- Biển số
- OF-65954
- Ngày cấp bằng
- 10/6/10
- Số km
- 358
- Động cơ
- 438,390 Mã lực
- Nơi ở
- OF Yên Bái
- Website
- huyblog.violet.vn
Nhiều người gán ghép cho xe số tự động là xe "điên", có lẽ vẫn còn nhiều điều cần bàn ở chủ đề này. Xin đưa ra một số tình huống xe số tự động 'điên' theo tài xế.
Thao tác khởi động với xe số tự động
Có lẽ chẳng có ai được dạy học khởi động xe số tự động như thế nào, xin mạo muội lấy kinh nghiệm của bản thân để dẫn chứng vậy. Chiếc xe đầu tiên tôi chạy khi chưa có bằng lái và được người anh hướng dẫn "Đạp thắng -> Đề máy -> Chuyển số D (hoặc S nếu có chế độ thể thao) -> Nhả thắng chuyển qua nhấn ga từ từ". Xe sẽ từ từ chuyển động, mọi việc thật đơn giản.
Cách khởi động thứ hai với chiếc Accord đời mới được người bạn chỉ dẫn: "Đạp thắng -> Đề máy -> Chuyển số D -> Nhả thắng, xe từ từ chuyển động -> Chuyển chân thắng qua chân ga để tiếp tục điều khiển".
Cách thứ 3 tôi được đại lý hướng dẫn khi lái thử chiếc Fiat 500. Mọi chuyện còn đơn giản hơn "Đề máy bình thường -> Chuyển số D hoặc chuyển qua chế độ (+), (-) -> Nhấn ga từ từ cho xe chuyển động, nếu ở chế độ (+), (-) ( chế độ số tay) -> nhả ga ấn số + 1 lần vào số, nhấn + lần hai xe vào số tiếp mọi cũng đơn giản".
Không biết còn chiếc xe tự động nào có cách khởi động khác không riêng cách thứ hai đã từng có sự kiện ầm ĩ của các bác tài taxi đưa lên cả truyền hình cho rằng Ford bị lỗi chân ga thế nhưng ta phải hiểu rằng với xe số tự động nhà sản xuất lập trình thế nào ta phải khởi động thế đó.
Những tình huống khiến xe số tự động "điên" theo người lái
Quay lại chủ đề chính, dù cách khởi động thế nào thì xe số tự động đi chậm hay vọt nhanh đều do chân ga. Người lái nhấn ga từ tốn, mọi việc diễn ra thật bình thường. Nhưng xe rất dễ gây ra những cú tông liên hoàn nếu người lái vì một lý do nào đó mà cảm nhận chân ga không tốt, đạp mạnh quá mức hoặc đạp nhầm trong tình huống phanh khẩn cấp. Trường hợp này không nói xe "điên" mà phải nói là người lái "điên", chỉ có điều chiếc xe chẳng giúp gì được, nó sẽ "điên" theo tài xế.
Hiện trường vụ tai nan liên hoàn do tài xế Trần Anh Huy điều khiển chiếc Altis gây ra ngày 7/10, hậu quả làm 2 người chết, 12 người bị thương, và nhiều tổn thất về vật chất khác.
Lúc xe đang di chuyển
Nếu xe đang chạy trong phố với số 3 hoặc 4 (điều này bạn không thấy trừ khi loại xe có hiển thị số khi chuyển số cho bạn cụ thể như chiếc Fiat 500) khi bạn tông vào ai đó. Nếu bạn thắng kịp hậu quả sẽ nhẹ nhưng nếu đạp nhầm ga thì đó là đại họa, những cú tông hàng loạt sẽ xảy ra vì khi gặp vật cản, lực cản lớn cộng thêm tốc độ giảm, xe sẽ tự động chuyển về số thấp để tăng lực đẩy. Dù là xe con thì nó vẫn đủ sức cán qua vài chiếc xe máy chứ không như xe số sàn. Nếu là xe có trọng tải lớn hậu quả càng nghiêm trọng hơn rất nhiều, thật may mắn vì ở Việt Nam chưa có xe tải số tự động. Khi chạy đường trường với tốc độ cao đâm vào ai đó nó càng không giúp gì cho ta cả được.
Lúc leo vật cản hoặc lùi xe
Theo đúng thao tác, bạn chỉ dùng một chân để điều khiển cả chân ga và chân phanh. Trong tình huống gặp cản hoặc leo dốc, do nhấn chân ga quá mức, xe chồm lên làm bạn hoảng hốt đạp nhâm chân ga (trong khi đang cần dùng chân thắng). Sự việc càng nghiêm trọng. Lỗi xảy ra ngay cả ở những gara, những cú leo lề đâm vào nhà, lùi quá trớn không kịp thắng rớt xuống sông xuất hiện rất nhiều.
Giải pháp là chân trái đưa qua chân thắng khi bạn leo vật cản trong phố hoặc lúc lùi xe. Cái cách chẳng giống ai, không biết có ai dậy vậy không, nhưng được công nhận và đưa vào sách vở giảng dạy thì nguy cơ tai nạn này chắc chắn giảm hẳn. Ở trường hợp tai nạn loại này cũng chỉ kết luận người lái điên, chứ xe chẳng có gì gọi là "điên cả".
Lúc bạn chạy với chiếc xe có lỗi của nhà sản xuất
Trường hợp này bó tay thật rồi, chỉ còn nhờ vào may mắn. Ngay cả thanh tra giao thông Mỹ còn tử nạn với chiếc xe kiểu này mặc dù có khoảng thời gian kêu cứu rất dài nhưng chẳng ăn thua. Ở đây là nhà sản xuất "điên" chứ đâu phải xe.
Mọi chuyện thay đổi nếu bạn ngồi trên xe số sàn
Tổng kết so sánh các trường hợp với xe số tay và xe số tự động có thể kết luận chẳng có xe nào "điên" cả, lỗi là do người điều khiển hoặc nhà sản xuất. Tuy nhiên trong một số trường hợp, xe số sàn vô tình lại giúp bạn giảm được hậu quả hoặc không xảy ra hậu quả, còn xe số tự động chẳng làm được gì, thế nên nó là chiếc xe "ngu" chứ không phải xe "điên" như mọi người gán.
Xu hướng phát triển xe của thế giới là hướng đến sự tiện lợi và an toàn nhưng có lẽ trong quá trình phát triển vẫn còn khá nhiều vấn đề tồn đọng. Phương tiện sản xuất ra không phải cái nào cũng hoàn thiện, người lái xe muốn an toàn cho bản thân mình và người khác trước hết phải tự hoàn thiện kỹ năng lái, hiểu rành rọt về phương tiện mình đang điều khiến, có vậy mới làm chủ được nó.
Từ đó không gây ra những tai nạn đáng tiếc do sự thiếu hiếu biết hoặc do sự lười nhác của mình. Xe số tay phức tạp nhưng sẽ là đơn giản nếu bạn thành thạo, xe số tự động đơn giản nhưng lại có vấn đề nếu bạn lười học hỏi và chủ quan.
Nguyễn Việt Hà
http://vnexpress.net/gl/oto-xe-may/tu-van/2011/10/xe-so-tu-dong-dien-theo-nguoi-lai-thieu-hieu-biet/
Thao tác khởi động với xe số tự động
Có lẽ chẳng có ai được dạy học khởi động xe số tự động như thế nào, xin mạo muội lấy kinh nghiệm của bản thân để dẫn chứng vậy. Chiếc xe đầu tiên tôi chạy khi chưa có bằng lái và được người anh hướng dẫn "Đạp thắng -> Đề máy -> Chuyển số D (hoặc S nếu có chế độ thể thao) -> Nhả thắng chuyển qua nhấn ga từ từ". Xe sẽ từ từ chuyển động, mọi việc thật đơn giản.
Cách khởi động thứ hai với chiếc Accord đời mới được người bạn chỉ dẫn: "Đạp thắng -> Đề máy -> Chuyển số D -> Nhả thắng, xe từ từ chuyển động -> Chuyển chân thắng qua chân ga để tiếp tục điều khiển".
Cách thứ 3 tôi được đại lý hướng dẫn khi lái thử chiếc Fiat 500. Mọi chuyện còn đơn giản hơn "Đề máy bình thường -> Chuyển số D hoặc chuyển qua chế độ (+), (-) -> Nhấn ga từ từ cho xe chuyển động, nếu ở chế độ (+), (-) ( chế độ số tay) -> nhả ga ấn số + 1 lần vào số, nhấn + lần hai xe vào số tiếp mọi cũng đơn giản".
Không biết còn chiếc xe tự động nào có cách khởi động khác không riêng cách thứ hai đã từng có sự kiện ầm ĩ của các bác tài taxi đưa lên cả truyền hình cho rằng Ford bị lỗi chân ga thế nhưng ta phải hiểu rằng với xe số tự động nhà sản xuất lập trình thế nào ta phải khởi động thế đó.
Những tình huống khiến xe số tự động "điên" theo người lái
Quay lại chủ đề chính, dù cách khởi động thế nào thì xe số tự động đi chậm hay vọt nhanh đều do chân ga. Người lái nhấn ga từ tốn, mọi việc diễn ra thật bình thường. Nhưng xe rất dễ gây ra những cú tông liên hoàn nếu người lái vì một lý do nào đó mà cảm nhận chân ga không tốt, đạp mạnh quá mức hoặc đạp nhầm trong tình huống phanh khẩn cấp. Trường hợp này không nói xe "điên" mà phải nói là người lái "điên", chỉ có điều chiếc xe chẳng giúp gì được, nó sẽ "điên" theo tài xế.
Hiện trường vụ tai nan liên hoàn do tài xế Trần Anh Huy điều khiển chiếc Altis gây ra ngày 7/10, hậu quả làm 2 người chết, 12 người bị thương, và nhiều tổn thất về vật chất khác.
Lúc xe đang di chuyển
Nếu xe đang chạy trong phố với số 3 hoặc 4 (điều này bạn không thấy trừ khi loại xe có hiển thị số khi chuyển số cho bạn cụ thể như chiếc Fiat 500) khi bạn tông vào ai đó. Nếu bạn thắng kịp hậu quả sẽ nhẹ nhưng nếu đạp nhầm ga thì đó là đại họa, những cú tông hàng loạt sẽ xảy ra vì khi gặp vật cản, lực cản lớn cộng thêm tốc độ giảm, xe sẽ tự động chuyển về số thấp để tăng lực đẩy. Dù là xe con thì nó vẫn đủ sức cán qua vài chiếc xe máy chứ không như xe số sàn. Nếu là xe có trọng tải lớn hậu quả càng nghiêm trọng hơn rất nhiều, thật may mắn vì ở Việt Nam chưa có xe tải số tự động. Khi chạy đường trường với tốc độ cao đâm vào ai đó nó càng không giúp gì cho ta cả được.
Lúc leo vật cản hoặc lùi xe
Theo đúng thao tác, bạn chỉ dùng một chân để điều khiển cả chân ga và chân phanh. Trong tình huống gặp cản hoặc leo dốc, do nhấn chân ga quá mức, xe chồm lên làm bạn hoảng hốt đạp nhâm chân ga (trong khi đang cần dùng chân thắng). Sự việc càng nghiêm trọng. Lỗi xảy ra ngay cả ở những gara, những cú leo lề đâm vào nhà, lùi quá trớn không kịp thắng rớt xuống sông xuất hiện rất nhiều.
Giải pháp là chân trái đưa qua chân thắng khi bạn leo vật cản trong phố hoặc lúc lùi xe. Cái cách chẳng giống ai, không biết có ai dậy vậy không, nhưng được công nhận và đưa vào sách vở giảng dạy thì nguy cơ tai nạn này chắc chắn giảm hẳn. Ở trường hợp tai nạn loại này cũng chỉ kết luận người lái điên, chứ xe chẳng có gì gọi là "điên cả".
Lúc bạn chạy với chiếc xe có lỗi của nhà sản xuất
Trường hợp này bó tay thật rồi, chỉ còn nhờ vào may mắn. Ngay cả thanh tra giao thông Mỹ còn tử nạn với chiếc xe kiểu này mặc dù có khoảng thời gian kêu cứu rất dài nhưng chẳng ăn thua. Ở đây là nhà sản xuất "điên" chứ đâu phải xe.
Mọi chuyện thay đổi nếu bạn ngồi trên xe số sàn
Tổng kết so sánh các trường hợp với xe số tay và xe số tự động có thể kết luận chẳng có xe nào "điên" cả, lỗi là do người điều khiển hoặc nhà sản xuất. Tuy nhiên trong một số trường hợp, xe số sàn vô tình lại giúp bạn giảm được hậu quả hoặc không xảy ra hậu quả, còn xe số tự động chẳng làm được gì, thế nên nó là chiếc xe "ngu" chứ không phải xe "điên" như mọi người gán.
Xu hướng phát triển xe của thế giới là hướng đến sự tiện lợi và an toàn nhưng có lẽ trong quá trình phát triển vẫn còn khá nhiều vấn đề tồn đọng. Phương tiện sản xuất ra không phải cái nào cũng hoàn thiện, người lái xe muốn an toàn cho bản thân mình và người khác trước hết phải tự hoàn thiện kỹ năng lái, hiểu rành rọt về phương tiện mình đang điều khiến, có vậy mới làm chủ được nó.
Từ đó không gây ra những tai nạn đáng tiếc do sự thiếu hiếu biết hoặc do sự lười nhác của mình. Xe số tay phức tạp nhưng sẽ là đơn giản nếu bạn thành thạo, xe số tự động đơn giản nhưng lại có vấn đề nếu bạn lười học hỏi và chủ quan.
Nguyễn Việt Hà
http://vnexpress.net/gl/oto-xe-may/tu-van/2011/10/xe-so-tu-dong-dien-theo-nguoi-lai-thieu-hieu-biet/