Đọc quyển này rất hay: Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt, tác giá Bình Nguyên Lộc.
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=10965&rb=08
Một điểm quan trọng trong sách là: tiếng Việt là tiếng Việt, bắt nguồn từ Mã Lai cổ.
Đọc sách để thấy mấy ông sử học CS cần mang đi bắn hết.
Ngôn từ của sách hơi cũ, hơi khó đọc. Nhưng vài chương là quen.
I- SƠ LƯỢC VỀ TIỂU SỬ
"Theo giấy khai sanh, Bình-nguyên Lộc (BNL) tên thật là
Tô Văn Tuấn, sanh ngày 7-3-1915 tại làng Tân Uyên (từ năm 1920 trở đi thành quận lỵ của quận Tân Uyên), tổng Chánh Mỹ Trung, tỉnh Biên Hòa, thuộc Ðồng Bằng sông Ðồng Nai, Nam Việt. Thật ra BNL sanh ra ít nhứt là một năm trước ngày ghi trong giấy khai sanh, nghĩa là sanh vào năm
1914, còn ngày sanh không biết có đúng là ngày 7 tháng 3 hay không. Ông sinh ra và lớn lên trong một ngôi nhà chỉ cách bờ sông Ðồng Nai hơn một trăm thước thôi. Chính con sông Ðồng Nai nầy đã giúp ông chất liệu để hoàn tất một số tác phẩm như truyện ngắn “Ðồng Ðội” (trong Ký Thác), hồi ký “Sông Vẫn Ðợi Chờ” (viết và đăng báo ở California), v.v….
Từ năm 1919-1920 ông theo
học chữ nho với một ông đồ trong làng. Trường học chỉ là một lều tranh. Sau đó ông học trường Tiểu học ở Tân Uyên vào những năm 1921-1927. Năm 1928 ông ở nhà luyện Pháp văn để thi vào Trung học (Enseignement primaire supérieur) Pétrus Trương Vĩnh Ký ở Sàigòn, rồi từ 1929-1933
ông theo học trung học nầy và đậu bằng Thành Chung (Diplôme d´Études Primaires Supérieures) vào năm 1933. (Trong bản thảo một bài trả lời phỏng vấn, chẳng biết về sau có đăng báo không, BNL viết rằng ông không có bằng cấp chi cả. Không rõ ông viết như vậy với dụng ý gì chớ thực sự ông có bằng Thành Chung
Rời trường Pétrus Ký ông thi vào ngạch thơ ký hành chánh nhưng hơn một năm sau mới được tuyển dụng, vì lúc đó thế giới đang ở thời kỳ kinh tế khủng hoảng. Ban đầu ông phục vụ tại Kho Bạc Thủ Dầu Một, rồi sau đó thuyên chuyển xuống Kho Bạc Sàigòn, sau nầy được cải danh là Tổng Ngân Khố. Năm 1944,
BNL bịnh thần kinh nên xin nghỉ dài hạn không lương, và từ đó về sau không trở lại với nghề công chức nữa (thời gian 1970-1975 ông làm Hội Viên Hội Ðồng Văn Hóa Giáo Dục Việt Nam, nhưng đây không phải là công việc của người công chức..."
Về sử thì em thấy cụ Lộc cũng tư mầy mò như em thôi.