em ủng hộ sinh trắc, bảo mật hơn và đội làm tài khoản ảo cũng đau đầu
Bank đc cung cấp công cụ quét CCCD gắn chíp sẽ thấy số CMND cũ. Nhưng của E là bị nhảy cóc 1 lần từ tỉnh về HN rồi nên info nó quét ra không khớp. Cụ thể là quét CCCD chíp sẽ ra cái 9 số HN, mà 9 số đó lại không trùng với 9 số lúc mở bank (do mở bank bằng 9 số của tỉnh).Em mở VIB từ hồi cmt 9 số cũ , mở online chứ cũng chẳng ra bank . Hôm qua dùng cccd gắn chip cho nó đọc 1 phát ăn ngay .
hay quáXÁC THỰC SINH TRẮC HỌC TRONG CÁC GIAO DỊCH TRỰC TUYẾN
(bài e viết trên trang cá nhân FB nên lười sửa cách xưng hô he he)
Vừa rồi lại thấy Giang cư mận ầm ĩ về việc các ngân hàng tiến hành xác thực sinh trắc học trong các phần mềm của ngân hàng cài đặt trên điện thoại thông minh (Sau đây gọi tắt là E-Banking App).
Người bóng bàn về vụ này quá ư là nhiều. Giới chuyên gia tài chính ngân hàng có, giới chủ mỗi ngày chuyển đi nhận về cả tỷ bạc có, giới thường dân thường xuyên mua sắm Online có, ngay cả giới trên răng dưới cát tút tài khoản thường xuyên tiệm cận số dư tối thiểu như tôi cũng có. Nhiều bài phân tích cụ thể tuy hay nhưng cũng rất có ích, vô số bài nhõn câu chửi tuy có tính quăng xương nhưng cũng không kém phần gây war, lời khen có, lời mỉa mai xỉa xói cũng nhiều, tất nhiên. Và như mọi khi, lời gạch đá dìm hàng đến từ đội cát tút là đa dạng nhất, kiểu cách nhất, chua chát nhất, kém tính xây dựng nhất..... Haiza....
Vậy xác thực sinh trắc học nó là cái quái gì mà bàn dân thiên hạ lại ầm ĩ lên vậy? Đơn giản thôi, đó là việc xác minh danh tính và nhận dạng con người dựa trên các đặc điểm sinh học duy nhất của người đó. Rất nhiều đặc điểm có thể xài như chữ viết, vân tay, giọng nói, mống mắt, khuôn mặt, ADN.... Trước đây trong các E-Banking App sử dụng mật khẩu, mã PIN, OTP để đăng nhập, giao dịch, mấy món này chỉ là xác minh danh tính truyền thống, sau đó tiến thêm 1 bước sử dụng dữ liệu sinh trắc học là xài vân tay, tuy nhiên vẫn chỉ là tùy chọn của người dùng và dữ liệu này cũng do chính người dùng nhập nên độ rủi ro vẫn cao.
Vừa rồi có rất nhiều mẹ đen đủi khi tiền của mình trong tài khoản bỗng dưng biến mất sau những giao dịch do ai đó chiếm quyền điều khiển điện thoại trái phép thực hiện (Nóc nhà thực hiện ko tính). Điểm chung của những giao dịch này là sử dụng cách xác minh thân phận bằng mật khẩu, mã PIN và OTP.
Sau khi nghe được rất nhiều tiếng khóc thảm thiết từ những mẹ bị mất tiền, tiếng chất vấn đầy nghi ngại từ những mẹ có tiền nhưng chưa mất và cả tiếng lèm bèm từ đội chả có cái gì để mất nhưng vẫn gào cái mồm, ngày 18/12/2023 Ngân hàng Nhà nước đã ban hành QĐ 2345/QĐ-NHNN trong đó quy định từ ngày 01/07/2024 thì các giao dịch loại C, loại D (nôm na là trên 10 củ 1 lần hoặc tổng từ 20 củ mỗi ngày, cụ thể mời Google Free) sẽ bắt buộc áp dụng biện pháp xác thực sinh trắc học thêm vào các biện pháp xác thực truyền thống.
Như vậy độ đen đủi từ toàn bộ số tiền trong tài khoản sẽ giảm xuống dưới 20 triệu một ngày và 10 triệu một lần giao dịch thay vì trọn những gì các mẹ có như trước đây.
Muốn xác thực sinh trắc học thì phải có dữ liệu, đương nhiên. Và hiện tại để đáp ứng deadline 01/07/2024, các Ngân hàng đang ráo riết thu thập dữ liệu sinh trắc học của người dùng, cụ thể là nhận dạng khuôn mặt, mặc kệ tiếng kêu gào phản đối của 1 số thành phần, thường là đếu có tiền.
Việc xác thực dữ liệu sinh trắc học tuy rất là lằng nhằng nhưng lại cũng không kém phức tạp, do việc này ẩn chứa nhiều mục đích của nhà Quản lý.
Các mẹ chụp ảnh khuôn mặt xong lại phải quét NFC CCCD một nhát. Face ID mới nhất của của các mẹ sẽ được so sánh với Face ID lưu trong CCCD gắn chip. 2 cái mặt phải giống nhau nha, mẹ nào mà trang điểm quá đà không nhận dạng được thì ráng chịu. Tên tuổi phải như nhau là đương nhiên rồi. Việc này để xác định rằng chủ A lô cũng đúng là chủ tài khoản, hạn chế được số lượng tài khoản ảo, tài khoản ma, tài khoản ABC, tài khoản xyz của các thiên tài lừa đảo.
Không chỉ triệt lừa đảo, dần dần rồi các mẹ buôn bán online dùng tài khoản người khác để nhận tiền bán hàng né thuế cũng lọt vào tầm ngắm luôn. Có mà chạy lên quận.
Ngoài ra, cũng xin chia buồn với Sếp tôi nói riêng và các mẹ có Nóc nhà làm Banking nói chung, từ giờ trở đi các tài khoản ngoài luồng của các mẹ làm quỹ đen sẽ đi vào tối tăm vĩnh viễn..... Haiza....
Vậy làm thế nào để tự xác nhận sinh trắc học tại nhà? Đơn giản thôi, chỉ cần Smartphone + CCCD gắn chip, rồi làm theo hướng dẫn của từng App là được. Năm 2024 rồi, điện thoại nào mà cài App E-Banking chả là smart phone, phần lớn có chức năng NFC. Mẹ nào lấy lý do nghèo, xài a lô ko có NFC hoặc/và lì đến mức giờ này vẫn chưa thèm làm CCCD gắn chip mặc cho CQ gọi loa ra rả thì vui lòng lết ra quầy giao dịch dùm. Mà thôi, các mẹ ở nhà luôn cũng được vì các mẹ thuộc giới này chắc cũng ko có nhu cầu giao dịch trực tuyến đến mức phải xác nhận đâu he he. Cần thì lại mò ra Bank như ngày xưa.....
Thấy các mẹ kêu khóc rằng à thì là mà khó quét xác nhận CCCD, tôi xin mách các mẹ 1 mẹo 1 nhát ăn ngay nhá, tất nhiên tùy nhân phẩm từng mẹ he he. Mời các mẹ đặt CCCD ngửa phần chip trên 1 mặt phẳng cố định, đùi bạn gái chẳng hạn, đặt điện thoại lên trên CCCD, di chuyển điện thoại từ từ đến khi thấy điện thoại rung một cái thì dừng trong khoảng 3~5 giây là xác nhận xong. Đừng di chuyển điện thoại hay cấu bạn gái lúc này, hỏng ngay đấy.
Việc quét CCCD ngoài nhân phẩm còn liên quan đến thiết bị, thường với các điện thoại iPhone thì việc quét NFC rất là khó khăn, chả hiểu tại sao, đôi khi phải làm chục lần mới được nếu đen, còn Android thì thường là một nhát ăn luôn, nhất là khi các mẹ đã biết vị trí chip NFC trên a lô của mình nằm chỗ nào.
Cúng cuồi, đối tượng nhất thiết phải xác thực sinh trắc học cho các giao dịch trực tuyến là những ai? Đấy là người có tiền, đơn giản thế thôi. Như anh ChimBaoBao bạn tôi chẳng hạn, Bank nào ảnh cũng có tài khoản số dư tầm 9 con số nên việc xác nhận là đương nhiên. Còn thành phần trên răng dưới cát tút như tôi thì xác thực chỉ để đu trend, mà thôi....
(Ảnh ăn cắp đâu đó trên mạng)
Ở trên đang cmt là từ IP6 đã có NFC rồi cụ ơi. E đang dùng 6s để ck ngân hàng đây. Mà loay hoay tìm mãi ko ra. Cụ làm rồi hướng dẫn hộ e cáiTối nay em vừa làm với MB, VCB và MSB đều đc hết cụ. Ip13, và em làm đúng theo app bank hướng dẫn. Riêng MSB thì em quyét bằng cam trước, phát ăn ngay. Cụ thử lại xem nhé.
Các cụ ôi, hình như Iphone 10 nhà em ko có NFC mới kay chứ, ko quét đc chip gắn trên cccd.
6s có, nhưng anh Táo nói là chỉ dùng được với Apple Pay.Ở trên đang cmt là từ IP6 đã có NFC rồi cụ ơi. E đang dùng 6s để ck ngân hàng đây. Mà loay hoay tìm mãi ko ra. Cụ làm rồi hướng dẫn hộ e cái
E làm đúng như hướng dẫn mà ko đc, mai rảnh e ra Vietinbank ngắm các e ấy vậyCụ làm theo tip em hướng dẫn ngay post 1 ấy.
Thank cụ. Thế thì lại phải ra ngân hàng rồi.
À Vietinbank thì cụ chịu khó quẹt nhiều lần , em cũng vietinbank phải quẹt lần thứ 5 nó mới khớp trong khi VIB 1 nhát ăn luôn .E làm đúng như hướng dẫn mà ko đc, mai rảnh e ra Vietinbank ngắm các e ấy vậy
Mai e ra ngắm mấy e giao dịch viên vậyÀ Vietinbank thì cụ chịu khó quẹt nhiều lần , em cũng vietinbank phải quẹt lần thứ 5 nó mới khớp trong khi VIB 1 nhát ăn luôn .
"KÒM" này đắt giá đấy, mọi việc đều có thể xảy ra.Các NH mà để mất thông tin sinh trắc học này thì sao nhỉ?!
Chỉ là bước xác định đúng chính chủ đang sử dụng tk thôi . Chứ còn thông tin thì bank nó vẫn có từ lúc mở tk rồi .Giờ mới lo thì hơi muộn"KÒM" này đắt giá đấy, mọi việc đều có thể xảy ra.
Clip nhận diện khuôn mặt bây giờ mới đang tích hợp mà cụ.Chỉ là bước xác định đúng chính chủ đang sử dụng tk thôi . Chứ còn thông tin thì bank nó vẫn có từ lúc mở tk rồi .Giờ mới lo thì hơi muộn
Upload thì có thể không khó.E k biết các cụ dùng Ip ntn chứ như e dùng con mì xào 5 củ cập nhật tất cả các NH từ MB-Tech-BIDV chưa đến 1p là xong. Đưa lên cái ăn ngay.
Chắc sẽ có 1 bản sao robot hình người mang trí thông minh nhân tạo.Các NH mà để mất thông tin sinh trắc học này thì sao nhỉ?!
chuyển 9tr999 đi cụChuyển 9tr/lần thì đâu cần xác minh nhỉ !