- Biển số
- OF-719043
- Ngày cấp bằng
- 6/3/20
- Số km
- 4,711
- Động cơ
- -514,687 Mã lực
E hóng tư liệu cụ Ngao. Chúc cụ nhiều sức khoẻ!
Máy bay của Phạm Phú Quốc trúng đạn pháo tàu hải quan trên bến Bạch Đằng, buộc phải hạ cánh xuống khu vực Nhà Bè.
móa, bà Xuân để tóc kiểu gì hở trời? Cảm ơn bác chủ top
Bố em hơn ông Nhu vài tuổi, và gặp ông Nhu ở Thư viện Quốc gia (ngày nay) khi ông Nhu mới được bổ nhiệm làm Phó giám đốc. Vài năm sau, tình cờ biết tin ông Nhu cưới bà Lệ Xuân. Bố em cũng biết bà này, học trường Bưởi, theo bố em, bà Xuân đen, còm nhom, chẳng có nét gì nổi bật.Lệ Xuân nhan sắc <5 điểm, nhìn không sang trọng. Hay quản điểm sắc đẹp ngày đó khác nhỉ?!!
Nhìn ảnh thì hồi đó vẫn là dinh cũ, mang tên Norodom; sau vụ này thì Kts Ngô Viết Thụ tke và xây lại thành dinh Độc lập như ngày nay. Có lẽ do ảnh hưởng vụ ném bom này mà dinh mới khi thiết kế đặt nặng vấn đề chống bom đạn.
7-1962 - Bà Trần Lệ Xuăn nghe báo cào công việc sửa chữa Dinh Độc Lập sau vụ ném bom hôm 26-2-1962. Ảnh: Larry Burrows
Có lẽ để bớt bi kịch hơn, 2 con trai của ông bà Nhu - Xuân được cho là đều tương đối thành công, theo link này.Bố em hơn ông Nhu vài tuổi, và gặp ông Nhu ở Thư viện Quốc gia (ngày nay) khi ông Nhu mới được bổ nhiệm làm Phó giám đốc. Vài năm sau, tình cờ biết tin ông Nhu cưới bà Lệ Xuân. Bố em cũng biết bà này, học trường Bưởi, theo bố em, bà Xuân đen, còm nhom, chẳng có nét gì nổi bật.
Tuy nhiên bà Xuân nói lưu loát tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Ý, Cuốn hồi ký bà Xuân viết bằng tiếng Pháp với lời giải thích là bà không đủ tiếng Việt để diễn tả
Ông Trần Văn Chương là người hiền lành. Bà Chương cậy là hoàng tộc (cháu ngoại vua Đồng Khánh) nên có vẻ kênh kiệu. Cậu con trai út của ông là Trần Văn Khiêm, thời ông Nhu - Diệm, được "bầu" làm dân biểu. Tính tình ngỗ ngược, lại có ông anh bà chị làm to, nên rất bố láo với mọi người. Sau 1963 thất thế, sang Hoa Kỳ ở với ông bà Chương và sát hại bố mẹ hôm 27/6/1986. Đúng là một gia đình bi kịch
Ngày xưa chiến tranh mà tư lệnh Hải quân mới có đại tá, đây giờ lãnh đạo cảnh sát biển đến mấy tướngĐại tá tư lệnh hải quân Hồ Tấn Quyền chỉ huy bắn rơi 1 cái nên sau đc ông tổng thống càng tin dùng. Ngược lại ông đại tá tư lệnh không quân Nguyễn Xuân Vinh sau vụ này mất chức. Mà cuối cùng thì số phận thật trái ngược nhau: ông Quyền đảo chính năm 1963 bị giết chết thật thảm. Còn ông Vinh sang Mỹ tiếp tục học lên đến GS có tiếng rạng danh người Việt. Cuộc đời thật chả biết thế nào
Hình ảnh bà Nhu thế này thì phe Dương Văn Minh thảm sát họ Ngô là đúng.
ông Vinh đúng là có tướng trí thức hơn là quân nhânCu Aids viết
Đại tá tư lệnh hải quân Hồ Tấn Quyền chỉ huy bắn rơi 1 cái nên sau đc ông tổng thống càng tin dùng. Ngược lại ông đại tá tư lệnh không quân Nguyễn Xuân Vinh sau vụ này mất chức. Mà cuối cùng thì số phận thật trái ngược nhau ông Quyền đảo chính năm 1963 bị giết chết thật thảm. Còn ông Vinh sang Mỹ tiếp tục học lên đến GS có tiếng rạng danh người Việt. Cuộc đời thật chả biết thế nào
Em học phổ thông với với Nguyễn Chí Bảo, em ruột của ông Nguyễn Xuân Vinh. Cô bạn cùng lớp của em và Bảo lấy ông Nguyễn Xuân Chúc, anh ruột của Bảo, thành ra chúng em thân nhau. Năm 1965 chuẩn bị hồ sơ tuyển sinh Đại học, có ghi "Nguyễn Chí Bảo có người anh ruột là Nguyễn Xuân Vinh, Tư lệnh không quân Sài Gòn". Lúc đó còn nhỏ, em chỉ biết Nguyễn Cao Kỳ đang là Tư lệnh không quân Sài Gòn và kiêm Thủ tướng VNCH, đâu có biết rằng khi ông Nguyễn Xuân Vinh là Đại tá, Tư lệnh Không quân VNCH thì ông Nguyễn Cao Kỳ mới chỉ là Trung uý phi công Liên đoàn không quân Vận tải (lái C-47).
Em biết thông tin về ông Nguyễn Xuân Vinh qua kênh khác, không phải từ kênh anh em ông, dù chơi rất thân với họ
Từ năm 1961, ông Nguyễn Xuân Vinh đã đề nghị ông Diệm cho ông từ bỏ chức vụ Tư lệnh không quân, để sang nghề toán học mà ông yêu thích.
Lúc xảy ra vụ ném bom, ông Vinh đang thăm Đài Loan và ông Diệm biết ông Vinh chẳng dính líu gì đến vụ này, mà biết chắc chắn người bố phi công Nguyễn Văn Cử là người xúi giục con, nên ông Diệm đồng ý để ông Vinh từ nhiệm. Hồi ký của ông Đỗ Mậu cũng nói chuyện này
Ông Vinh rất thành công trong sự nghiệp ở NASA, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Hoa Kỳ và được Hoa Kỳ vinh danh
Hình như cụ Vinh này cũng không có kinh nghiệm thực chiến, kiểu sỹ quan kỹ thuật bàn giấy?ông Vinh đúng là có tướng trí thức hơn là quân nhân
Em đọc wiki thì thấy ghi cụ Vinh có em trai là Nguyễn Xuân Huy sn 1944 làm ở Viện Hàn lâm KHVN, không biết có phải là thầy PGS Nguyễn Xuân Huy của Viện CNTT không.Cu Aids viết
Đại tá tư lệnh hải quân Hồ Tấn Quyền chỉ huy bắn rơi 1 cái nên sau đc ông tổng thống càng tin dùng. Ngược lại ông đại tá tư lệnh không quân Nguyễn Xuân Vinh sau vụ này mất chức. Mà cuối cùng thì số phận thật trái ngược nhau ông Quyền đảo chính năm 1963 bị giết chết thật thảm. Còn ông Vinh sang Mỹ tiếp tục học lên đến GS có tiếng rạng danh người Việt. Cuộc đời thật chả biết thế nào
Em học phổ thông với với Nguyễn Chí Bảo, em ruột của ông Nguyễn Xuân Vinh. Cô bạn cùng lớp của em và Bảo lấy ông Nguyễn Xuân Chúc, anh ruột của Bảo, thành ra chúng em thân nhau. Năm 1965 chuẩn bị hồ sơ tuyển sinh Đại học, có ghi "Nguyễn Chí Bảo có người anh ruột là Nguyễn Xuân Vinh, Tư lệnh không quân Sài Gòn". Lúc đó còn nhỏ, em chỉ biết Nguyễn Cao Kỳ đang là Tư lệnh không quân Sài Gòn và kiêm Thủ tướng VNCH, đâu có biết rằng khi ông Nguyễn Xuân Vinh là Đại tá, Tư lệnh Không quân VNCH thì ông Nguyễn Cao Kỳ mới chỉ là Trung uý phi công Liên đoàn không quân Vận tải (lái C-47).
Em biết thông tin về ông Nguyễn Xuân Vinh qua kênh khác, không phải từ kênh anh em ông, dù chơi rất thân với họ
Từ năm 1961, ông Nguyễn Xuân Vinh đã đề nghị ông Diệm cho ông từ bỏ chức vụ Tư lệnh không quân, để sang nghề toán học mà ông yêu thích.
Lúc xảy ra vụ ném bom, ông Vinh đang thăm Đài Loan và ông Diệm biết ông Vinh chẳng dính líu gì đến vụ này, mà biết chắc chắn người bố phi công Nguyễn Văn Cử là người xúi giục con, nên ông Diệm đồng ý để ông Vinh từ nhiệm. Hồi ký của ông Đỗ Mậu cũng nói chuyện này
Ông Vinh rất thành công trong sự nghiệp ở NASA, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Hoa Kỳ và được Hoa Kỳ vinh danh