"thứ hai, 19/3/2018 | 10:23 GMT+7
Luật cho phép xe cứu hỏa được đi ngược chiều khi làm nhiệm vụ
Điều 22 Luật giao thông đường bộ quy định, xe cứu hỏa khi làm nhiệm vụ được phép đi ngược chiều cùng nhiều quyền ưu tiên khác.
(Video quay lại màn hình. Nguồn: Dinh Xuan Hiep)
Vụ tai nạn trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ giữa xe cứu hỏa và xe khách gây nhiều ý kiến trái chiều. Theo lãnh đạo phòng Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy số 12, thời điểm xảy ra tai nạn, xe chữa cháy đang di chuyển ngược chiều để cấp cứu nạn nhân vụ tai nạn trước đó. Nhiều người cho rằng xe ưu tiên được quyền đi vào làn ngược chiều, trong khi số khác cho rằng không được phép.
Theo Luật sư Đặng Thành Chung (đoàn luật sư thành phố Hà Nội), xe cứu hỏa được phép đi ngược chiều khi làm nhiệm vụ, kể cả đường cao tốc. Luật giao thông đường bộ 2008 quy định, xe cứu hỏa được quyền đi vào làn đường ngược chiều khi làm nhiệm vụ, phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định.
Điều 12 Luật này cho biết ngoài quyền được đi vào đường ngược chiều, xe còn được phép đi vào các đường khác có thể đi được, kể cả khi tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
Với các phương tiện trên đường, khi có tín hiệu của xe ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.
Luật sư Chung cho biết thêm, mặt khác Nghị định 46/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt cũng quy định: Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định. Như vậy, xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ được phép đi ngược chiều trên đường cao tốc.
Thứ tự ưu tiên khi qua đường giao nhau, những xe sau đây được đi trước xe khác theo thứ tự xe chữa cháy - quân sự, công an - cứu thương - hộ đê - xe tang.
Luật Giao thông đường bộ 2008, điều 22: Quyền ưu tiên của một số loại xe
1. Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:
a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;
b) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;
c) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
d) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
đ) Đoàn xe tang.
2. Xe quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
Chính phủ quy định cụ thể tín hiệu của xe được quyền ưu tiên.
3. Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.
Ngọc Điệp"
https://vnexpress.net/tin-tuc/oto-xe-may/tu-van/luat-cho-phep-xe-cuu-hoa-duoc-di-nguoc-chieu-khi-lam-nhiem-vu-3724667.html
Nói như anh luật sư trên bản tin tàu nhanh số 1 VN này thì có nghĩa đánh đồng khái niệm để rồi xã hội giao thông sẽ kéo theo hàng loạt các vụ giết người khác rùng rơn hơn.
Sự thật dù là ít ỏi của cái luật giao thông của nền văn minh lúa nước khi tham gia trên đường cao tốc là đây:
"
Quy định về giao thông trên đường cao tốc
Hiện nay, số vụ tai nạn xảy ra trên các tuyến đường cao tốc đang có xu hướng gia tăng, chủ yếu là do sự chủ quan của người điều khiển phương tiện giao thông trên các tuyến đường này. Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, để tránh xảy ra những va chạm đáng tiếc dẫn đến thiệt hại về tính mạng, tài sản, người tham gia giao thông trên đường cao tốc cần tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về Giao thông trên đường cao tốc được quy định cụ thể tại Điều 26 Luật giao thông đường bộ 2008, cụ thể:
Thứ nhất, khi người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc ngoài việc tuân thủ các quy tắc giao thông quy định tại Luật này còn phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về tín hiệu xin, nhường đường khi tham gia giao thông trên đường cao tốc như:
– Khi vào đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi vào làn đường của đường cao tốc;
– Khi ra khỏi đường cao tốc phải thực hiện chuyển dần sang làn đường phía bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi rời khỏi đường cao tốc;
– Không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường;
– Không được cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu, sơn kẻ trên mặt đường.
Thứ hai, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải cho xe chạy cách nhau một khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hiệu, điều này nhằm giảm thiểu thực trạng thường xuyên xảy ra đó là những xe phía trước dừng đột ngột dẫn đến việc xe phía sau không xử lý kịp gây ra tai nạn giao thông.
Thứ ba, người điều khiển phương tiện giao thông trên đường cao tốc chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết.
Thứ tư, người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc. "
Theo em thì chúng ta đang bị định hướng sai luật, đem cái luật giao thông tốc độ thấp áp đặt vào cho giao thông tốc độ cao.
Và sau đây là tâm sự của anh lính trẻ khi đồng đội trẻ tuổi của anh chưa hy sinh.
Các nhà làm luật và chúng ta đừng để những câu chuyện đau lòng như thế này xảy ra vì dốt nữa!
"Đồng đội tôi vì vụ này mà gặp nạn. Và rồi lên mạng thấy mọi nói nhiều ý kiến gay gắt quá! Tóm tắt vụ trên cao tốc chiều nay. "Xe 16 chỗ trở gia đình đi ăn hỏi thì gặp nạn trên cao tốc.
Khung cảnh khi tôi đến tang thương lắm ạ, 2 mẹ con mắc kẹt trong xe và tử vong sau đó, xe chữa cháy nhận được tin cứu hộ thì lập tức lên đường và không may cũng gặp nạn trên cao tốc vì đâm phải 1 xe khách 54 chỗ.
Hiện tại đang có 2 đồng chí bị thương khá nặng." Tôi chỉ ước 1 điều là mọi người có mặt trên cao tốc chiều nay nếu như, nếu như thôi chừa cho xe ưu tiên của 1 lối đi (để xe không phải đi ngược chiều) đến vụ tai nạn xe 16 chỗ thì có lẽ 2 mẹ con sẽ sống sót và các đồng đội tôi đã không gặp nạn.
Cả đội chúng tôi đã đưa được nạn nhân xe 16 chỗ ra khỏi xe. Chia buồn với gia đình xe 16 chỗ và cầu mong cho các đồng đội của tôi tai qua nạn khỏi.!!!"
http://soha.vn/tam-su-cua-linh-cuu-hoa-ve-tai-nan-cao-toc-phap-van-cau-gie-neu-chua-cho-xe-uu-tien-1-loi-20180318220514413.htm
Luật cho phép xe cứu hỏa được đi ngược chiều khi làm nhiệm vụ
Điều 22 Luật giao thông đường bộ quy định, xe cứu hỏa khi làm nhiệm vụ được phép đi ngược chiều cùng nhiều quyền ưu tiên khác.
(Video quay lại màn hình. Nguồn: Dinh Xuan Hiep)
Vụ tai nạn trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ giữa xe cứu hỏa và xe khách gây nhiều ý kiến trái chiều. Theo lãnh đạo phòng Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy số 12, thời điểm xảy ra tai nạn, xe chữa cháy đang di chuyển ngược chiều để cấp cứu nạn nhân vụ tai nạn trước đó. Nhiều người cho rằng xe ưu tiên được quyền đi vào làn ngược chiều, trong khi số khác cho rằng không được phép.
Theo Luật sư Đặng Thành Chung (đoàn luật sư thành phố Hà Nội), xe cứu hỏa được phép đi ngược chiều khi làm nhiệm vụ, kể cả đường cao tốc. Luật giao thông đường bộ 2008 quy định, xe cứu hỏa được quyền đi vào làn đường ngược chiều khi làm nhiệm vụ, phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định.
Điều 12 Luật này cho biết ngoài quyền được đi vào đường ngược chiều, xe còn được phép đi vào các đường khác có thể đi được, kể cả khi tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
Với các phương tiện trên đường, khi có tín hiệu của xe ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.
Luật sư Chung cho biết thêm, mặt khác Nghị định 46/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt cũng quy định: Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định. Như vậy, xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ được phép đi ngược chiều trên đường cao tốc.
Thứ tự ưu tiên khi qua đường giao nhau, những xe sau đây được đi trước xe khác theo thứ tự xe chữa cháy - quân sự, công an - cứu thương - hộ đê - xe tang.
Luật Giao thông đường bộ 2008, điều 22: Quyền ưu tiên của một số loại xe
1. Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:
a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;
b) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;
c) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
d) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
đ) Đoàn xe tang.
2. Xe quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
Chính phủ quy định cụ thể tín hiệu của xe được quyền ưu tiên.
3. Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.
Ngọc Điệp"
https://vnexpress.net/tin-tuc/oto-xe-may/tu-van/luat-cho-phep-xe-cuu-hoa-duoc-di-nguoc-chieu-khi-lam-nhiem-vu-3724667.html
Nói như anh luật sư trên bản tin tàu nhanh số 1 VN này thì có nghĩa đánh đồng khái niệm để rồi xã hội giao thông sẽ kéo theo hàng loạt các vụ giết người khác rùng rơn hơn.
Sự thật dù là ít ỏi của cái luật giao thông của nền văn minh lúa nước khi tham gia trên đường cao tốc là đây:
"
Quy định về giao thông trên đường cao tốc
Hiện nay, số vụ tai nạn xảy ra trên các tuyến đường cao tốc đang có xu hướng gia tăng, chủ yếu là do sự chủ quan của người điều khiển phương tiện giao thông trên các tuyến đường này. Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, để tránh xảy ra những va chạm đáng tiếc dẫn đến thiệt hại về tính mạng, tài sản, người tham gia giao thông trên đường cao tốc cần tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về Giao thông trên đường cao tốc được quy định cụ thể tại Điều 26 Luật giao thông đường bộ 2008, cụ thể:
Thứ nhất, khi người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc ngoài việc tuân thủ các quy tắc giao thông quy định tại Luật này còn phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về tín hiệu xin, nhường đường khi tham gia giao thông trên đường cao tốc như:
– Khi vào đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi vào làn đường của đường cao tốc;
– Khi ra khỏi đường cao tốc phải thực hiện chuyển dần sang làn đường phía bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi rời khỏi đường cao tốc;
– Không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường;
– Không được cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu, sơn kẻ trên mặt đường.
Thứ hai, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải cho xe chạy cách nhau một khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hiệu, điều này nhằm giảm thiểu thực trạng thường xuyên xảy ra đó là những xe phía trước dừng đột ngột dẫn đến việc xe phía sau không xử lý kịp gây ra tai nạn giao thông.
Thứ ba, người điều khiển phương tiện giao thông trên đường cao tốc chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết.
Thứ tư, người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc. "
Theo em thì chúng ta đang bị định hướng sai luật, đem cái luật giao thông tốc độ thấp áp đặt vào cho giao thông tốc độ cao.
Và sau đây là tâm sự của anh lính trẻ khi đồng đội trẻ tuổi của anh chưa hy sinh.
Các nhà làm luật và chúng ta đừng để những câu chuyện đau lòng như thế này xảy ra vì dốt nữa!
"Đồng đội tôi vì vụ này mà gặp nạn. Và rồi lên mạng thấy mọi nói nhiều ý kiến gay gắt quá! Tóm tắt vụ trên cao tốc chiều nay. "Xe 16 chỗ trở gia đình đi ăn hỏi thì gặp nạn trên cao tốc.
Khung cảnh khi tôi đến tang thương lắm ạ, 2 mẹ con mắc kẹt trong xe và tử vong sau đó, xe chữa cháy nhận được tin cứu hộ thì lập tức lên đường và không may cũng gặp nạn trên cao tốc vì đâm phải 1 xe khách 54 chỗ.
Hiện tại đang có 2 đồng chí bị thương khá nặng." Tôi chỉ ước 1 điều là mọi người có mặt trên cao tốc chiều nay nếu như, nếu như thôi chừa cho xe ưu tiên của 1 lối đi (để xe không phải đi ngược chiều) đến vụ tai nạn xe 16 chỗ thì có lẽ 2 mẹ con sẽ sống sót và các đồng đội tôi đã không gặp nạn.
Cả đội chúng tôi đã đưa được nạn nhân xe 16 chỗ ra khỏi xe. Chia buồn với gia đình xe 16 chỗ và cầu mong cho các đồng đội của tôi tai qua nạn khỏi.!!!"
http://soha.vn/tam-su-cua-linh-cuu-hoa-ve-tai-nan-cao-toc-phap-van-cau-gie-neu-chua-cho-xe-uu-tien-1-loi-20180318220514413.htm