Có thể bác hiểu theo ý khác.
Mọi người ở VN và ở khung cảnh như mợ thớt vẫn có quyền hưởng sự yên tĩnh mà bác, ví như 1 quán bình dân ai cũng có quyền vào ăn uống ấy thế mà 1 nhóm tự cho mình có quyền hò hét là đúng hoàn toàn hả bác?
Chiều tà vẫn có nhiều quán bia đông nghịt, hò hét các kiểu không có nghĩa TOÀN DÂN hay TẤT CẢ ĐÀN ÔNG đều uống bia và hò hét, bác định bẩu số kg uống bia đi nơi khác sao?
- 1. Zô zô zô!, một hai ba, zô zô zô! Zô zô zô bất tận!
Không phải tiếng hô chèo thuyền, ai cũng biết vậy. Zô zô zô xảy ra ở quán ăn, nhà hàng. Người nhã nhặn bảo đó là âm thanh khiếm nhã. Người khó tính bảo đó là âm thanh thô lỗ.
Vâng, bảo thô lỗ cũng không có gì quá đáng khi nó làm cho xung quanh giật mình bất cứ lúc nào, làm cho đứt câu chuyện của đôi bạn đang tâm tình trong bữa ăn. Có lần tôi đã thấy một người nước ngoài cao lớn đứng dậy nhăn mặt bỏ phần thức ăn bước nhanh ra khỏi quán hàng. Ông đi nhanh như bị ma đuổi chỉ sau nhịp zô zô zô đầu tiên của đám thực khách ở bàn bên tấn công.
Zô zô zô không có tội. Zô zô zô xảy ra hàng ngày. Zô... đưa nước uống miếng ăn nuôi cơ thể. Lao động để tiền “zô” túi mình có cái mà sống. Lắng nghe cũng là để kiến thức “zô” vào đầu mình nhằm tăng thêm sự hiểu biết. Còn có thể dẫn chứng ra nhiều thứ dinh dáng
“Zô” là như vậy, nó rất cần thiết, nó là dòng chảy của sự sống.
2. Trong nhiều thứ “zô” tuyệt vời thanh bình thì lại có thứ “zô” tập thể để dồn bia xuống dạ dày.
Không phải chỉ một “zô”, mà là một hai ba zô zô zô cùng gào lên, hét lên... Họ muốn lộ ra là đang vui, họ trẻ trung, họ sống hết mình. Cái gì họ cũng biết, nhưng có cái cần nhất là sống tôn trọng người bên cạnh thì họ không biết. Đúng là họ không còn biết đến xung quanh.
Zô zô zô hình thành từ bao giờ tôi không nhớ nữa. Nó là văn hóa bình dân thân tình thôi nhưng có chỗ có lúc nó đã bị lạm dụng đẩy cao lên thành thời thượng, giống như xưa chơi pháo tép thì ngày nay người ta chế bom! Bây giờ văn hóa zô zô zô đã lan tỏa khắp nơi quán ăn nhà hàng thị trấn, thị xã và thành phố đến nỗi không mấy người nhận ra đó là sự xuống cấp văn hóa, sự lạm dụng ngôn từ. Nó làm cho quán, nhà hàng sang trọng trở nên ô hợp...
Khi zô zô bị lạm dụng làm ầm ĩ nơi nhà hàng quán xá thành thứ thời thượng tổn hại đến đời sống cộng đồng thì đó cũng là gẫy khúc của văn hóa sống. Nhưng nhiều người không nhận ra, chỉ khó chịu mà vẫn chấp nhận...
3. Hà Nội đã có một nhà hàng “không zô zô”. Chủ nhà hàng thông báo trước bằng biển báo, ai chấp nhận thì vào!
Bài và tranh minh họa: ĐỖ ĐỨC