Pháp nhân quản lý nhân viên. Nhân viên trong quá trình làm việc cho pháp nhân, nếu làm sai gây thiệt hại cho khách hàng thì pháp nhân phải đền cho khách hàng. Sau đó pháp nhân kiện nhân viên bắt bồi thường thiệt hại cho pháp nhân. Quy tắc này là bất biến.
Bản thân các NH trong vụ này họ thừa biết quy tắc nêu trên, nhưng họ vẫn chày bửa và đổ lỗi cho nhân viên. Họ cố tình lái sự việc theo hướng giao dịch rút tiền của Hà Thanh là giao dịch cá nhân với nhau, không phải là giao dịch giữa khách hàng và pháp nhân để tránh né việc NH bồi thường cho KH.
Ngoài ra , việc giải quyết tại tòa tức là làm đúng quy trình tranh chấp, bản án là cơ sở để thực hiện, tránh trường hợp cổ đông quy trách nhiệm cho HĐQT tự ý đền bù cho khách hàng, gậy thiệt hại cho pháp nhân. Ngoài ra ,việc cãi nhau tại tòa biết đâu sẽ giảm được tiền bồi thường
![rolling on the floor =)) =))](/styles/yahoo/24.gif)
![rolling on the floor =)) =))](/styles/yahoo/24.gif)
![rolling on the floor =)) =))](/styles/yahoo/24.gif)
. Tóm lại tiền bồi thường sẽ là 100% hoặc ít hơn, nên các NH khi xảy ra vụ việc tương tự, rất thích ra tòa.
Rõ ràng trong vụ này, tiền đã chảy vào NH, và tiền rút ra không có chữ ký của KH, do nhân viên cố tình làm sai quy trình.
Việc đại gia và Hà Thanh hợp tác để lừa NH nếu có, thì NH phải chứng minh, không thể lấy lý do vì sổ tiết kiệm của đại gia nằm trong tay Hà Thanh nên đại gia phải chịu rủi ro.