- Biển số
- OF-389522
- Ngày cấp bằng
- 29/10/15
- Số km
- 62
- Động cơ
- 238,589 Mã lực
- Tuổi
- 39
May thế chứ, thủ xăm lốp đúng là rất sợ
Nguy hiểm quá các cụ nhỉ . Lốp cũ quá rồi mà không thayTrước khi đi xa các cụ nên kiểm tra lốp nhé
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/giao-thong/xe-no-lop-7-nguoi-trong-gia-dinh-thoat-nan-3396447.html
Xe nổ lốp, 7 người trong gia đình thoát nạn
Trên đường từ khu du lịch Cát Bà (Hải Phòng) trở về Hà Nội sau kỳ nghỉ lễ, ôtô 7 chỗ bị nổ lốp, lộn nhiều vòng trước khi dừng lại.
Chiếc xe mất lái, trèo qua giải phân cách cứng, lộn nhiều vòng, bay sang làn đường ngược chiều. Ảnh: Giang Chinh
9h sáng 2/5, trên đường từ Cát Bà (Hải Phòng) về Hà Nội, khi qua phà Đình Vũ khoảng 1,5 km thì ôtô 7 chỗ biển Hà Nội bị nổ lốp. Xe chồm lên giải phân cách, lộn nhiều vòng trước khi dừng lại tại làn đường ngược chiều. Các cửa kính vỡ vụn, bắn tung tóe.
Thanh niên cầm lái kể lại, trên xe có 5 người lớn và 2 trẻ nhỏ, đều là người một nhà đang trên đường từ khu du lịch Cát Bà trở về Hà Nội sau 2 ngày nghỉ lễ. Rất may 7 thành viên không ai bị hất văng ra khỏi xe và không bị thương nặng. Duy nhất một em nhỏ bị kính vỡ bắn vào làm đứt tay, được chuyển đi bệnh viện.
Thời điểm xảy ra tai nạn, đường vắng người và phương tiện qua lại nên không gây hậu quả nghiêm trọng. Vụ việc nhanh chóng được Đồn công an Đình Vũ cùng CSGT Hải Phòng xử lý, kéo xe hỏng đi, đảm bảo an toàn giao thông.
Nguyên nhân được cho là lốp trước bên trái bị nổ. Ảnh: Giang Chinh
Đồng ý với bác. Từ hồi đi xe máy, cứ bắt đầu chạy đường dài là em xì bớt đi 1 lạng hơi. Giờ oto cũng thế, có TPMS là thấy rõ.Em là em nghĩ khác cụ về nguyên nhân gây nóng đấy ạ.
Nhiệt độ của lốp xe tăng lên là do ma sát giữa lốp và mặt đường. Không có ma sát - cụ thử treo xe lên cho bánh xe quay xem nào - thì không có tăng nhiệt. Cái bơm sinh nhiệt là do pittong ma sát với thành bơm - xi lanh. Trọng tải xe/Tốc độ xe đều là thứ làm tăng ma sát. Chứ không có chuyện khí bị nén thì sinh nhiệt đâu. Xe cụ đang đỗ thì khí vẫn bị nén, chở nhiều hàng - khí bị nén nữa nhưng đỗ nguyên 1 chỗ thì có sinh nhiệt không ạ?
Khi lốp tăng nhiệt thì không khí giãn nở làm tăng áp suất lốp, khi đó khả năng nổ lốp cao hơn.
Ngoài ra, việc cụ nói lốp non dễ nổ thì cũng có lý nhưng lại là do lốp non thì ma sát sẽ khủng khiếp hơn lốp đủ cân, thậm chí bề mặt lốp dễ bị dằng co nhiều hướng khác nhau nên dễ bị phá, gây rách lốp. Khi lốp non, lốp bị bẹp xuống tạo mặt phẳng tiếp xúc với đường, bề mặt tiếp xúc của lốp với mặt đường tăng lên thì ma sát tăng.
Xe em có cảm biến áp suất nên em thấy rõ lắm. Tiêu chuẩn bơm lốp xe em là 2.2kg. Mùa hè bơm 2.2 mà để đến mùa đông mà em không tăng lên thì nó xuống dưới 2kg thì thành ra lốp non. Mùa đông em bơm đủ 2.2 rồi để đến mùa hè mà ko giảm bớt đi thì nó lên 2.4. Ra đường cao tốc và chạy nhanh, nó lên 2.6 2.8 ngay, rất nguy hiểm. Ra cao tốc mà vẫn chạy 80km/h thì sao áp suất tăng hơn được. Chính vì thế nhiều cụ mới đi bơm ni-tơ. Em nghe đâu ni-tơ nó ít giãn nở do nhiệt nên ra cao tốc, áp suất lốp không tăng mấy, sẽ an toàn hơn.
Không biết là bác có để ý tới vấn đề truyền nhiệt và khả năng truyền nhiệt của từng loại vật liệu không bác?Để thử thì rất đơn giản thôi: hôm nào trời mưa, bánh xe thường xuyên phải lội qua nước, bác tìm chỗ mấy cái xe tải chở nặng vừa đỗ, sờ tay xuống mặt dưới của lốp (chỗ tiếp xúc với mặt đường), còn chỗ ga lăng thì đừng sờ hẳn vào, mà chỉ hơ tay thôi không thì bỏng.
Đáng lẽ lốp nóng lên vì ma sát thì chỗ lốp tiếp xúc với mặt đường phải nóng nhất rồi từ đó mới truyền nhiệt cho những chỗ khác, nếu chỗ đó không nóng nhất thì lại nhận nhiệt từ nơi khác đến. Để ý thấy xe chạy ngoài đường, nhất là xe chở nặng, dù trời mưa nhưng ga lăng luôn khô (tất nhiên nó phải dừng mới thấy được)!
Còn ví dụ cái bơm (bơm tay bây giờ vẫn rất dễ tìm), bịt đầu ra của hơi, bơm nhanh một lúc thì có khi nó nóng bỏng, tay chẳng cầm được nữa. Nhưng tay người chưa thể bơm nhanh bằng cái bánh ô tô khi nó chạy. Với kích thước lốp xe em mà chạy 100km/h thì không khí được "bơm kín" như vậy khoảng 13 lần/giây, còn 120km/h thì là 15 lần và bơm liên tục như vậy hàng giờ!
Xe em vừa chạy khoảng 100 cây, đường cho phép 100km/h, sáng sớm nên em chạy xung quanh 108-109km/h.
Đường có nhiều đoạn họ cào để ráp lại mặt nên rất rám (xe chạy trên những chỗ ấy kêu ro, ro,...)!
Tới nơi sờ tay vào cả mặt bên lẫn mặt dưới lốp thì chỉ hơi ấm (đó là để ý, chứ người không để ý có khi kết luận luôn: nguội lạnh và xe em có cảm biến áp suất nên không khi nào em để hơi bị non)!
Em ít dùng phanh nên mấy cái đĩa phanh có nhiệt độ cao hơn một chút, nhưng áp tay vào vẫn để lâu được mà không cảm thấy bị nóng!
Chắc chưa bao giờ bác quan sát 1 cái xe có lốp non trên đường, vì vậy bác cũng chẳng hiểu con số 12 lần hay 15 lần "bơm" trong 1 giây!Còn về chuyện bơm kín như bác nói, tại sao tại đường cao tốc, nơi mà xe chạy tốc độ cao hơn nhưng mặt đường tốt hơn (cho dù có nhám thì cũng phẳng hơn các loại đường khác), mức độ nảy, xóc của xe ít hơn (bơm kín với tần suất thấp hơn) thì lốp lại nóng hơn khi xe chạy ở đường xấu với tốc độ thấp hơn (xe xóc hơn, lốp bị nén nhiều lần hơn)???
Cả 2 cụ ơi.Áp suất lốp là phụ thôi ạ, chất lượng lốp mới là điều quyết định.
Khi nào bác ấy thấy nguời ta phun nước vào bánh xe mà hơi nước bốc ra mù mịt thì mới nhận ra là vật liệu của cái lốp bị đặt ở ngưỡng chịu đựng như thế nào!Cả 2 cụ ơi.Lete nói:Áp suất lốp là phụ thôi ạ, chất lượng lốp mới là điều quyết định.
Thế mùa đông giá rét, em ra đái vào lốp cái xe đang đỗ, nó bốc hơi nước mù mịt thì có sao không cụ?Khi nào bác ấy thấy nguời ta phun nước vào bánh xe mà hơi nước bốc ra mù mịt thì mới nhận ra là vật liệu của cái lốp bị đặt ở ngưỡng chịu đựng như thế nào!
Em thì nói cái nào dẫn nhiệt hơn ở trên rồi, còn bác biết hơn thì bác nói mẹ nó ra đi, bác cứ úp mở, giấu nghề làm gì?Chắc chưa bao giờ bác quan sát 1 cái xe có lốp non trên đường, vì vậy bác cũng chẳng hiểu con số 12 lần hay 15 lần "bơm" trong 1 giây!
Cứ thử quan sát 1 lần thôi, bác sẽ không có câu hỏi như vậy nữa!
Còn so sánh chắc bác chưa biết cao su dẫn nhiệt nhanh hay vành kim loại dẫn nhiệt nhanh!
Vì thế em mới viết: "bác nghĩ gì không quan trọng!"
Do ma sát thì chuẩn cụ ạ. Nhưng khi xe chạy trên đường nhiệt còn sinh ra do lốp bị áp lực của bản thân xe ( tĩnh tải), do tải trọng người trên xe...(hoạt tải) và tải trọng gió khi chạy tốc độ cao xe có xu hướng bị ép xuống mặt đường. Tất cả các tải trọng đó đều nén lên bốn bánh và các quá trình nén đẳng tích của các chất khí đều sinh nhiệt (tỏa nhiệt). Tuy nhiên nhiệt sinh còn phụ thuộc vào nhiệt dung riêng của từng chất khí...Em là em nghĩ khác cụ về nguyên nhân gây nóng đấy ạ.
Nhiệt độ của lốp xe tăng lên là do ma sát giữa lốp và mặt đường. Không có ma sát - cụ thử treo xe lên cho bánh xe quay xem nào - thì không có tăng nhiệt. Cái bơm sinh nhiệt là do pittong ma sát với thành bơm - xi lanh. Trọng tải xe/Tốc độ xe đều là thứ làm tăng ma sát. Chứ không có chuyện khí bị nén thì sinh nhiệt đâu. Xe cụ đang đỗ thì khí vẫn bị nén, chở nhiều hàng - khí bị nén nữa nhưng đỗ nguyên 1 chỗ thì có sinh nhiệt không ạ?
Khi lốp tăng nhiệt thì không khí giãn nở làm tăng áp suất lốp, khi đó khả năng nổ lốp cao hơn.
Ngoài ra, việc cụ nói lốp non dễ nổ thì cũng có lý nhưng lại là do lốp non thì ma sát sẽ khủng khiếp hơn lốp đủ cân, thậm chí bề mặt lốp dễ bị dằng co nhiều hướng khác nhau nên dễ bị phá, gây rách lốp. Khi lốp non, lốp bị bẹp xuống tạo mặt phẳng tiếp xúc với đường, bề mặt tiếp xúc của lốp với mặt đường tăng lên thì ma sát tăng.
Xe em có cảm biến áp suất nên em thấy rõ lắm. Tiêu chuẩn bơm lốp xe em là 2.2kg. Mùa hè bơm 2.2 mà để đến mùa đông mà em không tăng lên thì nó xuống dưới 2kg thì thành ra lốp non. Mùa đông em bơm đủ 2.2 rồi để đến mùa hè mà ko giảm bớt đi thì nó lên 2.4. Ra đường cao tốc và chạy nhanh, nó lên 2.6 2.8 ngay, rất nguy hiểm. Ra cao tốc mà vẫn chạy 80km/h thì sao áp suất tăng hơn được. Chính vì thế nhiều cụ mới đi bơm ni-tơ. Em nghe đâu ni-tơ nó ít giãn nở do nhiệt nên ra cao tốc, áp suất lốp không tăng mấy, sẽ an toàn hơn.