1 : Em thấy tỷ lệ bị viêm họng, viêm phổi cao vì nói TO , nhiều người cố gắng để nói to lúc nào cũng phải gào lên
Ngày xưa đàn bà còn có kiểu phân biệt hàng tôm hàng cá là mấy Mợ ngoài chợ nhưng hiện tại phụ nữ VN nói rất to bất kể ngành nghề nào.
lúc nào cũng như cãi nhau, chửi nhau.
2 : Có nước nào giống như người Việt trong các quán nhậu là cứ phải Zô ...zzzzz như đang cổ vũ bóngđá , có gây ồn ào đến người xung quanh không ?
3 : Đi hát karaoke hay là đi hét ???
4: Ở ngoài đường phố phương tiện đi lại đông đúc, còi xe inh ỏi.
5: Ở khu du lịch đến ăn thôi cũng phát ra tiếng xoàm xoạp , không gian buffet thật khó chịu.
Rất lạ là rất nhiều người đến chỗ yên tĩnh không chịu được, ngồi nhâm nhi một cốc cà phê, ngắm cảnh, đọc một cuốn sách, đưa mắt nhìn ngắm không gian xung quanh.
Ồn ào (hay không biết giữ trật tự) là một thói quen kém văn minh của người Việt Nam, từ các cụ ngày xưa học ở Đông Âu đã tổng kết rồi (và có lẽ từ thời các cụ Nguyễn Văn Vĩnh hay Phạm Quỳnh cũng đã có đề cập tới). Thời xưa ngay đến những người có học (được cử đi làm nghiên cứu sinh) ở Đông Âu còn thế, nói gì đến người bình thường
Tuy nhiên, cái này cũng khó tránh, khi mà đến 2019, 65% dân số Việt Nam vẫn là dân nông thôn, và trước đó chỉ 20 năm thì hơn 80% dân là dân nông thôn. Dân nông thôn quen ăn to nói lớn, họ không có ý thức giữ trật tự ở nơi công cộng, kể cả những nơi tôn nghiệm như thư viện, viện bảo tàng,
Người Việt Nam vẫn hay chê khách Trung QUốc ồn ào, em nghĩ cũng là nghe Tây nói thì dân mình chê theo. Dân Trung Quốc trước đây cũng khá ồn ào, nhưng cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, họ xử sự văn minh hơn khách du lịch Việt Nam rất nhiều. Em đi ở rất nhiều sân bay trên thế giới, nói chung khách du lịch Trung Quốc rất văn minh, trong khi nhiều đoàn khách Việt Nam cư xử thực sự đáng xấu hổ (ngay giữa sân bay Incheon, một em chân dài (diễn viên của môtj đoàn ca nhạc miền Nam nào đó, chắc sang biểu diễn cho dân Việt nam xem) hét lên với bạn (mặc dù rất không cần hét vì ở ngay cạnh nhau) là mày trông đồ để tao vào nhà vệ sinh. Có lẽ cả sân bay Incheon, khu vực nhà chờ đi Việt Nam là ồn ào nhất.
Cái này cũng thấy ở rất nhiều nơi: vào bất kỳ nhà sách nào ở Hà Nội, thu ngân vẫn bật nhạc ầm ầm (trong khi nhà sách nên là nơi yên lặng để đọc sách), vào thư viện các em sinh viên vẫn thoải mái nói to, sập cửa, vào Viện bảo tàng, bố mẹ vẫn thoải mái quát con hay thuyết minh cho con để thể hiện tri thức của mình trước bàn dân thiên hạ.
Nói chung là văn hóa của một xã hội coi trọng tri thức là gần như không tồn tại. Cái này có lẽ còn đi lùi so với những năm kháng chiến chống Mỹ, thời đó cảm giác dân Hà Nội văn minh, lịch sự hơn, dù nghèo hơn, đi uống bia uống rượu chỉ chạm cốc và nói nhẹ nhàng “cạn chén”, không có nhứng lời ‘zô, zô” man rợ du nhập từ miền Nam.
Nhưng cá nhân em đánh giá, yếu tố văn minh này là văn minh bề nổi, tức là có thể sửa được khi xã hội khá giả hơn, tỉ lệ dân đô thị đông hơn, các em học sinh học từ nước ngoài về nhiều hơn. Tất nhiên cũng cần chế tài từ chính quyền.
Người Việt Nam có nhiều tố chất văn minh chiều sâu, như thông minh, tôn trọng gia đình, tôn trọng học vấn, tiết kiệm, không phân biệt đẳng cấp, không kỳ thị tôn giáo… Những yếu tố này mới mang tính quyết định đến tương lai
Con của em từ nhỏ đã được dạy không được nói to, không vứt rác nơi công cộng, bố mẹ cũng không dạy dỗ con ở ngoài đường, có gì về nhà nói.