[Funland] Vụ dùng tiền lẻ qua trạm Cai Lậy: Chuyển 19 biển số xe cho công an

hdv

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-3740
Ngày cấp bằng
12/3/07
Số km
4,456
Động cơ
588,204 Mã lực
Tôi nói ví dụ nếu có 1 trường hợp đơn lẻ trả phí bằng tiền nhỏ thì có ách tắc gì không? Không hề vì 1 trường hợp thì chỉ mất thêm vài phút đếm tiền. Vậy bản thân cái việc trả tiền lẻ của một cá nhân không gây ách tắc nên không khép tội ai được. Cái làm nên ách tắc là hàng trăm người cơ, nhưng pháp luật không thể gộp tội của họ lại với nhau, trừ phi tìm được ai đó đứng ra tổ chức
Cụ đi 1 lần thì thoải mái luôn, không ai dám cấm cụ cả.

Nhưng nếu cụ lượn vài vòng đi ngược đi xuôi qua trạm thu phí, trả tiền lẻ bỏ trong chai, gây ách tắc dài...thì có khả năng cao là cụ sẽ bị xử lý. Vì hành động đó lúc này được coi là hành động gây rối.

Em đưa ra câu hỏi trên là vì nhiều cụ nói đường quốc lộ không cấm lưu thông nên đi bao nhiêu lần cũng được, tiền lẻ không cấm lưu thông nên trả thế nào cũng được.
 

dexom

Xe trâu
Biển số
OF-63376
Ngày cấp bằng
5/5/10
Số km
31,349
Động cơ
1,000,399 Mã lực
Nơi ở
Thiên Đường
Nó nằm trong mục " hành vi khác..." cụ ơi, thế nên mới khó :D

- Tài xế giải thích tại sao lại bỏ tiền lẻ vào trong chai nhựa? Rồi lặp đi lặp lại nhiều lần hành động đó? Với mục đích để làm gì? Nếu không có lý do giải thích chính đáng và hợp lý thì rất dễ bị gây vào tội cản trở giao thông.

Trích bài báo: " Khi trả tiền lẻ thì đã mất thời gian kiểm đếm rất lâu, còn khi tiền lẻ cuộn tròn bỏ trong chai nhựa thì rõ ràng đây là hành vi cố ý để làm cho quá trình mua vé diễn ra rất chậm, hành vi này sẽ gây ra ùn tắc giao thông tại trạm thu phí. Tài xế biết rõ điều này và vẫn cố tình thực hiện. Hành vi này có dấu hiệu “gây rối trật tự công cộng”, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm mà người vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.."
Cụ cũng đã có phân tích tình huống Luật.
Tuy nhiên hành động cho tiền vào chai, sử dụng tiền lẻ, vòng qua trạm nhiều lần thì có 2 vấn đề cần thận trọng xem xét:
1 là về Luật thì những hành động đó Không Bị Cấm;
2 là tự do đi lại là quyền của Công dân động vào vớ vẩn vi Hiến, còn việc cất tiền ở đâu cũng là quyền của cá nhân.

Nói chung là cố ép cũng khó cụ ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,614
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Cụ nói buồn cười quá!
Tôi dất muốn đi nhưng ông ngăn cản không chịu mở barie ra thì làm sao tôi đi được?
Thế nên cụ đã thấy ai mới đích thực là người "cản trở giao thông" chưa?

Thấy các cụ tranh luận về vấn đề này, em thấy nó cũng hay ho nên nêu câu hỏi cho mọi người cùng thảo luận xem sao.

Vấn đề đặt ra: Nếu các xe dùng tiền lẻ, lưu thông qua trạm thu phí nhiều lần trong ngày gây ách tắc giao thông kéo dài, thì liệu có bị xử lý hình sự không? Nếu có thì quy vào tội gì?

Đọc qua luật hình sự , thì em thấy có tội cản trở giao thông đường bộ là đáng lưu ý nhất.

Tội này quy định như thế nào ?

Điều 203 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 (BLHS) qui định về Tội cản trở giao thông đường bộ như sau:
“1. Người nào có một trong các hành vi sau đây cản trở giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Đào, khoan, xẻ trái phép các công trình giao thông đường bộ;
b) Đặt trái phép chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường bộ;
c) Tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá huỷ biển báo hiệu, các thiết bị an toàn giao thông đường bộ;
d) Mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có giải phân cách;
đ) Lấn chiếm, chiếm dụng vỉa hè, lòng đường;
e ) Lấn chiếm hành lang bảo vệ đường bộ;
g) Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ;

h) Hành vi khác gây cản trở giao thông đường bộ.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Tại các đèo, dốc và đoạn đường nguy hiểm;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm”.


Nếu giả dụ có một nhóm người cố ý gây ách tắc giao thông tại trạm thu phí hàng giờ liền, khiến các xe phía sau không lưu thông được, trong đó có xe cứu thương đang trở nạn nhân bị tai nạn giao thông đi cấp cứu. Do không được cấp cứu kịp thời nên nạn nhân đã chết trên xe cấp cứu vì mất quá nhiều máu. Như vậy, hậu quả này có phải do chính nhóm người cản trở giao thông kia gián tiếp gây ra không?

Nếu thiệt hại về kinh tế do tắc đường thì nhiều vô kể: Xe công chở hàng, xe lãnh đạo đi họp ký hợp đồng đối tác, các cụ chậm chuyến bay... Chậm trễ 1 tiếng thôi thì thiệt hại không đếm xuể...

Đúng là luật không cấm dùng tiền lẻ để thanh toán, hay đi đi lại lại nhiều lần trên quốc lộ qua trạm thu phí.. Nhưng nếu sử dụng việc này để nhằm thực hiện mục đích khác gây thiệt hại cho người khác ( gây ách tắc giao thông, gián tiếp gây chết người....) thì có thể bị xử lý hình sự.

Như vậy, hành động : " dùng tiền lẻ, lưu thông nhiều lần qua trạm thu phí ( nếu bên xxx chứng minh được đây là hành động cố ý, nhằm mục đích kéo dài thời gian trả phí, gây tắc nghẽn giao thông) thì CÓ THỂ sẽ bị khép vào mục h khoản 1 điều 203 bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi 2009 tội Cản trở giao thông đường bộ"


Em đề cập vấn đề này căn cứ vào pháp luật hiện hành tại VN, mời các cụ cùng thảo luận một cách khách quan.
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,614
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Cụ phân tích rất có căn cứ.
Tuy nhiên hành động cho tiền vào chai, sử dụng tiền lẻ, vòng qua trạm nhiều lần thì có 2 vấn đề cần thận trọng xem xét:
1 là về Luật thì những hành động đó Không Bị Cấm;
2 là tự do đi lại là quyền của Công dân động vào vớ vẩn vi Hiến, còn việc cất tiền ở đâu cũng là quyền của cá nhân.

Nói chung là cố ép cũng khó cụ ạ.
Được cả cụ nữa, cứt tích thế mà cụ bảo "rất có căn cứ" thì em cũng ạ cụ =))
 

SesameStreet

Xe container
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
6,292
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
44
Cụ nói buồn cười quá!
Tôi dất muốn đi nhưng ông ngăn cản không chịu mở barie ra thì làm sao tôi đi được?
Thế nên cụ đã thấy ai mới đích thực là người "cản trở giao thông" chưa?
Cụ này chuẩn này.
Đường của tôi, anh đặt trạm thu trái pháp luật. Đã trái pháp luật thì còn xử lý được ai mà doạ?
Muốn không cản trở giao thông thì bỏ cái trạm đó đi.
 

dexom

Xe trâu
Biển số
OF-63376
Ngày cấp bằng
5/5/10
Số km
31,349
Động cơ
1,000,399 Mã lực
Nơi ở
Thiên Đường
Được cả cụ nữa, *** tích thế mà cụ bảo "rất có căn cứ" thì em cũng ạ cụ =))
À em nhầm từ, ý là cụ ấy cũng có phân tích haha :))
Chứ ko phải nói cùn nói khơi khơi cảm tính.

Ý iêm là thế thôi mà :D
Để em sửa ạ :P
 

Kappuccino

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-386254
Ngày cấp bằng
9/10/15
Số km
4,581
Động cơ
275,799 Mã lực
Tuổi
48
Cụ đi 1 lần thì thoải mái luôn, không ai dám cấm cụ cả.
Nhưng nếu cụ lượn vài vòng đi ngược đi xuôi qua trạm thu phí, trả tiền lẻ bỏ trong chai, gây ách tắc dài...thì có khả năng cao là cụ sẽ bị xử lý. Vì hành động đó lúc này được coi là hành động gây rối.

Em đưa ra câu hỏi trên là vì nhiều cụ nói đường quốc lộ không cấm lưu thông nên đi bao nhiêu lần cũng được, tiền lẻ không cấm lưu thông nên trả thế nào cũng được.
Bỏ trong chai thì có thể bị kết tội, còn đưa tiền lẻ thì không. Nhưng tội rất nhỏ vì một người kể cả bỏ tiền trong chai thì gây ách tắc 5 phút thôi. Ách tắc 5 phút thì khép khung gì? Ách cả buổi là do hàng trăm người chứ không thể nói 1 người gây tắc đường cả buổi rồi phạt tù người ta?

Còn vòng đi vòng lại thì không có tội gì hết. Tôi buồn tôi đi chơi cấm sao được ;)
 

dexom

Xe trâu
Biển số
OF-63376
Ngày cấp bằng
5/5/10
Số km
31,349
Động cơ
1,000,399 Mã lực
Nơi ở
Thiên Đường
Cụ nói buồn cười quá!
Tôi dất muốn đi nhưng ông ngăn cản không chịu mở barie ra thì làm sao tôi đi được?
Thế nên cụ đã thấy ai mới đích thực là người "cản trở giao thông" chưa?
Trạm thu phí đặt tại nút cổ chai mục đích để tận thu làm người dân bức xúc là nguyên nhân của việc ách tắc giao thông có đúng không cụ? :)
 

dexom

Xe trâu
Biển số
OF-63376
Ngày cấp bằng
5/5/10
Số km
31,349
Động cơ
1,000,399 Mã lực
Nơi ở
Thiên Đường

SesameStreet

Xe container
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
6,292
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
44
Thực ra là nó đã làm đúng quy trình, nghĩa là không trái luật nào hết cụ ạ.

Em biết mà :))
Nó làm trái thông tư 159/2013 của Bộ tài chén. Trạm thu phí chỉ được đặt trên con đường của dự án.
Dự án thảm lại đường quốc lộ đã quyết toán chưa? Chi phí hết bao nhiêu mà đặt mức phí 35 nghìn để thu trong 7 năm?
 

Lonely Stranger

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-373005
Ngày cấp bằng
8/7/15
Số km
4,245
Động cơ
284,681 Mã lực
Nơi ở
Hỏi làm zề
Nó nằm trong mục " hành vi khác..." cụ ơi, thế nên mới khó :D

- Tài xế giải thích tại sao lại bỏ tiền lẻ vào trong chai nhựa? Rồi lặp đi lặp lại nhiều lần hành động đó? Với mục đích để làm gì? Nếu không có lý do giải thích chính đáng và hợp lý thì rất dễ bị gây vào tội cản trở giao thông.

Trích bài báo: " Khi trả tiền lẻ thì đã mất thời gian kiểm đếm rất lâu, còn khi tiền lẻ cuộn tròn bỏ trong chai nhựa thì rõ ràng đây là hành vi cố ý để làm cho quá trình mua vé diễn ra rất chậm, hành vi này sẽ gây ra ùn tắc giao thông tại trạm thu phí. Tài xế biết rõ điều này và vẫn cố tình thực hiện. Hành vi này có dấu hiệu “gây rối trật tự công cộng”, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm mà người vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.."
Sao phải cho vào chai nhựa khổ thế cụ nhỉ. Kiếm ít bao cao su nhét vô. Quẹt tí mắm tôm nữa. Nhanh gọn văn minh, chỉ hơi mùi tí thôi.
 

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
19,857
Động cơ
544,778 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
Cụ đi 1 lần thì thoải mái luôn, không ai dám cấm cụ cả.

Nhưng nếu cụ lượn vài vòng đi ngược đi xuôi qua trạm thu phí, trả tiền lẻ bỏ trong chai, gây ách tắc dài...thì có khả năng cao là cụ sẽ bị xử lý. Vì hành động đó lúc này được coi là hành động gây rối.

Em đưa ra câu hỏi trên là vì nhiều cụ nói đường quốc lộ không cấm lưu thông nên đi bao nhiêu lần cũng được, tiền lẻ không cấm lưu thông nên trả thế nào cũng được.
Trong Luật không cho phép suy diễn cụ ơi!
 

dexom

Xe trâu
Biển số
OF-63376
Ngày cấp bằng
5/5/10
Số km
31,349
Động cơ
1,000,399 Mã lực
Nơi ở
Thiên Đường
Nó làm trái thông tư 159/2013 của Bộ tài chén. Trạm thu phí chỉ được đặt trên con đường của dự án.
Dự án thảm lại đường quốc lộ đã quyết toán chưa? Chi phí hết bao nhiêu mà đặt mức phí 35 nghìn để thu trong 7 năm?
Những cái cụ nói thì đúng là bất cập nhưng "nó" đã làm đủ và đúng quy trình, vị trí đặt, mức thu...Đều đã được các cơ quan chức năng phê duyệt.
 

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
19,857
Động cơ
544,778 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
Nó làm trái thông tư 159/2013 của Bộ tài chén. Trạm thu phí chỉ được đặt trên con đường của dự án.
Dự án thảm lại đường quốc lộ đã quyết toán chưa? Chi phí hết bao nhiêu mà đặt mức phí 35 nghìn để thu trong 7 năm?
Cái này mới đáng điều tra nhưng lại động chạm đến lợi ích nhóm nào đó...hihihi
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
30,847
Động cơ
752,102 Mã lực
(Pháp luật) - Người nào gây cản trở giao thông từ 2 giờ trở lên hoặc gây cản trở
giao thông ở những tuyến giao thông quan trọng, làm ách tắc giao thông trên diện rộng (không phân biệt thời gian bao lâu) sẽ bị phạt tù từ 2- 7 năm.


Đây là thông tin được luật sư Nguyễn Doãn Hùng, Công ty Luật IPIC – Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội đưa ra trước việc nhiều tài xế nhằm phản đối chủ đầu tư nên cuộn tiền lẻ để trong chai nhựa để mua vé tại trạm thu phí tuyến tránh Cai Lậy (Tiền Giang) gây ách tắc giao thông kéo dài.

Nhiều tài xế mang theo tiền lẻ cuộn tròn bỏ trong chai nhựa để mua vé tại trạm thu phí tuyến tránh Cai Lậy (Tiền Giag) nhằm phản đối và cho rằng chủ đầu tư đặt trạm không hợp lý, bán vé quá cao. Xin luật sư cho biết, hành động như vậy trong trường hợp cụ thể này có vi phạm pháp luật hay không?

Luật sư Nguyễn Doãn Hùng: Hiện nay tiền lẻ vẫn được phép lưu hành bình thường, thế nên việc tài xế có cố tình dùng tiền lẻ để trả tiền phí cũng không vi phạm pháp luật, không thể xử lý đối với các hành vi này.


Tiền lẻ được tài xế bỏ vào chai nhựa khi trả tiền mua vé

Việc tài xế mang theo tiền lẻ cuộn tròn bỏ trong chai nhựa để mua vé thì đây là hành vi cố ý của người thực hiện hành vi, nhằm làm cho quá trình mua vé diễn ra lâu hơn bình thường, nhằm mục đích gây ách tắc giao thông tại trạm thu phí để phản đối việc thu phí.

Khi trả tiền lẻ thì đã mất thời gian kiểm đếm rất lâu, còn khi tiền lẻ cuộn tròn bỏ trong chai nhựa thì rõ ràng đây là hành vi cố ý để làm cho quá trình mua vé diễn ra rất chậm, hành vi này sẽ gây ra ùn tắc giao thông tại trạm thu phí. Tài xế biết rõ điều này và vẫn cố tình thực hiện. Hành vi này có dấu hiệu “gây rối trật tự công cộng”, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm mà người vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Và các mức xử lý cụ thể là gì thưa luật sư?

Luật sư Nguyễn Doãn Hùng: Đối với hành vi “gây rối trật tự công cộng” ở tính chất, mức độ thấp thì bị xử lý vi phạm hành chính:

Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, tại Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng, quy định xử lý hành vi trên sẽ là phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi: Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức.

Đối với hành vi “gây rối trật tự công cộng” ở tính chất, mức độ cao hơn thì bị xử lý về hình sự:

Điều 245. Tội gây rối trật tự công cộng

1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách;

b) Có tổ chức;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

Nghị quyết 02/HĐTP ngày 17 tháng 4 năm 2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn cụ thể như sau: “Gây cản trở giao thông nghiêm trọng” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 245 Bộ luật Hình sự là gây cản trở giao thông từ 2 giờ trở lên hoặc gây cản trở giao thông ở những tuyến giao thông quan trọng, làm ách tắc giao thông trên diện rộng (không phân biệt thời gian bao lâu).

Nguồn: http://trandaiquang.org/bo-tien-le-vao-chai-nhua-mua-ve-bot-gay-ach-tac-giao-thong-co-the-bi-phat-tu-2-7-nam.html
Không doạ được ai đâu nha mà viện với chả dẫn.
Đây cứ bắt đếm 34k tiền lẻ cho cái vé 35k đấy.
Xong trả bằng 1 tờ 500k.
Gọi cả Bộ trưởng Công an ra cũng chả làm gì được đây nha :D
 

InebryaSG

Xe buýt
Biển số
OF-496746
Ngày cấp bằng
11/3/17
Số km
605
Động cơ
192,930 Mã lực
Tuổi
40
Nơi ở
Tp.HCM
Nếu các cụ ấy làm liên tục có thể quy kiểu gây rối, gây cản trở. Chắc cũng chỉ nhắc nhở thôi, chứ nếu 1 ngày các cụ ấy làm 2 tua cũng khó. Mà sao bảo là dân ở đó không ý kiến gì ?
 

SesameStreet

Xe container
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
6,292
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
44
Những cái cụ nói thì đúng là bất cập nhưng "nó" đã làm đủ và đúng quy trình, vị trí đặt, mức thu...Đều đã được các cơ quan chức năng phê duyệt.
Thế mới phải đấu tranh.
Thế mới phải xử lý cơ quan nào phê duyệt trái pháp luật.
Thông tư ban hành ra không thể là tờ giấy lộn.
Cơ quan chức năng phải chứng minh thông tư của mình không phải tờ giấy lộn.
 

type

Xe tăng
Biển số
OF-452504
Ngày cấp bằng
11/9/16
Số km
1,445
Động cơ
203,639 Mã lực
Cụ nói như CĂNG CỦ CỌT ấy, đi đâu, đi bao nhiêu lần là nhu cầu của tôi, kịa mịa tôi, miễn là tôi ko phạm luật và đóng phí đầy đủ. Tiền đóng phí là tiền thật do NHNN phát hành.
Cụ đi 1 lần thì thoải mái luôn, không ai dám cấm cụ cả.

Nhưng nếu cụ lượn vài vòng đi ngược đi xuôi qua trạm thu phí, trả tiền lẻ bỏ trong chai, gây ách tắc dài...thì có khả năng cao là cụ sẽ bị xử lý. Vì hành động đó lúc này được coi là hành động gây rối.

Em đưa ra câu hỏi trên là vì nhiều cụ nói đường quốc lộ không cấm lưu thông nên đi bao nhiêu lần cũng được, tiền lẻ không cấm lưu thông nên trả thế nào cũng được.
Tôi là công dân nước Cộng hòa xã hội Việt Nam tôi có quyền làm những gì mà nhà nước không cấm. OK chưa cụ?
Pháp luật không cấm người dân sử dụng tiền lẻ và không cấm người dân bảo quản tiền trong chai nhựa, vậy căn cứ vào đâu để quy kết hành vi của các bác tài là hành động gây rối được.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top