Xe mất phanh (thắng) nguyên nhân , cách tránh, và cách xử lý khi mất phanh!

Ga que

Xe buýt
Biển số
OF-87092
Ngày cấp bằng
1/3/11
Số km
507
Động cơ
412,820 Mã lực
Nơi ở
Cối xay
Nếu dốc dài, phanh đứt, không có một cơ cấu giảm tốc nào thì tay lái Alonso cũng đứt bởi vì nguyên tắc vận tốc tăng dần đều, chỉ sau vài phút là tốc độ đạt cỡ 100 km/h, chẳng ai có thể bẻ cua đường đèo được đâu. Lúc đó chỉ mong có ụ đất nào mà đâm vào thôi !
Vầng, vì như thế ở một số đèo nguy hiểm nhất là đường QL 1 người ta hay làm các đường đường lánh nạn, mà em để ý là các đường lánh nạn này chỉ thẳng dốc xuống thôi, tránh cua gấp. Lâu rồi em không đi đường QL1 nhưng những năm 93-97 những đèo Hải Vân, đèo Cù Mông, đèo Cả.... đã bắt đầu có đường lánh nạn rồi.
 

Hoang Khoi

Xe buýt
Biển số
OF-39752
Ngày cấp bằng
2/7/09
Số km
583
Động cơ
474,640 Mã lực
Nơi ở
Sài đồng - LB - HN
nghe các cụ nói sợ thía!

E là e chưa đi đèo dốc bao giờ mà chắc cũng hạn chế tối đa thôi bởi xe còi sợ nhất cái khoản mất phanh này! dù sao cũng cám ơn các cụ cho e bài học bổ ích.
 

f40fd

Xe điện
Biển số
OF-24154
Ngày cấp bằng
14/11/08
Số km
2,026
Động cơ
512,228 Mã lực
Thường tốc độ đổ dốc được giới hạn ở 40km/h (có khi thấp hơn), các bác phải tuyệt đối tuân thủ giới hạn tốc độ này để nếu nhỡ xe bị trục trặc phần phanh thì còn có cơ hội ăn năn hối cả, khi phát hiện mất phanh phải về ngay số 1 để dùng engine brake xe sẽ đi chậm lại ở khoảng 20-30km/h nói chung nếu là tài cứng tay sẽ xử lý được, cách xử lý khả dĩ nhất là chờ không có xe ngược chiều rồi cắt đường lao sang phía sườn núi chỗ nào có ụ đất hay lý tưởng nhất là bụi cây để tránh thiệt hại phần cứng, chú ý là khi xe dừng lại rồi thì đánh hết tay lái về phía sườn núi để xe không bị trôi rồi tắt máy, kéo phanh tay (lúc này chắc cháy hết rồi nhưng cũng kéo cho oai), xe nào có khóa cổ vô-lăng thì càng tốt, rút điện thoại ra gọi cứu hộ vì hỏng phanh mới cả vừa dúi vào bụi cây chỉ có cách là kéo về gara sửa cho chắc.
 

30T_4924

Xe đạp
Biển số
OF-90427
Ngày cấp bằng
31/3/11
Số km
23
Động cơ
405,530 Mã lực
Các BÁc cho em hỏi là xe AT thì làm thế nào
Xe số tự động thì khi xuống dốc các bạn để chế độ số lên dốc rồi nên khi các bạn ko ga nữa thì xe cũng bị ghì lại như số thấp của xe số sàn thôi.
 

30T_4924

Xe đạp
Biển số
OF-90427
Ngày cấp bằng
31/3/11
Số km
23
Động cơ
405,530 Mã lực
Cái chuyện này đã có vài thớt nói mãi rỗi còn gì. Học trong trường thầy giáo cũng đã dậy đối với trường hợp này rồi. muốn thực tế thì mang xe ra lao dốc là có kinh nghiệm và kỹ năng xử lý tình huống luôn.
Bạn có biết bây giờ trường nào dạy và đào tạo cả kỹ thuật xuống dốc dồn số ko phanh ko? cái đó chỉ ngày trước năm 2000 là có thôi. thời tôi học thì khi thi thực hành là có bài thi xuống dốc dồn số mà ko đc dùng phanh. Ngày trước đào tạo lái xe rất đầy đủ và kỹ càng. kể cả các vấn đề pan cơ bản đều đc học và biết cách khắc phục. chứ ko như bây giờ, mấy ông thầy dạy trong trường bây giờ có đến 70% là học xong lái đc thời gian ngắn hoặc ở lại trường làm giáo viên luôn nên kinh nghiệm và khả năng cũng rất hạn chế trong phương pháp giảng dạy. ko phải giáo viên nào cũng nhiều kinh nghiệm và là lái xe giỏi. tôi biết nhiều người học xong do quen biết cũng ở lại làm giáo viên luôn. vậy thử hỏi lấy đâu ra kinh nghiệm mà truyền đạt. Còn cái thực tế muốn thử mà mang xe ra dốc để có kinh nghiệm thì tôi sợ ko kịp có lần sau rút kinh nghiệm mất.
 

30T_4924

Xe đạp
Biển số
OF-90427
Ngày cấp bằng
31/3/11
Số km
23
Động cơ
405,530 Mã lực
"Thông thường xe ô tô con đời mới hiện nay nếu đi trên đường bằng và được bảo dưỡng thường xuyên đúng định kỳ thì tỉ lệ mất phanh chỉ là 1%."

cụ chu thớt giải thích kỹ hơn nguyên nhân phát sinh cái 1% cụ nói ở trên được không ợ?

ngoài ra, bài này cũ rồi vì đó chỉ dành cho số sàn vì nếu là AT thì bước 1 của cụ chắc thực hiện bằng niềm tin thôi
1% tôi nói ở đây là đó là khả năng rất khó xảy ra. vì ko có gì là hoàn hảo cả nên ko thể nói 100% ko thể mất phanh bạn ạ. cho nên còn 1% để tính đến khả năng rủi ro cuối cùng. tôi mới tham gia 4r nên ko rõ có nhiều bài viết về vấn đề này, đây chỉ là muố trao đổi kinh nghiệm thôi. chứ nếu tôi biết có rồi thì tôi đã ko viết. và vấn đề kinh nghiệm của tôi thiên về xe số sàn nên tôi nói về số sàn. còn số AT như bạn nói thì tôi có đề cập đâu. Thân
 

Nghếch

Xe tăng
Biển số
OF-21059
Ngày cấp bằng
11/9/08
Số km
1,832
Động cơ
516,893 Mã lực
Nơi ở
Quán rượu
Cái bài "về số vù ga" hình như các thầy bây giờ không dậy hay sao ý nhể
 

30T_4924

Xe đạp
Biển số
OF-90427
Ngày cấp bằng
31/3/11
Số km
23
Động cơ
405,530 Mã lực
Kinh nghiệm đi đèo thì đúng là phải đi bằng số (nhiều thớt đã nói), còn đoạn dồn số mà bác chủ thớt thực hiện là kiểu 2 côn => ứng dụng cho các xe đời cũ, không có đồng tốc hoặc đồng tốc kém. Như xe em, từ 3 về 1 là cứ ấn côn, về luôn, nhưng vấn đề ở chỗ, tốc độ khi đó cũng phải chậm phù hợp với số 1.
Xe AT thì cứ L1, L2 mà chơi.
Bạn đi xe gì mà bạn nói là cứ ấn côn là bạn có thể về số 3 xuống 1 ngay vậy? cái này bạn và xe của bạn tài đó nha. Bạn muốn thử ko? tôi chỉ cho bạn cách thử? còn bạn nói tốc độ chậm phù hợp với số 1 thì bạn nghĩ là tốc độ nào? Bạn có biết khi đang xuống dốc dài mà tốc độ của bạn đạt khoảng 30km/h mà bạn ấn cồn rồi ra 0 thì tốc độ lên đến 50km/h ngay ko? lúc đó bận có ấn về số 1 bằng niềm tin à? Bạn nói đi 2 côn thì đúng là dùng cho các xe đời cũ khi ko có đồng tốc, hoặc đồng tốc kém là đúng, nhưng đi 2 côn là thực hiện bất kể bạn tăng hay giảm số đều thực hiện 2 côn cho xe êm dịu và ko bị giật. bạn nói đc về vấn đề đi 2 côn thì bạn có hiểu như nào gọi là đủ máy hay thiếu máy ko? Còn xuống dốc dồn số khi mất phanh thì người ta ko gọi là đi 2 côn nữa, mà phải gọi là vù ga về số bạn ạ. Các bạn học LX hiện nay học hay thi lý thuyết có 2 câu hỏi về tăng giảm số mà. ngày trước thì hiểu đơn giản 1 điều với xe ko có đồng tốc mà, Tăng số thì lấy đà, dồn số thì vù ga. Bạn nên tìm hiểu thêm nhá. Thân
 

30T_4924

Xe đạp
Biển số
OF-90427
Ngày cấp bằng
31/3/11
Số km
23
Động cơ
405,530 Mã lực
Thường tốc độ đổ dốc được giới hạn ở 40km/h (có khi thấp hơn), các bác phải tuyệt đối tuân thủ giới hạn tốc độ này để nếu nhỡ xe bị trục trặc phần phanh thì còn có cơ hội ăn năn hối cả, khi phát hiện mất phanh phải về ngay số 1 để dùng engine brake xe sẽ đi chậm lại ở khoảng 20-30km/h nói chung nếu là tài cứng tay sẽ xử lý được, cách xử lý khả dĩ nhất là chờ không có xe ngược chiều rồi cắt đường lao sang phía sườn núi chỗ nào có ụ đất hay lý tưởng nhất là bụi cây để tránh thiệt hại phần cứng, chú ý là khi xe dừng lại rồi thì đánh hết tay lái về phía sườn núi để xe không bị trôi rồi tắt máy, kéo phanh tay (lúc này chắc cháy hết rồi nhưng cũng kéo cho oai), xe nào có khóa cổ vô-lăng thì càng tốt, rút điện thoại ra gọi cứu hộ vì hỏng phanh mới cả vừa dúi vào bụi cây chỉ có cách là kéo về gara sửa cho chắc.
"Thường tốc độ đổ dốc được giới hạn ở 40km/h (có khi thấp hơn), các bác phải tuyệt đối tuân thủ giới hạn tốc độ này để nếu nhỡ xe bị trục trặc phần phanh thì còn có cơ hội ăn năn hối cả,"
Cái này bạn nói mới à nha. ko có dốc hay đèo nào có giới hạn tốc độ đâu bạn. lời khuyên các bạn nhận được lúc chuẩn bị lên hay xuống đèo đều là " dốc cao nguy hiểm, chú ý tai nạn" chứ ko ai dám giới hạn cái 40km/h của bạn. Nếu bạn về đc số 1 thì chỉ cần 10m sau thì xe sẽ chỉ còn lăn bánh khoảng 10km/h và sẽ có nhiều phương án xử lý hơn. Ví dụ nếu có chỗ để tạt vào hay có đường cứu nạn hoặc thông thường thì đường đèo về phía bên núi bao giờ cũng có rãnh thoát nước thì mình cho xe dệ bánh xuống đó thì xe sẽ bị treo cầu và dừng lại chứ đừng lao sang phía sườn núi như bạn nói, lao như vậy thì ko có cơ hội để kéo cái phanh tay hỏng đâu. và vấn đề chính là làm thế nào để về đc số 1 nữa bạn nhé! Cái này khó lắm nhé! bạn nói nào nói dễ thì tôi muốn đc kiểm chứng cái dễ đó. vì nói và làm là 2 vấn đề khác nhau mà. Thân
 

30T_4924

Xe đạp
Biển số
OF-90427
Ngày cấp bằng
31/3/11
Số km
23
Động cơ
405,530 Mã lực
Cái bài "về số vù ga" hình như các thầy bây giờ không dậy hay sao ý nhể
Thứ nhất bây giờ các thầy chỉ tập trung dạy học trò uống bia, ăn thịt thú rừng, và hát karaoke là nhiều, thứ 2 là học sinh lười ko muốn học, và cuối cùng nhiều khả năng là do chính các thầy cũng ko biết cách.
 

tieulinhtinh

Xe hơi
Biển số
OF-73101
Ngày cấp bằng
17/9/10
Số km
118
Động cơ
426,080 Mã lực
Nơi ở
xa lắm
Cái bài về số vù ga này em mới nghe lần đầu.
Em không biết hồi xưa các cụ học thế nào nhưng em thấy học lái xe bây giờ sơ sài quá, nếu không tự thuê xe để học lái thêm thì lấy xong bằng em không dám ôm xe ra đường một mình.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Vầng, vì như thế ở một số đèo nguy hiểm nhất là đường QL 1 người ta hay làm các đường đường lánh nạn, mà em để ý là các đường lánh nạn này chỉ thẳng dốc xuống thôi, tránh cua gấp. Lâu rồi em không đi đường QL1 nhưng những năm 93-97 những đèo Hải Vân, đèo Cù Mông, đèo Cả.... đã bắt đầu có đường lánh nạn rồi.
Quốc lộ 1 chưa hẳn là nguy hiểm nhất đâu, nhưng nó đông đúc nhất và nhiều xe tải nhất. Bây giờ đèo Ngang và đềo Hải Vân đã có hầm nên sự nguy hiểm càng đỡ nhiều. VN mình còn nhiều cung đường đèo dốc cao cũng rất nguy hiểm: tuyến quốc lộ 6 lên Điện biên, quốc lộ 3 lên Cao bẳng, rồi mấy tuyến đường lên mấy tỉnh Tây nguyên cũng rất nguy hiểm.
Em nhớ năm 97 đi Sơn la, qua mấy con đèo cao ngất mà lại chẳng có rào phòng hộ hoặc chỗ có chỗ không, nghĩ mà kinh.
 

f40fd

Xe điện
Biển số
OF-24154
Ngày cấp bằng
14/11/08
Số km
2,026
Động cơ
512,228 Mã lực
"Thường tốc độ đổ dốc được giới hạn ở 40km/h (có khi thấp hơn), các bác phải tuyệt đối tuân thủ giới hạn tốc độ này để nếu nhỡ xe bị trục trặc phần phanh thì còn có cơ hội ăn năn hối cả,"

Cái này bạn nói mới à nha. ko có dốc hay đèo nào có giới hạn tốc độ đâu bạn. lời khuyên các bạn nhận được lúc chuẩn bị lên hay xuống đèo đều là " dốc cao nguy hiểm, chú ý tai nạn" chứ ko ai dám giới hạn cái 40km/h của bạn. Nếu bạn về đc số 1 thì chỉ cần 10m sau thì xe sẽ chỉ còn lăn bánh khoảng 10km/h và sẽ có nhiều phương án xử lý hơn. Ví dụ nếu có chỗ để tạt vào hay có đường cứu nạn hoặc thông thường thì đường đèo về phía bên núi bao giờ cũng có rãnh thoát nước thì mình cho xe dệ bánh xuống đó thì xe sẽ bị treo cầu và dừng lại chứ đừng lao sang phía sườn núi như bạn nói, lao như vậy thì ko có cơ hội để kéo cái phanh tay hỏng đâu. và vấn đề chính là làm thế nào để về đc số 1 nữa bạn nhé! Cái này khó lắm nhé! bạn nói nào nói dễ thì tôi muốn đc kiểm chứng cái dễ đó. vì nói và làm là 2 vấn đề khác nhau mà. Thân
Cái 10km/h bác nói là bác thực nghiệm ở đường bằng thôi.

Có gì đâu mà kiểm chứng hả bác, tôi ngày nào chả đi đường đèo sáng lên tối xuống, khi đổ dốc do trọng lượng của xe nên ngay cả khi bác chạy số thấp tốc độ vẫn khá cao (tôi thường để số 2 nhưng do dốc cao nên thỉnh thoảng vẫn phải đệm thêm phanh để giữ tốc độ ở khoảng 30km/h), còn nếu cũng dốc này mà vẫn để ở [D] thì tốc độ nó sẽ tăng cực nhanh mà không cần nhấn gas.

Đường đèo núi nào cũng có biển báo nếu nó là đường vẫn nằm trong mạng lưới giao thông của địa phương, không phải đường tắt hay đường mòn tự phát, ngoài biển báo độ dốc, tốc độ thường có cả biển báo đá rơi hay đường cua tay áo và có gương cầu lồi những chỗ cua bị che khuất.
 

LXC đệ

Xe buýt
Biển số
OF-5855
Ngày cấp bằng
17/6/07
Số km
925
Động cơ
552,869 Mã lực
Nơi ở
Bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào.
Website
www.giaothongmienbac.com.vn
Tham gia với các bác tý về xuông dốc cần hãm khẩn cấp .

Với xe At thì về cấp số nhỏ nhất L1 , D1 hoặc kéo về - liên tục + phanh tay

Nếu kéo về P thì kô vỡ HS nhưng kô hãm được xe, chỉ làm gãy lẫy khóa HS, xe sẽ chạy xuống ở cấp số o

Nếu đẩy về R sẽ làm hỏng HS
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em đi qua một số đèo, không những không có biển giảm tốc mà lại còn nực cười ở chỗ: cắm biển hết khu vực đông dân cư khi vừa mới bắt đầu lên đèo !. Đó chính là đoạn đèo Phú Gia ở Huế. Trước khi lên đèo, có một đoạn khu vực đông dân cư trong khi đường vắng heo vắng hắt. Bọn em bò lần lên đèo, thì thấy cái biển hết khu dân cư, mới nói đùa nhau: " lên đèo, họ thách mình chơi 80km/h đây. Chết sặc !
Vấn đề đổ dốc bao nhiêu là vừa, em nghĩ là tự mình cảm giác, và điều chỉnh. Nhiều đoạn dốc ngược thì chỉ 10km/h mà còn chưa yên tâm, còn nhiều đèo dốc có những đoạn nằm ngang hoặc dốc dài, thẳng thì cũng có thể lên 50, 60 mà vẫn OK. Nếu đặt ra một giới hạn nhất định thì ko hợp lý vì mỗi xe mỗi khác, xe tải nặng, xe ca, xe con.. không thể cùng áp dụng.
 
Chỉnh sửa cuối:

Chutich

Xe tải
Biển số
OF-88281
Ngày cấp bằng
13/3/11
Số km
437
Động cơ
411,490 Mã lực
Đọc bài của cuả cụ chủ thớt cháu lại nhớ vụ 31 CCB bị nạn ở đèo Lò Xo-Kon Tum ngày 25/4/2005.Cháu có mặt ở vị trí tai nạn sau 3 ngày và thấy cụ lái xe khách đã xử lý sai kỹ thuật khi đổ đèo,rà phanh liên tục đến mức lốp trước bên phụ cao su nóng chảy in lên mặt đường bê tông cả đoạn dài vài chục mét(hồi đó có vài tờ báo nhầm đó là vệt phanh ).
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đọc bài của cuả cụ chủ thớt cháu lại nhớ vụ 31 CCB bị nạn ở đèo Lò Xo-Kon Tum ngày 25/4/2005.Cháu có mặt ở vị trí tai nạn sau 3 ngày và thấy cụ lái xe khách đã xử lý sai kỹ thuật khi đổ đèo,rà phanh liên tục đến mức lốp trước bên phụ cao su nóng chảy in lên mặt đường bê tông cả đoạn dài vài chục mét(hồi đó có vài tờ báo nhầm đó là vệt phanh ).
Phanh quá thì có thể cháy má phanh, chứ nóng cả larang rồi chẩy cao su và in xuống mặt đường thì em thấy cứ thế nào í.
 

Chutich

Xe tải
Biển số
OF-88281
Ngày cấp bằng
13/3/11
Số km
437
Động cơ
411,490 Mã lực
Phanh quá thì có thể cháy má phanh, chứ nóng cả larang rồi chẩy cao su và in xuống mặt đường thì em thấy cứ thế nào í.
Rất tiếc là cháu kô lưu mấy tấm ảnh chụp vệt lốp nên bây giờ kô có để phọt lên đây.
Khi quan sát hiên trường,ban đầu cháu cũng nghĩ là vệt phanh.Nhưng lạ là chỉ có 1 vệt bên phụ lốp trước,quan sát kỹ thì đúng là cao su nóng chảy dính lên mặt bê tông.
Vậy ca sỹ Anh Thơ đã đi đèo này chưa?
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Rất tiếc là cháu kô lưu mấy tấm ảnh chụp vệt lốp nên bây giờ kô có để phọt lên đây.
Khi quan sát hiên trường,ban đầu cháu cũng nghĩ là vệt phanh.Nhưng lạ là chỉ có 1 vệt bên phụ lốp trước,quan sát kỹ thì đúng là cao su nóng chảy dính lên mặt bê tông.
Vậy ca sỹ Anh Thơ đã đi đèo này chưa?
Em đi và về 2 lần rồi !
Vụ nóng cả vành dẫn tới chảy cao su, nói thực em chưa tin lắm đâu. Nhưng biết thế cái đã. Dù gì thì cậu lái xe năm đó quá kém nếu chỉ dùng phanh để giảm tốc, nắm trong tay mấy chục mạng người mà thiếu hiểu biết nghề nghiệp như vậy thì thật là tệ.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top