Cụ cứ huyên thuyên mà chẳng chịu đọc kỹ gì cả, người soạn thông tư 07/2010/TT-BGTVT có thói quen gọi tất cả đều là “tải trọng” hết, cho nên “trọng tải” xe cũng gọi là “tải trọng” nốt. Hai từ “trọng tải” và “tải trọng” đồng nghĩa, chỉ khác nhau cách dùng nên không gây ra vấn đề gì về nội dung của thông tư
Trích ví dụ TT07/2010 về “tải trọng” của xe thôi nhé:
- Khoản 2 Điều 3:
“Tải trọng” trục xe là tổng trọng lượng của xe phân bố trên mỗi trục xe (trục đơn, cụm trục kép, cụm trục ba)
- Khoản 3 Điều 11:
Xe chở hàng hóa vượt quá “tải trọng” cho phép của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc vượt quá tải trọng cho phép của xe đã được cơ quan đăng kiểm kiểm định sau khi thiết kế cải tạo hoặc xe quá khổ giới hạn của đường bộ không được phép lưu hành trên đường bộ.
- Điều 16:
“Tải trọng” trục xe và tổng trọng lượng của xe
- Khoản 2 Điều 17: a)
Xe có “tải trọng” thiết kế chở hàng từ 5 tấn trở lên (ghi trong giấy đăng ký xe). Chiều cao xếp hàng hóa không quá 4,2 mét; b)
Xe có “tải trọng” thiết kế chở hàng từ 2,5 tấn đến dưới 5 tấn (ghi trong giấy đăng ký xe): Chiều cao xếp hàng hóa không quá 3,5 mét; c)
Xe có “tải trọng” thiết kế chở hàng dưới 2,5 tấn (ghi trong giấy đăng ký xe): Chiều cao xếp hàng hóa không quá 2,8 mét.
- Khoản 4 Điều 19: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lưu hành xe phải lựa chọn tuyến đường hợp lý nhất đối với việc cho phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên cơ sở bảo đảm an toàn vận hành cho phương tiện vận tải và an toàn cho đường bộ. Nghiêm cấm việc cấp giấy phép lưu hành xe khi
xe chở hàng hóa vượt quá “tải trọng” cho phép của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc vượt quá
“tải trọng” cho phép của xe đã được cơ quan đăng kiểm kiểm định sau khi thiết kế cải tạo và được quy định trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
-.....
Hai từ “trọng tải” và “tải trọng” đồng nghĩa thì cách dùng thế nào cho chuẩn? Chủ yếu hiện nay vẫn là do thói quen của người dùng, thuận thế nào thì cứ sử dụng. Quan điểm của nhà em là nên dùng từ “trọng tải” với các vật có kết cấu động (di chuyển được), dùng từ “tải trọng” với các vật có kết cấu tĩnh (không di chuyển được)
Vậy thì tại sao thông tư 07/2010 lại rất thích gọi “trọng tải” là “tải trọng”, vì Bộ trưởng GTVT khi đó là cụ Dũng, dân kỹ sư luyện kim chuyển sang nên cụ ít có kinh nghiệm trong việc sử dụng từ cho chuẩn đối với lĩnh vực GTVT ĐB
Ngay còm số 23 ở trang 2 của thớt này, cụ polar bear đã đăng hình giấy chứng nhận đăng kiểm của xe bán tải từ 2007 (giấy có trước TT 07/2010 gần 3 năm nhé) đã ghi rõ “trọng tải” thiết kế của xe, đây cũng chính là “trọng lượng” hàng hóa tối đa mà xe được phép chở:
Công thức tính như sau: A = B + C + D
Trọng lượng toàn bộ = Trọng lượng bản thân (của xe) + “Trọng tải” thiết kế (trọng lượng của hàng hóa) + Trọng lượng người ngồi (5người x 70kg)
Thay số vào công thức: 2950 kg = 1920kg + 680kg + 350kg
Từ ngày xửa ngày xưa thì người ta đã hiểu và dùng đúng từ rồi mà nay cụ lại cứ khăng khăng bảo khác là sao nhỉ? Áp dụng công thức tính “trọng tải” của cụ, nhà em không tài nào tính ra đáp số đúng vì nó... sai bét nhè
khuyên cụ nên thừa nhận sai và tỏ thái độ cầu thị để đừng làm mất thời gian của cụ pnew nữa