Vũ khí Nga >< Mỹ và cuộc chiến trên bàm phím OF

heocon0504

Xe buýt
Biển số
OF-130305
Ngày cấp bằng
10/2/12
Số km
631
Động cơ
378,202 Mã lực
Yak 38​





Cảm hứng bắt nguồn từ project Hawker Siddeley P.1154 & Harrier​




Không biết thì đừng bày đặt thưa thốt
Dự án Yak-38 xuất phát từ Yak-36 ( izdeliye V ) là phiên bản thử nghiệm VTOL phác ra từ rất sớm theo phác thảo của Shoolikov lẫn các bản thiết kế Yak-27/28/29

Chương trình VTOL đã khởi động ở Sô viết từ những năm 1956-1959 , phác thảo mẫu chiến đấu cất hạ cánh thẳng đứng là do 1 kỹ sư Liên Xô là K.V.Shoolikov ( hay còn gọi là Pelenberg ) trình bày từ những năm 1947 khi giới thiệu cho Phòng chế tạo OKB MiG , có nghĩa thiết kế máy bay cất hạ cánh đầu tiên do Liên Xô nghĩ ra

Các chương trình của phương Tây đến giữa những năm 50 mới thấy thử nghiệm gồm mẫu Bell X14 ( Type 68 ) của Mỹ , thằng Anh cũng này cũng chỉ giới thiệu 1 mẫu thử nghiệm là Short SC.1 vào 1957 và TMR ( Thrust Measurement Rig ) của R.R chỉ là cái phương tiện bay

Liên Xô cũng giới thiệu ở thời gian này mẫu phương tiện bay Rafaelyants Toorbolyot sử dụng động cơ Mikulin RD-9BP

Thứ nữa mẫu xuất phát của Harrier đếch phải là Hawker Iddeley P.1154 mà bạn mang vào mà phải là Hawker P.1127 hoàn toàn khác Yak-36 lúc này đang chịu ảnh hưởng của kiểu bào khí đặt ở mũi ( air-inlet ) giống như tiêm kích đánh chặn Mig-15
Sau này Yak-36M mới bỏ đi bào khí mũi và thiết kế Yak-38 đi theo kiểu này , nói ai giống ai thì chưa chắc đâu à
 

heocon0504

Xe buýt
Biển số
OF-130305
Ngày cấp bằng
10/2/12
Số km
631
Động cơ
378,202 Mã lực
2 con này đều bắt chước thiết kế của con Piranha APC do Thụy Sĩ sản xuất
Cách bố trí BTR XX ko hợp lý, dễ bị tổn thương. Bọn Tây lông nó bố trí lại theo dạng module thuận tiện, tăng khả năng bảo vệ.
Không hợp lý chỗ nào bạn ? Có đám APC nào sống sót qua cuộc tấn công của ATGM hoặc RPG , module chỗ nào ? Toàn tào lao ?
 
Chỉnh sửa cuối:

heocon0504

Xe buýt
Biển số
OF-130305
Ngày cấp bằng
10/2/12
Số km
631
Động cơ
378,202 Mã lực
Mig 23 cánh cụp cánh xòe



Cảm hứng bắt nguồn từ con lợn đất F111

Vãi luyện cái cảm hứng
Variable sweep-wing của con Mig-23 dựa vào con Su-7B nhưng có khả năng cụp xòe cao hơn ( góc 63 độ ) mà dám nói cảm hứng từ F-111
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
2 con này đều bắt chước thiết kế của con Piranha APC do Thụy Sĩ sản xuất

Không hợp lý chỗ nào bạn ? Có đám APC nào sống sót qua cuộc tấn công của ATGM hoặc RPG , module chỗ nào ? Toàn tào lao ?
Haiza...mất công cãi nhau quá, thiết kế BTR của Nga ngố là máy đặt phía sau nên bảo vệ kém hơn, bộ binh chui ra bên sườn ko hẳn là ý hay. Sàn phía sau của Stryker có của mở phía trên để có thể biến thành trận địa cối di động. Ngon hơn chưa ?

Thiết kế module, muốn biến con Stryker thành pháo tự hành, xe cấp cứu, xe yểm hộ bộ binh hay thông tin trinh sát đều được chỉ cần gài theo module. Nó giống như Plug & Play của máy tính.

Thế đã rõ chưa :)
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Haiza...mất công cãi nhau quá, thiết kế BTR của Nga ngố là máy đặt phía sau nên bảo vệ kém hơn, bộ binh chui ra bên sườn ko hẳn là ý hay. Sàn phía sau của Stryker có của mở phía trên để có thể biến thành trận địa cối di động. Ngon hơn chưa ?

Thiết kế module, muốn biến con Stryker thành pháo tự hành, xe cấp cứu, xe yểm hộ bộ binh hay thông tin trinh sát đều được chỉ cần gài theo module. Nó giống như Plug & Play của máy tính.

Thế đã rõ chưa :)

Thứ nhất bác lấy xe đời 2005 ra so với xe đời 1960 đã thấy hơi không bthg
Thứ 2 nếu so sánh đa dụng thì stryker khg bằng btr vì đơn giản btr60 đa dụng hơn hẳn . Nếu e khg nhầm có tới hơn 20 loại thiết kế khác nhau để sử dụng btr60
Thứ 3 stryker khg biết bơi
Với btr60 nó có thể đi bất cứ đâu. Còn stryker thì phải chờ công binh
Để convert stryker vẫn phải vào nhà máy như btr60. Khg đơn giản plug and play
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Thứ nhất bác lấy xe đời 2005 ra so với xe đời 1960 đã thấy hơi không bthg
Thứ 2 nếu so sánh đa dụng thì stryker khg bằng btr vì đơn giản btr60 đa dụng hơn hẳn . Nếu e khg nhầm có tới hơn 20 loại thiết kế khác nhau để sử dụng btr60
Thứ 3 stryker khg biết bơi
Với btr60 nó có thể đi bất cứ đâu. Còn stryker thì phải chờ công binh
Để convert stryker vẫn phải vào nhà máy như btr60. Khg đơn giản plug and play
Học thuyết quân sự khác nhau nên nó ko chú trọng đến tính lưỡng cư, từ trước đến giờ cũng vậy.
BTR80/90 cũng ko thay đổi nhiều trong thiết kế
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Thế nên nó có btr có bmd brdm bmp pt
So với mấy loại kia thì stryker cũng khg có cửa
 

heocon0504

Xe buýt
Biển số
OF-130305
Ngày cấp bằng
10/2/12
Số km
631
Động cơ
378,202 Mã lực
Nhìn chả có tí gì là liên quan :)).

YE8 đầu Su thân Mig 21 đưa của hút xuống dưới :D có gì là ghê gớm ;)
Thế cái đống của cậu có *** gì liên quan
Cái cửa hút xuống dưới đấy mới là điểm xác đáng cũng như cậu so sánh cánh cụt xòe của Mig-23 và F-111 kiểu thằng nào ra trước thằng nào ra sau :-|
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Thế cái đống của cậu có *** gì liên quan
Cái cửa hút xuống dưới đấy mới là điểm xác đáng cũng như cậu so sánh cánh cụt xòe của Mig-23 và F-111 kiểu thằng nào ra trước thằng nào ra sau :-|



;) Ít nhất cái ngoại hình & tính năng nhìn có tí liên quan.

Cửa hút phía dưới thì nhiều mẫu khác của Mỹ có rồi nhóe. Thiết kế cánh cụp cánh xòe của Su 7 nên so với Su 22. Nhìn đuôi, thiết kế cánh của Mig 23, Su 24 so sánh với F111 thì bạn sẽ thấy nhé :)
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Em lo cho bác thôi
Cái m113 và thằng cháu m2 brad tội nghiệp lắm
Chả tội nghiệp đâu M113 thành huyền thoại còn M2 thành sát thủ bây giờ. M2 bị chửi vì nặng quá dễ hỏng đường, sập cầu thôi
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Huyền thoại vỏ nhôm bị súng truờng bắn lủng thì e bik. Thế nên m2 phải đắp điếm các thứ lằng nhằng lên apc để thành light tank
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Tank Mỹ hiện đại nhưng quá kém, nếu mua Leopard 2 của Đức thì quá ổn. Em thấy hàng Đức bền, tốt, giá thành cũng tương đối.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Thằng đức là cha đẻ của abram nên xe nó ngon hơn là chắc. Mỗi tội hàng nato nặng quá khả năng tác chiến mọi địa hình chưa tốt
 

heocon0504

Xe buýt
Biển số
OF-130305
Ngày cấp bằng
10/2/12
Số km
631
Động cơ
378,202 Mã lực
Haha , cảm hứng của người Mỹ được tạo ra nhờ ăn cắp ăn cắp và ăn cắp =)) =))
Nói đôi chút về lịch sử tí , mẫu cánh cụp-cánh xòe ( swept-wing ) đạt siêu âm đầu tiên do người Đức phát triển , hãng Messerschmitt đã phát triển mẫu máy bay siêu âm cánh cụp - cánh xòe dưới thiết kế của 2 kĩ sư Đức là Adolf Busemann và Albert Betz . Khi đó cánh máy bay thiết kế theo kiểu cánh lượn ( pivoting wings ) nhằm giảm tốc khi cất hạ cánh , tuy nhiên điều này dễ dẫn đến gây hỏng cánh ở đường băng sân bay . Nhờ có cánh cụp , cũng kiểu thiết kế cánh như trên hoàn toàn có thể giảm sải cánh và lượn từ từ ( low drag ) với tốc độ cao ở độ cao thấp
Mẫu thử nghiệm cũa hãng Messerschmitt được đặt tên là P.1101 V1 , và số phận của nó định đoạt sau WW2 bằng cách người Mỹ cướp lấy thành quả và mang về Mỹ để nghiên cứu hay phũ phàng hơn là nhái bén vào năm 1945 , từ mẫu P.1101V1 hãng Bell đã phát triển nên máy bay cánh cụp cánh xòe đầu tiên là X-5

Sau khi mẫu X-5 ra đời , cảm hứng bắt đầu tuột dần với những mẫu thử nghiệm thất bại về khí động học như Grumman XF10F Jaguar , Mỹ ta bắt đầu cay cú và suy nghĩ cách ăn cắp trứng gà bằng cách nhìn sang thằng Anh
Lúc này Anh vẫn phát triển chương trình máy bay của mình 1 cách sâu rộng tiếp tục thành quả của Globe Master hay Pioneer , chương trình swept-wing được phát triển bởi hãng Vickers (Weybridge) , 1 kĩ sư của họ là Barnes Wallis’s ‘Wild Goose’ đã phát triển lý luận dòng chảy khí luân chuyển thành lớp trên cánh máy bay và có thể điều khiển được bằng cách sử dụng cánh cụp xòe điều khiển , sau khi không nhận được quan tâm đúng mức của CP Anh vào 1950 . Phòng thí nghiệm Langley của NASA ( Langley Laboratory NASA ) đã chào mời team Vicker đứng đầu bởi Wallis nhằm mượn tay họ để đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu
Sau này chương trình TFX kế thừa cảm hứng từ ai thì mấy bác biết rồi nhá , hầu chuyện tí 8-x
 

heocon0504

Xe buýt
Biển số
OF-130305
Ngày cấp bằng
10/2/12
Số km
631
Động cơ
378,202 Mã lực
Mấy bác yên tâm tôi sẽ lật từng cái bias " cảm hứng " trong này bằng sự thật lịch sử , mai tôi sẽ phục vụ chương trình bằng bài giảng ra đời con Tu-160 và nó có phải em gái hay chị họ của B1 Lancer hay không =))
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,424
Động cơ
-8,704 Mã lực
Bỏ qua binh chủng Hải quân, vì hải quân Nga thiếu về số lượng sơ với mẽo, có bài báo Đất Việt chém thế này các cụ ạ.


Lực lượng quân sự Nga–Mỹ có gì để đối đầu nhau?

(ĐVO) - Cách đây không lâu, báo “Bình luận quân sự độc lập” của Nga đã đăng bài “So sánh lực lượng vũ trang Nga- Mỹ“ của tác giả X.Iuferev. Xin được lược dịch để bạn đọc tham khảo.



Trong điều kiện hiện nay khó có thể hình dung là một cuộc xung đột quân sự chỉ giữa hai nước Nga - Mỹ lại có thể xảy ra. Nếu có một cuộc xung đột như vậy thì các quốc gia có chung đường biên giới cũng sẽ bị lôi kéo vào cuộc chiến. Hơn nữa, Mỹ với tư cách là một nước thành viên NATO có thể trông đợi vào một sự hỗ trợ hoàn toàn, nếu không phải là của toàn khối, thì ít nhất cũng từ một đồng minh Châu Âu chủ chốt là nước Anh. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này chúng ta hãy chỉ thử phân tích xem quân đội hai nước có gì trong tay để đối đầu nhau.
Các thông tin để so sánh đều lấy từ các nguồn công khai mà bất cứ ai cũng có thể tiếp cận được nếu muốn. Phần lớn các số liệu về số lượng các loại vũ khí và sinh lực là thuộc loại thông tin bí mật, cho nên nếu có được công bố thì thường bị chậm, chính vì thế mà các con số thực có thể ít hơn hoặc nhiều hơn số liệu được dẫn ra dưới đây.

Tăng Т-90 Thứ nhất - về quân số
Có thể bắt đầu việc so sánh tiềm lực quân sự của hai cường quốc bằng so sánh dân số của hai nước. Dân số Nga đến ngày 01/01/2013 là 143.347.059 người, dân số Mỹ đến tháng 12/2012 là 314.895.000 người.
Từ các con số trên có thể thấy là trong trường hợp xảy ra chiến tranh toàn cầu thì Mỹ có thể huy động lực lượng nam giới khỏe mạnh cầm vũ khí nhiều hơn so với Nga.
Tiềm lực lực lượng dự bị động viên của Nga được đánh giá vào khoảng 31 triệu người, còn Mỹ là 56 triệu người (nếu tính toàn bộ nam giới từ 17 đến 49 tuổi thì không ít hơn 109 triệu người).
Tuy nhiên, cũng nên hiểu rằng dĩ nhiên là Mỹ không thể huy động toàn bộ lực lượng trên. Để duy trì một quân đội với quân số như vậy sẽ không đủ vũ khí, đạn dược, lương thực, quân trang và dịch vụ hậu cần vận tải sẽ biến thành một địa ngục thực sự.
Nếu tiến hành chiến tranh tiêu hao thì việc bù đắp tổn thất của Mỹ sẽ hiệu quả và kéo dài được hơn nhiều so với Nga. Nga cũng chưa có lực lượng dự bị chuyên nghiệp. Công việc xây dựng lực lượng dự bị động viên chuyên nghiệp hiện mới chỉ đang trong giai đoạn bắt đầu.
Quân số lực lượng vũ trang Nga có thể tăng đến 1 triệu người, trong đó số quân có trong biên chế là 70.000 người, còn khoảng 300.000 là lính nghĩa vụ. Quân đội Mỹ được chuyên nghiệp hóa hoàn toàn với quân số là 1,4 triệu người và có khoảng 1,1 đến 1,3 triệu người là lực lượng dự bị động viên hoặc quân dự bị.
Tất cả họ (lực lượng dự bị động viên và quân dự bị) đều có hợp đồng với Bộ quốc phòng, thường xuyên được tham gia các cuộc tập trận và huấn luyện tác chiến và trong trường hợp cần thiết có thể được gọi vào đội quân thường trực.
Theo học thuyết quân sự “Duy trì vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ. Các ưu tiên quốc phòng thế kỷ XXI“ được công bố năm 2012 thì quân đội Mỹ chỉ có thể sẵn sàng tiến hành 01 cuộc chiến tranh quy mô lớn và đồng thời kiềm chế các hành động xâm lược của đối phương ở các khu vực khác nhau trên Trái đất.
Trước đó, Mỹ cho rằng nước này có thể tiến hành đồng thời 02 cuộc chiến tranh quy mô lớn. Xuất phát từ học thuyết trên, có thể thấy trong trường hợp tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược chống Nga, Mỹ có thể sử dụng một phần lớn lực lượng vũ trang của mình.
Thứ hai - trang bị kỹ thuật của lục quân
Lực lượng xung kích chủ yếu của lục quân là xe tăng. Trong trang bị của Lục quân Mỹ đến năm 2012 có 1.963 tăng “Abrams” biến thể M1A2, trong số đó có 588 xe tăng đã hiện đại hóa theo phiên bản M1A2SEP. Ngoài ra, Mỹ còn có khoảng 2.400 tăng M1A1 và khoảng 2.385 tăng M1 đang được niêm cất.
Tăng "Abrams" М1А2 Loại tăng hiện đại nhất của Lục quân Nga là T-90. Tất cả có 500 xe tăng loại này với 2 phiên bản là T-90A và T-90AK hiện có trong biên chế.
Điều đó có nghĩa là, nếu chỉ tính những loại tăng hiện đại nhất thì giữa hai bên có một sự cân bằng tương đối.
Ngoài loại tăng trên, đến năm 2010 Lục quân Nga còn có 4.500 tăng T-80 với các biến thể khác nhau đã qua sửa chữa lớn (đại tu).

Hiện tại, các đơn vị và các kho bảo quản còn có khoảng 12.500 tăng T-72 nhiều biến thể khác nhau.
Như vậy, chỉ cần 1/3 tất cả các loại xe tăng nói trên được đưa vào sử dụng thì số lượng cũng đã vượt số tăng của Mỹ. Nếu tính đến việc Mỹ không thể triển khai toàn bộ số xe tăng đang có để chống Nga thì ưu thế số lượng của Nga là tuyệt đối. Tính tổng số thì ưu thế về tăng của Nga sẽ vượt Mỹ ít nhất 2,5 lần.
Trong trang bị của Lục quân Mỹ còn có khoảng 6.500 xe chiến đấu bộ binh “Bradly”, còn Nga có khoảng 700 xe chiến đấu bộ binh BMP-3, 4.500 BMP-2 và gần 8.000 BMP-1.
Nga có khoảng 4.900 xe vận tải bọc thép từ BTR-70 đến BTR-80A. Dự định đến năm 2020 tất cả các xe vận tải bọc thép sẽ được hiện đại hóa và nâng cấp lên thành BTR-82A (AM).
Pháo tự hành МСТА-С Bộ đội đổ bộ đường không Nga sở hữu 1.500 xe chiến đấu đổ bộ tất cả các biến thể và khoảng 700 BTR-D (xe vận tải bọc thép dành cho lính đổ bộ đường không – ND). Quân đội Mỹ sở hữu số lượng xe vận tải bọc thép lớn hơn nhiều- tới gần 16.000 chiếc.
Một trong những thành tố quyết định thắng lợi của các chiến dịch trên bộ vẫn là các đợt pháo bắn chuẩn bị. Hiện nay Lục quân Mỹ có khoảng 2.000 pháo tự hành và 1.500 pháo xe kéo.
Lục quân Nga, theo số liệu năm 2010, có hơn 6.800 pháo tự hành và 7.500 pháo xe kéo. Trong số đó có 4.600 khẩu là pháo 122 mm D-30 sẽ được đưa ra khỏi trang bị cuối năm 2013.
Ngoài ra, Nga còn có gần 3.500 dàn pháo phản lực bắn dàn, trong khi đó Lục quân Mỹ chỉ có khoảng 830 dàn pháo kiểu này.
Như vậy, về mặt lý thuyết Quân đội Nga có ưu thế về pháo tự hành so với Mỹ là 3,4 lần, pháo xe kéo là 5 lần (sẽ là 1,9 lần sau khi thanh lý pháo D-30), còn về pháo phản lực bắn dàn thì Nga hơn Mỹ 4,2 lần.
Tuy nhiên, theo biên chế trực tiếp của các lữ đoàn và các căn cứ quân sự thì trong lực quân Nga chỉ có 2.500 xe tăng. Để khẳng định điều này không khó khăn lắm và chỉ cần làm một phép tính đơn giản. Trong Lục quân Nga chỉ có 4 lữ đoàn tăng độc lập, mỗi lữ đoàn được trang bị từ 91 đến 94 tăng chiến đấu cơ bản. Lục quân Nga cũng có 30 lữ đoàn bộ binh cơ giới, mỗi lữ đoàn có 01 tiểu đoàn tăng với 41 chiếc. Các xe tăng còn lại hiện nằm tại các kho niêm cất và sửa chữa phương tiện kỹ thuật quân sự. Tình hình đối với pháo binh cũng tương tự như vậy.
Ngoài xe tăng và các loại xe thiết giáp nói trên, Lục quân 2 nước có một số lượng lớn các máy bay lên thẳng. Lục quân Mỹ có 2.700 máy bay lên thẳng chiến đấu. Lục quân Nga có ít hơn- 1.368 chiếc (ít hơn 2 lần).
Thứ ba - về không quân
Không quân Mỹ thực sự là một lực lượng đáng gờm, nếu tính theo số lượng máy bay chiến đấu thì Không quân Mỹ đứng đầu thế giới.
Trong thành phần của các đơn vị thường trực (năm 2011) lực lượng này có 144 máy bay ném bom chiến lược (66 B-1, 20 B2 và 58 B-52), 297 máy bay cường kích A-10, 1.629 máy bay tiêm kích (471 F-15, 968 F-16, 179 F-22, 11 F-35).
Cần ghi nhận rằng Mỹ là nước duy nhất trên thế giới có máy bay tiêm kích thế hệ 5 (máy bay F-22 Raptor). Ngoài ra, Hải quân Mỹ (số liệu năm 2008) cũng có 867 máy bay tiêm kích - cường kích F/A-18. Tổng cộng số lượng các máy bay chiến đấu (không tính máy bay dự trữ) – 2.937 chiếc.
F-22 Raptor Thành phần của Không quân Nga được giữ bí mật, điều đó có nghĩa là những số liệu dẫn ra dưới đây có chỗ nào đó không chính xác. Lực lượng thường trực của Không quân Nga có 80 máy bay ném bom chiến lược (16 Tu-160, 64 Tu-95MS), 150 máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3, 241 máy bay cường kích Su-25, 164 máy bay ném bom chiến trường Su-24M và M2, 26 máy bay ném bom chiến trường Su-34.
Không quân tiêm kích có tổng cộng 953 máy bay (282 MiG-29, 252 MiG-31, 400 Su-27, 9 Su-30 và 10 Su- 35S. Tổng cộng số lượng máy bay chiến đấu của Không quân Nga là 1.614 chiếc (con số tương đối). Như vậy, không quân của đối phương (Mỹ) có ưu thế gấp 2 lần về số lượng.
Tuy vậy, có một thực tế là hiện nay Không quân Nga đang tích cực hiện đại hóa và tái trang bị. Số lượng máy bay chiến đấu hiện đại sẽ nhanh chóng tăng lên, sẽ đưa vào trang bị máy bay thế hệ 5 của Nga – PAK FA (máy bay của không quân chiến trường trong tương lai).
Không những thế, nếu căn cứ vào các khả năng của mình thì Su-35S trên thực tế không thua kém gì các máy bay thế hệ 5 (của Mỹ) và Không quân Nga đã lên kế hoạch sở hữu ít nhất là 48 chiếc máy bay loại này. Đến năm 2012, một nửa sô máy bay Su-27 đã được hiện đại hóa lên phiên bản Su-27 SMZ, và về thực chất thì nó đã là một loại máy bay khác và hoàn toàn có thể tác chiến ngang ngửa với tất cả các loại máy bay thế hệ 4. Các máy bay tiêm kích- đánh chặn MiG-31 cũng đang được nhanh chóng hiện đại hóa.
Su-35S Ngoài những yếu tố trên, Không quân Nga còn có một con bài rất lợi hại. Các tên lửa có điều khiển lớp “không đối không” hiện có trong trang bị của Không quân Nga có cự ly bắn xa nhất so với tất cả các loại tên lửa cùng loại hiện có.
Tên lửa R-37 mà máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-31BM và máy bay tiêm kích Su-27, Su-35 được trang bị có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly tới 300 km! Không chỉ có vậy, Nga đang nghiên cứu chế tạo tên lửa KS-172 có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly xa hơn- đến 400 km.
Tên lửa tầm trung RVV-SD có tầm bắn 110 km. Tên lửa có điều khiển bắn trong mọi điều kiện thời tiết của Mỹ hiện đại nhất ATM-120C7 và AIM-120D chỉ có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly lần lượt là 120 và 180 km .
Su-35, Su-27 và MiG-31BM với đài rada hiện đại và các tên lửa R-37 có cự ly bắn lớn hơn bất kỳ một loại tên lửa nào cùng loại của Mỹ đã cho phép khắc phục được một cách cơ bản những nhược điểm của mình so với máy bay tiêm kích thế hệ 5 hiện đại nhất của Mỹ là F-22 Raptor có bề mặt phản xạ rada ít hơn.
Còn đối với các loại tiêm kích kiểu F-15, F-15 và F/A-18 thì các loại máy bay trên của Nga dễ dàng đối đầu mà không gặp vấn đề gì lớn.
Và cuối cùng – Lực lượng phòng không
Con bài chủ yếu của Nga trong một cuộc xung đột quân sự có thể xảy ra, ngoài lực lượng không quân không phải là quá yếu kém, chính là hệ thống phòng không- một lực lượng có đủ khả năng làm cho không phận Nga trở thành bất khả xâm phạm đối với lực lượng không quân của bất kỳ đối phương tiềm năng nào. Mà thiếu sự yểm trợ của không quân thì không thể tiến hành thành công bất kỳ một chiến dịch quân sự trên bộ nào để chống lại các cụm lục quân tương đối mạnh của đối phương.
Nếu tính đến việc Lục quân Mỹ trong giai đoạn đầu của chiến dịch phải tiến hành các trận đánh xa căn cứ bàn đạp và tiếp tục phát triển, nếu Mỹ không chiếm được ưu thế trên không thì chiến dịch trên đã cầm chắc thất bại.
Hệ thống phòng không S-400 Trung tâm phân tích của Úc Air Power Australia đã đưa ra một bản báo cáo, trong đó có mục so sánh Không quân chiến đấu Mỹ với các phương tiện phòng không của Nga và đã nhận xét rằng trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự quy mô lớn thì khả năng sống sót của Không quân Mỹ trên thực tế hoàn toàn bị loại trừ vì các phương tiện phòng không như các hệ thống rada và các tổ hợp tên lửa phòng không của Nga đã đạt tới đỉnh phát triển cao nhất.
Hệ thống phòng không hiện đại S-400 của Nga nhìn chung không có đối thủ và vượt trội hơn hẳn so với Patriot của Mỹ.
Bên cạnh đó, thành phần xương sống của hệ thống phòng không Nga là các tổ hợp S-300 vẫn còn khả năng trừng trị bất kỳ một đối phương tiềm năng nào. Theo các số liệu của nhiều chuyên gia Châu Âu, hệ thống phòng không của Nga có thể tiêu diệt đến 80% các máy bay bất kỳ loại nào xâm nhập không phận Nga.
Các chuyên gia Nga khiêm tốn hơn và cho rằng con số trên vào khoảng 60 đến 65%, - tuy vậy, trong bất kỳ trường hợp nào (80 % hoặc 60- 65%) thì không quân đối phương cũng đã phải chịu đựng tổn thất không thể bù đắp được và không thể nào hồi phuc lại được.
Đến năm 2010, lực lượng phòng không Nga có khoảng 2.100 tổ hợp phóng S-300 các kiểu khác nhau, 9 tiểu đoàn S-400 với 72 tổ hợp phóng và đến năm 2020 dự định sẽ triển khai 56 tiểu đoàn S-400. Ngoài ra, tại các đơn vị còn có ít nhất 22 tổ hợp phòng không tầm gần – Pantsir-S1.
Chính các hệ thống phòng không Nga với vai trò là con bài chủ chốt và là “cái ô” là lực lượng có thể bảo vệ đất nước trước các cuộc xâm lược có thể xảy ra.
Dưới cái ô của hệ thống phòng không, đến năm 2020 Nga có thể bình tĩnh đổi mới căn bản lực lượng lục quân và không quân, bổ sung vũ khí và phương tiện kỹ thuật mới cho các lực lượng này. Và như vậy, sau năm 2020 xác suất xảy ra xung đột vũ trang trực tiếp giữa Nga và Mỹ (hiện giờ đang rất thấp) sẽ xuống mức gần như bằng không.

  • Lê Hùng
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top