[ATGT] Xe lưu thông trên đường cao tốc không thể áp dụng luật bởi giao thông tốc độc thấp

HANOICity

Xe điện
Biển số
OF-54120
Ngày cấp bằng
2/1/10
Số km
3,132
Động cơ
450,465 Mã lực
Nơi ở
Venice trên cạn
Chắc chắn lái xe khách có tội, có điều đến mức xử lý hình sự hay không thôi. Còn về tình thì đọc được một bài viết rất hay khi theo dòng thời sự vụ lái xe khách đâm vào xe cứu hộ, cứu hoả đang đi làm nhiệm vụ:

Cả cuộc đời anh lái xe khách hãy ghi nhớ và truyền lại cho những người xung quanh mình về cách ứng xử và trả giá khi nghe những tín hiệu âm thanh báo động, mệnh lệnh.

Thời chiến, nếu cha mẹ anh nghe tiếng còi báo động mà không xuống hầm, họ có thể trả giá bằng mạng sống. Tất cả đều phải xuống hầm trú ẩn cho dù bom có thể rơi tận Hải Phòng, Vĩnh Phú chứ không vào Hà Nội.

Nếu em anh đi lính, nghe tiếng kẻng báo động mà không sẵn sàng chiến đấu thì nó sẽ phải đổi mạng hoặc cả cuộc đời nó sẽ khốn nạn với những án kỷ luật. Tất cả quân nhân đang ị, đái, ngủ đều phải sẵn sàng chiến đấu dù tiếng kẻng ấy không khiến họ đối đầu với địch mà chỉ có thể là diễn tập, kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu...

Gia đình anh ở chung cư, nghe tiếng còi báo cháy mà lờ đi thì có thể tai họa sẽ đến với cả nhà anh. Tiếng còi báo cháy yêu cầu tất cả mọi người nhanh chóng ra khỏi nhà theo đường bộ dù có cháy hay không, dù đám cháy ấy ở bất kỳ tầng nào, thậm chí tiếng còi báo cháy ấy có thể là diễn tập...

Con anh đi học, nghe tiếng trống vào tiết mà không ngồi im trong lớp thì nó là đứa mất dạy, anh sẽ phải đi gặp giáo viên chủ nhiệm. Các bạn nó khi nghe tiếng trống thì đều ngồi ở vị trí trong lớp, dù có thể giáo viên không đến hoặc có một giáo viên lạ hoắc đến dạy thay.

Anh thấy đấy, tất cả những tiếng động khô khốc, vô hồn đều có thể cứu mạng anh và người thân của anh nếu anh làm đúng, ngược lại, anh và người thân của mình trả giá bằng chính tính mạng mình. Thế hệ con anh có nên người không nếu nó làm ngược lại các quy tắc về tín hiệu âm thanh nêu trên.

Và giờ, anh hãy nói với đồng nghiệp và những người xung quanh mình rằng, khi nghe tiếng cói hú của xe ưu tiên thì việc của tất cả các lái xe là giảm tốc độ, đi sát phải hoặc dừng lề đường bên phải nhường lane đường bên trái cho xe ưu tiên, dù nó có đi qua hay không, dù nó có đi ngược chiều hay thuận chiều.

Khi các anh lái xe giảm tốc độ, nhường tránh như Luật định là các anh đã tạo ra hành lang an toàn cho xe ưu tiên. Nếu các anh giữ nguyên tốc độ gần 90km/h rồi bắt xe ưu tiên phải chờ, phải tránh các anh thì các anh đang đòi hỏi điều ngược đời và cực kỳ bất nhân (người thoi thóp phải nhường, phải chờ những con người khỏe mạnh như các anh được việc của các anh rồi mới đến lượt họ được cứu).

Anh hãy xem lại clip trên mạng, trước anh 5-6 xe khác họ đều không có phản ứng gì kể cả có thể nhìn thấy xe cứu hỏa ở bên phải đường rồi, hãy thức tỉnh cả những người này luôn.

Các anh vỗ ngực rằng mình đúng với những vật vô tri như cái biển báo, vạch kẻ đường, với khoảng cách an toàn... vậy giờ các anh đặt tay lên ngực mình và hỏi lương tâm mình, các anh đã cư xử đúng với đồng bào, đồng loại của mình đang nằm trên đất lạnh chưa?

Anh biện minh rằng anh lo cho tính mạng hành khách, sao anh không giảm tốc độ khi anh nghe còi ưu tiên, anh sẽ cứu được mạng của cả những người khác nữa cơ mà!

Đằng sau tấm huân chương của một anh hùng là muôn xác người. Nếu hôm nay, anh được cư dân mạng phong thành anh hùng ảo thì sau đây, người Việt sẽ đổi cho anh bao nhiêu mạng người nữa vì không được cứu chữa kịp thời?!

Nếu anh chưa khỏe, hãy cố nhớ lại, tại sao mình lại đi đến gần 90km/h trong tiếng hú i ỏi của xe ưu tiên, vì anh không biết luật, hay vì anh ích kỷ - chỉ biết lợi ích bản thân mình như mọi khi. Còn nếu anh khỏe rồi, anh đi thắp hương cho người quá cố, thăm hỏi người bị thương, chấp nhận lỗi lầm của mình để thức tỉnh cả những người khác, để họ biết rằng, khi tất cả đều biết nhường tránh xe ưu tiên thì xe ưu tiên không cần phải đi ngược chiều nữa. Bảo vệ quyền hợp pháp của xe ưu tiên là bảo vệ quyền lợi của bản thân mình. Đừng để chúng ta trở thành nạn nhân của chính sự ngu dốt ngày hôm nay.
Dài quá cụ ơi, nhưng lan man không có tính thuyết phục vì không có cơ sở thực tế hiện của trường vụ tai nạn giao thông như: hướng di chuyển, tốc độ cho phép, điều kiện thời tiết, điều kiện đường khi đó, số lượng 40 người trên xe khách (cũng là người cả đấy)và đặc biệt là Luật GTDB trên cao tốc.
Cụ hãy xem biểu quyết của các luật sư đoàn, phát biểu của bà Trịnh Thị Hằng Nga:
Chiều 22/3, bà Trịnh Thị Hằng Nga, Vụ trưởng Pháp chế (Bộ Giao thông Vận tải), cho biết Bộ đang lấy ý kiến các bộ ngành và sẽ trình Chính phủ chủ trương sửa đổi Luật Giao thông đường bộ trong năm nay.

Trong quá trình soạn thảo dự luật, Bộ Giao thông sẽ thu nhận ý kiến đóng góp của người dân, chuyên gia về nội dung bất cập của Luật Giao thông đường bộ.

Về quy định quyền ưu tiên của xe cứu hộ trên cao tốc, theo bà Hằng Nga, nội dung này đang gây tranh cãi và một số người đề nghị sửa, nên Bộ Giao thông sẽ đưa ra lấy ý kiến trong quá trình sửa đổi luật tới đây.

"Hiện chưa thể đánh giá quy định cho xe ưu tiên đi ngược chiều trên cao tốc cần phải sửa hay không, vì bên cạnh ý kiến yêu cầu sửa thì cũng có nhận định nên giữ nguyên, chỉ cần bổ sung quy trình để đảm bảo cho phương tiện này hoạt động an toàn"

Như vậy không sửa luật để nhận sai thì cũng là âm thầm bổ sung quy trình cho vài dòng ngắn ngủi như lời vĩnh biệt của luật GTDB trên cao tốc.
Hãy vì những tính mạng còn lại đang phải lưu thông hàng ngày cụ à!
Còn bàn về việc cấu thành tội của LXK thì công an đang cố gắng tận dụng thời cơ khi anh này sức khỏe và tâm lý chưa ổn định. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, họ sẽ có thể làm ra việc này hoặc việc khác, cái đích là nhắm vào nhà xe. Với cái vận tốc của xe khách 87/100 thì nhà công quyền chỉ còn cách duy nhất để áp đặt buộc tội lái xe khách là không chủ động tránh và giảm tốc độ nữa nữa nữa mà thôi. Rồi mọi chuyện sẽ đâu vào đó, khi mục đích cuối cùng đạt được, cũng như bao vụ tương tự cách đây gần chục năm thôi. Và rồi người chết cứ chết với những giọt nước mắt cá sấu, xe thì vẫn cứ bị giam!
Cá nhân em đã lâu lắm rồi mới lại thấy lái xe khách dám hy sinh thân mình tông trực diện như vậy, nhưng anh này đúng là lái cứng, cố gắng giảm thiểu nhất cho cả 2 bên khi xảy ra va chạm. Các cụ lái xe đều biết, nếu lái xe khách chỉ nghĩ cho riêng anh, phanh gấp dẫn đến quay xe, lạng tránh nếu có dẫn đến lật xe lăn vài vòng thì lái xe vẫn bình an không bị nguy hiểm đến tính mạng như vậy, vì họ là ở vị trí chủ động, tay và chân có chỗ nắm đặt, đai an toàn, còn 40 hành khách trên chiếc xe 2 tầng thì không khác gì chơi trò nhào bột máu và xương thịt. Lại còn mấy vị trên 2 xe máy đứng bên đường, dàn xe phía trước đó nữa, phải nói là sẽ quét như lũ quét vậy!
Bàn về xe cứu hỏa, từ đường gom nhập làn theo cách ngược chiều, ngập ngừng định rẽ về làn khẩn cấp nhưng sau đó bất ngờ tăng tốc dàn ngang xe để chiếm lấy 2 làn tốc độ cao...Thật khó tin và không mong câu chuyện có thể có kết cục tốt hơn được nữa!
 
Chỉnh sửa cuối:

AcidS

Xe điện
Biển số
OF-165369
Ngày cấp bằng
6/11/12
Số km
4,582
Động cơ
476,457 Mã lực
Dài quá cụ ơi, nhưng lan man không có tính thuyết phục vì không có cơ sở thực tế hiện của trường vụ tai nạn giao thông như: hướng di chuyển, tốc độ cho phép, điều kiện thời tiết, điều kiện đường khi đó, số lượng 40 người trên xe khách (cũng là người cả đấy)và đặc biệt là Luật GTDB trên cao tốc.
Cụ hãy xem biểu quyết của các luật sư đoàn, phát biểu của bà Trịnh Thị Hằng Nga:
Chiều 22/3, bà Trịnh Thị Hằng Nga, Vụ trưởng Pháp chế (Bộ Giao thông Vận tải), cho biết Bộ đang lấy ý kiến các bộ ngành và sẽ trình Chính phủ chủ trương sửa đổi Luật Giao thông đường bộ trong năm nay.

Trong quá trình soạn thảo dự luật, Bộ Giao thông sẽ thu nhận ý kiến đóng góp của người dân, chuyên gia về nội dung bất cập của Luật Giao thông đường bộ.

Về quy định quyền ưu tiên của xe cứu hộ trên cao tốc, theo bà Hằng Nga, nội dung này đang gây tranh cãi và một số người đề nghị sửa, nên Bộ Giao thông sẽ đưa ra lấy ý kiến trong quá trình sửa đổi luật tới đây.

"Hiện chưa thể đánh giá quy định cho xe ưu tiên đi ngược chiều trên cao tốc cần phải sửa hay không, vì bên cạnh ý kiến yêu cầu sửa thì cũng có nhận định nên giữ nguyên, chỉ cần bổ sung quy trình để đảm bảo cho phương tiện này hoạt động an toàn"

Như vậy không sửa luật để nhận sai thì cũng là âm thầm bổ sung quy trình cho vài dòng ngắn ngủi như lời vĩnh biệt của luật GTDB trên cao tốc.
Hãy vì những tính mạng còn lại đang phải lưu thông hàng ngày cụ à!
Còn bàn về việc cấu thành tội của LXK thì công an đang cố gắng tận dụng thời cơ khi anh này sức khỏe và tâm lý chưa ổn định. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, họ sẽ có thể làm ra việc này hoặc việc khác, cái đích là nhắm vào nhà xe. Với cái vận tốc của xe khách 87/100 thì nhà công quyền chỉ còn cách duy nhất để áp đặt buộc tội lái xe khách là không chủ động tránh và giảm tốc độ nữa nữa nữa mà thôi. Rồi mọi chuyện sẽ đâu vào đó, khi mục đích cuối cùng đạt được, cũng như bao vụ tương tự cách đây gần chục năm thôi. Và rồi người chết cứ chết với những giọt nước mắt cá sấu, xe thì vẫn cứ bị giam!
Cá nhân em đã lâu lắm rồi mới lại thấy lái xe khách dám hy sinh thân mình tông trực diện như vậy, nhưng anh này đúng là lái cứng, cố gắng giảm thiểu nhất cho cả 2 bên khi xảy ra va chạm. Các cụ lái xe đều biết, nếu lái xe khách chỉ nghĩ cho riêng anh, phanh gấp dẫn đến quay xe, lạng tránh nếu có dẫn đến lật xe lăn vài vòng thì lái xe vẫn bình an không bị nguy hiểm đến tính mạng như vậy, vì họ là ở vị trí chủ động, tay và chân có chỗ nắm đặt, đai an toàn, còn 40 hành khách trên chiếc xe 2 tầng thì không khác gì chơi trò nhào bột máu và xương thịt. Lại còn mấy vị trên 2 xe máy đứng bên đường, dàn xe phía trước đó nữa, phải nói là sẽ quét như lũ quét vậy!
Bàn về xe cứu hỏa, từ đường gom nhập làn theo cách ngược chiều, ngập ngừng định rẽ về làn khẩn cấp nhưng sau đó bất ngờ tăng tốc dàn ngang xe để chiếm lấy 2 làn tốc độ cao...Thật khó tin và không mong câu chuyện có thể có kết cục tốt hơn được nữa!
Cũng dài quá cụ ạ. Còn ăn phạt là chắc rồi. Vì có mức phạt khi không nhường đường cho xe ưu tiên ở đây cấu thành tội là xe khách không có dấu hiệu giảm tốc và đi về phía bên phải đường theo hướng lưu thông khi có tín hiệu xe ưu tiên xin đường còn có tình tiết tăng nặng là gây tai nạn chết người.
Việc giảm tốc phải được thực hiện từ ngay khi phát hiện ra tín hiệu còi ưu tiên tức là ở từ khoảng cách nhận thức bình thường trên đường ở tốc độ lưu thông cho phép. Nếu bảo tới khoảng 50-70 mét mới nhận thức được thì lái xe không đủ điều kiện cầm lái bằng E, tội càng tăng nặng chưa nói như lái xe khách cãi ngu là 10 m mới nhận ra.
Và theo em thì lái xe khách đơn giản là đang làm việc khác, không tập trung lái xe, đến lúc sắp đâm mới phanh (khoảng 2-3m gì đó)
 
Chỉnh sửa cuối:

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,576
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
Nếu vậy thì với tốc độ 87 km/h của xe khách trong tình huống như ảnh dưới thì xe cứu hỏa phải dừng lại, nếu không thì chắc chắn tai nạn sẽ xảy ra. Xe cứu hỏa đã đi quá ẩu gây họa cho mình và cả cho xe khách.
Tội nghiệp cho cụ xe khách bị cả hệ thống công quyền đánh hội đồng, cầu mong cụ mau chóng vượt qua quả tai bay vạ gió này vì cụ đã xử lý rất tốt những gì thuộc về trách nhiệm của cụ và bảo toàn được mạng sống cho hành khách.
Dài quá cụ ơi, nhưng lan man không có tính thuyết phục vì không có cơ sở thực tế hiện của trường vụ tai nạn giao thông như: hướng di chuyển, tốc độ cho phép, điều kiện thời tiết, điều kiện đường khi đó, số lượng 40 người trên xe khách (cũng là người cả đấy)và đặc biệt là Luật GTDB trên cao tốc.
Cụ hãy xem biểu quyết của các luật sư đoàn, phát biểu của bà Trịnh Thị Hằng Nga:
Chiều 22/3, bà Trịnh Thị Hằng Nga, Vụ trưởng Pháp chế (Bộ Giao thông Vận tải), cho biết Bộ đang lấy ý kiến các bộ ngành và sẽ trình Chính phủ chủ trương sửa đổi Luật Giao thông đường bộ trong năm nay.

Trong quá trình soạn thảo dự luật, Bộ Giao thông sẽ thu nhận ý kiến đóng góp của người dân, chuyên gia về nội dung bất cập của Luật Giao thông đường bộ.

Về quy định quyền ưu tiên của xe cứu hộ trên cao tốc, theo bà Hằng Nga, nội dung này đang gây tranh cãi và một số người đề nghị sửa, nên Bộ Giao thông sẽ đưa ra lấy ý kiến trong quá trình sửa đổi luật tới đây.

"Hiện chưa thể đánh giá quy định cho xe ưu tiên đi ngược chiều trên cao tốc cần phải sửa hay không, vì bên cạnh ý kiến yêu cầu sửa thì cũng có nhận định nên giữ nguyên, chỉ cần bổ sung quy trình để đảm bảo cho phương tiện này hoạt động an toàn"

Như vậy không sửa luật để nhận sai thì cũng là âm thầm bổ sung quy trình cho vài dòng ngắn ngủi như lời vĩnh biệt của luật GTDB trên cao tốc.
Hãy vì những tính mạng còn lại đang phải lưu thông hàng ngày cụ à!
Còn bàn về việc cấu thành tội của LXK thì công an đang cố gắng tận dụng thời cơ khi anh này sức khỏe và tâm lý chưa ổn định. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, họ sẽ có thể làm ra việc này hoặc việc khác, cái đích là nhắm vào nhà xe. Với cái vận tốc của xe khách 87/100 thì nhà công quyền chỉ còn cách duy nhất để áp đặt buộc tội lái xe khách là không chủ động tránh và giảm tốc độ nữa nữa nữa mà thôi. Rồi mọi chuyện sẽ đâu vào đó, khi mục đích cuối cùng đạt được, cũng như bao vụ tương tự cách đây gần chục năm thôi. Và rồi người chết cứ chết với những giọt nước mắt cá sấu, xe thì vẫn cứ bị giam!
Cá nhân em đã lâu lắm rồi mới lại thấy lái xe khách dám hy sinh thân mình tông trực diện như vậy, nhưng anh này đúng là lái cứng, cố gắng giảm thiểu nhất cho cả 2 bên khi xảy ra va chạm. Các cụ lái xe đều biết, nếu lái xe khách chỉ nghĩ cho riêng anh, phanh gấp dẫn đến quay xe, lạng tránh nếu có dẫn đến lật xe lăn vài vòng thì lái xe vẫn bình an không bị nguy hiểm đến tính mạng như vậy, vì họ là ở vị trí chủ động, tay và chân có chỗ nắm đặt, đai an toàn, còn 40 hành khách trên chiếc xe 2 tầng thì không khác gì chơi trò nhào bột máu và xương thịt. Lại còn mấy vị trên 2 xe máy đứng bên đường, dàn xe phía trước đó nữa, phải nói là sẽ quét như lũ quét vậy!
Bàn về xe cứu hỏa, từ đường gom nhập làn theo cách ngược chiều, ngập ngừng định rẽ về làn khẩn cấp nhưng sau đó bất ngờ tăng tốc dàn ngang xe để chiếm lấy 2 làn tốc độ cao...Thật khó tin và không mong câu chuyện có thể có kết cục tốt hơn được nữa!
Khoảng thời gian từ giây thứ 5 (cách xe cứu hoả 130m) đến giây thứ 9 (cách xe cứu hoả 25m) tài xế xe khách Hải Hà đã làm gì ?

 

Kien78

Xe máy
Biển số
OF-529642
Ngày cấp bằng
31/8/17
Số km
90
Động cơ
171,610 Mã lực
Tuổi
44
xe chạy ngược chiều nguy hiểm thật
 

HANOICity

Xe điện
Biển số
OF-54120
Ngày cấp bằng
2/1/10
Số km
3,132
Động cơ
450,465 Mã lực
Nơi ở
Venice trên cạn
Khoảng thời gian từ giây thứ 5 (cách xe cứu hoả 130m) đến giây thứ 9 (cách xe cứu hoả 25m) tài xế xe khách Hải Hà đã làm gì ?

EM đã nói ở ngay phần trên rồi cụ ơi, LXK chỉ có còn cách phanh giảm tốc và đánh lái nhẹ, nhằm giảm thiểu thiệt hại. Với lớp nước phủ trên măt đường giống như một tấm đệm ngăn cách lốp xe với nền đường, việc phanh gấp dẫn đến chiếc xe lao nhanh hơn do hiện tượng trượt ma sát, trọng lượng phía sau lớn hơn phía trước và chiều cao của xe sẽ khiến chiếc xe lật nhào, lại thêm lực đẩy ngược lại của xe cứu hỏa. tai nạn chắc chắn thảm khốc hơn.
Nếu lái xe khách không giảm tốc thì với tốc độ ban đầu là 87km/Vh(làn này cho phép chạy max 100km/h) vậy là đã quá thấp so với ĐK lúc đó cho phép, tai nạn chắc chắn thảm khốc hơn nữa. Lái Xe Khách có thể nói là thuộc lòng cung đường này nên đã xử lý không sai sót, lại nhận phần thiệt về mình, vụ va chạm này nếu không có thông tin mà chỉ nhìn ảnh thôi thì chắc chắn ai cũng bảo LXK đã chết, vậy há chẳng phải anh hùng sao?
Cụ nào bảo là qua ngã 3 phải giảm tốc là không đúng với giao thông trên cao tốc, việc quan sát an toàn để nhập làn là do xe từ đường nhánh ra đường ưu tiên tốc độ cao, không nên đem điều khoản đường đồng tốc có tốc độ thấp áp đặt vào.
THêm nữa, xét hành vi của xe khách thì cũng phải xét hành vi của xe cứu hỏa, hiện Luật GTĐB VN chưa có phần nào cho phép xe cứu hỏa chạy ngược chiều trên cao tốc, nhất là lao từ đường nhánh ra làn tốc độ cao nhất một cách đầy bất ngờ và sáng tạo như vậy. Còn sau đây các cụ đọc tâm sự của chính LXK, em thấy phù hợp với hiện trường và kinh nghiệm thực tế. Vậy sao ta lại muốn đem bỏ tù 1 người dám hy sinh tính mạng mình để cứu lấy nhiều người? (em ước tính khoảng 50 người)

"https://baomoi.com/tai-xe-xe-khach-dam-xe-cuu-hoa-toi-noi-that/c/25328301.epi

Tài xế xe khách đâm xe cứu hỏa: Tôi nói thật!

Đất Việt20/03/2018 14:00 GMT+769 liên quanGốc
Thời điểm xảy ra tai nạn xe khách chở 40 người, nếu anh Mạnh đánh lái tránh xe cứu hỏa có thể xe lật nhiều người thương vong hơn.
Quá bất ngờ!

Sáng ngày 20/3/2018, anh Đỗ Hùng Mạnh (38 tuổi) – tài xế xe khách đâm xe cứu hỏa trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ chiều ngày 18/3 vẫn chưa ổn định tinh thần.

Mặc dù vụ tai nạn khiến chân anh “không nhấc lên được” nhưng với anh đó vẫn là may mắn vì tính mạng bản thân và 40 hành khách trên xe không bị ảnh hưởng.

Anh Mạnh nhớ lại: “Thời điểm đó có mưa nhỏ, đường trơn, trời tối nên tôi chỉ chạy vận tốc khoảng 85km/h (đoạn đường cho phép chạy tối đa 100km/h), đây là vận tốc bình thường với các xe lưu thông trên đoạn đường này”.

Đến ngã 3 đoạn cầu vượt Thường Tín – Hà Nội, chiếc xe cứu hỏa của Phòng Cảnh sát PCCC số 12, Công an TP. Hà Nội từ đường nhánh đi ra ngược đường, lấn làn khiến anh Mạnh bất ngờ, đâm trực diện vào xe cứu hỏa.



Hiện trường vụ tai nạn xe khách đâm xe cứu hỏa trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ chiều ngày 18/3.

Anh Mạnh chia sẻ, bản thân có 14 năm làm nghề lái xe, trong đó có 8 năm chạy chuyến Thanh Hóa – Hà Nội.

“Mỗi ngày 2 lần tôi chạy qua đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ nhưng chưa bao giờ gặp tình huống như hôm xảy ra tai nạn.

Tôi quá bất ngờ vì chiếc xe cứu hỏa không quan sát, đi thẳng từ trong ra mà còn lấn làn khiến tôi không kịp xử lý” – anh Mạnh cho hay.

Theo anh Mạnh, bất kỳ lái xe nào cũng đều biết đường cao tốc các xe thường chạy với vận tốc cao, bình thường việc chạy ngược đường đã rất nguy hiểm chưa kể đến việc xe cứu hỏa lấn làn.

Đặt mình vào vị trí của người cảnh sát lái xe cứu hỏa, anh Mạnh nói:

“Dù biết cứu hỏa là xe được ưu tiên, chạy ngược đường và không giới hạn tốc độ, cứu người cũng là việc gấp nhưng khi ra tới ngã 3, lại xác định chạy ngược đường thì trước khi đi ra tôi cho rằng phải dừng lại quan sát, chạy chậm vào làn khẩn cấp.

Nếu không có thể chưa cứu người mà còn gây thương vong cho nhiều người khác”.

Tính mạng 40 người

Thời điểm vụ tai nạn xảy ra trên xe anh Mạnh chở 40 hành khách (chưa kể lái xe và phụ xe).

Là người lái xe lâu năm, khi phát hiện có chướng ngại vật đằng trước trong đầu anh Mạnh đã tính đến chuyện đánh lái để tránh nhưng do quá bất ngờ, đường trơn nên việc đánh lái gấp có thể sẽ khiến cho xe bị lật hoặc gây tai nạn cho các xe khách khác đang lưu thông cùng chiều.

Video vụ tai nạn xe khách đâm xe cứu hỏa:


“Lúc đó vì quá gấp nên tôi chỉ nhấn chân phanh hết cỡ. Vì là cuối tuần nên lượng xe khách từ các tỉnh về Hà Nội rất nhiều, xe nào cũng đông. Nếu đánh lái tránh xe cứu hỏa thì có thể sẽ gây ra vụ tai nạn liên hoàn, chắc chắn sẽ có nhiều người thương vong hơn” – anh Mạnh cho biết.

Từ khi vụ tai nạn xảy ra, anh Mạnh đã nhận được triệu tập của Công an TP. Hà Nội đến trụ sở lấy lời khai, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của vụ tai nạn nhưng do sức khỏe chưa bình phục nên anh Mạnh chưa thể chấp hành.

Trước thông tin xe khách qua giao lộ với tốc độ cao, không nhường đường cho xe cứu hỏa, theo cán bộ cơ quan chức năng, tài xế có thể bị phạt 2-3 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 1-3 tháng. Ngoài ra, tùy tính chất sự việc mà xử lý theo quy định pháp luật.

Anh Mạnh thẳng thắn: “Vụ tai nạn quá bất ngờ, không ai mong muốn điều đó xảy ra.

Tôi chắc chắn bất cứ tài xế nào ở trong tình huống của tôi cũng khó xử lý, tránh được vụ tai nạn. Mình chỉ dựa vào kinh nghiệm, xử lý sao cho ít thương vong nhất”.

Ngày 19/3/2018, trả lời báo chí về vụ tai nạn xe khách đâm xe cứu hỏa trên đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, đại diện Cục CSGT cho rằng, khi gặp xe cứu hộ ở bất cứ hướng nào, các phương tiện phải chủ động nhường đường.

"Xe cứu hỏa được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới; không bị hạn chế tốc độ, được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông", vị này nói.

Lãnh đạo Phòng tuyên truyền hướng dẫn luật của Cục CSGT cũng khuyến cáo, khi có tín hiệu của xe đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp như xe chữa cháy, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường, không được gây cản trở xe ưu tiên.

Về trường hợp xe khách qua giao lộ với tốc độ cao, không nhường đường cho xe cứu hỏa, theo vị này, tài xế có thể bị phạt từ 2-3 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng; ngoài ra tùy tính chất vụ việc mà xử lý theo quy định pháp luật.

Đông Tẩu "
 
Chỉnh sửa cuối:

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,576
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
EM đã nói ở ngay phần trên rồi cụ ơi, LXK chỉ có còn cách phanh giảm tốc và đánh lái nhẹ, nhằm giảm thiểu thiệt hại. Với lớp nước phủ trên măt đường giống như một tấm đệm ngăn cách lốp xe với nền đường, việc phanh gấp dẫn đến chiếc xe lao nhanh hơn do hiện tượng trượt ma sát, trọng lượng phía sau lớn hơn phía trước và chiều cao của xe sẽ khiến chiếc xe lật nhào, lại thêm lực đẩy ngược lại của xe cứu hỏa. tai nạn chắc chắn thảm khốc hơn. Nếu lái xe khách không giảm tốc thì với tốc độ ban đầu là 87km/h(làn này cho phép chạy max 100km/h) vậy là đã quá thấp so với ĐK lúc đó cho phép. Lái Xe Khách có thể nói là thuộc lòng cung đường này nên đã xử lý không sai sót, lại nhận phần thiệt về mình, vụ va chạm này nếu không có thông tin mà chỉ nhìn ảnh thôi thì chắc chắn ai cũng bảo LXK đã chết, vậy há chẳng phải anh hùng sao?
Cụ nào bảo là qua ngã 3 phải giảm tốc là không đúng với giao thông trên cao tốc, việc quan sát an toàn để nhập làn là do xe từ đường nhánh ra đường ưu tiên tốc độ cao, không nên đem điều khoản đường đồng tốc có tốc độ thấp áp đặt vào.
THêm nữa, xét hành vi của xe khách thì cũng phải xét hành vi của xe cứu hỏa, hiện Luật GTĐB VN chưa có phần nào cho phép xe cứu hỏa chạy ngược chiều trên cao tốc, nhất là lao từ đường nhánh ra làn tốc độ cao nhất một cách đầy sáng tạo như vậy Còn sau đây các cụ đọc tâm sự của chính LXK, em thấy phù hợp với hiện trường và kinh nghiệm thực tế. Vậy sao ta lại muốn đem bỏ tù 1 người dám hy sinh tính mạng mình để cứu lấy nhiều người? (em ước tính khoảng 50 người)

"https://baomoi.com/tai-xe-xe-khach-dam-xe-cuu-hoa-toi-noi-that/c/25328301.epi

Tài xế xe khách đâm xe cứu hỏa: Tôi nói thật!

Đất Việt20/03/2018 14:00 GMT+769 liên quanGốc
Thời điểm xảy ra tai nạn xe khách chở 40 người, nếu anh Mạnh đánh lái tránh xe cứu hỏa có thể xe lật nhiều người thương vong hơn.
Quá bất ngờ!

Sáng ngày 20/3/2018, anh Đỗ Hùng Mạnh (38 tuổi) – tài xế xe khách đâm xe cứu hỏa trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ chiều ngày 18/3 vẫn chưa ổn định tinh thần.

Mặc dù vụ tai nạn khiến chân anh “không nhấc lên được” nhưng với anh đó vẫn là may mắn vì tính mạng bản thân và 40 hành khách trên xe không bị ảnh hưởng.

Anh Mạnh nhớ lại: “Thời điểm đó có mưa nhỏ, đường trơn, trời tối nên tôi chỉ chạy vận tốc khoảng 85km/h (đoạn đường cho phép chạy tối đa 100km/h), đây là vận tốc bình thường với các xe lưu thông trên đoạn đường này”.

Đến ngã 3 đoạn cầu vượt Thường Tín – Hà Nội, chiếc xe cứu hỏa của Phòng Cảnh sát PCCC số 12, Công an TP. Hà Nội từ đường nhánh đi ra ngược đường, lấn làn khiến anh Mạnh bất ngờ, đâm trực diện vào xe cứu hỏa.



Hiện trường vụ tai nạn xe khách đâm xe cứu hỏa trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ chiều ngày 18/3.

Anh Mạnh chia sẻ, bản thân có 14 năm làm nghề lái xe, trong đó có 8 năm chạy chuyến Thanh Hóa – Hà Nội.

“Mỗi ngày 2 lần tôi chạy qua đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ nhưng chưa bao giờ gặp tình huống như hôm xảy ra tai nạn.

Tôi quá bất ngờ vì chiếc xe cứu hỏa không quan sát, đi thẳng từ trong ra mà còn lấn làn khiến tôi không kịp xử lý” – anh Mạnh cho hay.

Theo anh Mạnh, bất kỳ lái xe nào cũng đều biết đường cao tốc các xe thường chạy với vận tốc cao, bình thường việc chạy ngược đường đã rất nguy hiểm chưa kể đến việc xe cứu hỏa lấn làn.

Đặt mình vào vị trí của người cảnh sát lái xe cứu hỏa, anh Mạnh nói:

“Dù biết cứu hỏa là xe được ưu tiên, chạy ngược đường và không giới hạn tốc độ, cứu người cũng là việc gấp nhưng khi ra tới ngã 3, lại xác định chạy ngược đường thì trước khi đi ra tôi cho rằng phải dừng lại quan sát, chạy chậm vào làn khẩn cấp.

Nếu không có thể chưa cứu người mà còn gây thương vong cho nhiều người khác”.

Tính mạng 40 người

Thời điểm vụ tai nạn xảy ra trên xe anh Mạnh chở 40 hành khách (chưa kể lái xe và phụ xe).

Là người lái xe lâu năm, khi phát hiện có chướng ngại vật đằng trước trong đầu anh Mạnh đã tính đến chuyện đánh lái để tránh nhưng do quá bất ngờ, đường trơn nên việc đánh lái gấp có thể sẽ khiến cho xe bị lật hoặc gây tai nạn cho các xe khách khác đang lưu thông cùng chiều.

Video vụ tai nạn xe khách đâm xe cứu hỏa:


“Lúc đó vì quá gấp nên tôi chỉ nhấn chân phanh hết cỡ. Vì là cuối tuần nên lượng xe khách từ các tỉnh về Hà Nội rất nhiều, xe nào cũng đông. Nếu đánh lái tránh xe cứu hỏa thì có thể sẽ gây ra vụ tai nạn liên hoàn, chắc chắn sẽ có nhiều người thương vong hơn” – anh Mạnh cho biết.

Từ khi vụ tai nạn xảy ra, anh Mạnh đã nhận được triệu tập của Công an TP. Hà Nội đến trụ sở lấy lời khai, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của vụ tai nạn nhưng do sức khỏe chưa bình phục nên anh Mạnh chưa thể chấp hành.

Trước thông tin xe khách qua giao lộ với tốc độ cao, không nhường đường cho xe cứu hỏa, theo cán bộ cơ quan chức năng, tài xế có thể bị phạt 2-3 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 1-3 tháng. Ngoài ra, tùy tính chất sự việc mà xử lý theo quy định pháp luật.

Anh Mạnh thẳng thắn: “Vụ tai nạn quá bất ngờ, không ai mong muốn điều đó xảy ra.

Tôi chắc chắn bất cứ tài xế nào ở trong tình huống của tôi cũng khó xử lý, tránh được vụ tai nạn. Mình chỉ dựa vào kinh nghiệm, xử lý sao cho ít thương vong nhất”.

Ngày 19/3/2018, trả lời báo chí về vụ tai nạn xe khách đâm xe cứu hỏa trên đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, đại diện Cục CSGT cho rằng, khi gặp xe cứu hộ ở bất cứ hướng nào, các phương tiện phải chủ động nhường đường.

"Xe cứu hỏa được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới; không bị hạn chế tốc độ, được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông", vị này nói.

Lãnh đạo Phòng tuyên truyền hướng dẫn luật của Cục CSGT cũng khuyến cáo, khi có tín hiệu của xe đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp như xe chữa cháy, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường, không được gây cản trở xe ưu tiên.

Về trường hợp xe khách qua giao lộ với tốc độ cao, không nhường đường cho xe cứu hỏa, theo vị này, tài xế có thể bị phạt từ 2-3 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng; ngoài ra tùy tính chất vụ việc mà xử lý theo quy định pháp luật.

Đông Tẩu "
Dài quá ! Chốt như này cho nhanh !
Căn cứ Luật GTĐB, căn cứ nghị định 46/2016, căn cứ thông tư 91/2015, căn cứ công ước GTĐB 1968 :
- Xe cứu hỏa được đi vào mọi loại đường kể cả cao tốc
- Xe cứu hỏa được đi ngược chiều

- Xe khách phải đi với tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa cho phép tới mức có thể dừng lại một cách an toàn trước bất kì chướng ngại vật nào xuất hiện
- Xe khách phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề bên phải và không được gây cản trở xe cứu hỏa
 

HANOICity

Xe điện
Biển số
OF-54120
Ngày cấp bằng
2/1/10
Số km
3,132
Động cơ
450,465 Mã lực
Nơi ở
Venice trên cạn
EM thêm thong tìn chiều để các cụ xem cho tiện


Tài xế xe cứu hỏa kể phút bị xe khách đâm trực diện trên cao tốc
Thứ Hai, 19/03/2018 20:04 PM GMT+7

(VTC News) - Lái xe cứu hỏa - Trung úy Trần Văn Tuân cho biết, khi xe vừa rẽ vào làn ngược chiều trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ thì một chiếc xe khách đi với tốc độ cao lao tới, anh đánh lái để tránh nhưng không kịp và bị đâm trực diện.


Trung úy Trần Văn Tuân kể lại: "Thời điểm đó, có 2 xe cứu hộ cùng xuất phát. Khi đang chuẩn bị lên cao tốc thì nhận được tin hướng cao tốc Phú Xuyên về Thường Tín bị tắc, chỉ huy đội yêu cầu đi sang làn ngược chiều hướng Hà Nội - Ninh Bình để tiếp cận điểm tai nạn.

Ngay khi xe vừa đi vào làn ngược chiều, tôi thấy từ xa có một chiếc xe khách đi với tốc độ cao lao tới. Tôi đánh lái để tránh nhưng không kịp và bị đâm trực diện. Lúc bị đâm xong bất tỉnh luôn không còn biết gì nữa. Điểm xảy ra va chạm giữa xe khách và xe cứu hỏa cách trụ sở Phòng Cảnh sát PCCC khoảng 5km".


Hiện trường vụ tai nạn.

“Vào thời điểm đó, khi nhận được tin có trường hợp bị thương cần cấp cứu kịp thời nên tôi và các đồng đội chỉ muốn đến hiện trường nhanh nhất để giải cứu cho nạn nhân. Thật không may sự việc lúc đấy lại xảy ra như vậy”, Trung úy Tuân buồn bã nói.

Cũng theo anh Tuân, tất cả mọi người đều rất buồn khi vừa tỉnh dậy thì nghe tin đồng đội là Trung sĩ Chử Văn Khánh (SN 1993, quê ở thôn 3, xã Vạn Phúc, Thanh Trì, Hà Nội) hy sinh.

“Khánh và tôi làm việc cùng nhau được hơn 2 năm, Khánh rất ngoan và được mọi người trong đơn vị quý mến. Ngày hôm nay, khi nghe tin Khánh hy sinh tôi rất buồn vì đó là một mất mát quá lớn...”, Trung úy Tuân nói.

Video: Xe cứu hỏa hú còi, phát loa liên tục trước khi gặp nạn trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ


Liên quan tình hình sức khỏe của các chiến sĩ PCCC trong vụ xe khách tông xe cứu hỏa trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, chiều 19/3, bác sĩ Nguyễn Thanh Tùng – Phó trưởng Phòng phụ trách tổng hợp Bệnh viện 19-8 cho biết: "Vào 0h25 ngày 19/3, Bệnh viện 19-8 tiếp nhận 3 chiến sĩ Cảnh sát PCCC bị thương khi làm nhiệm vụ từ Bệnh viện Bạch Mai chuyển đến".

Theo đó, Trung úy Trần Văn Tuân (SN 1989) gãy kín 1/3 giữa xương đòn bên trái, Thiếu úy Nguyễn Ngọc Sơn (SN 1993) theo dõi chấn động não vết thương chẩm do tai nạn giao thông, còn Thiếu úy Nguyễn Tuấn Anh (SN 1991) cũng theo dõi chấn thương sọ não.

Ngay sau khi tiếp nhận, phía bệnh viện khẩn trương phân loại các chiến sĩ bị nạn để cấp cứu kịp thời. Hiện tại, sức khỏe của cả 3 chiến sĩ trên đều ổn định.



Trung úy Trần Văn Tuân (SN 1989) gãy kín 1/3 giữa xương đòn bên trái.

Bài liên quan
Ngang nhiên chiếm làn khẩn cấp trên cao tốc: Vô luật pháp, vô đạo đức và giết hại biết bao người
Trước đó như VTC News đưa tin, vụ tai nạn xảy ra vào lúc 16h20 ngày 18/3, tại Km192 cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ (đoạn thuộc khu vực huyện Thường Tín, Hà Nội).

Vào khoảng thời gian trên, một chiếc xe cứu hỏa đi ngược chiều làm nhiệm vụ trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, khi đến khu vực huyện Thường Tín thì bị một chiếc xe khách mang biển kiểm soát 29B - 078.43 tông trúng.

Cú va chạm mạnh khiến các phương tiện bị hư hỏng nặng, nhiều người trên xe khách và xe cứu hỏa bị thương. Ngay sau khi tai nạn xảy ra, đơn vị đã khẩn trương đưa các nạn nhân vào Bệnh viện huyện Nông nghiệp I và Bệnh viện Bạch Mai để cấp cứu.

Video: Khoảnh khắc xe khách đâm xe cứu hỏa trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ


Chiều 18/3, lãnh đạo Phòng Cảnh sát PCCC số 12 cho biết: “Thời điểm xảy ra vụ tai nạn, chiếc xe chữa cháy đi ngược chiều trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ đế đi chữa cháy. Tuy nhiên, khi đi đến Km192 cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, xe cứu hỏa bị một chiếc xe khách tông trực diện. Cú va chạm khiến 9 người bị thương nặng".

"Có 5 người trên xe khách và 2 cán bộ, chiến sĩ của Cảnh sát PCCC bị thương nhẹ, 4 cán bộ, chiến sĩ bị thương nặng"- vị lãnh đạo Phòng Cảnh sát PCCC số 12 thông tin.

>>> Đọc thêm: Xe khách tông xe cứu hỏa trên cao tốc: Một chiến sĩ cảnh sát PCCC hy sinh

TÙNG LÂM
Bình luận


Hoang Duong
20-03-2018 08:29 Trả lời
Trung úy Trần Văn Tuân nghe và học lại luật đi nhé không ông còn làm chết nhiều người nữa đấy : Ông Thạch cũng nhấn mạnh, tốc độ trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ thấp nhất là 60 km/h, cao nhất 100 km/h, trong khi xe cứu hỏa đi từ trong đường nhánh ra lại đi ngược chiều. “Nguyên tắc xe đi từ đường nhánh ra phải quan sát và trách nhiệm của lái xe phải đảm bảo an toàn chứ không phải được ưu tiên thích chạy kiểu gì thì chạy”, ông cho hay.


Khoa
20-03-2018 09:54 Trả lời
Công nhân là xe bạn là xe ưu tiên, nhưng tại sao bạn có thể chạy như vậy được chứ? Xe khách làm sao xử lý kịp, nếu bạn là lái xe khách bạn có tránh kịp không? Tự bạn suy nghỉ và trả lời đi nhé


Trần cương
20-03-2018 12:02 Trả lời
Nhìn video này mà đổ lỗi cho xe khách thì tôi cũn chịu.tai sao xe cứu hỏa không đánh hết lái vào làn bên phải mà nghênh ngang thế.đồng ý là đc ưu tiên nhưng xin nhớ cho đây là đường cao tốc.có bác tài nào kịp xử lý đc thay cho bác lái xe khách cho e xin ý kiến.e cũng là lx gặp quả này chắc cũng xanh cỏ rồi


Khoai Hà
19-03-2018 21:26 Trả lời
Lái xe cứu hỏa này không có nhiều kinh nghiệm.Xem video lái xe cứu hỏa làn cao tốc ngược chiều mà không quan sát ,chiếm làn lưu thống chính rất nhanh nên các phương tiện đang lưu thông trên làn chính không xử lý kịp.Phòng cảnh sát PCCC nên đào tạo nâng cao các kỹ năng lái xe trong các tình huống cho các lái xe nhiều hơn để tránh các tai nạn đáng tiếc đã xảy ra


Thanh Thanh
19-03-2018 22:07 Trả lời
Luật cho phép xe ưu tiên đi vào đường ngược chiều; song không có luật nào cho phép xe ưu tiên cắt đầu xe khác trên đường cao tốc ở tốc độ cao kiểu đánh bom tự sát! Lái xe khách chỉ có lỗi vì xử lý kém; song trường hợp này là bất khả kháng, chỉ có thánh thì mới xử lý kịp! Phải bồi thường cho xe khách và hành khách! Gây tai nạn chết người rồi bảo \"Ấy xe ưu tiên\"(?)... Ưu tiên đâm xe khác à? Mạng dân không phải là mạng Người sao? Vụ này, lái xe khách hoàn toàn có thể khởi kiện ra Tòa!
 

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
19,857
Động cơ
544,778 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
Dài quá ! Chốt như này cho nhanh !
Căn cứ Luật GTĐB, căn cứ nghị định 46/2016, căn cứ thông tư 91/2015, căn cứ công ước GTĐB 1968 :
- Xe cứu hỏa được đi vào mọi loại đường kể cả cao tốc
- Xe cứu hỏa được đi ngược chiều

- Xe khách phải đi với tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa cho phép tới mức có thể dừng lại một cách an toàn trước bất kì chướng ngại vật nào xuất hiện
- Xe khách phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề bên phải và không được gây cản trở xe cứu hỏa
Cụ nhiệt tình quá, nhưng nhiều cụ có cần hiểu Luật đâu nên tranh luận cũng mất hay. Hãy để cơ quan điều tra thực hiện việc này cho tỏ tường.
 

HANOICity

Xe điện
Biển số
OF-54120
Ngày cấp bằng
2/1/10
Số km
3,132
Động cơ
450,465 Mã lực
Nơi ở
Venice trên cạn
Dài quá ! Chốt như này cho nhanh !
Căn cứ Luật GTĐB, 1 căn cứ nghị định 46/2016, căn cứ thông tư 91/2015, căn cứ công ước GTĐB 1968 :
- Xe cứu hỏa được đi vào mọi loại đường kể cả cao tốc
- Xe cứu hỏa được đi ngược chiều

- Xe khách phải đi với tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa cho phép tới mức có thể dừng lại một cách an toàn trước bất kì chướng ngại vật nào xuất hiện
- Xe khách phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề bên phải và không được gây cản trở xe cứu hỏa
EM nói mãi mà cụ cứ nhầm lẫn vậy.
Mấy cái cụ nêu xàm quá:
1 - căn cứ nghị định 46/2016: LÀ ĐỂ XỬ PHẠT = không phảii là luật nên không liên quan
2- căn cứ thông tư 91/2015; LÀ ĐỂ QUY ĐỊNH TỐC ĐỘ XE VÀ KHOẢNG CÁCH XE - không liên quan nốt vì tốc độ xe khách = 87/100
3 - công ước GTĐB 1968: THEO CÁI NÀY THÌ CHẾT CHẮC VÌ KHÔNG HỀ CÓ CHO XE ƯU TIÊN TỰ VÀO CHẠY NGƯỢC CHIỀU ĐƯỜNG CAO TỐC
Công ước Vienna 1968
ĐIỀU 25

Đường cao tốc và đường tương tự

1. Trên đường cao tốc và trên lối vào và lối ra của đường cao tốc, nếu pháp luật nội địa có quy định về đường cao tốc:

(a) Cấm người đi bộ, động vật, xe đạp, xe moped (trừ khi chúng được xem như xe gắn máy) và những phương tiện khác không phải là phương tiện cơ giới và rơ mooc của chúng, và phương tiện cơ giới hoặc rơ mooc của phương tiện cơ giới không thể đi trên mặt đường bằng với tốc độ theo quy định của pháp luật nội địa do thiết kế của chúng lưu thông trên đường cao tốc;

(b) Cấm người điều khiển phương tiện:

(i) Dừng hoặc đỗ phương tiện tại khu vực không được đỗ xe; nếu phương tiện buộc phải dừng lại, người điều khiển phải cố gắng đưa phương tiện ra khỏi lòng đường và tấp vào lề đường và, nếu không thể, người điều khiển phải lập tức báo hiệu cho phương tiện đang đến khoảng cách vừa đủ;

(ii) Quay ngược đầu xe, đi lùi, và điều khiển phương tiện vào chính giữa dải phân cáchvà ở cầu vượt nối hai đường.

2. Người điều khiển phương tiện đi vào đường cao tốc phải nhường đường cho phương tiện đang đi trên đường. Người điều khiển phương tiện phải sử dụng làn đường tăng tốc (nếu có).

3. Người điều khiển phương tiện sắp rời khỏi đường cao tốc phải di chuyển vào làn đường của lối ra đường cao tốc vào thời điểm thích hợp và vào làn đường giảm tốc (nếu có) sớm nhất có thể.

4. Khi áp dụng khoản 1, 2 và 3 của điều này, những con đường dành cho phương tiện giao thông cơ giới được trang bị đủ biển báo giao thông như trên và không thể đi vào khu vực ven đường có thể xem như đường cao tốc.

ĐIỀU 34

Trường hợp ngoại lệ

1. Khi có thiết bị còi hoặc đèn cảnh báo người tham gia phương tiện giao thông có phương tiện ưu tiên đến gần, người tham gia giao thông phải tránh đường để phương tiện đó đi qua hoặc dừng lại nếu cần thiết.

2. Pháp luật nội địa có quyền quy định không được cản trở phương tiện ưu tiên khi thiết bị cảnh báo đặc biệt của phương tiện bật lên miễn là phương tiện đó không gây nguy hiểm những người tham gia giao thông khác, và người điều khiển phương tiện phải tuân thủ tất cả hoặc một số quy định trong chương II ngoài khoản 2 điều 6.

chương II
ĐIỀU 6

Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông

1. Người điều khiển giao thông đang thi hành nhiệm vụ phải được thấy ở một khoảng cách nhất định, bất kể ngày đêm.

2. Người tham gia giao thông phải nhanh chóng chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Vậy nguyên văn Luật theo Công ước Vienna 1968 đấy cụ ơi! Nên giới luật sư mới có sự kiện làm cho ra nhẽ mấy ông luật sư con rối, chuyên ngậm máu phun người!
 
Chỉnh sửa cuối:

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
27,499
Động cơ
727,965 Mã lực
EM nói mãi mà cụ cứ nhầm lẫn vậy.
Mấy cái cụ nêu xàm quá:
1 - căn cứ nghị định 46/2016: LÀ ĐỂ XỬ PHẠT = không phảii là luật nên không liên quan
2- căn cứ thông tư 91/2015; LÀ ĐỂ QUY ĐỊNH TỐC ĐỘ XE VÀ KHOẢNG CÁCH XE - không liên quan nốt vì tốc độ xe khách = 87/100
3 - công ước GTĐB 1968: THEO CÁI NÀY THÌ CHẾT CHẮC VÌ KHÔNG HỀ CÓ CHO XE ƯU TIÊN TỰ VÀO CHẠY NGƯỢC CHIỀU ĐƯỜNG CAO TỐC
Công ước Vienna 1968
ĐIỀU 25

Đường cao tốc và đường tương tự

1. Trên đường cao tốc và trên lối vào và lối ra của đường cao tốc, nếu pháp luật nội địa có quy định về đường cao tốc:

(a) Cấm người đi bộ, động vật, xe đạp, xe moped (trừ khi chúng được xem như xe gắn máy) và những phương tiện khác không phải là phương tiện cơ giới và rơ mooc của chúng, và phương tiện cơ giới hoặc rơ mooc của phương tiện cơ giới không thể đi trên mặt đường bằng với tốc độ theo quy định của pháp luật nội địa do thiết kế của chúng lưu thông trên đường cao tốc;

(b) Cấm người điều khiển phương tiện:

(i) Dừng hoặc đỗ phương tiện tại khu vực không được đỗ xe; nếu phương tiện buộc phải dừng lại, người điều khiển phải cố gắng đưa phương tiện ra khỏi lòng đường và tấp vào lề đường và, nếu không thể, người điều khiển phải lập tức báo hiệu cho phương tiện đang đến khoảng cách vừa đủ;

(ii) Quay ngược đầu xe, đi lùi, và điều khiển phương tiện vào chính giữa dải phân cáchvà ở cầu vượt nối hai đường.

2. Người điều khiển phương tiện đi vào đường cao tốc phải nhường đường cho phương tiện đang đi trên đường. Người điều khiển phương tiện phải sử dụng làn đường tăng tốc (nếu có).

3. Người điều khiển phương tiện sắp rời khỏi đường cao tốc phải di chuyển vào làn đường của lối ra đường cao tốc vào thời điểm thích hợp và vào làn đường giảm tốc (nếu có) sớm nhất có thể.

4. Khi áp dụng khoản 1, 2 và 3 của điều này, những con đường dành cho phương tiện giao thông cơ giới được trang bị đủ biển báo giao thông như trên và không thể đi vào khu vực ven đường có thể xem như đường cao tốc.

ĐIỀU 34

Trường hợp ngoại lệ

1. Khi có thiết bị còi hoặc đèn cảnh báo người tham gia phương tiện giao thông có phương tiện ưu tiên đến gần, người tham gia giao thông phải tránh đường để phương tiện đó đi qua hoặc dừng lại nếu cần thiết.

2. Pháp luật nội địa có quyền quy định không được cản trở phương tiện ưu tiên khi thiết bị cảnh báo đặc biệt của phương tiện bật lên miễn là phương tiện đó không gây nguy hiểm những người tham gia giao thông khác, và người điều khiển phương tiện phải tuân thủ tất cả hoặc một số quy định trong chương II ngoài khoản 2 điều 6.

chương II
ĐIỀU 6

Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông

1. Người điều khiển giao thông đang thi hành nhiệm vụ phải được thấy ở một khoảng cách nhất định, bất kể ngày đêm.

2. Người tham gia giao thông phải nhanh chóng chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Vậy nguyên văn Luật theo Công ước Vienna 1968 đấy cụ ơi! Nên giới luật sư mới có sự kiện làm cho ra nhẽ mấy ông luật sư con rối, chuyên ngậm máu phun người!
Gửi bác và các cụ cái link dưới đây.
8 phút, thể hiện 1 xe ưu tiên đoạn quanh Frankfurt, giờ cao điểm, xe chật kín cả 2 chiều.
Cách xử lý của lái xe khi xe rất đông: Họ giữ ổn định tốc độ, cũng đang chậm, ổn định làn đi nếu không thể sang phải. Báo cho xe ưu tiên, họ sẽ làm gì.
Đặc biệt ở giây 00:20, xe tải nhỏ phanh nhẹ lại, vì thấy có 1 cái "lỗ" to ở đăng trước, ý để nhường xe ưu tiên; ông ưu tiên nhận ngay lập tức.
Giây 00:28, ông Audi mui trần có ý nhường xe ưu tiên làn bên phụ, có vẻ trống; ông ưu tiên từ chối và thúc vào mít; ông Audi hiểu ý ngay và sang phải, nhường làn ở giữa đang đi cho Ưu tiên.
Riêng các ông ngoài cùng: Sang trái, như các bác thấy trong phần lớn clip.
Đoạn đầu và phần lớn clip, xe ưu tiên chạy "dạng háng", vì bên trái sang trái - bên phải sang phải, và họ nhìn thấy rằng, chỗ đó có lẽ rộng nhất.

Tôi cho là, với những clip như này, việc nhìn thấy nhau và biết "địch" dự kiến làm gì là quan trọng, để ta cư xử tương ứng, căn cứ vào những gì ta đã được đào tạo. Chứ không phải đơn giản là "Xê sang phải đê".
Link:

Tôi bổ sung 1 ý như này:
Ông ưu tiên có quyền, hiển nhiên.
Ông ấy luôn gào lên: Tránh ra cho tau đi!!!
Tốt thôi, nhưng ông ấy không gào lên : Tránh SANG PHẢI cho tau đi!!!
 
Chỉnh sửa cuối:

Matizcoi

Xe ba gác
Biển số
OF-30934
Ngày cấp bằng
10/3/09
Số km
22,654
Động cơ
-163,954 Mã lực
EM nói mãi mà cụ cứ nhầm lẫn vậy.
Mấy cái cụ nêu xàm quá:
1 - căn cứ nghị định 46/2016: LÀ ĐỂ XỬ PHẠT = không phảii là luật nên không liên quan
2- căn cứ thông tư 91/2015; LÀ ĐỂ QUY ĐỊNH TỐC ĐỘ XE VÀ KHOẢNG CÁCH XE - không liên quan nốt vì tốc độ xe khách = 87/100
3 - công ước GTĐB 1968: THEO CÁI NÀY THÌ CHẾT CHẮC VÌ KHÔNG HỀ CÓ CHO XE ƯU TIÊN TỰ VÀO CHẠY NGƯỢC CHIỀU ĐƯỜNG CAO TỐC
Công ước Vienna 1968
ĐIỀU 25

Đường cao tốc và đường tương tự

1. Trên đường cao tốc và trên lối vào và lối ra của đường cao tốc, nếu pháp luật nội địa có quy định về đường cao tốc:

(a) Cấm người đi bộ, động vật, xe đạp, xe moped (trừ khi chúng được xem như xe gắn máy) và những phương tiện khác không phải là phương tiện cơ giới và rơ mooc của chúng, và phương tiện cơ giới hoặc rơ mooc của phương tiện cơ giới không thể đi trên mặt đường bằng với tốc độ theo quy định của pháp luật nội địa do thiết kế của chúng lưu thông trên đường cao tốc;

(b) Cấm người điều khiển phương tiện:

(i) Dừng hoặc đỗ phương tiện tại khu vực không được đỗ xe; nếu phương tiện buộc phải dừng lại, người điều khiển phải cố gắng đưa phương tiện ra khỏi lòng đường và tấp vào lề đường và, nếu không thể, người điều khiển phải lập tức báo hiệu cho phương tiện đang đến khoảng cách vừa đủ;

(ii) Quay ngược đầu xe, đi lùi, và điều khiển phương tiện vào chính giữa dải phân cáchvà ở cầu vượt nối hai đường.

2. Người điều khiển phương tiện đi vào đường cao tốc phải nhường đường cho phương tiện đang đi trên đường. Người điều khiển phương tiện phải sử dụng làn đường tăng tốc (nếu có).

3. Người điều khiển phương tiện sắp rời khỏi đường cao tốc phải di chuyển vào làn đường của lối ra đường cao tốc vào thời điểm thích hợp và vào làn đường giảm tốc (nếu có) sớm nhất có thể.

4. Khi áp dụng khoản 1, 2 và 3 của điều này, những con đường dành cho phương tiện giao thông cơ giới được trang bị đủ biển báo giao thông như trên và không thể đi vào khu vực ven đường có thể xem như đường cao tốc.

ĐIỀU 34

Trường hợp ngoại lệ

1. Khi có thiết bị còi hoặc đèn cảnh báo người tham gia phương tiện giao thông có phương tiện ưu tiên đến gần, người tham gia giao thông phải tránh đường để phương tiện đó đi qua hoặc dừng lại nếu cần thiết.

2. Pháp luật nội địa có quyền quy định không được cản trở phương tiện ưu tiên khi thiết bị cảnh báo đặc biệt của phương tiện bật lên miễn là phương tiện đó không gây nguy hiểm những người tham gia giao thông khác, và người điều khiển phương tiện phải tuân thủ tất cả hoặc một số quy định trong chương II ngoài khoản 2 điều 6.

chương II
ĐIỀU 6

Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông

1. Người điều khiển giao thông đang thi hành nhiệm vụ phải được thấy ở một khoảng cách nhất định, bất kể ngày đêm.

2. Người tham gia giao thông phải nhanh chóng chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Vậy nguyên văn Luật theo Công ước Vienna 1968 đấy cụ ơi! Nên giới luật sư mới có sự kiện làm cho ra nhẽ mấy ông luật sư con rối, chuyên ngậm máu phun người!
Cụ dám cãi cả Kĩ sư luật ah :))
 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,576
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
Nhiều cụ rất hài !
Nằng nặc áp quy định cho xe không ưu tiên lên xe ưu tiên mà lờ tịt đi quyền miễn trừ của nó ;))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top