- Biển số
- OF-33715
- Ngày cấp bằng
- 22/4/09
- Số km
- 32,650
- Động cơ
- 906,487 Mã lực
Các phải ứng của cục pin lithium cháy bên trong nó. Bên trong 1 viên pin được nạp đầy có đủ thành phần cháy được và ô xy nên các phản ứng cháy của nó không cần không khí bên ngoài. Để ngăn không cho phản ứng cháy dây chuyền trong khối pin chỉ có 1 cách là làm giảm nhiệt độ của những viên pin ấy thật nhanh.Em chưa thấy thử nghiệm chữa xe máy điện cháy pin Lithium bằng bình khí CO2 lạnh, phun ở khoảng cách gần, đồng thời với việc ngắt nguồn sạc, liệu có tác dụng dập tắt cục pin đang cháy đó không?
Bình bột thì không đủ dập tắt rồi.
Nhưng 1 khối pin không chỉ là 1 viên, với xe máy là vài chục, với ô tô là vài ngàn viên. Trong khối pin chúng không phải là những viên pin rời rạc, để trần mà được bọc chống nước rất kỹ (vì nước cũng lại là 1 nguyên nhân gây cháy nổ cho pin), với nhiều khối pin cho ô tô còn được chống nước cho cả hệ thống làm mát nên việc can thiệp để phun cái gì thấm được đến những viên pin đang cháy hay có nguy cơ phát nổ là cực kỳ khó.
Với những khối pin được làm mát bằng chất lỏng khi bắt cháy thì phản ứng dây chuyền sẽ diễn ra cực nhanh, vì chất điện phân từ những viên pin bị vỡ ra sẽ hòa vào chất lỏng để thành dung dịch gây chập mạch cả loạt khi các lớp bảo vệ bị phá vỡ.
Nhiều người nói phun nước vào khối pin lithium đang cháy sẽ sinh ra hydrogen gây nổ, nhưng em đoán nước góp phần gây chập mạch đồng loạt làm phản ứng mãnh liệt hơn, chứ hydrogen đóng vai trò rất nhỏ!
Cái vụ xe Tesla phát nổ khi đang đậu trong hầm để xe ở Tầu này em nghĩ là có 1 hay vài viên pin bị phồng do hoạt đông trước đó ép những viên xung quanh và lực ép đã gây biến dạng làm chập mạch, dù lúc đó xe không hoạt động. Pin Tesla được làm mát bằng chất lỏng. Việc chập mạnh liên hoàn đã gây ra vụ nổ này!
Chỉnh sửa cuối: