-Thật ra khi phát minh ra cung, tên và sử dụng ngựa, thì đao kiếm chỉ dành cho CẬN VỆ thôi, ví dụ Lã Bố, Điển Vi, hay Q Vũ đều là cận vệ, ...họ hay sử dụng kích, đao,...to, nặng một là họ khỏe, hai là trấn áp người khác. Vì vậy. vẫn có lý khi anh cận vệ như Quan Vũ có cái đạo to như vậy. Tam quốc chí chép về Điển Vi, quân sĩ nói: “Tráng sĩ dưới trướng có Điển quân, nâng đôi song kích tám mươi cân. " Chức năng trấn áp người khác rất quan trọng, kẻ ám sát thấy Điển Vi, Hứa Chử, Quan Vũ hay ngày xưa Phàn Khoái cũng khiếp, vì họ cao to, dữ tợn, cầm đồ hạng nặng.
Giặc ở trước sau đều đến khá nhiều, Vi dùng trường kích đánh phải đánh trái, đâm vào một cái, mười mấy người liền đổ gục. Người bên cạnh đã tử thương gần hết, Vi cũng bị mấy chục vết thương, vẫn dùng binh khí ngắn tiếp chiến, vật lộn với quân địch.
Một đoạn trích thấy việc sử dụng vũ khí tùy mục đích khác nhau, ĐVi dùng trường kích, sau dùng binh khí ngắn.
-Trong thực chiến, thì cung tên được sử dụng hiệu quả hơn, bắn một nhát là chết. Trong Tam quốc ta thấy kỵ binh thường làm chủ chiến trường, như Tào Tháo tập kích Ô Sào, hay sai kỵ binh tập kích Lã Bố, Lưu Bị chạy rẽ đất. Hạ Hầu Đôn trong trận chiến với Bố bị bắn cho đui mắt. Lã Bố bắn cung qua phương thiên họa kích, ...là những ví dụ.
-Điển hình là quân Mông Cổ, sử chép 10 lính thì 6 lính bắn cung, 4 lính giáp nặng, 6 lính bắn cung này đều mang kiếm ngắn, nhẹ, linh hoạt.