Việc người Hoa không còn nắm vai trò chủ đạo thao túng kinh tế VN như ở Miền Nam trước 1975 và các nước ĐNA hiện nay, nó có mấy nguyên nhân.
Nguyên nhân thứ nhất nằm ở bản chất của chế độ chính trị VN hiện nay. Bản chất của chế độ này nó không cho phép tư nhân chiếm vai trò chủ đạo trong kinh tế, chưa nói đến tư nhân ngoại tộc.
Nguyên nhân thứ hai là tố chất không đến nỗi kém của người Việt nam. Nhiều cụ có thể tự nhục, có thể chê trách người Việt chỉ biết phân lô bán nền, nhưng nên để ý rằng thực ra thì người Việt chỉ mới bắt đầu học sản xuất kinh doanh chính quy từ khoảng năm 2000. Trước đó, hoặc người Việt chỉ chăm chú vào khoa cử, học làm quan, bỏ mặc sản xuất kinh doanh cho người Hoa. Những trường hợp như cụ Bạch Thái Bưởi trước 1945 hay Nguyễn Tấn Đời thời VNCH là quá hiếm hoi và đơn độc.
Có thể nói, so với người Hoa về sản xuất kinh doanh thì người Việt chậm hơn đến cả ngàn năm. Nên khi bắt đầu, có bỡ ngỡ, sai lệch vv là chuyện thường. Ai theo dõi cũng thấy, bên cạnh phân lô bán nền người Việt, kể cả những soái PLBN, đang có những cố gắng lớn đầu tư vào sản xuất kinh doanh động sản. Đó là những động thái đáng ghi nhận và có thể hy vọng.
Một số cụ nói đến vụ nạn kiều ng Hoa năm 1978 như 1 rào cản khiến người Hoa sợ hãi và không có dũng khí làm lớn. Tôi cho là không phải. Tai nạn 1978 với người Hoa ở VN không thấm vào đâu so với những gì người Hoa phải chịu ở Indo năm 1965 và 1998, thế mà sau đó họ vẫn trở lại thao túng kinh tế Indonesia. Hiện tại, 10 tỉ phú giàu nhất Indo có đến 8 người Hoa. Vậy thì không thể nói sự kiện năm 1978 làm người Hoa ở Việt nam sụp hẳn được. Có chăng, chính là những thay đổi về hoàn cảnh và ý thức xã hội đã làm người Việt mạnh lên về kinh tế, khiến người Hoa, mặc dù vẫn là 1 cộng đồng có sức mạnh kinh tế đáng kể, nhưng không còn quá mạnh đến mức thao túng cả nền kinh tế như ở Miền Nam trước 1975 hay như các nước ĐNA khác.