Các cụ chịu khó đọc hết, đỡ tranh luận nhiều:
Còn công ty bảo hiểm lại nhấn mạnh căn cứ pháp lý về nguyên nhân tổn thất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định. Đối chiếu với chế độ bảo hành của hãng sản xuất xác định tổn thất nằm trong giai đoạn bảo hành của nhà sản xuất.
Có kết luận về nguyên nhân cháy xe từ Bộ Công an, nhưng hãng Mercedes và bảo hiểm từ chối trách nhiệm nên chủ xe vừa cho chiếc GLC diễu phố Hà Nội. Điều đáng nói, nguyên nhân cháy xe GLC mà Viện KHHS kết luận lại gợi nhớ việc Mercedes phải triệu hồi xe GLC vì "lỗi cầu chì" nguy cơ gây cháy.
Công ty cổ phần Cơ khí chính xác và chuyển giao công nghệ - chủ xe Mercedes-Benz bị bốc cháy hồi tháng 6 cho biết đã rất nhiều lần gửi văn bản tới bên liên quan nhưng đều gặp phải thái độ né tránh hoặc trả lời không thỏa đáng về yêu cầu bảo hành.
Trong diễn biến mới nhất của sự việc, Công ty cổ phần Cơ khí chính xác và chuyển giao công nghệ đã mang chiếc Mercedes Benz GLC 200 bị bốc cháy, hư hỏng nặng diễu hành nhiều con phố ở Hà Nội. Trên chiếc xe được gắn băng-rôn với dòng chữ: "Xe Mercedes GLC bị cháy hơn nửa năm, hãng vẫn dậm chân tại chỗ? Mercedes Benz không sửa chữa - đi ngược với chính sách bảo hành. Hãng xe lớn dịch vụ chăm sóc khách hàng 'nhỏ'. Quyền lợi người tiêu dùng đang bị xâm phạm".
Chiếc xe bị hư hỏng nặng được mang diễu hành khắp các con phố lớn tại Hà Nội.
Hành động này xuất hiện ngay sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Chương Mỹ (Hà Nội) cho biết qua quá trình điều tra xác minh, đã có đủ cơ sở kết luận nguyên nhân gây cháy chiếc ô tô Mercedes Benz GLC 200 nói trên.
Trong thông báo kết luận giám định của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Chương Mỹ nêu rõ: Nguyên nhân gây cháy theo kết luận giám định của Viện Khoa học Hình sự - Bộ Công an xác định do chập mạch điện trên đường dây dẫn điện nối từ ắc-quy sang hộp cầu chì làm cháy lớp vỏ cách điện, sau đó cháy lan ra xung quanh dẫn đến vụ cháy xe ô tô BKS 30F-435.01, nhãn hiệu Mercedes-Benz GLC 200 (tự gây cháy), không có tác động của ai khác hoặc do nguyên nhân khác".
Do đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra khẳng định không có sự việc phạm tội nên đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
Công ty trên đã có văn bản gửi tới Công ty TNHH Mercedes-Benz Việt Nam và Công ty cổ phần truyền thông và dữ liệu thanh toán An Du (số 11 Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) khẳng định sự việc kéo dài đã gây thiệt hại cả về kinh tế cũng như ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì thế, Công ty An Du cần tổ chức cuộc họp giữa các bên và mời các cơ quan báo chí tham dự để làm rõ trách nhiệm.
Chưa ai chịu trách nhiệm vụ Mercedes GLC bốc cháy hồi tháng 6.
Tuy nhiên, Công ty TNHH Mercedes-Benz Việt Nam vẫn đang giải quyết sự việc, trong đó có cả việc tiến hành thủ tục để khiếu nại kết quả giám định của Viện Khoa học Hình sự - Bộ Công an về nguyên nhân gây cháy xe.
Theo báo cáo sửa chữa của Công ty An Du thì chi phí sửa chữa chiếc xe Mercedes bị cháy nói trên là trên 1 tỷ đồng. Được biết một chiếc Mercedes Benz GLC 200 mới có giá khoảng 2 tỷ đồng.
Điều đáng nói, trong văn bản phản hồi chủ xe, đại diện Công ty TNHH Mercedes-Benz Việt Nam cho biết "hoàn toàn không đồng ý với kết luận giám định của Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) vì kết luận này không đảm bảo tính chính xác cũng như dựa trên căn cứ rõ ràng".
Mercedes từng triệu hồi xe GLC vì lỗi cầu chì nguy cơ gây cháy
Vì thế, công ty này đang tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để khiếu nại kết luận giám định.
Kết quả giám định của Viện Khoa học Hình sự - Bộ Công an cho thấy điểm xuất phát cháy nằm ở khu vực cách thành xe bên phải (bên phụ) khoảng 0,4m, cách đầu xe ô tô khoảng 0,5m bên trong khoang động cơ của chiếc Mercedes Benz GLC 200 đang để tại Công ty cổ phần Cơ khí chính xác và chuyển giao công nghệ.
Những thông tin này gợi nhớ đến lỗi cầu chì đã từng được triệu hồi trên các mẫu GLC trên toàn cầu. Tại thị trường Việt Nam, Mercedes-Benz đã triệu hồi hơn 3.000 xe do lỗi cầu chì nguy cơ gây cháy.
Chiếc Mercedes Benz GLC 200 bị cháy, hư hỏng nặng.
Nếu kết quả giám định bị hủy bỏ thì Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bảo Long sẽ không thể từ chối yêu cầu bảo hiểm.
Còn công ty bảo hiểm lại nhấn mạnh căn cứ pháp lý về nguyên nhân tổn thất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định. Đối chiếu với chế độ bảo hành của hãng sản xuất xác định tổn thất nằm trong giai đoạn bảo hành của nhà sản xuất.