- Biển số
- OF-173291
- Ngày cấp bằng
- 23/12/12
- Số km
- 1,975
- Động cơ
- 367,826 Mã lực
Có lẽ tây của cụ khác tây của em rồi, và có thể cụ ở châu Âu? Còn chỗ em biết, bản thân việc gọi điện thoại khi lái xe đã là một việc không an toàn chưa nói ghi nhớ thông tin để báo cho nhà chức trách theo thời gian thực. Tụi nó ghi luôn trong sổ tay hướng dẫn lái xe mới: nếu thấy có xe lạng lách, rú ga, lấn làn… thì đừng cố làm gì ngoài việc tránh xa, tự police sẽ làm việc của họ - một cách nói lịch sự của: kệ mịa nó, mỗi người hãy giữ an toàn cho mình.Thời tôi bên đó, lâu rồi, trên 15 năm, ít dashcam lắm, chỉ có phone thôi.
Tụi tây thường xuyên bốc máy mách culit về tội ai đó đi ẩu; nó cũng tương tự ở Mỹ, cái gì nó cũng gọi 911 vậy.
Đành là không phải nó sẽ quay đèn đuổi theo bác ngay lập tức, nhưng nó sẽ báo cho đội Áo vàng nào đang trực gần đó phù hợp, và nó sẽ dừng xe.
Tất nhiên, nó có lựa chọn.
Nếu bác báo kiểu "1 cậu chạy Merc ngay trước tau đi quá láo", thì nó không được việc gì cả.
Nhưng nếu bác kèm Tên xe + Màu xe + 1 phần biển số, nhiều khi được việc đấy bác.
Còn cái vụ "Ví dụ: xe rẽ trái cướp đường xe đi thẳng thì cụ phạt nguội thế nào?", bên đó nó phạt thường xuyên mà bác, tội Cản trở giao thông. Tội này rất nặng.
Đi kèm phải có clip, đã đành, nên họ hay bắt được ở ngã tư có camera thôi bác.
Còn cản trở giao thông kiểu trên highway thì khó bắt, đúng thế, và do đó, tụi nó thường xuyên có xe dân sự đi patrol, chú nào đi ẩu, lạng lách, quá tốc độ, chèn ép ..., tụi nó ghi hình lại được - và phạt nặng đến rất nặng.
Dù sao, cái sự phạt ấy khá khó, rất tốn kém và nó đòi hỏi có 1 clip đủ dài; vì thế mức phạt cũng sẽ cao tương ứng, bác ạ.
Còn về phạt nguội, câu hỏi đặt ra là cho Việt Nam cụ ạ. Còn ở mấy nơi văn minh, thì chả cần cướp đường ai mà chỉ không dừng biển stop cũng đủ để nhận một vé phạt. Ngay cả trường hợp đó, không có mấy khi người ta phạt tội cướp đường. Lý do là camera tự động đặt tại ngã tư thường để bắt lỗi đèn đỏ hoặc biển báo còn tội rẽ trái cướp đường chẳng hạn, rất khó chứng minh. Chẳng hạn xe đối diện không muốn đi, họ vẫy tay bảo cụ đi trước mà phạt cụ thì thật oan uổng. Ở Việt Nam thì chuyện đó còn khó hơn. Nên em có thể chắc với cụ ở các giao lộ, nếu người ta tuân thủ nguyên tắc phải thẳng trái thì đó là do yếu tố ý thức chứ không phải do chế tài.