Đây là tất cả những gì e muốn và đã từng nói liên quan đến Toy VN => Không liên quan đến chiếc xe mà liên quan đến 1 số người đang phong thánh cho nó !
http://www.otofun.net/threads/ifan-va-toyfan-o-viet-nam-–-dinh-cao-cuong-tin-song-kiem-hop-bich.755900/
Ifan và ToyFan ở Việt Nam – đỉnh cao cuồng tín - Song kiếm hợp bích
Hễ nói đến ifan ở VN thì mọi người đều lắc đầu ngao ngán vì sự “cuồng tín” một cách mê muội – không ở đâu mà 1 cái iphone được định giá qúa cao đến mức dùng nó để đánh giá đẳng cấp, trình độ của một con người như ở VN. Có quá nửa số người sử dụng iphone ở VN chẳng biết tí ti gì về công nghệ cố tích cóp nhịn ăn, nhịn mặc thậm chí lừa lọc để cố mua cho bằng được một cái iphone cho bằng chị bằng em và chính vì sự “khổ cực” để có được đó nên lúc nào, đi đến đâu cũng ra rả : iphone là đẳng cấp, iphone là đỉnh cao của công nghệ. Công nghệ phát triển không ngừng và apple cũng không ngoại lệ các thế hệ iphone lần lượt ra đời và cái ip3, ip4 bây giờ chỉ là món hàng giá bèo – các fan cuồng đã đuối sức vì cố chạy theo cái gọi là “đẳng cấp” và dần dần rơi rụng – có phải xã hội sắp trong lành, đế chế cuồng iphone sắp sửa chấm dứt ?
Không kịp để cho mọi người vui vẻ với cuộc sống ngày càng tốt đẹp một nhóm fan cuồng mới nhen nhóm xuất hiện – và thật đau lòng “em ấy đã quay lại và lợi hại hơn xưa”.
Em ấy là ai … ???
Người Việt Nam mua ôtô để làm gì ?
Câu hỏi tưởng quá ngô nghê nhưng ngẫm lại có lý riêng của nó
Thì mua ôtô để làm phương tiện đi lại chứ để làm gì ? Trong thực tế không chỉ có vậy bởi vì VN là một nước còn nghèo, thu nhập bình quân đầu người còn quá thấp ôtô vẫn còn là giấc mơ quá xa vời. Trong số những người đang sở hữu ôtô chỉ có một số ít thật sự đủ khả năng tài chính để đơn thuần xem ôtô là một phương tiện đi lại như vốn dĩ là vậy. Trong đa số những người cố gắng bằng mọi cách để sở hữu ô tô thì có nhưng người vì nhu cầu thật sự xong cũng không ít người mua ôtô cho bằng chị, bằng em và muốn được “oai” trong mắt người khác.Vì giá ô tô ở VN quá cao so với thu nhập do đó hiển nhiên ô tô trở thành một tài sản lớn. Nếu vì nhu cầu thực tế người ta sẽ cân đối giữa lợi ích mà phương tiện đem lại với số tiền sẽ bỏ ra, mất đi trong quá trình sử dụng. Nhưng nếu chỉ vì khâu “oai” thì tiêu chí sống còn là giá trị mất đi theo thời gian là con số nhỏ nhất. Đồng tiền kiếm được là mồ hôi, nước mắt chẳng ai dại gì phung phí và đáng lẽ ra người ta phải tự hào vì mình đã tiết kiệm được một khoản nào đó hợp lý nhưng những người có máu “sĩ diện hão” luôn tìm lý do này, lý do kia để tự huyễn hoặc mình : bởi vì ta “thông minh” nên được hưởng thụ nhiều với số tiền bỏ ra ít chứ không hề có chuyện ky bo, tính toán - tiền là cái "đinh" gì ? … Và câu chuyện bền, lành, ít mất giá bắt đầu từ đây
Điểm mặt anh hào
Công nghiệp ô tô VN chậm phát triển hay nói chính xác hơn là chưa có gì, một chiếc xe made in Việt Nam đúng nghĩa … còn xa. Niềm mơ ước sở hữu ô tô thật sự cháy bỏng, là mục tiêu phấn đấu của bao người. Đã có một thời gian dài người ta gọi xe ô tô là xe toyota và và xe gắn máy là xe honda bởi vì lúc đó đa số chỉ biết tới các thương hiệu này. Với đầu óc kinh doanh nhạy bén ngay từ năm 1995 Toyota VN đã ra đời và với niềm tin đã đi vào tiềm thức cộng thêm sự lựa chọn quá ít ỏi Toyota làm mưa làm gió tại thị trường VN. Sau đó các thương hiệu khác cũng lần lượt xuất hiện nhưng đầu tư không đáng kể và sản phẩm thiếu đa dạng cho nên Toyota vẫn là lựa chọn số 1 và chiếm đại đa số trên các cung đường VN (phải nói thêm ngoài các thương hiệu xe sang mà giá bán quá cao không phù hợp với đại đa số người dân và các xe Nhật, Hàn thương khác mà chất lượng không vượt trội nhưng giá cả thiếu cạnh tranh thì Ford là thương hiệu được tin tưởng nhưng cũng không bán chạy vì chi phí bảo dưỡng, sử dụng cao hơn mức thu nhập và chưa thật sự phù hợp với điều kiện đường xá, khí hậu tại VN). Mãi đến năm 2006 thì Honda mới lắp ráp duy nhất dòng sản phẩm Civic, 2007 Trường Hải bắt đầu lắp ráp xe Kia và 2009 thì Thành Công trở thành nhà phân phối chính thức của Huyndai => Bắt đầu từ giai đoạn này thị phần của Toyota vẫn là số một nhưng đã giảm đáng kể vì phải san sẻ cho Honda và đặc biệt là Kia, Huyndai (thường được gọi chung là xe Hàn). Nếu lưu thông trên đường trong thời điểm hiện tại bạn sẽ không chỉ nhìn thấy một logo Toyoa duy nhất mà xen kẽ vào vào đó là nhưng chiếc xe của các thương hiệu khác.
Chọn mặt gửi vàng
Không kể đến các loại xe sang của Đức như : bmw, mercedes, audi, porsche … hay hơn nữa là bentley, maybach, rolls royce, … mà khách hàng là những người rất nhiều tiền thì Toyota là thương hiệu đầu tiên được người dùng nghĩ đến bởi vì ngoài việc độ bền đã được kiểm chứng theo thời gian thì giá trị khấu hao cũng được người dùng đánh giá là hợp lý nhất. Không có gì bất ngờ khi doanh số Toyota ở VN luôn luôn dẫn đầu và nếu so sánh với thị trường nước ngoài (mà cụ thể là Mỹ) thì rõ ràng thị hiếu người dùng cũng khá tương đồng. Nếu chỉ tính đến chất lượng, độ tin cậy mà không tính đến giá bán của Toyota tại VN thì vấn đề không có gì phải bàn cãi. Nhưng … thời đại thông tin bùng nổ, hàng hóa thông thương hầu hết các hãng xe phổ thông đã có mặt tại VN người dùng với vài thao tác đơn giản là có thể kiểm tra được ngay giá bán loại xe nào là bất hợp lý ? Với vài phép tính đơn giản người ta tính ngay ra được Toyota VN đang định giá quá cao cho giá trị thương hiệu (so sánh với giá bán của thị trường lớn nhất thế giới là Mỹ) mặt khác ở Mỹ để cạnh tranh với các hãng xe Đức Toyota luôn áp dụng chính sách tăng option, giảm giá bán nhưng khi lắp ráp ở VN thì các option được cắt bỏ một cách tối đa đến mức có thể nói là quá nghèo nàn.
Tại sao Toyota VN giá đắt, option nghèo nàn mà vẫn bán chạy ?
Thứ nhất : niềm tin đã ăn sâu vào tiềm thức khiến người ta có thể chi trả thêm một khoản cho sự an toàn, chắc chắn.
Thứ hai : giá xe ở VN quá cao mà nguyên nhân chính là do thuế khiến người ta dễ ngộ nhận và khó phân biệt rạch ròi giữa đắt, rẻ, hợp lý, bất hợp lý.
Thứ ba : không thể phủ nhận là Toyota bền, ít hỏng vặt nhưng ở VN lại càng được khẳng định vì có những dòng sản phẩm chỉ đơn thuần là cái vỏ + máy + 4 bánh xe còn các chi tiết công nghệ cao (dễ gây hỏng hóc trong quá trình sử dụng) bị cắt bỏ hoàn toàn.
Thứ tư : ở VN ôtô là một tài sản quá lớn do đó giá bán lại khi cần là tiêu chí cực kỳ quan trọng (ở VN việc sử dụng ôtô 10-20 năm là bình thường do đó một chiếc xe bền bỉ như Toyota nhất là khi đã được tối giản thì việc mua đi bán lại dễ dàng và ít mất giá).
Thứ năm : doanh số bán ra cao -> tin tưởng -> lựa chọn -> doanh số bán ra cao … cái vòng luẩn quẩn khiến người ta chỉ thấy một sản phẩm duy nhất không thể thoát ra để đứng ngoài cuộc mà khách quan đánh giá.
Khách hàng của Toyota là ai ?
1 – Cơ quan, doanh nghiệp nhà nước : Không có bằng chứng nào cụ thể để có thể nói Toyota đã tác động đến việc mua xe công nhưng việc xây dựng giá bán tiệm cận với định mức cho phép cũng buộc người ta phải nghi ngờ (các xe thương hiệu thấp hơn Toyota thì giá thấp hơn nhiều còn các hãng xe sang thì giá lại vượt định mức cho phép). Khi mua xe cho cơ quan không ai phải bỏ tiền túi hay nói khó nghe là sử dụng tiền chùa vì vậy lựa chọn chiếc xe với giá cao nhất gần mức cho phép là lựa chọn không cần đắn đo. Thêm nữa người quyết định đa số là người không biết về xe và chắc chắn không phải là lái xe (Toyota VN tuyệt ở chỗ các option cắt bỏ đa số là những thứ mà người không cầm lái không hề cần đến).
2 –Doanh nghiệp ngoài quốc doanh : Chi phí là yếu tố sống còn ngoài ra chiếc xe còn thể hiện bộ mặt doanh nghiệp do đó lựa chọn Toyota là lựa chọn dễ dàng, vừa đủ nhất (các thương hiệu xe sang không hợp lý về yếu tố chi phí nhưng sẽ được các doanh nghiệp có khả năng tài chính lựa chọn).
3 – Cá nhân, đơn vị kinh doanh vận tải : Trước đây Toyota hầu như độc quyền nhưng càng về sau các thương hiệu xe hàn giá rẻ đã chiếm một phần không nhỏ ảnh hưởng đến doanh số bán ra của Toyota.
4 – Xe gia đình : Tiếng tăm, sự đồn thổi cộng với doanh số vượt trội (1)+(2)+(3) và sự xuất hiện nhan nhản trên đường khiến cho người mua xe lần đầu tiên choáng ngợp nghiêng hẳn về Toyota và doanh số lại tăng cao tiếp tục vòng luẩn quẩn. Ngoài ra sự “sĩ diện hão” của một bộ phận người Việt là có thật - khi chọn mua ôtô nhiều khi chỉ đơn thuần là để không thua sút bạn bè, hàng xóm (trước đây khi các hãng xe sang còn ít xuất hiện ở VN thì đây chính là lợi thế tuyệt đối của Toyota nhưng thời gian gần đây một số người để giải quyết khâu “oai” thì thay vì mua Toyota mới họ sẽ lựa chọn một chiếc xe bmw, mercedes, … đã qua sử dụng với giá tương đương).
Miếng bánh nào dành cho các hãng xe khác ?
Như đã phân tích ở trên Toyota chiếm đa số thị phần xe công và xe dùng để kinh doanh gần như dành riêng cho các thương hiệu Toyota, Kia, Huyndai.
Đối với xe gia đình :
Để mua được một chiếc xe ôtô ở VN cần thỏa mãn ít nhất 2 điều kiện :
+ Tiền mua xe : có thể do đã tích lũy từ nhiều năm, các khoản thu nhập lớn đột xuất, tiền bán xe cũ (đổi xe), vay mượn, trả dần trong tương lai (mua trả góp), …
+ Tiền nuôi xe : được trích từ thu nhập của cá nhân, gia đình (ổn định / không ổn định).
Tùy vào số tiền đang có và thu nhập trong tương lai mà người dùng sẽ chọn cho mình một chiếc xe thích hợp (ở đây chỉ xét đến các khách hàng quan tâm đến yếu tố an toàn tài chính chứ không xét đến trường hợp … liều mạng, bất chấp rủi ro). Xin tạm chia thành 5 nhóm người dùng sau đây :
1. Nếu có tiền đã tích lũy được nhưng thu nhập hàng tháng không đủ để trang trải nuôi xe nhưng vì một lý do nào đó bắt buộc phải mua xe thì người dùng sẽ lựa chọn một chiếc xe thấp hơn số tiền đã tích lũy được (vì phải giữ lại một khoản để nuôi xe). Nhóm người dùng này chắc chắn sẽ lựa chọn một chiếc xe bền bỉ nhất (trong tầm giá) để sử dụng cho đến khi không còn khả năng nuôi xe nữa.
2. Nếu thu nhập hàng tháng chỉ đủ nuôi xe mà không tích lũy được nhiều thì người dùng sẽ lựa chọn một chiếc xe sử dụng trong nhiều năm và có giá bán phù hợp với số tiền đang có.
3. Nếu thu nhập hàng tháng cao hơn thì sẽ có nhiều lựa chọn : mua xe ít hơn / bằng số tiền đang có nhưng sẽ đổi xe sau vài năm sử dụng hoặc mua xe lớn hơn số tiền đang có bằng hình thức vay mượn, trả góp (thời gian sử dụng tùy thuộc vào số tiền tích lũy được sau khi đã trừ đi các khoản : tiền nuôi xe, tiền trả nợ, tiền trả góp, tiền khác -> Đa số sẽ cân nhắc thời gian sử dụng không quá dài có thể bằng hoặc chỉ lớn hơn thời gian trả góp một ít).
4. Ngoài ra cũng có một số người có nhiều tiền thu nhập cao nhưng chỉ mua những chiếc xe vừa phải (phù hợp sở thích) và dự định sẽ sử dụng lâu dài.
5. Người có quá nhiều tiền thì tiền mua xe, nuôi xe không phải là vấn đề và các dòng xe hướng đến thuộc các thương hiệu xe sang (đa số là xe Đức).
+ Không kể nhóm người dùng không hề tính toán, cân nhắc khi mua xe thì nhóm
(1)+(2) là nhóm người dùng sẽ lựa chọn một chiếc xe để sử dụng lâu dài -> Xe Nhật mà đặc biệt là Toyota sẽ là lựa chọn hàng đầu (kể cả xe mới lẫn xe cũ) vì sự bền bỉ, tiền nuôi xe thấp, ít mất giá khi bán lại. Ở các nhóm này cũng sẽ có một số người dùng lựa chọn xe giá rẻ hơn như xe Hàn nhưng chủ yếu là do điều kiện tài chính bắt buộc.
+ Cơ hội được chia đều cho tất cả các thương hiệu ở các nhóm người dùng
(3)+(4) (đặc biệt là nhóm
(3)) tùy thuộc vào sở thích, lứa tuổi, thu nhập, quan điểm sở hữu xe (cân nhắc giữa : an toàn, tốc độ, option, độ bền, chi phí thường xuyên, giá trị bán lại, thương hiệu, ...).
+ Riêng nhóm người dùng
(5) là thị phần độc quyền của các thương hiệu xe sang (trong thực tế số lượng này cũng không quá nhiều do đó không thể tạo ra doanh số tăng đột biến).
Kinh tế VN ngày càng phát triển, thu nhập bình quân đầu người tăng. Nhóm người dùng có thu nhập cao
(3) ngày càng nhiều do đó chệnh lệch số lượng bán ra của Toyota và các thương hiệu xe khác ngày càng được rút ngắn. Thị trường sẽ đa dạng hơn ưu thế thống trị mất dần và chính sự cạnh tranh khốc liệt sẽ đem đến lợi ích cho người tiêu dùng.
Em ấy là ai ?
Theo tiêu đề bài viết thì người đọc cũng dễ dàng đoán ra được em ấy là những fan cuồng của Toyota. Để sở hữu ô tô ở VN không phải dễ dàng do đó số người sở hữu cũng không phải là nhiều và không ngoa khi nói rằng đa số đều là những người có hiểu biết. Cái ô tô cũng giống như cái điện thoại, tivi, tủ lạnh, … nhưng có giá trị lớn hơn, theo thời gian cũng sẽ hư hỏng, cũ đi và được thay đổi – người sở hữu ôtô hoàn toàn có thể hiểu điều này. Vậy tại sao lại có người cuồng tín quá mức một vật vô tri vô giác ? Họ là ai ?
- Một số ít người chưa từng sở hữu ô tô mà giấc mơ xa vời là chiếc xe Toyota sẽ có cảm giác sung sướng khi bảo vệ chiếc xe “tương lai” của mình.
- Một số ít người có quyền lợi gắn liền với thương hiệu Toyota nhưng thiếu niềm tin và cảm thấy quyền lợi đang bị “lung lay” sẵn sàng dùng bất cứ thủ đoạn nào để cố gắng níu giữ.
- Một số ít người cố gắng quá mức khả năng để sở hữu cho bằng được một chiếc ô tô do đó coi trọng nó hơn bất cứ cái gì trên đời thì hiển nhiên phải cố gắng để ra sức bảo vệ.
- Một số ít người thích khoe sự hiểu biết “uyên bác” nên tạm chọn Toyota làm “thần tượng” để tạo nền thể hiện trình độ của mình (đơn giản vì Toyota bán được nhiều hơn các hãng khác do đó sẽ dễ dàng tìm thấy “khán giả” và “đồng minh” hơn).
- Một số ít người sau khi sở hữu Toyota thấy mình quá thông minh nên tìm tòi, nghiên cứu để khẳng định điều này, kết quả ngày càng “thông minh” hơn do đó tự nhiên xem Toyota là “sư phụ” tinh thần của mình.
- Một số ít người thật sự yêu thích thương hiệu Toyota cũng giống như yêu xe cổ, yêu nhạc, yêu chim, yêu cây, yêu cá, … đây là niềm đam mê chính đáng nếu có quá cuồng cùng là vô hại và dễ thông cảm.
Tóm lại fan cuồng Toy không nhiều bằng fan cuồng Iphone nhưng có trình độ cao hơn và mức độ “nguy hiểm” thì hơn hẳn bởi vì bản chất là : sự ảo tưởng về kiến thức, tự huyễn hoặc về sự giàu có và bảo vệ lợi ích cá nhân, bảo vệ lợi ích nhóm.
Để hiểu rõ hơn về em ấy chúng ta sẽ phân tích từng vấn đề cụ thể sau :
Còn tiếp …