[Funland] Vừa cấm vừa khuyến khích

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
13,349
Động cơ
80,327 Mã lực
Vâng bác cứ chán, nhưng cũng cần học toán cho kỹ:
- Lưu lượng vận tải sẽ bằng khả năng chứa trong một đơn vị diện tích (hoặc tiết diện ngang) nhân với vận tốc. Như vậy, nếu bề ngang làn đường chứa được cùng số người, vận tốc như nhau thì lưu lượng chuyên chở sẽ như nhau. Tất nhiên với trường hợp xe máy thì số người chứa được theo tiết diện ngang làn đường sẽ thấp hơn xe buýt nhiều.
- Để chuyên chở 50.000 người bằng xe máy thì cần khoảng 30.000 chiếc xe máy, nếu xếp hàng kín 1 làn cũng dài đến 30km, nếu tất cả cùng chạy với vận tốc đều khoảng 40km/h thì chiều dài này phải tăng gấp 3 (nếu không tranh cướp đường của nhau), trong khi đó để vận chuyển 50.000 người bằng xe buýt chỉ mất 625 chuyến nối đuôi nhau chạy.
- Còn nói đến chuyện đếm xe của bác để giải quyết vẫn đề gì? Nhiều xe máy quá thì làm gì? Có hạn chế xe máy không? Hay nhiều xe máy quá thì lại hạn chế xe buýt?
Thế nên em mới bảo lý thuyết nó các xa thực tế ở mình, số liệu 30-40 nghìn xe máy lưu thông trong vòng vài chục phút ở 1 lane cầu chương dương những năm 9x bọn em tổ chức đếm ở cầu chương dương gây choáng.
Buýt khác xe máy là chỗ đỗ, hay gọi giao thông tĩnh. Hạ tầng cho xe buyt ở hà nội đạt ngưỡng chính là vấn đề này. Xe máy người ta đi làm 5-10km xếp vào nhà đâm ra đường thoáng luôn.
Em ko nói hạn chế xe buýt, nhưng nên tìm cách đẩy mạnh các tuyến buyt dài, đưa dân nội đô ra sống ở ngoại thành nhiều hơn.
Quy hoạch ngạoi ô tỷ lệ 1:500 và tuân thủ quy hoạch về giao thông từ giờ, tránh trường hợp chưa mở đã tắc như đường lê văn lương tố hữu
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Thế nên em mới bảo lý thuyết nó các xa thực tế ở mình, số liệu 30-40 nghìn xe máy lưu thông trong vòng vài chục phút ở 1 lane cầu chương dương những năm 9x bọn em tổ chức đếm ở cầu chương dương gây choáng.
Buýt khác xe máy là chỗ đỗ, hay gọi giao thông tĩnh. Hạ tầng cho xe buyt ở hà nội đạt ngưỡng chính là vấn đề này. Xe máy người ta đi làm 5-10km xếp vào nhà đâm ra đường thoáng luôn.
Em ko nói hạn chế xe buýt, nhưng nên tìm cách đẩy mạnh các tuyến buyt dài, đưa dân nội đô ra sống ở ngoại thành nhiều hơn.
Quy hoạch ngạoi ô tỷ lệ 1:500 và tuân thủ quy hoạch về giao thông từ giờ, tránh trường hợp chưa mở đã tắc như đường lê văn lương tố hữu
- Lý thuyết không khác thực tế nhiều, nếu tính sát. Lấy ví dụ của bác, nếu xe máy chạy qua cầu trung bình 20km/h, nghĩa là mỗi giây có khoảng 5 xe đi qua điểm quan sát nếu xếp hàng học, hay khoảng 15 xe nếu tính 3 xe máy cùng đi trên chiều rộng phần đường xe máy, trong 40 phút sẽ có khoảng 36.000 xe đi qua điẻm quan sát.
- Về hạ tầng thì tôi lại nghĩ khác, xe buýt có thể chứa được nhiều người hơn xe máy (trên một đơn vị diện tích) nhiều lần nên chắc chắn sức chở cao hơn, áp lực lên hạ tầng cũng sẽ nhỏ hơn xe máy. Bác chỉ nghĩ đến việc đỗ xe, nhưng số lượng xe chạy trên đường mới quan trọng.
- Đưa dân nội thành ra ngoại ô là việc làm bất khả thi. Không thể dùng mệnh lệnh hành chính, cũng không thể cưỡng ép, mà chỉ có thể làm cho ngoại ô hấp dẫn hơn nội thành, cái này không thực tế. Ở các nước văn minh, ngoại ô nhiều khi chẳng kém gì nội thành, thế nhưng khu vực trung tâm vẫn luôn quá tải.
 

oo0long0oo

Xe hơi
Biển số
OF-532975
Ngày cấp bằng
19/9/17
Số km
110
Động cơ
170,000 Mã lực
Tuổi
38
Nơi ở
Hà nội
Cấm thật chắc vỡ trận.hn lao động nghèo nhiều.k có phương tiện linh hoạt là khó cấm
 

Aocom

Xe buýt
Biển số
OF-574293
Ngày cấp bằng
16/6/18
Số km
794
Động cơ
233,745 Mã lực
Nhất trí với thớt.
Đường phố Hà Nội hiện nay được thiết kế dành cho xe máy: tí tẹo mấy chục mét lại có chỗ giao cắt, cầu vượt Thái Hà với cầu vượt Láng cách nhau khoảng 600m là những ví dụ tiêu biểu
 

Mashimaro

Xe buýt
Biển số
OF-647548
Ngày cấp bằng
6/5/19
Số km
726
Động cơ
122,617 Mã lực
Tuổi
33
Các cụ cứ quen cái gì tiện cho các cụ thì làm nên nó mới loạn xạ như thế. Như có mấy cụ bảo thế này:
Đi chuyển cự ly ngắn hiện nay thì xe máy tiết kiệm thời gian nhất .
Không phải ai cũng rảnh đến mức thong dong đi bộ ra bến xe bus
chẳng biết khuyến khích xe công cộng kiểu gì, mà lần nào em nhảy xe buýt là lần đó đứng mỏi chân luôn. đây là lý do em hạn chế đi xe buýt
Ở nước ngoài nhiều nơi tần suất xe buýt cũng không nhiều, em đi châu Âu nhiều điểm phải đi bộ 10-15p mới tới được trạm buýt. Nhưng dân ở đó họ vẫn đi bình thường, xe đông thì mọi người đứng. Đợt rồi em đi Đài Bắc đi tàu điện ngầm ở những khu đông dân phải đứng suốt 15-20p, mấy cái tàu chợ có người còn phải đứng cả tiếng đồng hồ.

Còn đây là ở Nhật:



Phương tiện công cộng là không phải để tiện cho các cụ, mà là phương án đi lại để tiết kiệm tài nguyên công cộng (bao gồm môi trường, không gian công cộng, không gian đường phố). Chừng nào các cụ còn tư duy thích tùy tiện đi đâu thì đi, không cần kế hoạch thì chừng đó nước ta không bao giờ phát triển được giao thông công cộng. Dân xứ văn minh họ lên kế hoạch trước khi đi, nếu cần đi gấp thì gọi xe (trả giá cao hơn), còn di chuyển bình thường thì cứ rời nhà trước 15p đi bộ ra trạm buýt/metro ngồi chờ.

À một cái khác là dân xứ văn minh họ ở cách thành phố tầm 100km lận, sáng lấy ô tô đi làm chạy hơn tiếng, tối về cũng thế. Còn các cụ ở đây sống chết cũng phải vào nội thành ở nên nó kẹt xe thôi.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top