Động cơ ô tô điện giờ dùng mạch điều tốc điều khiển động cơ điện, nguyên lý là dòng càng lớn thì tốc độ càng cao và lực xoắn cũng tăng thuận nhưng không tuyến tính (tir lệ tăng theo giảm dần). Mô men xoắn tỉ lệ thuận (không tuyến tính) với năng lượng truyền vào, số vòng tua động cơ cũng tỉ lệ thuận với năng lượng truyền vào. Tất cả ô tô điện ngày nay không dùng hộp số, không dùng số vô cấp, tất cả dựa vào mạch điều tốc. Tuy nhiên người ta không thể cắm thẳng cái motor điện vào bánh xe mà phải thông qua một hộp giảm tốc (có thể hiểu là một hộp số có tỉ lệ truyền cố định) - mục đích là tăng mô men xoắn và giảm tốc độ (không có ý nghĩa gì khi ô tô chạy với vận tốc âm thanh nhưng lại chỉ đủ lực chở một tờ giấy). Bất kể động cơ ô tô điện nào cũng có một cục giảm tốc ở đầu, và thường là giảm tốc cơ cấu bánh răng hành tinh - cho nó gọn. Với công nghệ chính xác như nhau, mức độ ưu tiên tốc độ và mô men như nhau, thì 2 động cơ điện có cùng công suất sẽ có cùng mô men xoắn và tốc độ như nhau, tấy nhiên mô men xoắn cực đại là như nhau, trong điều kiện đó BYD M6 muốn tăng mô men xoắn thì nó sẽ dùng một cơ cấu giảm tốc khác, tăng tỉ lệ giảm tốc để tăng mô men đầu ra - tức là sẽ tăng mô men xoán cực đại. Hiểu theo hướng ngược lại thì để chạy cùng tốc độ 80km/h như xe điện khác, BYD M6 phải tiêu thụ năng lượng ở cỡ ngang xe khác chạy ở mức 140, 150km/h - tất nhiên BYD sẽ chở được nặng hơn.
Tất nhiên chạy nhanh hơn thì phải tốn năng lượng hơn, làm gì có chuyện giống như mấy anh lừa đảo bảo đi bộ lững thững 10km tiêu thụ calo giống chạy bộ 10km được