[Funland] Vua lốp Hà Thành - doanh nhân sinh nhầm thời.

Tín Dụng Đen

Xe đạp
Biển số
OF-496961
Ngày cấp bằng
12/3/17
Số km
16
Động cơ
188,160 Mã lực
Theo em biết thì bác này cũng chỉ là 1 trong số những người bị bắt bớ, thu tài sản thời bấy giờ thôi. Bà ngoại em kể là cứ giàu là bị coi thành tư bản hết, bắt và bị soi
Giờ bên tàu gọi là chính sách thịnh vượng chung, giàu bị vặt hết :D
 

EmLaCu

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-788754
Ngày cấp bằng
30/8/21
Số km
680
Động cơ
33,205 Mã lực
Theo em biết thì bác này cũng chỉ là 1 trong số những người bị bắt bớ, thu tài sản thời bấy giờ thôi. Bà ngoại em kể là cứ giàu là bị coi thành tư bản hết, bắt và bị soi
Giống nhà bà Liên bán phở nổi tiếng gò Đống đa
1 buổi sáng đẹp trời, cả nhà vừa đánh răng rửa mặt được bớ lên xa tải đi Kinh tế mới
Thế là bọn trẻ con trong vùng ko còn đc cho đi ăn 1 bát phở, mỗi khi đc 1 điểm 10 =))
 

BMV_HN

Xe điện
Biển số
OF-395291
Ngày cấp bằng
4/12/15
Số km
2,112
Động cơ
253,417 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội.
Thời này đọc lại loạt bài: đêm trước ngày đổi mới gì đó...
Đặt vào địa vị mình mới thấy thấm các cụ ạ.
Đất nước ta có thời như quả khế.
Chua chẳng ra chua, ngọt chẳng vừa
 

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
13,346
Động cơ
80,334 Mã lực
Trước đây có bài ntn và em đã còm rồi, khi tất cả đều bị cấm đoán thì mình ông ý làm gì mà ko giầu. Việc đúc lốp không khó, ngày trước ông bác em làm ở cao su sao vàng đúc ầm ầm. Nhưng ko dám bán, chỉ là làm cho gia đình họ hàng đi.
Việc tất cả bị cấm mà mình đc làm thì cũng như mấy ông đang chăn mại dâm và chứ chấp cờ bạc bây giờ, con số nghìn tỷ của vũ sào nam là bé... nhưng nếu công khai cho phép, chắc mịa gì đã cạnh tranh đc với thương trường
 

Không về nhì

Xe tăng
Biển số
OF-776103
Ngày cấp bằng
3/5/21
Số km
1,992
Động cơ
79,623 Mã lực
Tuổi
41
Mỗi thời 1 khác. Hãy sống ở hiện tại đi
Nếu được tạo điều kiện thì doanh nghiệp này biết đâu sánh ngang Michelin, Bích Toy.

'VUA LỐP' HÀ THÀNH NGUYỄN VĂN CHẨN - NGƯỜI TÀI BỊ THỜI THẾ CẢN TRỞ
Người nông dân khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng. Ba lần vào tù. Ba lần làm lại từ vạch xuất phát. Chỉ mất chục năm gây dựng một tài sản kếch xù nhưng phải bỏ ra gần gấp đôi quãng thời gian đó cho hành trình khó nhọc tìm lại công lý. Người bình thường, chỉ cần một lần hứng chịu nỗi oan trái như ông, cũng đã đủ gục ngã và vĩnh viễn không còn sức gượng dậy. Ông “vua lốp” Nguyễn Văn Chẩn (1926-2013) là người nổi tiếng kể từ một bài phóng sự về ông của nhà văn, nhà báo Trần Huy Quang "Câu chuyện vua lốp hay tất cả cho sản xuất", khi đó được đọc trên sóng phát thanh và đến năm 1986 thì được in trên tuần báo Văn Nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Chẩn sinh năm 1926, quê ở Nga Sơn, Thanh Hóa, tài sản chỉ có cái ao rau muống. Ông từng kẽo kẹt gánh đôi thúng đựng cá giống đi bộ ra tận Hà Nam mua cá bột về quê bán. Gánh bộ gần 100km mà ông Chẩn không để chết một con cá giống nào. Gánh cá lệch một bên vai, vừa đi ông vừa phải lắc quang gánh để thêm không khí cho cá. Gánh cá bột đã giúp gia đình ông không bị đói, nhưng cái nghèo thì vẫn hiển hiện trong nhà.
Nghe thấy bạn bè đi làm ăn xa về kể ở Hà Nội có thể kiếm được tiền, ông ngẫm nghĩ: "Người ta kiếm ăn được thì mình cũng làm được". Nhưng nhìn lại gia cảnh nhà mình lúc ấy chỉ có một ao trồng rau cần là tài sản quý giá nhất, ông bàn với vợ đem bán. Năm 1954 để lại cho vợ con một nửa số tiền bán rau, một nửa đủ để mua vé tàu xe ra Hà Nội và ăn uống một vài ngày, Nguyễn Văn Chẩn thề nếu không kiếm được tiền đưa vợ con ra Hà Nội sẽ không trở về.
Không có chút vốn liếng nào ngoài nỗi lo lắng, hy vọng và cả bản tính phiêu lưu, quyết đoán, ông lang thang hết phố này sang phố khác. Đi đến đâu ông cũng thấy cảnh náo nhiệt buôn bán, cảnh tấp nập trong các xưởng thủ công. Ông dừng lại hàng tiếng đồng hồ trước các cửa hàng gò hàn, cắt tóc và bắt đầu thấy hoang mang không biết sẽ phải bắt đầu kiếm sống từ đâu khi trong tay chỉ có nghề trồng lúa và bán cá giống. Rồi ông đi bộ xuống chợ Hàng Da, chân mỏi, bụng đói, ông ngồi ghé xuống một cửa hàng chuyên làm dép lốp. Và thế là cuộc đời của ông Chẩn gắn với những chiếc lốp xe từ đấy. Hà Nội có thêm một "gã" nhà quê 28 tuổi đi chân đất lang thang xin việc ở các xưởng làm dép lốp.
Thử việc đến 4 xưởng vẫn bị trượt, cuối cùng ông được nhận vào làm việc không công trong một xưởng nhỏ ở cuối phố Hàng Da. Công việc của ông là pha trà, bưng nước cho cánh thợ, thỉnh thoảng được gọi ra giữ hộ chiếc lốp xe ôtô để bóc thành từng lớp mỏng. Vào giờ nghỉ trưa, ông ăn quáng quàng bát cơm nguội rồi ngồi tỉ mẩn tập bóc lốp từ những mảnh cao su thừa thãi trong xưởng. Thấy ông chăm chỉ, người chủ đã thương tình trả cho ông chút công xá hàng tháng để ông có tiền ăn uống, thuê nhà trọ. Gần một năm sau, Nguyễn Văn Chẩn đã thành thục nghề bóc lốp làm dép. Ông về quê, dắt díu vợ con ra ở trọ trong căn gác xép ngay trên phố Hàng Da.
Nắm được bí quyết làm nghề, năm 1959 ông tách ra làm riêng. Hàng bán chạy ở Hà Nội và nhiều tỉnh miền Bắc, đơn hàng tới tấp đến, xưởng phát triển vùn vụt, ông giàu lên trông thấy. Bấy giờ, dép của ông được đưa đi khắp hang cùng ngõ hẻm của Hà Nội, rồi lan toả khắp miền Bắc đến Hải Phòng, Quảng Ninh, vào tận Thanh Hoá, Nghệ An... Ông trở thành ông chủ dép lốp có tiếng ở Hà Nội lúc nào không hay. Những đơn hàng cứ tới tấp đưa tới, khắp nơi đặt mua. Xưởng dép phát triển vùn vụt.
Nhưng chữ “tài” thường đi liền với chữ “tai”, cũng từ đó người đàn ông tuổi Bính Dần bắt đầu vướng vòng lao lý. Ông Chẩn ba bốn bận bị tịch thu tài sản, ba phen đi tù (39 tháng) và một lần trốn tù (gần 200 ngày) cùng nhà cửa, máy móc, vật tư, nguyên liệu… đều bị tịch thu hết vì ông bị liệt vào danh sách Z30 với tài sản bất minh. Cứ sau mỗi lần tai họa ập đến, ông lại vượt lên, làm lại từ hai bàn tay trắng và lần nào cũng thành công nhờ ý chí quật cường, nhờ trí thông minh sáng tạo và khát vọng làm giàu, không cam chịu để vợ và một đàn 10 đứa con đẻ, 4 con nuôi phải nghèo túng, lêu lổng.
Đời ông Chẩn, có những cái mốc không thể quên. Bắt đầu có chút của cải và tư liệu sản xuất, “vua lốp” Nguyễn Văn Chẩn lập tức bị xếp vào danh sách những người giàu có như tư bản mới nổi. Kể từ năm 1969, tai bay vạ gió liên tiếp xảy đến với gia đình ông, biến ông từ một người lao động chân chính trở thành kẻ có tiền án, tiền sự. Trở thành ông chủ sản xuất dép lốp nổi tiếng từ nguyên liệu lốp ôtô phế liệu. Đống lốp xe ôtô hỏng ông mua từ những người bán phế liệu, từ Công ty Vệ sinh, những thứ mang vứt ở đường cũng chẳng đắt hàng ấy được ông mua về từng chồng chất trong ngôi nhà cấp 4, chỉ một lần bức tường đất của căn nhà ọp ẹp đổ khiến đống lốp phế liệu lăn hết ra ngoài phố, người ta đến lập biên bản.
Tưởng thế là kết thúc, nào ngờ sau đó có người còn quy ông là thành phần tư sản mới nổi, bị tịch biên tài sản, phải đi cải tạo. Tuy vài ngày sau được tha về nhưng biến cố đầu đời ấy cũng đã khiến ông Chẩn choáng váng, “chẳng hiểu sao gã tá điền suốt ngày quần quật bóc lốp, ăn không dám ăn no, mặc chỉ dám dùng loại rẻ tiền nhất mà lại bị liệt vào tầng lớp tư sản?”.
Nhưng rồi mọi chuyện đều ổn thỏa. Người ta mang xe chở đến trả lại cho ông vài chiếc lốp xe lấy lệ. Chẳng còn vốn để làm ăn. Rồi dép nhựa ra đời, nghề làm dép lốp của ông không còn chỗ đứng. Từng đống dép lốp ế nằm chỏng chơ khiến lòng ông như có lửa đốt. Lại nghèo rồi, làm nghề gì để kiếm sống đây?
Đang lao đao vì "dép với lốp" thì sự tình cờ lại đưa đẩy ông sang một lĩnh vực mới: Làm bút. Một lần, ông phải mua cho con chiếc bút với giá chợ giời đắt gấp ba lần so với giá phân phối ở cửa hàng. Phải mua chiếc bút với giá đắt cắt cổ, ông Chẩn ức lắm. Tối về, chưa đưa cho con dùng vội, ông ngồi chong đèn tháo tung từng bộ phận của chiếc bút săm soi hàng tiếng đồng hồ. Và bộ não nhạy bén của ông đã thấy đây là cơ hội để có thể phất lên. Ông vui mừng với sáng kiến của mình, đạp xe lùng sục khắp các xó xỉnh tha về đủ loại đồ nhựa phế phẩm. Chuyển sang nghề làm bút, "vua lốp" quên ăn quên ngủ nghiên cứu để nắm được những "yếu quyết" của nghề. Vợ con tròn mắt thấy ông cứ lụi cụi với đống nhựa, chẳng màng cơm nước, ngủ nghê. Ông thuê thợ làm khuôn đúc, pha chế nhựa chế tạo thử những chiếc bút máy đầu tiên. Được 12 chiếc hoàn chỉnh, ông vơ cả nắm đút vào túi mang đi xin cấp phép sản xuất. Ông Chẩn đem mẫu bút ra Phòng thủ công nghiệp quận đăng ký sản xuất bút mực. Một thời gian sau, ông được phép sản xuất và những chiếc bút máy không nhãn mác từ nhựa phế thải tái sinh do ông mầy mò nghiên cứu nhanh chóng tràn ngập khắp thị trường nhờ giá rẻ, chất lượng tốt. Bút do ông làm mang kiểu dáng Trường Sơn, được bày ở khắp các cửa hàng bách hoá chiếm được cảm tình của người mua nên ông trở nên khá giả.
Phất lên nhờ chiếc bút được một thời gian ngắn thì phòng tài chính quận Hoàn Kiếm đến khám nhà, kiểm tra đăng ký sản xuất. Dù ông đã trình giấy tờ đủ, nhưng vẫn bị tịch thu toàn bộ công cụ, nguyên liệu, sản phẩm, thuê xe đưa về quận Hoàn Kiếm. Ông khiếu nại, "vì sao tôi ở quận Ba Đình mà Hoàn Kiếm lại bắt?" và gửi đơn kiện đi khắp nơi, ít lâu sau ông được trả lại một số những thứ đã tịch thu. Sau lần bị tịch thu công cụ, nguyên vật liệu sản xuất bút, "vua lốp" đoạn tuyệt với nghề làm bút tai vạ. Những tưởng sẽ được yên ổn, nào ngờ chỉ một thời gian ngắn sau đó, công an quận Ba Đình kéo đến khám nhà, tịch thu toàn bộ mô-tơ, khuôn làm bút, vài tạ dép đứt quai, cao su, hàng ngàn chi tiết bút... Ông bị khởi tố và bị xử 30 tháng tù vì tội "tàng trữ, đầu cơ, sản xuất trái phép". Lúc đó ông chống án nhưng không được xử phúc thẩm. Cuối cùng phải ngồi tù đủ 30 tháng không thiếu một ngày, 18 tháng tại Hoả Lò và 12 tháng tại trại Hồng Ca (Yên Bái).
Đến lần thứ 2 này thì ông cũng không thể hiểu nổi tại sao một người như ông chỉ biết đầu tắt mặt tối sản xuất ra sản phẩm toàn bằng phế liệu lại bị quy vào thành phần buôn lậu, tàng trữ trái phép. Ra tù, không chịu nổi sự vô lý ấy, ông làm đơn kêu oan. Tòa án Nhân dân Tối cao xử phúc phẩm ngày 25 tháng 5 năm 1972, án số 22 xử ông phạm tội đầu cơ, phạt cảnh cáo và nộp phạt một trăm đồng, thế là hai năm rưỡi ngồi tù oan, rồi phần bị tịch thu được trả lại, nhưng cũng giống như lần tịch thu lốp ôtô, ông chỉ nhận lại được số hàng hóa ít ỏi bằng 1/10 số bị lấy mất. Đến bây giờ ông cũng không hiểu nổi số tài sản ấy đã đi đâu mất. Tất cả những chuyện trái khoáy trên mới chỉ là màn dạo đầu cho những tai ương mà ông Nguyễn Văn Chẩn phải chịu.
Khuynh gia bại sản, ông phải đi móc củ sen, làm công nhân vệ sinh, ra đường sửa xe đạp rồi lại loay hoay tìm hướng đi mới. Nhận thấy nguồn cung ứng lốp khan hiếm, ông nghĩ ra cách mua lốp xe cũ về dán lại, và sáng chế ra một loại nhựa vá săm lốp rất tốt, dán săm lốp bền chắc tới mức dùng lực kéo hai đầu thì chỉ đứt chỗ khác chứ không đứt chỗ nhựa dán. Người ta đến nhà ông xếp hàng từ sáng sớm, mua cả chai, lọ, cả can to, ông lại giàu lên, để rồi hai năm sau, lại bị bắt. Nhưng sự thịnh vượng ấy không kéo dài được bao lâu. Nhiều người vẫn không thể lý giải, một người nông dân chỉ học hết lớp Ba mà có khả năng “mó tay ra vàng”, động vào cái gì ra tiền cái đó. Người ta lại vin vào lý do này, nguyên cớ khác để đến bắt và khám nhà ông. Đầu năm 1974, công an Ba Đình lại đến khám nhà bắt người, ông bị giam ở quận, lần này thì vì lý do lãng nhách, “thằng cha này giàu nhanh thế, chắc chắn phải có vấn đề”. Do ông đã có tiền án tiền sự nên việc bị bắt, bị giam chỉ là chuyện thường. Và thế là tài sản, công nhân lại thêm một lần nữa tan tác. Ông buộc phải làm đơn khiếu nại lên Viện KSND tối cao. Ông bị giam đến ngày 30 tháng 3 năm 1974 thì được thả.
Chẳng biết làm gì kiếm tiền để nuôi cả một đại gia đình với một đàn con lóc nhóc, ông bàn với vợ mở một quán nước chè bán kiếm sống qua ngày, song cái nghề gắn với cao su không chịu buông tha cho ông. Sau cả tuần nghiên cứu, ông đã đi đến một quyết định mới, táo bạo hơn. ông lại quay về với chiếc lốp. ông định làm nghề vá lốp sửa chữa xe đạp, và qua đó sáng chế ra khuôn đúc lốp xe. Theo ông kể thì chiếc lốp đầu tiên xuất xưởng, hình thức chưa đẹp lắm. Để đúc rút những khiếm khuyết, ông nhờ một người đạp xích lô lắp vào và cho chạy thử. Khi bơm căng, chạy được một đoạn thì mành bật ra. Người đạp xích lô lắc đầu, tỏ vẻ bi quan, song với ông Chẩn, ông lại thấy vui. Hỏi ra mới biết, ông đã biết được những điểm yếu của nó. Qua lần ấy, ông tiếp tục mày mò và hoàn thiện một chiếc lốp khác. Thử đi, thử lại thấy yên tâm, ông mới chính thức cho sản xuất hàng loạt và tung ra thị trường.
Sau năm năm mày mò nghiên cứu, ông cho ra đời hiệu lốp Quyết Thắng. Đầu năm 1980, ông sản xuất lốp xe đạp “Quyết Thắng”, sản xuất ra tốt hơn nhiều lần lốp Sao Vàng và được người tiêu dùng ưa chuộng. Ông lại hái ra tiền từ thương hiệu lốp "Quyết Thắng", lại có điều kiện tái đầu tư mua nhà, mở xưởng sản xuất lớn, mỗi năm sản xuất trên 2.000 đôi. Ngày ấy người nào mua được đôi lốp “Quyết thắng” là mừng lắm, đi hơi bì bì, nặng nhưng mà bền, xe thồ còn dùng được ba năm. Đa phần người chạy xe thồ đều sử dụng lốp xe Quyết Thắng.
Lốp “Quyết Thắng” được Ban Khoa học – Kỹ thuật UBND TP Hà Nội cấp “Giấy chứng nhận chất lượng” ngày 5-3-1982 và được trao Huy chương Đồng tại Triển lãm “Thành tựu kinh tế – kỹ thuật Việt Nam” tại Hội chợ – Triển lãm Giảng Võ năm 1983, ông được xưng tụng là "vua lốp". Đây là thời điểm ông giàu có nhất, có tiền, có đất, có nhà xưởng. Lúc ấy, để mua được một chiếc lốp xe Ben hỏng từ Cẩm Phả, Quảng Ninh về làm nguyên liệu sản xuất phải có chữ ký của Chủ tịch tỉnh mới được mang ra tỉnh khác. Giá của một chiếc lốp xe Ben hỏng lúc ấy 1 cây vàng mới mua được. Thế mà trong xưởng của ông Chẩn có lúc có cả trăm chiếc. Nhiều người nhìn ông khâm phục.
Ông mở rộng cơ sở sản xuất, mua lại toàn bộ bãi rác của nhà máy cao su Sao Vàng, bao gồm lốp và cao su phế liệu. Bãi nguyên liệu của gia đình ông (chợ Thành Công bây giờ) luôn có tới hàng trăm tấn. Ở cái thời ấy, bụng mọi người còn đang lép kẹp thì cứ mỗi lần đi ăn sáng, ra đến cổng gặp ai quen biết là ông đều tươi cười rủ đi ăn cùng. Thậm chí có người chẳng quen biết gì mấy làm nghề “ve chai”, “đồng nát”, ông cũng rất tôn trọng và đãi họ một bữa no. Chính vì vậy mà đội quân này đã giúp ông thu mua nhiều phế liệu để sản xuất ra săm, lốp xe.
Rồi tai vạ lại đổ xuống đầu, lần này rất nghiêm trọng vì "Chỉ thị Z30" - tịch thu những nhà 2, 3 tầng mới xây những năm 1980 - ra đời. Ngày 27 tháng 8 năm 1983, lực lượng liên ngành quận Ba Đình bao gồm quân đội, công an, viện kiểm sát, ủy ban đã phong tỏa nhà và xưởng sản xuất để công bố quyết định: cùng một lúc có bốn lệnh khẩn cấp được đọc: Bắt người khẩn cấp, khám nhà khẩn cấp, thu toàn bộ nguyên vật liệu, thu nhà. Ông lại bị khởi tố, tịch biên toàn bộ tài sản, nhà cửa, công cụ, nguyên liệu sản xuất, vợ con phải ra vỉa hè căng lều, trải chiếu, ông phải đi trốn.
Khi công an đến nhà, ông Chẩn đang trốn trên Hàng Đào, sau đó phiêu bạt đi Thái Bình, Hải Phòng, Hà Bắc gần một năm. Ông chỉ về khi bà và các con đã phát đơn khởi kiện, do vậy tránh được việc phải vào tù lần nữa nhưng vẫn phải vào trại tạm giam. Ngôi nhà bị tịch thu trở thành Trạm Y tế phường Ngọc Hà. Vợ ông ngày ngày đội đơn quỳ trước cổng số 4 phố Lê Lai (trụ sở UBND TP Hà Nội) kêu oan. Còn ông trong trại cũng chỉ biết viết hàng trăm lá đơn khiếu nại. Vài tháng sau, ông được thả nhưng vẫn bị tịch thu nhà cửa, tài sản. Cả nhà ông phải ở nhờ vỉa hè trên phố Sơn Tây.
Nỗi oan ức đã tới đỉnh điểm, gia đình ông Chẩn bắt đầu hành trình gian nan đi tìm lại công lý, với những nỗi niềm tâm sự không thể diễn đạt thành lời. Từ đó ông bắt đầu hành trình khiếu nại đòi lại tài sản và danh dự. Đơn kêu oan gửi tới khắp nơi, những lá đơn viết cùng nước mắt dày lên cả chồng cao ngất. Báo chí, có lẽ không thiếu một tờ nào: hơn 40 tờ báo trong nước và nhiều tờ báo nước ngoài đều đăng tải những bài viết về “vua lốp”. Trong một lần trả lời báo chí, cố nhà báo Trường Phước, Đài Truyền hình Việt Nam cho biết, ông coi những doanh nhân như "Vua lốp" là những anh hùng thời đổi mới: "Nếu nói trong "chiến dịch" đánh đổ những tư nhân làm giàu như ông Chẩn - Hà Nội có sai lầm thì trong đó có cả những sai lầm của những nhà báo lên tiếng cổ vũ cho chiến dịch này như tôi. Bằng công cụ truyền hình, bằng các buổi bình luận, nhưng trước hết bằng lòng nhiệt tình trong sáng nhưng nhầm lẫn của mình, tôi đã làm "đau" ông Chẩn".
Ông Chẩn trở thành cái tên rất nổi tiếng, cho dù theo cái cách với ông chẳng vui vẻ gì. Thời gian đó, ông phải vừa lẩn trốn, vừa viết, gửi rất nhiều đơn đến cơ quan công quyền. Nhà văn Nguyễn Trần Thiết viết tiểu thuyết “Vòng trầm luân oan nghiệt” dựa theo cuộc đời ông, được ông biếu một chiếc lốp. Có người xui biếu xén, hối lộ để được việc, ông quắc mắt bảo, tôi thà không có xu nào chứ nhất định không bao giờ cho thằng nào làm giàu bằng mồ hôi nước mắt của tôi. Niềm tin sắt đá vào công lý, vào lẽ phải của gia đình ông Chẩn cùng tiếng nói đồng thuận từ phía công luận đã thắng.
Cuối cùng thì Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cũng ra quyết định đình chỉ vụ án, yêu cầu trả lại toàn bộ tài sản, nhà cửa cho "Vua lốp". Tuy nhiên Công an lại ra quyết định miễn tố. Không hài lòng, ông tiếp tục kiện, vì "Miễn tố là có tội nhưng miễn cho, nhưng tôi có tội gì?". Tới ngày 21 tháng 12 năm 1985, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao ra quyết định hủy bỏ quyết định miễn tố của Công an Hà Nội, quyết định đình chỉ điều tra, thừa nhận ông vô tội và yêu cầu Hà Nội trả lại tài sản cho gia đình ông. Đây có thể nói là một "thắng lợi tinh thần", giúp ông lấy lại danh dự. Nhưng cũng phải chờ tới 5 năm sau, quyết định về việc trả lại tài sản cho ông mới được Chủ tịch UBND TP. Hà Nội ký.
Đằng đẵng 7 năm giời, năm 1990, ông Chẩn được Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh mời đến gặp. Cuộc gặp gỡ này đã giúp ông có cơ hội minh oan. Ngày 1 tháng 9 năm 1990, Hà Nội ra công văn số 4071 do Chủ tịch Lê Ất Hợi ký về việc trả lại tài sản cho ông. Căn nhà 917m2 của ông khi được trả lại bảy năm bị lấn chiếm chỉ còn trên 200m2. Sau 76 tháng 10 ngày bị tịch thu nhà, gia đình, vợ con phải sống cầu bơ, cầu bất, ông Chẩn mới được minh oan trở về nơi ở cũ.
Vào thời điểm 1991, nhiều tờ báo đã chạy những dòng tít lớn liên quan đến việc có hãng sản xuất săm lốp ô tô nổi tiếng trên thế giới, trụ sở tại Pháp là Mítxơlanh cử đại diện đến gặp “vua lốp” Nguyễn Văn Chẩn, tìm hiểu cơ hội hợp tác làm ăn, vì ông nắm được bí quyết độc quyền. Nhưng khi đại diện của hãng sản xuất lốp này đến Hà Nội thì ông Chẩn đang vướng vào oan án, mọi nhà cửa, vật liệu, xưởng sản xuất bị niêm phong. Nhưng thấy ông tay trắng, họ đành quay về.
Ngày ông nhận lại căn nhà ở làng Ngọc Hà nhằm dịp giáp Tết, cả nhà mừng tủi, hàng xóm láng giềng kéo đến chia vui. Ngôi nhà trong làng Ngọc Hà được trao trả, nhưng tài sản khác thì không. Lại mười năm gõ cửa các cơ quan chức năng, một phần tài sản của ông mới được nhận lại năm 1993 bằng tiền. Nhưng, tính các loại vật tư, nguyên liệu mà Nhà nước phải trả ông trị giá lúc ấy là 1.659 chỉ vàng thì quả là một khoản tiền lớn. Thế nhưng, với gần nửa tạ đơn gửi tới các cơ quan công quyền và hàng chục bài báo cùng một cuốn tiểu thuyết kêu oan cho ông, cuối cùng “vua lốp” cũng chỉ được trả lại 80 triệu đồng… 80 triệu đồng này ông ấy vào Nam, ra Bắc và đãi đằng bạn bè gần hết.
Giờ đây, ông và cả người vợ đồng cam cộng khổ vẫn giữ nguyên những chiếc khuôn làm lốp để làm kỷ niệm. Qua tuổi 70, ông mới được nhận lại một phần tài sản của mình, phần tài sản mà ông phải đổi bằng mồ hôi, nước mắt mới có được. Về già, cụ Chẩn nghễnh ngãng nặng, cụ cho kê hai cái bàn bi a trong sân, cho trẻ thuê với điều kiện “không nói tục, chửi bậy”. Cụ còn làm nghề bốc thuốc chữa bệnh, chữa được cho nhiều người mắc chứng nan y. Cái nghề tình cờ gắn vào ông khi ông đang ngồi thụ án tại Yên Bái. Theo ông kể thì thời ấy, có một ông già người Hoa cùng trại đã truyền hết cho ông bí quyết chữa bệnh từ cây thuốc nam. Ông già người Hoa ấy thấy ông luôn trong tâm trạng chán nản nên đã tận tình chỉ bảo ông. Ông Chẩn nhập tâm hết. Ông ghi chép cẩn thận vào một cuốn sổ. Và khi mọi sóng gió đã lắng xuống, ông thảnh thơi bốc thuốc chữa bệnh cho mọi người. Cho đến cuối năm ngoái, ông mắc bệnh thiểu năng tuần hoàn não, khi ấy ông mới chịu thôi.
Các con cụ cũng đã nên ông nên bà, con cháu không ai còn theo nghề lốp. Cái phát minh được đánh giá là “vĩ đại” của Việt Nam trong việc tái sử dụng cao su phế thải ngày nay đang có những "vua lốp" trẻ tiếp tục.

Không có mô tả ảnh.
 

Belat Missan

Xe điện
Biển số
OF-779823
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
2,440
Động cơ
0 Mã lực
Lúc nhập nhèm mà cụ làm thì đi thôi.
Kêu ca gì.
Khác chi vụ Tăng Minh Phụng, nhiều cụ vẫn bảo ôm đất ko hợp thời. Mai mốt lại lôi tiếp lên cho xem!
 

hoang.nguyen

Xe tải
Biển số
OF-564210
Ngày cấp bằng
13/4/18
Số km
387
Động cơ
152,105 Mã lực
Tuổi
33
Sao bảo thời đấy nghèo nhưng yên bình, ko xô bồ, tệ nạn như kinh tế thị trường? Nhiều cụ trên này vẫn mơ về thời đấy lắm, chứ như em giờ mà phải về ngồi cái nhà vệ sinh chung của khu thôi đã thấy hãi rồi.
Ngày xưa em nghĩ kiểu ai cũng như ai nên họ tiếc thời đó thôi. Chứ nền kinh tế kế hoạch với bao cấp thì làm gì có nước nào vận hành nổi
 

Pikapika3

Xe tải
Biển số
OF-786116
Ngày cấp bằng
31/7/21
Số km
374
Động cơ
31,993 Mã lực
Tuổi
34
hồi có quán ăn thời bao cấp dân tình rủ nhau đi, em bảo có điên mới mất tiền quay lại thời đó.
Sao bảo thời đấy nghèo nhưng yên bình, ko xô bồ, tệ nạn như kinh tế thị trường? Nhiều cụ trên này vẫn mơ về thời đấy lắm, chứ như em giờ mà phải về ngồi cái nhà vệ sinh chung của khu thôi đã thấy hãi rồi.
 

hoang.nguyen

Xe tải
Biển số
OF-564210
Ngày cấp bằng
13/4/18
Số km
387
Động cơ
152,105 Mã lực
Tuổi
33
Sinh nhầm thời thế nào được, đấy là thời của ông cụ và đảng quang vinh... sinh nhầm chỗ thôi, tại mẹ VN hết
Thức thời là 1 vấn đề quan trọng nhất đấy. Nhầm thời thì em không nói. Chứ ngày đó mà làm kinh tế tư nhân thì bị bắn hạ là đúng rồi. Giỏi thế em chạy quả chủ nhiệm hợp tác xã. Xơ múi mệt nghỉ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top