[Funland] Vũ trụ làm mỏi suy nghĩ .. ngoài vũ trụ là gì ?

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
6,716
Động cơ
255,623 Mã lực
Y học cũng ko lý giải hết các cơ chế covid, mà vẫn phải vaccine và điều trị thôi cụ ơi. Còn nếu chỉ là thọ cảm thì chẳng lẽ để tự nhiên? Còn kẻ cả nếu trúng đề là số mệnh thì cũng phải đánh đề thì số mệnh mới đến chứ :)
Số mệnh không phải tất định luận (theo nghĩa an bài 100%).
Số mệnh chỉ là 1 dạng quán tính (nhưng là mức độ lớn) của tiềm năng tập khí kết hợp với hoàn cảnh, sẽ tạo ra kết quả.
 
Chỉnh sửa cuối:

cucarot_vvn

Xe đạp
Biển số
OF-601988
Ngày cấp bằng
4/12/18
Số km
34
Động cơ
125,076 Mã lực
Đầu tiên phải nói là: lâu nay chúng ta nghĩ ánh sáng là thức thời nên có ảo tưởng rằng chúng ta đang quan sát trực tiếp mọi thứ xung quanh.

Mặt trăng chúng ta nhìn thấy thực ra là hình ảnh bị trễ 1 giây so với thực tế, tương đương thời gian ánh sáng từ mặt trăng đến Trái Đất. Mặt trời còn thê thảm hơn, tận 8 phút 30 giây. Đó là những vệ tinh/hành cực kỳ gần với Trái Đất. Tất cả những gì chúng ta nhìn thấy trên bầu trời đầy sao là những hình ảnh quá khứ cách đây hàng nghìn, hàng triệu, hàng tỷ năm của các hành tinh, các thiên hà. Nếu kính thiên văn và đo đạc cho thấy một thiên hà cách chúng ta 1 tỷ năm ánh sáng thì chắc chắn bây giờ nó đã cách vị trí đó hàng chục triệu năm ánh sáng rồi.

Những hành tinh lâu nhất chúng ta quan sát được có tuổi trên 13 tỷ năm là các nhà khoa học đã tính toán đầy đủ, cộng cả tuổi của nó tại thời điểm quan sát được với thời gian ánh sáng nó phát ra di chuyển đến chỗ chúng ta. Để xác định tuổi của 1 hành tinh thì lại phải nắm được vòng đời các ngôi sao. Mỗi ngôi sao tuỳ theo kích thước, cấu tạo vật liệu, khối lượng... đều có một vòng đời xác định. Với việc quan sát được hàng triệu ngôi sao ở các thời kỳ khác nhau, kết hợp với các mô hình toán/lý các nhà khoa học có thể dự đoán nó sinh ra và kết thúc như thế nào.
Đồng ý với các lập luân của cụ. Thêm một thắc mắc nữa là dựa vào đâu để đưa ra đường kính của vũ trụ khả kiến là 93 tỷ năm ánh sáng. Theo em nghĩ khả kiến ở đây là có thể quan sát được bằng kính viễn vọng.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Số mệnh không phải tất định luận (theo nghĩa an bài 100%).
Số mệnh chỉ là 1 dạng quán tính (nhưng là mức độ lớn) của tiềm năng tập khí kết hợp với hoàn cảnh, sẽ tạo ra kết quả.
Thế thì theo cụ kết quả bao nhiêu % do tiềm năng (quán tính) và bao nhiêu % do hoàn cảnh mà thành? Thọ cảm ảnh hưởng gì đến kết quả ko?
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
6,716
Động cơ
255,623 Mã lực
Thế thì theo cụ kết quả bao nhiêu % do tiềm năng (quán tính) và bao nhiêu % do hoàn cảnh mà thành? Thọ cảm ảnh hưởng gì đến kết quả ko?
70% quán tính, 30% hoàn cảnh + nỗ lực.
Thọ cảm là biểu hiện cụ thể cuối cùng của kết quả. Nếu kết quả tốt sẽ đem lại thọ cảm sướng, kết quả xấu đem lại thọ cảm buồn. Kết thúc 1 chuỗi nhân quả (và là tiền đề nảy sinh chuỗi nhân quả khác, dựa vào phản ứng của chủ thể khi thọ cảm, như là buồn thì chửi bới phá phách, vui thì khoe khoang,.v.v..).

Thọ cảm mới là chúa tể đang chi phối gần như toàn bộ hành vi con người. Tu - suy cho cùng là hình thức làm thế nào giảm đi càng nhiều càng tốt cái chi phối của thọ cảm đến hành vi/suy nghĩ.
 
Chỉnh sửa cuối:

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,255
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Nếu cụ đã làm khoa học thì nhờ cụ mô tả 1 quá trình (process) đi đến phát minh sáng chế xem.
Nhà cháu bên khoa học xã hội, không rõ bên tự nhiên họ làm thế nào. Cái này lạc đề quá nhưng cụ hỏi thì nhà cháu trả lời cho vui.

Có 2 dạng, 1 dạng là nghiên cứu học thuật thông thường. Nếu mình có ý tưởng gì đó (quan điểm mới, bằng chứng khác lý thuyết cũ cần tìm nguyên nhân, giải pháp cho vấn đề chưa ai giải quyết...) thì đi 1 vòng xem có ai có ý tưởng tương tự chưa (hỏi các ông trong ngành kết hợp google thần chưởng, tất nhiên chủ lực vẫn là jstor.com), họ đã làm đến đâu rồi để xem còn chỗ nào cho mình làm không. Nếu có người làm rồi, làm tốt thì thôi tìm cái khác. Họ chưa làm hoặc làm chưa tốt thì mình nhảy vào làm, có kết quả mới (khác những gì đã biết lâu nay, có ý nghĩa thực tiễn càng tốt, nếu ko thì ý nghĩa... cho các nghiên cứu khác) thì gửi cho các tạp chí khoa học rồi rung đùi chờ mail báo đồng ý đăng. Nếu ý tưởng của mình ngon (theo nghĩa có đóng góp lớn cho khoa học hay cuộc sống) thì phát triển thành hẳn công trình lớn hơn, kéo vài ông nữa vào rồi... viết sách, hoặc đi kiếm ông nào dạng 2 quan tâm tài trợ để tiêu tiền.

Dạng thứ 2 là đơn đặt hàng của mấy dự án (tây ta đều có, chủ yếu NGO), họ muốn trả lời câu hỏi nào đó phục vụ cho mục đích tiêu tiền của họ. Cái này thường rơi vào những câu hỏi gắn với thực tế, nên kể cả có lý thuyết rồi, có số liệu cũ rồi thì vẫn làm được bằng số liệu mới, cách làm mới. Quy trình cũng hao hao như dạng 1 nhưng không được phép khó quá thì bỏ tìm cái khác, cho đến khi nào ra kết quả thì thôi. Thực ra dạng này họ cũng đã tìm người phù hợp lĩnh vực, cũng đã đánh giá khả năng mình rồi nên thường là làm được thôi. Trong quá trình làm nhiều khi lại nảy ra ý tưởng cho cái 1, còn nếu không có gì thì cũng được tiền.

Nghề cũ nhà cháu là vậy, nhà cháu thấy không hợp nên té sau vài năm vật vờ.
 
Chỉnh sửa cuối:

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,255
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Đồng ý với các lập luân của cụ. Thêm một thắc mắc nữa là dựa vào đâu để đưa ra đường kính của vũ trụ khả kiến là 93 tỷ năm ánh sáng. Theo em nghĩ khả kiến ở đây là có thể quan sát được bằng kính viễn vọng.
Đúng rồi, khả kiến từ Hán Việt nghĩa là có thể quan sát được, mà quan sát ở đây chủ yếu là kính viễn vọng (và cả các máy thu tín hiệu vũ trụ, các loại tia hạt này nọ).

Các cụ ấy nhòm tất cả các hướng và chỗ xa nhất là cách trái đất gần 13 tỷ năm ánh sáng, sau đó tính quãng đường chỗ đó dịch chuyển ra xa trong khoảng thời gian ánh sáng đi từ chỗ đó về Trái Đất (mất hơn 13 tỷ năm), thì ra được con số hơn 45 tỷ năm ánh sáng. Vũ trụ khả kiến với đường kính 93 tỷ năm ánh sáng bản chất là vậy.
 

bucxucthivao

Xe tải
Biển số
OF-85574
Ngày cấp bằng
17/2/11
Số km
373
Động cơ
402,026 Mã lực
nếu mình đi nhanh hơn tốc độ ánh sáng tức là mình có thể du hành quá khứ và biết những gì xảy ra ở qua khứ nhỉ.
Hiện nay các dịch chuyển cơ học vẫn theo các định luật Newton trong phạm vi hệ kín của không gian tự nhiên. Nếu muốn về quá khứ có lẽ chờ các phương trình mới trong các không gian bao phủ mới. Các định luật và hằng số nhận quả.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
70% quán tính, 30% hoàn cảnh + nỗ lực.
Thọ cảm là biểu hiện cụ thể cuối cùng của kết quả. Nếu kết quả tốt sẽ đem lại thọ cảm sướng, kết quả xấu đem lại thọ cảm buồn. Kết thúc 1 chuỗi nhân quả (và là tiền đề nảy sinh chuỗi nhân quả khác, dựa vào phản ứng của chủ thể khi thọ cảm, như là buồn thì chửi bới phá phách, vui thì khoe khoang,.v.v..).

Thọ cảm mới là chúa tể đang chi phối gần như toàn bộ hành vi con người. Tu - suy cho cùng là hình thức làm thế nào giảm đi càng nhiều càng tốt cái chi phối của thọ cảm đến hành vi/suy nghĩ.
Thế theo cụ người tu hành có nên vui sướng ko? Hay khi diệt được thọ cảm chi phối thì cái gì sẽ chi phối hành vi/suy nghĩ?
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Nhà cháu bên khoa học xã hội, không rõ bên tự nhiên họ làm thế nào. Cái này lạc đề quá nhưng cụ hỏi thì nhà cháu trả lời cho vui.

Có 2 dạng, 1 dạng là nghiên cứu học thuật thông thường. Nếu mình có ý tưởng gì đó (quan điểm mới, bằng chứng khác lý thuyết cũ cần tìm nguyên nhân, giải pháp cho vấn đề chưa ai giải quyết...) thì đi 1 vòng xem có ai có ý tưởng tương tự chưa (hỏi các ông trong ngành kết hợp google thần chưởng, tất nhiên chủ lực vẫn là jstor.com), họ đã làm đến đâu rồi để xem còn chỗ nào cho mình làm không. Nếu có người làm rồi, làm tốt thì thôi tìm cái khác. Họ chưa làm hoặc làm chưa tốt thì mình nhảy vào làm, có kết quả mới (khác những gì đã biết lâu nay, có ý nghĩa thực tiễn càng tốt, nếu ko thì ý nghĩa... cho các nghiên cứu khác) thì gửi cho các tạp chí khoa học rồi rung đùi chờ mail báo đồng ý đăng. Nếu ý tưởng của mình ngon (theo nghĩa có đóng góp lớn cho khoa học hay cuộc sống) thì phát triển thành hẳn công trình lớn hơn, kéo vài ông nữa vào rồi... viết sách, hoặc đi kiếm ông nào dạng 2 quan tâm tài trợ để tiêu tiền.

Dạng thứ 2 là đơn đặt hàng của mấy dự án (tây ta đều có, chủ yếu NGO), họ muốn trả lời câu hỏi nào đó phục vụ cho mục đích tiêu tiền của họ. Cái này thường rơi vào những câu hỏi gắn với thực tế, nên kể cả có lý thuyết rồi, có số liệu cũ rồi thì vẫn làm được bằng số liệu mới, cách làm mới. Quy trình cũng hao hao như dạng 1 nhưng không được phép khó quá thì bỏ tìm cái khác, cho đến khi nào ra kết quả thì thôi. Thực ra dạng này họ cũng đã tìm người phù hợp lĩnh vực, cũng đã đánh giá khả năng mình rồi nên thường là làm được thôi. Trong quá trình làm nhiều khi lại nảy ra ý tưởng cho cái 1, còn nếu không có gì thì cũng được tiền.

Nghề cũ nhà cháu là vậy, nhà cháu thấy không hợp nên té sau vài năm vật vờ.
Như cụ nói khởi đầu là "Nếu mình có ý tưởng gì đó (quan điểm mới, bằng chứng khác lý thuyết cũ cần tìm nguyên nhân, giải pháp cho vấn đề chưa ai giải quyết...) thì đi 1 vòng xem có ai có ý tưởng tương tự chưa".

Vậy cụ thường tìm ý tưởng bằng cách nào?
 

bucxucthivao

Xe tải
Biển số
OF-85574
Ngày cấp bằng
17/2/11
Số km
373
Động cơ
402,026 Mã lực
Cứ mơ đi được bằng tốc độ ánh sáng cái đã cụ ơi! :D
Còn để biết cái gì đã xảy ra trong quá khứ thì giải pháp dùng camera đơn giản và rẻ tiền hơn! :))
Đúng rồi. Hiện chưa phát hiện ra vũ trụ ảnh với các tiến trình nghịch đảo.
Tuy nhiên nhờ các thiết bị lưu trữ ta đã có thể lưu lại hiện tại và có thể tái tạo trạng thái tồn tại hiện tại ở tương lại.
Khả năng lưu trữ và thuật toán giả lập đã có thể lưu lại đặc điểm mỗi con người để lưu truyền giao tiếp với các con cháu sau này.
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
6,716
Động cơ
255,623 Mã lực
Thế theo cụ người tu hành có nên vui sướng ko? Hay khi diệt được thọ cảm chi phối thì cái gì sẽ chi phối hành vi/suy nghĩ?
Vui sướng là phản ứng do vô minh.
Nếu đã nhìn ra chân tướng sự vật sự việc, chả có gì là vui sướng cả.
 

techz1

Xe buýt
Biển số
OF-758411
Ngày cấp bằng
25/1/21
Số km
889
Động cơ
63,900 Mã lực
Tuổi
29
Website
www.nhadat81.com
Thế theo cụ người tu hành có nên vui sướng ko? Hay khi diệt được thọ cảm chi phối thì cái gì sẽ chi phối hành vi/suy nghĩ?
Cái này em biết, họ chỉ mỉm cười thôi, không vui quá không buồn quá.

Theo quan điểm của Thế Tôn, ca hát và ngâm nga những tình khúc lâm ly, ủy mị và bi thương có tính chất “văn nghệ đứt ruột” chỉ làm cho nỗi đau lớn thêm, tham vọng và nuối tiếc chất chồng là những tiếng khóc than trong giới luật của bậc Thánh. Những vũ khúc uyển chuyển, mềm mại, tha thướt, huyền ảo và mê hoặc hay những vũ điệu mạnh mẽ, sôi nổi, hùng tráng hoặc khêu gợi, kích động và bốc lửa làm lay động lòng người đều không có ích cho người xuất gia, trong giới luật của bậc Thánh được xem là điên loạn. Ngay cả khi cực vui cũng không cười đến độ chảy nước mắt, bò ra mà cười hay cười như nắc nẻ mà chỉ mỉm cười. Vui cười phải luôn ở trong tỉnh giác, chánh niệm mới thật sự an lạc và mầu nhiệm.

Tuy nhiên, đối với việc hát múa nhằm cúng dường ca ngợi Tam bảo, xưng tán Phật pháp, khuyến khích tu tập, bỏ tà quy chánh thì đáng được tuyên dương. Thông qua phương tiện văn nghệ, ca hát vui chơi để hiểu biết, thương yêu và phát triển chánh niệm nhằm xiển dương Phật pháp là điều đáng làm.

Người con Phật luôn giữ tâm chánh niệm, thăng bằng không bị vui buồn chi phối, chẳng dao động trước mọi hoàn cảnh là đỉnh cao của nghệ thuật sống minh triết và tuệ giác.
 

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,255
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Như cụ nói khởi đầu là "Nếu mình có ý tưởng gì đó (quan điểm mới, bằng chứng khác lý thuyết cũ cần tìm nguyên nhân, giải pháp cho vấn đề chưa ai giải quyết...) thì đi 1 vòng xem có ai có ý tưởng tương tự chưa".

Vậy cụ thường tìm ý tưởng bằng cách nào?
Đây là câu hỏi khó nhất cho toàn bộ những người làm khoa học trên toàn cầu từ trước đến nay. Có làm rồi mới thấy khó thế nào.
Ai cũng mong tìm được 1 ý tưởng mới (1), phù hợp năng lực (2), có ý nghĩa khoa học và thực tiễn (3). Ý tưởng thì nhiều, từ những thứ mình thích, mình tò mò, các câu chuyện bạn bè đồng nghiệp nhắc đến, những vấn đề mình va chạm trong nghiên cứu và thực tế, các vấn đề báo chí nêu ra... nhưng phải thoả mãn cả 3 tiêu chí trên. Có những người cả đời làm nghiên cứu với bao ý tưởng mà không thực hiện được cái nào.

Nhà cháu thì rất nhiều ý tưởng vì tính cách tò mò và quảng giao nhưng năng lực nghiên cứu và đam mê có hạn, cơm áo gạo tiền thúc giục mạnh mẽ hơn. Mấy ông bạn của nhà cháu đi theo đến cùng sự nghiệp khoa học, có tên có tuổi trong lĩnh vực, đôi khi nhà cháu vào facebook nhìn các bạn khoe công trình này dự án nọ cũng tủi thân lắm, bao nhiêu kỷ niệm lại ùa về đầy ắp.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Cái này em biết, họ chỉ mỉm cười thôi, không vui quá không buồn quá.

Theo quan điểm của Thế Tôn, ca hát và ngâm nga những tình khúc lâm ly, ủy mị và bi thương có tính chất “văn nghệ đứt ruột” chỉ làm cho nỗi đau lớn thêm, tham vọng và nuối tiếc chất chồng là những tiếng khóc than trong giới luật của bậc Thánh. Những vũ khúc uyển chuyển, mềm mại, tha thướt, huyền ảo và mê hoặc hay những vũ điệu mạnh mẽ, sôi nổi, hùng tráng hoặc khêu gợi, kích động và bốc lửa làm lay động lòng người đều không có ích cho người xuất gia, trong giới luật của bậc Thánh được xem là điên loạn. Ngay cả khi cực vui cũng không cười đến độ chảy nước mắt, bò ra mà cười hay cười như nắc nẻ mà chỉ mỉm cười. Vui cười phải luôn ở trong tỉnh giác, chánh niệm mới thật sự an lạc và mầu nhiệm.

Tuy nhiên, đối với việc hát múa nhằm cúng dường ca ngợi Tam bảo, xưng tán Phật pháp, khuyến khích tu tập, bỏ tà quy chánh thì đáng được tuyên dương. Thông qua phương tiện văn nghệ, ca hát vui chơi để hiểu biết, thương yêu và phát triển chánh niệm nhằm xiển dương Phật pháp là điều đáng làm.

Người con Phật luôn giữ tâm chánh niệm, thăng bằng không bị vui buồn chi phối, chẳng dao động trước mọi hoàn cảnh là đỉnh cao của nghệ thuật sống minh triết và tuệ giác.
Đấy, e đang hỏi ý nghĩa của việc mỉm cười, hay "hoan hỷ" trong PG đó.

Hay, "minh triết và tuệ giác" đó rốt cuộc để làm gì?
 

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,255
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Theo lý thuyết, khi ta di chuyển với tốc độ ánh sáng, thời gian coi như đứng yên. Thời gian đã dừng lại rồi thì đi bao lâu cũng thế, nên muốn đi đến đâu cũng chỉ mất 0 giây!
Làm thế nào để di chuyển với tốc độ ánh sáng thì chỉ các cụ Kem tươi, zorgvnAnita Emi mới biết! :D
nếu mình đi nhanh hơn tốc độ ánh sáng tức là mình có thể du hành quá khứ và biết những gì xảy ra ở qua khứ nhỉ.
Vì chưa có thực nghiệm nên vấn đề này đang gây tranh cãi. Nổi tiếng nhất là nghịch lý anh em sinh đôi.

2 anh em sinh đôi đứng cạnh nhau trong vũ trụ. 1 trong 2 người di chuyển xa dần với tốc độ 99,5% tốc độ ánh sáng trong 6 tháng (gọi là anh A), sau đó quay trở lại mất 6 tháng nữa gặp người kia (B).

Theo nguyên lý giãn nở thời gian, 1 năm của A sẽ bằng 10 năm của B với tốc độ 99,5% tốc độ ánh sáng. B sẽ già hơn A 9 tuổi.

Tuy nhiên, ở góc nhìn người A, anh ta đứng yên còn B mới là người di chuyển với tốc độ ánh sáng. Vậy A già hơn B mới đúng.
 

bucxucthivao

Xe tải
Biển số
OF-85574
Ngày cấp bằng
17/2/11
Số km
373
Động cơ
402,026 Mã lực
Vì chưa có thực nghiệm nên vấn đề này đang gây tranh cãi. Nổi tiếng nhất là nghịch lý anh em sinh đôi.

2 anh em sinh đôi đứng cạnh nhau trong vũ trụ. 1 trong 2 người di chuyển xa dần với tốc độ 99,5% tốc độ ánh sáng trong 6 tháng (gọi là anh A), sau đó quay trở lại mất 6 tháng nữa gặp người kia (B).

Theo nguyên lý giãn nở thời gian, 1 năm của A sẽ bằng 10 năm của B với tốc độ 99,5% tốc độ ánh sáng. B sẽ già hơn A 9 tuổi.

Tuy nhiên, ở góc nhìn người A, anh ta đứng yên còn B mới là người di chuyển với tốc độ ánh sáng. Vậy A già hơn B mới đúng.
Người nào có tốc độ dịch chuyển ít hơn với các mốc trong vũ trụ thì già hơn ạ.
Nghịch lý này tồn tại vì tư duy chưa xác lập được được hệ quy chiếu tuyệt đối của chuyển động trong vũ trụ.
 

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,255
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Người nào có tốc độ dịch chuyển ít hơn với các mốc trong vũ trụ thì già hơn ạ.
Nghịch lý này tồn tại vì tư duy chưa xác lập được được hệ quy chiếu tuyệt đối của chuyển động trong vũ trụ.
Vũ trụ được cho đến nay không có mốc nào cả, không có trên dưới trái phải trước sau.
Ngay cả đứng yên thì so với một thiên hà cách trái đất 47 tỷ năm ánh sáng, chúng ta đang di chuyển với tốc độ ánh sáng.

Nếu cụ nghĩ vụ trụ có mốc, tức là theo thuyết Aether, thì sẽ có nghịch lý khác nữa.
 

bucxucthivao

Xe tải
Biển số
OF-85574
Ngày cấp bằng
17/2/11
Số km
373
Động cơ
402,026 Mã lực
Vũ trụ được cho đến nay không có mốc nào cả, không có trên dưới trái phải trước sau.
Ngay cả đứng yên thì so với một thiên hà cách trái đất 47 tỷ năm ánh sáng, chúng ta đang di chuyển với tốc độ ánh sáng.

Nếu cụ nghĩ vụ trụ có mốc, tức là theo thuyết Aether, thì sẽ có nghịch lý khác nữa.
Chuyển động của 2 anh A và B là tương đối với nhau, nhìn từ phía anh này đứng yên thì anh kia là chạy. Nhưng xét để áp được quy luật "vận động cao hơn-thời gian chậm hơn" thì phải lấy mốc tuyệt đối của vũ trụ.
Ví dụ thực tiễn: trong hệ giả định kín là hệ Mặt trời ta đang quan sát được đang có liên thông với các mốc vụ trụ. Trong hệ này, nếu đặt đồng hồ trên phi thuyền thì các đồng hồ đều chạy chậm hơn ở trái đất. Như vậy trong không gian hệ mặt trời; trái đất và máy bay đều chịu ảnh hưởng của chuyển động thiên hà, tuy nhiên trên phi thuyền còn cộng thêm 1 giá trị chuyển động khác so với một mốc tuyệt đối của vũ trụ.
Việc toàn vũ trụ chuyển động không mâu thuẫn với việc các thành phần trong vũ trụ chuyển động với nhau và khác biệt nhau so với các mốc tuyệt đối của nó.
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Vì chưa có thực nghiệm nên vấn đề này đang gây tranh cãi. Nổi tiếng nhất là nghịch lý anh em sinh đôi.

2 anh em sinh đôi đứng cạnh nhau trong vũ trụ. 1 trong 2 người di chuyển xa dần với tốc độ 99,5% tốc độ ánh sáng trong 6 tháng (gọi là anh A), sau đó quay trở lại mất 6 tháng nữa gặp người kia (B).

Theo nguyên lý giãn nở thời gian, 1 năm của A sẽ bằng 10 năm của B với tốc độ 99,5% tốc độ ánh sáng. B sẽ già hơn A 9 tuổi.

Tuy nhiên, ở góc nhìn người A, anh ta đứng yên còn B mới là người di chuyển với tốc độ ánh sáng. Vậy A già hơn B mới đúng.
Cụ nói kiểu đó thêm chút nữa là CPU nhà em bốc khói đấy! :D
Xuất phát điểm, A và B cùng đứng tại 1 điểm, ví dụ điểm X trên trái đất và phải lấy điểm X đó làm hệ quy chiếu, như vậy A dời đi khỏi X với tốc độ 99,5%c và 6 tháng sau (tính theo giờ của A) hoặc 5 năm sau tính theo giờ của B thì A bật vào 1 cái gương thế là quay lại điểm X. Thôi thì bỏ qua vụ không gian giãn nở đi, như vậy thì không có lý gì A bảo A đứng còn B chạy cả, vì quy chiếu theo điểm gốc X cơ mà!
Nghịch lý chỉ xảy ra khi A phi đi sau đó trở về với tốc độ > c thôi! :))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top