đã cho phép chiếc tăng có thể bắn hiệu quả ở tốc độ 35km/h đường địa hình với bất kì góc xoay nào của tháp pháo.

Khi tác chiến, hỏa lực chính được điều khiển bởi pháo thủ, nhưng vị trí đặt pháo và thiết bị ngắm bắn cho phép trưởng xe có quyền quyết định chọn lựa mục tiêu để khai hỏa, nhắm mục tiêu một cách độc lập với pháo thủ.

Trưởng xe là người có vai quyết định trong chiến đấu vì nắm trong tay nút “nhận diện mục tiêu” trên bảng điều khiển và kiểm soát hoàn toàn pháo chính (chế độ “Chiếm quyền”), và cuối cùng là khai hỏa.
[SIZE=+0]Thiết bị nhắm bắn nhiệt ảnh Agava-2 trên T-80UM1. Hệ thống tên lửa điều khiển, ký hiệu là 9K119, có thể dễ dàng sử dụng và bảo quản trong điều kiện chiến trường.[/SIZE]
Khả năng hạ các mục tiêu bọc giáp hoặc bay thấp với tên lửa điều khiển bằng laser ở khoảng cách lên tới 5km của T-80U1 là rất cao, xấp xỉ 100%.

T-80U-M1 còn có thể lắp thêm kính ngắm hồng ngoại cho pháo thủ, tên là Buran hay hệ thống ngắm ảnh nhiệt (loại Agava-2 của Nga hay nước ngoài sản xuất). Loại kính ngắm nhiệt ảnh cho phép pháo thủ và trưởng xe bắn tên lửa 9M119 cả ngày lẫn đêm.

Hệ thống nạp đạn tự động cho phép đạt tốc độ bắn từ 7-9 phát/phút (cần phải nói thêm rằng các loại tăng của các nước khác trên thế giới, ngoại trừ Leclerc của Pháp đều không được lắp đặt hệ thống nạp đạn tự động).

Số đạn pháo lắp sẵn trong giá xoay của hệ thống nạp đạn tự động của T-80U-M1 là 28 viên, trong khi ở Leclerc và T-90 là 22 viên.

Hệ thống phòng thủ bảo vệ trên T80U-M1

Khả năng bảo vệ của T-80U-M1 trước các loại vũ khí chống tăng, đặc biệt là các loại tên lửa chống tăng dựa vào: Giáp nhiều lớp sắp xếp kiểu nghiêng trên tháp pháo; Giáp phản ứng nổ ERA gắn liền vào giáp bảo vệ của vỏ xe và tháp pháo, trong khi các tấm chắn xích hông được gắn các phiến nổ; Hệ thống bảo vệ chủ động Arena (>> chi tiết); Hệ thống gây nhiễu Shtora-1.
Việc sử dụng giáp phản ứng nổ gắn liền với giáp xe bắt đầu được sử dụng từ những năm 1980 giúp nâng cao cao năng lực chống lại các loại đầu đạn nổ lõm. Tuy vậy, xe tăng sẽ còn nhiều chỗ khác phơi ra trước hỏa lực địch.

Chính vì cho nên cách đây chừng 10 đến 20 năm, nhiều quốc gia đã tập trung phát triển hệ thống bảo vệ chủ động (active protection systems) cho xe tăng, nhưng có lẽ chỉ Nga mới cho ra mắt và đưa vào sản xuất hàng loạt loại hệ thống này.

Arena là một ví dụ. Hệ thống này được thiết kế để bảo vệ xe tăng trước mọi loại đạn chống tăng và tên lửa được bắn ra từ mọi loại vũ khí của bộ binh, cũng như ATGM gắn trên máy bay với vận tốc từ 70-700m/giây, bất chấp các cách dẫn đường và loại đầu đạn.

Hệ thống Arena được bật/tắt từ bảng diều khiển của trưởng xe. Khi hệ thống được kích hoạt, nó sẽ làm việc một cách tự động. Bên cạnh chế độ tự động, trưởng xe vẫn có thể chỉnh qua chế độ điều khiển hệ thống bằng tay.

Ta có thể nhìn rõ radar của Arena-E trên T80U-M1​
Hệ thống Arena-E với các đạn phóng quanh tháp pháo.​
Hệ thống Arena có thể bảo vệ chiếc tăng khi nó đang dừng lại hay đang di chuyển, trong bất kì điều kiện thời tiết lẫn bất kì dạng địa hình tác chiến nào, và cũng không quan trọng góc tấn cũng như sức công phá của vũ khí đối phương.

Radar xử lý dữ liệu và kính ngắm có khả năng nhận dạng cao, nên không để tâm tới các loại đạn thông thường, nó chỉ kích hoạt khi có một mối nguy hiểm nghiêm trọng thực sự với xe tăng.

Hệ thống APS này giúp tăng gấp đôi tuổi thọ của chiếc tăng trên chiến trường, và nếu chiếc tăng này làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình hay giải quyết các cuộc xung đột nội bộ thì tuổi thọ của nó có thể tăng lên gấp 3-4 lần. Ngoài ra, Arena còn được kết hợp với hệ thống gây nhiễu Shtora-1, giúp nâng khả năng bảo vệ lên tới 5 lần.

Hệ thống thông tin liên lạc trên Bars bao gồm radio R-163UP thu và radio R-163-50U phát, cả hai đều hoạt động ở bước song cực ngắn, sóng liên lạc sẽ thường xuyện được tự động kiểm tra để giảm nhiễu.

Khả năng cơ động
Chiếc T-80U-M1 Bars sử động động cơ gas-turbine 1,250 mã lực, tỉ suất công suất/trọng lượng đạt 27.2 mã lực/tấn cho phép khả năng cơ động cao, giúp cho chiếc tăng có thể thoát khỏi khu vực nguy hiểm một cách nhanh chóng, nó có thể đạt tốc độ 50km/h trong vòng 17-19 giây.

Kinh nghiệm sử dụng T-80U trong thực tế cho thấy nó có thể chịu đến 5 phát đạn chống tăng hay ATGM vẫn có thế tiếp tục hoạt động. So sánh với T-80U, biến thể Bars có thể sử dụng vào bảo trì đơn giản hơn. Trong tương lai gần nó sẽ được nâng cấp sử dụng động cơ 1.400 mã lực.

Hệ thống truyền động thủy tĩnh được thiết kế để tăng tính linh hoạt, tốc độ và độ tin cậy của cơ cấu lái, giúp chiếc xe di chuyển êm hơn và dĩ nhiên thì độ chính xác cũng mỗi loạt bắn cũng được tăng lên. Mức tiêu thụ dầu của động cơ giảm 5-10%, trong khi tuổi thọ của các thiết bị được tăng lên như bộ truyền động tăng 30%, các bánh răng tăng 50%.
Động cơ đa nhiên liệu của chiếc Bars ( tiểu chuẩn là dầu diesel, dự bị là dầu lửa và xăng là loại xa xỉ) khiến nó có thể dễ dàng được cung cấp bởi các đơn vị tiếp vận.

Thiết bị gas-turbine phụ, được kí hiệu là GTA-18, có thể đạt công suất 18kW sẽ được dùng để khởi động mọi hệ thống trên chiếc tăng khi động cơ chính không hoạt động.

Khi ở trạng thái phòng ngự, động cơ phụ này sẽ giúp giảm tín hiệu IR của chiếc tăng, qua đó giảm khả năng bị phát hiện bởi các thiết bị nhiệt ảnh của đối phương.

Động cơ GTD-1250​
Tiện nghi trên T-80U-M1

Trong quá trình tác chiến, các thiết bị trên xe tăng sẽ phải đối mặt với nhiều dạng thời tiết khắc nghiệt khác nhau. Đặc biệt, ở những vùng nhiệt đới (như Việt Nam) có nhiệt độ và độ ẩm cao, khí tài quân sự của Nga thường “mất điểm” vì không có hệ thống điều hòa không khí.

Tuy nhiên, ở chiếc Bars, các kĩ sư từ trung tâm nghiên cứu và sản xuất Krios, nơi đã tham gia chế tạo hệ thống điều hòa không khí trên trạm không gian Hòa Bình (trạm Mir), đã phát triển hệ thống điều hòa cho nó. Hệ thống điều hòa này có khả năng hoạt động trong tình trạng quá tải và có thể bảo trì trong điều kiện chiến trường.

Hệ thống điều hòa này cung cấp khí mát đến từng không gian làm việc (tới vị trí thành viên kíp xe), chứ không phải toàn bộ không gian bên trong xe tăng. So sánh với hệ thống làm mát chung, ưu điểm của thiết kế này là hiệu quả cao hơn và khả năng sử dụng bộ đồ thông hơi kết hợp với bộ chống cháy.

Hơn nữa, ngoài khí làm mát, hệ thống điều hòa còn cung cấp khí độ ẩm thấp, dành cho các quốc gia có khí hậu nóng và ẩm ướt. Khi động cơ chính đã tắt máy, hệ thống điều hòa vẫn hoạt động nhờ vào thiết bị GTA.
Tag: Tăng thiết giáp
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Rùa thép ’khủng’ T-84 Oplot-M



Tháng 3/2011, chính phủ Thái Lan quyết định ký hợp đồng với Ukraine mua 200 xe tăng T-84.
Quân đội Hoàng gia Thái Lan dự định dùng T-84 để thay thế hoàn toàn xe tăng hạng nhẹ M41A3 đã quá lỗi thời và lạc hậu. Sau khi chuyển giao cho Thái Lan, T-84 sẽ trở thành loại xe tăng “khủng” nhất khu vực Đông Nam Á.
Sau đây là một số thông tin xe tăng chiến đấu chủ lực T-84:
Lịch sử
T-84 là mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực do Phòng thiết kế chế tạo máy Kharkiv Morozov Ukraine chế tạo. T-84 ra đời trong hoàn cảnh khá đặc biệt, Kharkiv Morozov trước đây là cơ quan thiết kế của Liên Xô. Sau khi Liên bang Xô Viết tan vỡ năm 1991, các cơ sở sản xuất chế tạo của Kharkiv Morozov nằm ở cả Nga và Ukraine.
Rắc rối bắt đầu nảy sinh khi Ukraine ký hợp đồng bán 320 xe tăng T-80UD cho Pakistan. Một số bộ phận quan trọng của loại xe tăng này chỉ có nhà máy của Kharkiv Morozov ở Nga mới có thể chế tạo được. Tất nhiên, nước Nga không đồng ý cung cấp linh kiện cho bản hợp đồng đắt giá này.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-84. Kể từ đây, Ukraine quyết định phát triển thiết kế khác để không phụ thuộc vào nước Nga. T-84 đã ra đời trong hoàn cảnh như vậy.
Về cơ bản, T-84 vẫn chế tạo dựa trên khung thân T-80UD nhưng có một số điểm cải tiến đáng kể. Hợp đồng với Pakistan vẫn tiếp tục với việc chuyển giao mẫu T-80 trang bị kiểu tháp pháo của T-84.
Vũ khí
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-84 trang bị hỏa lực chính là pháo cỡ nòng 125mm kết hợp thiết bị nạp đạn tự động kiểu băng chuyền cho phép bắn tốc độ cao. Lượng dự trữ đạn trong xe có 40 viên, trong đó 28 viên nằm trong thiết bị nạp đạn tự động.
Pháo 125mm có khả năng bắn các loại đạn chống tăng thuốc nổ phá (HEAT), đạn thuốc nổ phân mảnh (HE-FRAG), đạn xuyên thép có lõi ổn định bằng cánh (APFSDS). Cũng giống như xe tăng truyền thống Liên Xô (cũ), pháo 125mm của T-84 cũng tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) qua nòng.
Pháo chính 125mm có uy lực khá mạnh. ATGM cũng được đặt trong thiết bị nạp đạn tự động giống các loại đạn thông thường, tên lửa dẫn đường bằng laze có tầm bắn tối đa 5.000m.
Tên lửa lắp đầu đạn liều đúp có khả năng xuyên phá xe tăng trang bị giáp phản ứng nổ. Mặc dù vai trò chính của tên lửa chống tăng là tiêu diệt xe tăng hoặc thiết giáp tuy nhiên nó vẫn có thể bắn hạ trực thăng bay thấp.
Súng máy phòng không 12,7mm trên nóc tháp pháo. Ở cửa ra vào vị trí trưởng xe được lắp súng máy hạng nặng 12,7mm cho phép tấn công mục tiêu ở mặt đất cũng như trên không, người điều khiển ngồi trong xe ngắm bắn thông qua thiết bị điều khiển.
Ngoài ra, trong xe còn lắp súng máy đồng trục cỡ 7,62mm. Kíp lái cũng được trang bị súng tiểu liên cá nhân, súng ngắn và lựu đạn.
Hệ thống điều khiển hỏa lực
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-84 lắp đặt hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến hỗ trợ cho xe bắn mục tiêu di chuyển hoặ đứng yên trong khi xe tăng cũng đang di chuyển hoặc đứng yên với độ chính xác phát bắn đầu tiên rất cao.
Hệ thống kiểm soát bắn bao gồm: kính ngắm ban ngày cho xạ thủ 1G46M, kính ngắm nhiệt ảnh Buran-Catherine-E, hệ thống quan sát cho trưởng xe PNK-5, kính ngắm PZU-7 (cho súng máy 12,7mm), máy tính đường đạn LIO-V và nhiều thiết bị hỗ trợ khác.
Hệ thống bảo vệ
T-84 được lắp đặt hệ thống bảo vệ xe kết hợp bao gồm: giáp bị động, giáp phản ứng nổ, thiết bị bảo vệ giúp xe tăng chống lại các cuộc tấn công của vũ khí diệt tăng hiện đại và nhiều thiết bị phụ trợ khác.
Giáp chính của T-84 được thiết kế theo kiểu đa lớp với lớp kim loại và gốm mang đến khả năng giảm đáng kể sức xuyên đạn.
Giap chính mặt trước thân xe. Mặt trước thân và tháp pháo T-84 trang bị giáp phản ứng nổ Nozh thế hệ mới giúp bảo vệ xe trước đạn diệt tăng (đạn HEAT hoặc APFSDS) hay tên lửa chống tăng. Các tấm giáp phản ứng nổ còn lắp ở hai mặt trước thân cung cấp việc bảo vệ khoang lái xe. Hệ thống giáp Nozh thiết kế theo kiểu mô đun cho phép gỡ bỏ thay thế dễ dàng hoặc nâng cấp.
Giáp chính và giáp phản ứng đảm bảo sự sống tối đa cho xe tăng và tổ lái trước vũ khí xuyên giáp hiện đại.
Ngoài ra, T-84 trang bị hệ thống đối phó trả đũa quang điện Varta. Varta bao gồm ba nhân tố chính: thiết bị laze cảnh báo nguy hiểm (chống vũ khí dẫn đường bằng laze), gây nhiễu hồng ngoại và hệ thống tạo màn che.
Trong đó, thiết bị laze cảnh báo gồm bảng điều khiển, đơn vị điều khiển và 4 cảm biến laze cảnh báo nguy hiểm. Nó sẽ được kích hoạt khi phát hiện đạn tự dẫn chính xác cao lắp thiết bị dẫn đường laze. Nó sẽ cảnh báo cho kíp lái mối nguy hiểm để có phương án đối phó kịp thời.
Hệ thống ống phóng lựu đạn khói trên T-84. Hệ thống tạo màn khói có thể hoạt động như một thành phần của Varta hoặc độc lập. Hệ thống này gồm 12 ống phóng lựu đạn khói. Việc bắn lựu đạn khói có thể hoàn toàn tự đông (trong trường hợp nhận được tín hiệu từ cảnh báo laze về mối đe dọa) hoặc thủ công (từ vị trí trưởng xe hoặc pháo thủ). Màn khói có thể vô hiệu hóa thiết bị quan sát đêm của đối phương hoặc tia hồng ngoại.
Hệ thống bảo vệ NBC bảo vệ kíp lái xe trước phóng xạ, khí độc hoặc vi khuẩn. Lớp che chắn bức xạ thiết kế theo hình thức một lớp lót cố định trên cả hai bề mặt bên trong và ngoài xe tăng để bảo vệ chống bức xạ từ vụ nổ hạt nhân.
Và tất nhiên, trong xe không thể thiếu hệ thống cứu hỏa có thể tự động phát hiện và dập lửa một cách nhanh chóng.
Thiết bị phụ
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-84 còn trang bị hệ thống định vị dựa trên hệ thống GPS (Mỹ) và GLONASS (Nga). Nó cho phép trưởng xe biết vị trí xe mình cũng như đơn vị bạn đặc biệt trong điều kiện thời tiết bất lợi (ban đêm, sương mù…).
Hệ thống hỗ trợ định vị còn giúp trưởng xe truyền tin (bao gồm cả thông tin mã hóa) thông qua một kênh kỹ thuật số bằng cách sử dụng thiết bị radio tiêu chuẩn.
Trang bị liên lạc trên xe gồm: đài vô tuyến R-173M VHF, đài vô tuyến R-163-50K HF và kênh liên lạc nội bộ.
Phiên bản tiêu chuẩn của T-84 không có hệ thống điều hòa nhiệt độ nhưng với phiên bản đầy đủ thì có thể lắp điều hòa nhiệt độ KTT do Ukraine sản xuất. Với nhiệt độ bên ngoài xe 55 độ C thì KTT điều chỉnh nhiệt độ trong xe ở mức 15-20 độ C. Việc làm mát khoang lái là rất quan trọng vừa đảm bảo cho thiết bị điện vừa cải thiện hiệu suất làm việc tổ lái.
Đối với hoạt động quét mìn, trước thân xe có thể lắp hệ thống dọn mìn kiểu lưỡi cày KMT-6 hoặc kiểu con lăn KMT-7.
Động lực
T-84 trang bị động cơ diesel 6TD-2 1.200 mã lực cho phép xe đạt tốc độ tối đa 65km/h, tầm hoạt động 540km.
Động cơ thiết kế đạt hiệu suất cao trong tất cả điều kiện thời tiết hoặc nhiệt độ cao. Trong điều kiện khí hậu lạnh, động cơ còn có thiết bị làm nóng trước khi khởi động. 6TD-2 hoạt động hiệu quả trên sa mạc với nhiệt độ lên tới 55 độ C.
Mặc dù là động cơ diesel nhưng nó có thể chạy nhiều nhiên liệu khác như: xăng, dầu hỏa, nhiên liệu động cơ phản lực hoặc nhiên liệu hỗn hợp với tỉ lệ cân đối. Trong xe có khả năng chứa 700 lít nhiên liệu và có 400 lít ở thùng phụ.

http://www.autonet.com.vn/khampha/201104/Rua-thep-khung-T-84-cua-Thai-Lan-2044176/
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Những nâng cấp ở T-72 của Ba Lan

Dòng xe tăng T-72 "tái xuất" tại triển lãm MSPO diễn ra tại Targi Kielce, Ba Lan vào tháng 9/2011 với biến thể hiện đại hóa mới nhất là T-72U.
Với thiết kế đặc biệt phù hợp cho tác chiến đô thị, T-72U được nhà máy ZM Bumar Labedy trực tiếp phát triển và sản xuất.


Gói hiện đại hóa đã được thực hiện theo yêu cầu của Bộ quốc phòng Ba Lan, dựa trên một nghiên cứu về kinh nghiệm chiến đấu của quân đội Ba Lan, quân đội thành viên NATO và trên chiến trường Afghanistan.
Xe tăng T-72U tại triển lãm MSPO - -2011.

Theo đó, các kỹ sư của Labedy đã tập trung vào nâng cấp, sửa đổi thiết kế những điểm yếu chết người của dòng xe tăng T-72, như là giảm độ cao của pháo chính và súng phòng không.

Các khí tài quan sát được thay bằng các hệ thống camera cung cấp hình ảnh lập thể, quan sát được bên ngoài cả ngày lẫn đêm.

Sự an toàn của xe được tăng cường với giáp lồng thép bảo vệ phía sau tháp pháo và 2 bên sườn phía sau thân xe để cản rocket chống tăng.


Giáp phản ứng nổ của T-72U cũng được bố trí lại khít hơn, nhất là ở phía trước tháp pháo, 2 bên sườn và phía sau thân xe.



Giáp lồng thép được bố trí hai bên sườn xe tăng.
T-72U được trang bị áo giáp phản ứng nổ mới, khoảng cách giữa hai tấm giáp đã được lắp sát nhau hơn.

Sự bố trí vỏ giáp mới được các kỹ sư rút kinh nghiệm từ thất bại của xe tăng T-72 biên chế trong quân đội Georgia.

Trong cuộc tấn công vào Tskhinvali ngày 8/8/2008, các chiến binh Nam Ossetia bắn rocket chống tăng trúng giữa khe của 2 tấm giáp phản ứng nổ, phía sau tháo pháo và khoan một lỗ tương đối nhỏ nhưng trúng vào viên đạn 125 mm ở khoang đạn. Kết quả của vụ nổ là tháp pháo bị hất tung.

Một điểm đáng lưu ý khác ở T-72U, toàn bộ phần vỏ giáp của xe tăng chỉ nặng 420 kg (170 kg ở tháp pháo và 250 kg đối với thân xe).


Các kỹ sư từ Labedy và WAT đã tăng cường mức độ bảo vệ cho xe tăng để chống lại các loại mìn tấn công vào gầm xe, trưởng xe được ngồi ở một vị trí liền với thân xe và tháp pháo phía trên. Phía dưới sàn xe và trước mũi xe được bổ sung thêm tấm giáp làm bằng vật liệu composite nhằm hấp thụ năng lượng nổ.
T-72U sử dụng súng máy phòng không mới ZSMU-127 Kobuz 12,7 mm điều khiển từ trong xe mà không cần xạ thủ ngồi lên trên điều khiển, điều này sẽ tránh được thương vong cho xạ thủ, nhất là trong môỉtườgg tác chiến đô thị.

Trên tháp pháo T-72U, bệ súng phòng không là loại 12,7 mm ZSMU-127 Kobuz điều khiển từ xa (RCWS), do hãng ZM Tarnow phát triển.


RCWS có khả năng tự động bám và ngắm bắn mục tiêu, quay tròn 360 độ trong mặt phẳng ngang, góc hạ và nâng súng từ -50 đến +55 độ.

Việc sử dụng bệ điều khiển súng máy từ xa độc lập với tháp pháo cho phép cải thiện khả năng tấn công chính xác mục tiêu, điều này có tầm quan trọng đặc biệt trong các cuộc giao tranh ở trong đô thị.

RCWS được bổ sung hệ thống quan sát đa hướng ODR - HV ODF Oprtronics, gồm 8 camera truyền hình, có zoom quang học lên đến 26x, quay được 360 độ theo chiều ngang và từ -10 đến +70 độ theo chiều thẳng đứng.


Khi ổn định, hệ thống có thể phát hiện các chuyển động và tự động lựa chọn mối đe dọa trực tiếp và hệ thống RCWS sẽ nhắm vào mối đe dọa tiềm năng nhất.
Hai camera truyền hình của T-72U ở bên phải tháp pháo.

Hệ thống thông tin liên lạc của T-72U cũng được nâng cấp bằng cách lắp đặt hệ thống Radmor RRC9310AP, Fonet - IP Inter - Com và hệ thống kiểm soát chiến trường Trop.

Những thay đổi mới khác gồm bộ ổn định điện áp PRM - 02 từ Radiotechnika-Marketing, khối vi xử lý khởi động cho động cơ mới, bảng điều khiển điện tử thay thế cho bảng cũ của trưởng xe, hệ thống nạp đạn tự động cải tiến (2 chế độ: nạp đạn bằng tay và bằng máydo công ty Wasko phát triển.


Các cải tiến khác bao gồm một đơn vị năng lượng phụ có công suất 17 kw, và hệ thống điều hòa không khí.
Phạm Thái (theo Atair)

http://www.tinmoi.vn/nhung-nang-cap-o-t-72-cua-ba-lan-01603006.html

T-72 và các biến thể

(ĐVO) Lịch sử ra đời

Từ giữa những năm 1960, thế hệ xe tăng thứ 2 sau thế chiến đã phát triển để thay thế những chiếc tăng hạng trung và hạng nhẹ. Họ tăng T-72 là điển hình nhất và có số lượng sản xuất nhiều nhất trong thế hệ này.

Nhóm thiết kế bắt tay vào công việc từ năm 1967 tại Cục thiết kế tăng ở Ural dưới sự chỉ đạo của L. Kartsev. Nhà thiết kế này đã không thể sống đến ngày chiếc tăng được sản xuất hàng loạt, công việc được tiếp tục dưới sự lãnh đạo của tổng công trình sư V. Venidiktov.

Việc thử nghiệm mẫu thiết kế, được phát triển tại thành phố Nizhny Tagil, đã khẳng định tính hiệu quả và độ tin cây của mẫu thử nghiệm. Năm 1973 chiếc tăng đã được đưa vào biên chế chính thức với tên hiệu T-72.

T-72 có vai trò quan trọng trong lịch sử xe tăng Liên Xô​
Tổ lái chiếc tăng gồm 3 người. Vị trí của lái xe trong T-72 đã được đặt ở giữa khoang lái chứ không còn lệch qua bên trái như các mẫu tăng trước, điều đó giúp lái xe có thể quan sát dễ dàng hơn.

Vị trí của trưởng xe nằm trong khoang chiến đấu ở giữa chiếc tăng cùng với pháo thủ, nhưng nằm phía bên phải, còn pháo thủ ngồi bên trái khoang chiến đấu.

Xe được lắp đặt máy nạp đạn, hệ thống được thiết kế để đảm bảo giảm khối lượng của xe và khả năng buồng đạn bị bắn trúng. Động cơ được bố trí ở đuôi xe cùng với hệ thống làm mát bằng không khí và hệ thống truyền động.

Đa dạng về ứng dụng lẫn biến thể

Khi đưa vào biên chế, T-72 trở thành nền tảng để phát triển nhiều loại xe chức năng khác, như xe tăng chỉ huy T-72K và T72AK, xe sửa chữa cứu kéo BREM-1, xe bắc cầu MTU-72 hay xe dọn vật cản của công binh IMR-2.

Ngoài ra, Liên Xô còn phát triển hệ thống mô phỏng để huấn luyện cho lái xe hay, gồm hệ thống mô phỏng điện tử TKNT-3B dành cho trưởng xe và xạ thủ.

T-72A bắt đầu được sản xuất hàng loạt từ năm 1979 đến 1985. T-72A có một số điểm khác biệt so với mẫu T-72 cơ sở, đó là lắp đặt các loại khí tài đo xa TPDK-1, kính ngắm đêm TPN-3-49 của pháo thủ với đèn quét L-4, hệ thống bắn đạn khói ngụy trang 902B, pháo chính 125mm 2A46 thay cho pháo 2A26M2, thiết bị nhìn đêm TVNE-4B và động cơ V-46-6.

Biế thể xuất khẩu T-72M và T-72M1 của T-72A được sản xuất với một số lớp giáp tăng cường ở giáp trước xe và tháp pháo, những chiếc T-72 của loạt này đã được xuất khẩu tới các quốc gia khối Warsaw, Ấn Độ, Iran, Syria, Algeria, Kuwait, Libya, Phần Lan và Tiệp Khắc.

T-72 trong quân đội Ấn Độ​
Mẫu T-72B bắt đầu được sản xuất từ năm 1985, biến thể xuất khẩu của nó là T-72S.

Khác biệt chủ yếu giữa T-72A và T-72B là T-72B sử dụng hệ thống ổn định nòng pháo với bộ điều khiển tầm thủy lực - điện và bộ điều khiển hướng cơ - điện 2E42-2 thay cho hệ thống ổn định 2E28M. Ngoài ra, hệ thống vũ khí điều khiển, lắp các lớp giáp ERA tùy chọn, sử dụng động cơ V-84 thay cho động cơ V-46-6 cũng là những nét mới.

Vũ khí chính của T-72B là khẩu pháo nòng trơn 2A46M có khả năng bắn được các loại đạn có điều khiển, được thiết kế tăng chiều dài nòng và giảm độ giật. Nhờ vào những cải tiến của pháo, sự chính xác của mỗi phát đạn cũng được nâng lên.

Hơn nữa, pháo còn có thể bắn các loại đạn điều khiển ở khoảng cách 4.000m (xa hơn so với tầm bắn 3.000m của M1A2 và Leopard và 3.400 m của Leclerc), với xác suất bắn trúng là 80%. Một đặc điểm nữa là nòng pháo có thể nhanh chóng được thay thế trên chiến trường khi cần thiết.

Đạn pháo chính sử dụng trên T-72 gồm loại đạn sơ tốc cao xuyên giáp (APFSDS), đạn HEAT, đạn nổ mảnh chống bộ binh và đạn tên lửa có điều khiển (ATGM). Đạn 3UBK-14 bao gồm tên lửa 9M119 và phần thuốc nổ đẩy. Cơ số đạn trên xe là 45 viên, trong đó 22 viên được nạp sẵn trong hệ thống.

Bên cạnh khẩu pháo 125mm thì T-72 còn có một khẩu súng máy 7,62mm đồng trục và một khẩu NSVT 12,7mm ở cửa trưởng xe, khẩu đại liên này có thể được điều khiển từ trong chiếc tăng bởi trưởng xe. Cơ số đạn dược là 2,000 viên cho khẩu 7,62mm và 300 viên cho khẩu 12,7mm.

Giáp của xe tăng là loại gồm nhiều lớp giúp tăng khả năng chống các loại đạn chống tăng, đối phó hiệu quả với đạn HEAT nếu được lắp thêm giáp phản ứng nổ (ERA). Năm 1988, giáp ERA đã bắt đầu được sử dụng.

Khả năng sống sót của T-72 dựa vào kết cấu khung thấp (2,226 mm), sử dụng các thiết bị tạo màn khói ngụy trang 902B Tucha, hệ thống bảo vệ khỏi tác hại của loại bom Napalm và hệ thống chữa cháy tự động 3ETs13 Iney.

Hơn nữa, chiếc tăng còn có thể sơn ngụy trang để giảm đến mức thấp nhất nguy cơ bị phát hiện trên chiến trường. T-72 còn có thế lắp thiết bị đào công sự, cứu kéo và thiết bị của bộ quét mìn KMT-6.
Khả năng cơ động của xe dựa vào động cơ diesel làm mát bằng nước V-84-1, có thể đạt tới công suất 618 kW (840 mã lực). Động cơ này sử dụng nhiên liệu dầu diesel (DL, DZ, DA), nhiên liệu phản lực (T-1, TS-1, T-2) và các loại xăng (A-66, A-72).

Đường kính bánh dẫn động tăng đến 325mm (so với 285mm trên loại T-72A). Ngoài ra, bánh xe còn có thể gắn thêm các miếng cao su để tăng tuổi thọ xích, T-72 cũng sử dụng những con lăn hỗ trợ như trên T-64.

T-72 có thể lội nước sâu 5m với dụng cụ hỗ trợ, ngoài ra ở độ sâu 1,2m, xe có thể lội tốt mà không cần chuẩn bị trong khi với mực nước 1,8m sẽ mất thêm 10 phút để chuẩn bị.

Bên trong một chiếc T-72 cơ bản​
T-72 xuất khẩu cho Ba Lan​

Khai hỏa súng NSV 12,7mm.​

Những chiếc T-72 quen thuộc với thân phủ kín các thỏi ERA.​

Với ống thở này T-72 sẽ lặn được tối đa 5m​
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Phiên bản nâng cấp tăng T-72B3

(Vũ khí) - Trong hội thao gần đây trên thao trường Alabino đã trưng bày các mẫu xe bọc thép được sử dụng trong chiến tranh hiện đại. Trong số các thiết bị được trưng bày có một phiên bản mới cải tiến của tăng T-72B với tên gọi T-72B3.

Cần nhớ rằng đây là lần đầu tiên cỗ máy chiến đấu của mô hình này được công bố rộng rãi. Trước đó những người quan tâm xe bọc thép, nhưng không liên quan trực tiếp đến lực lượng vũ trang hoặc ngành công nghiệp vũ khí chỉ biết thông tin chung và những hình ảnh về thiết bị này.

Theo các nhân chứng, T-72B3 mới không gây nhiều hứng thú đối với khách hàng bằng T-90A để gần đó. Ngoài ra, có lẽ không phải tất cả những người đã có mặt tại buổi trưng bày có thể phân biệt được loại xe tăng bằng cách nhìn bề ngoài.


T-72B3 là phiên bản nâng cấp từ T-72B, được sản xuất trong thập niên tám mươi, vẻ ngoài của xe bọc thép chỉ thay đổi một vài chi tiết nhỏ. Tuy nhiên những chi tiết đó có thể ảnh hưởng đến thông số kỹ thuật và khả năng tác chiến của xe.

Dự án T-72B3 được khởi động nhằm nâng cấp xe tăng T-72B do đó T-72B3 có rất nhiều ưu điểm vượt trội hơn. Chi phí nâng cấp một chiếc xe tăng cũ thành T-72B3 không vượt quá 1,7 triệu USD. Một phần lớn kinh phí (khoảng 30 triệu USD) được chi cho sửa chữa, phần tiền còn lại chi cho việc mua và lắp đặt thiết bị mới.


Trong quá trình đại tu và nâng cấp T-72B được trang bị thêm một loạt các thiết bị mới. Đầu tiên kể đến là kính ngắm đa kênh mới Sosna-U. Thiết bị này cho phép xạ thủ để xác định mục tiêu bằng kênh quang học và ảnh nhiệt. Ngoài ra, Sosna-U còn được trang máy đó khoảng cách bằng laser và hệ thống điều khiển tên lửa chống tăng.

Như vậy, chỉ sử dụng một thiết bị xạ thủ có thể thực hiện nhiều chức năng trong tác chiến. Đáng tiếc là khi thực hiện dự án T-72B3 nhà thiết kế đã sử dụng không đồng nhất các giải pháp kỹ thuật. Tổ hợp bên ngoài của kính ngắm Sosna-U được đặt bên trong hộp kim loại nhẹ bảo vệ kính khỏi bụi và mảnh đạn.


Ở vị trí lối vào cửa sổ phía trước của hộp bảo vệ được đóng lại bằng nắp gắn với vỏ bằng bu lông.Do vậy trước khi bắn ê-kíp phải rời khỏi xe và để mở nắp bằng tay. Những nắp hộp trên tăng thường được trang bị các thiết bị mở chúng từ vị trí làm việc.

Đối với kính ngắm 1A40-1 được sử dụng cho T-72B thì trên tăng mới nâng cấp mới nó thực hiện thêm chức năng của thiết bị dẫn đường vũ khí. Vi trí làm việc của người chỉ huy tăng được trang bị thiết bị TKN-3MK với hệ thống kép . Nhờ sử dụng thiết bị này người chỉ huy có thể trực tiếp điều khiển vũ khí và khai hỏa.


Chất lượng vận hành của T-72B3 tương tự như của T-72B. Vấn đề là ở chỗ để tiết kiệm chi phí nâng cấp người ta quyết định giữ lại động cơ mà không cần bất kỳ sửa đổi nào. Trong quá trình sửa chữa và nâng cấp T-72B3 giữ lại động cơ diesel V-84-1 công suất 840 mã lực, thay đổi phần vận hành và dây xích xe. Do đó cho phép tăng tính năng vận hành tăng.

Bản chất của việc hiện đại hóa T-72B sang B3 do chi phí sửa chữa kỹ thuật lớn trên lớp bảo vệ.Trên vỏ tăng mặt trước có lớp bảo vệ động type Contact-5. Theo một số tài liệu T-72B3 có thể trang bị lớp bảo vệ mới Relic, nhưng sau đó đã quyết định sử dụng lại hệ thống trước đó.



Tuy nhiên, mức độ bảo vệ chung của T-72B3 cao hơn một chút so với các thông số của thiết bị cơ bản. Trước đó trên T-72B đã sử dụng kính ngắm đêm thụ-chủ động, trong một số chế độ làm việc có sử dụng đèn hồng ngoại A-4A "mặt trăng". Trên T-72B3 không sử dụng kính ngắm kênh đêm. Không gian ở bên phải của súng được đóng bằng mô-đun bảo vệ động, cho phép bảo vệ tháp pháo. Tuy nhiên, việc sử dụng giáp phản ứng cũ Contact-5 đặt ra câu hỏi liên quan đến mức độ bảo vệ chung.

Tổ hợp vũ khí của T-72B3 có những thay đổi nhỏ. Súng phóng 2A46-5 có khả năng tự động nạp đạn, sửa đổi để sử dụng được đạn dược mới. Ngoài ra được trang bị thêm hệ thống súng máy phòng không . Tăng nâng cấp được trang bị tháp pháo mở với súng máy NSV. Hệ thống súng máy có thể điều khiển từ xa , nhờ đó ê-kíp lái không phải rời khoang chiến đấu giúp tránh thương vong.



Sau khi nâng cấp T-72B3 khả năng chiến đấu đã tăng lên đáng kể, nhưng vẫn có những tranh cãi chung quang dự án nâng cấp này. Việc sửa chữa và lắp đặt thiết bị mới có thể ảnh hưởng đến tình trạng kỹ thuật của tăng nói chung. Mặt khác việc không sử dụng các thiết bị mới nhất và tiên tiến nhất với giải pháp không đồng bộ (bao gồm các cửa sổ cánh mở hoặc máy ụ pháo) trong một số trường hợp tính năng kỹ thuật có thể không đạt hiệu quả. Tuy nhiên, các thiết bị và ý tưởng được lựa chọn phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Do đó, T-72B3 thực sự là sự kết hợp hài hòa giữa giá cả và tính năng kỹ chiến thuật.

AntonRTI ( Theo topwar.ru )
 

tankist

Xe buýt
Biển số
OF-174575
Ngày cấp bằng
1/1/13
Số km
552
Động cơ
345,622 Mã lực
Nơi ở
Túp lều bác Tôm
Xin mời các cụ đọc cái này ạ
http://dantri.com.vn/xa-hoi/phao-viet-nam-du-suc-danh-bai-dai-chien-xe-tang-772174.htm
Xem ra bộ quốc phòng nhà ta lại chủ quan, lạc quan tếu rồi. Đúng là nếu mang trận địa pháo hạng nặng ra để rã vao lữ đoàn xe tăng được yểm trọ bằng một trung đoàn bộ binh thì sẽ thắng thật, nhưng mà chiến tranh hiện đại có mấy tiên phong đi trước xe tăng và bộ binh cơ. Khi mà nó thấy trận địa pháo thì đó là mục tiêu rải thảm của máy bay tiêm kích, máy bay ném bom, tên lửa. Lúc đó thì còn gì chống tăng càn quét ạ. Còn chưa kể đến trực thăng yểm trợ.
Em nói thế không biết có đúng không?
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Bác chưa hiểu cái câu hỏa khí phân tán hỏa lực tập trung. Lạc quan tếu là có nhưng với phòng thủ thì tất cả đều có thể xảy ra. Dùng 1 tomahawk diệt 1 d46 thì có lẽ hơi điên chưa nói đến dùng máy bay
 

itzone2268

Xe hơi
Biển số
OF-206114
Ngày cấp bằng
14/8/13
Số km
105
Động cơ
319,660 Mã lực
Thấy mấy thánh ở face phán nhà mình sắp mua cua mới :D
 

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
838
Động cơ
401,930 Mã lực
Chiến trường VN và Đông nam Á thì cần gì xe tăng mà lo. Chỉ cần xe hạng nhẹ, bơi lội giỏi là đủ rồi. Có nhiều Helicopter ngon hơn.
 

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
838
Động cơ
401,930 Mã lực
Thế mà mấy chú quốc đảo Indo, Sing lại máu chơi hẳn Leopard, bọn nó định dùng tank hạng nặng chống phiến quân hay sao ý nhỉ, em ko hiểu lắm?
Nó mua Leopard để thay tàu ngầm mà cụ:> Bọn này có biết quân sự là gì đâu, mua vũ khí giống chơi Games ấy mà:>:>:>
 

tankist

Xe buýt
Biển số
OF-174575
Ngày cấp bằng
1/1/13
Số km
552
Động cơ
345,622 Mã lực
Nơi ở
Túp lều bác Tôm
Em ngồi tu luyện từ đầu topic đến giờ. Xem ra cái vụ tranh luận tăng ngố và tăng mẽo cái nào tôt hơn đã kết thúc.
Tặng các bác tấm hình em tự chụp bằng HTC không nét lắm. Đố bác nào biết em nó là con nào đấy.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top