Sai, đòi tiền hay không đòi tiền chỉ là vấn đề thoả thuận dân sự.
Quan trọng là xét vật trao đổi có là hợp pháp hay không? xét những sự "đe doạ" có là hợp pháp hay không?
"đòi tiền" là bất hợp pháp khi sử dụng những công cụ bất hợp pháp, chứ không phải cứ "đòi tiền" là đồng nghĩa với tống tiền hay cưỡng đoạt.
Vật chứng là chai nước, anh Minh sở hữu hợp pháp
"đe doạ" là thông báo ra báo chí, cũng là hợp pháp. in tờ đơn công bố chai nước có ruồi, cũng là hợp pháp. Thực hiện đúng quyền hợp pháp của mình thì không thể phạm tội cưỡng đoạt.
Ví dụ ăn trộm hay chụp hình lén là những vật trao đổi bất hợp pháp nên nếu đòi tiền sẽ bị tội tống tiền hay cưỡng đoạt.
Hãy tìm hiểu trên thế giới không thiếu gì vụ công ty bỏ tiền ra để mua sự im lặng của khách hàng, và điều này là không phạm luật, nếu vật trao đổi không phải là bất hợp pháp.
"The legal system helps facilitate some kinds of blackmail by using the power of the state to enforce the contract on both parties, getting around this market failure problem with blackmail. For example, in 1994 Michael Jackson paid $22 million to his blackmailer in return for future silence. Since this was the settlement to a lawsuit, the agreement, including the plaintiff's future silence, was legally enforceable, which presumably increased Jackson's willingness to fork over $22 million. After the settlement, the plaintiff refused to testify in a criminal trial and the prosecution of Jackson collapsed."
Ví dụ như người khám phá ra lỗi cố tình ăn gian khí thải của hãng xe Volkswagen thì dễ dàng đòi tiền 100tr đô để ỉm đi vụ này và hãng VW sẽ cân nhắc mua sự im lặng này 100tr hay để bị phạt 100tỉ (?)
Không ủng hộ anh Minh vì hành động đòi tiền này không có lợi cho người tiêu dùng, anh ta là người vô đạo đức và tham lam, nhưng anh ta không đáng bị xử tội cưỡng đoạt.
Hợp pháp hay không đã có Toà án và hệ thống luật sư tranh cãi và quyết định, chứ Tân Hiệp Phát, cụ và em tuổi gì mà kết án.
Nhưng tư duy về luật pháp như cụ, và hành động hợp pháp theo kiểu cụ, là không đúng. Khi nói về luật pháp cụ nên cẩn trọng một chút. Bài tiếng Anh của cụ là một bài từ Business Insider, nêu ra một nhận xét để tranh luận từ một người không có kiến thức luật pháp - giống kiểu như trên OF.
Chưa kể nói về Việt Nam mà cụ lại trích bài về việc xảy ra ở Mỹ. Nhưng kể cả ở Mỹ thì ý của cụ cũng không đúng.
Cụ cắt xén nội dung, dễ gây hiểu lầm cho ai đọc phải, lại dẫm vào vết xe đổ của anh Minh thì bỏ mịa.
Em không phải là luật sư, nhưng em google luật của Mỹ thì thế này:
"Bất kỳ ai, nhờ vào việc đe doạ sẽ thông thông tin, hoặc đặt điều kiện không thông tin, bất kỳ một hành vi vi phạm pháp luật nào theo luật của Mỹ, để đòi hoặc đã nhận tiền hoặc vật có giá trị, sẽ bị phạt tiền hoặc tù, hoặc cả hai."
Như vậy, cụ sang Mỹ, kiếm chai Coke có ruồi do lỗi của Coca Cola, hoặc kiếm một tội vi phạm nào đó của Coke, rồi gạ bán chai nước lỗi đó cho Coca Cola, hoặc gạ bán sự im lặng của mình, lấy giá 1 triệu USD, thử xem cụ có bị cảnh sát nó tóm không nhé?
18 U.S. Code § 873 - Blackmail
Whoever, under a threat of informing, or as a consideration for not informing, against any violation of any law of the United States, demands or receives any money or other valuable thing, shall be fined under this title or imprisoned not more than one year, or both.
(June 25, 1948, ch. 645,
62 Stat. 740;
Pub. L. 103–322, title XXXIII, § 330016(1)(I), Sept. 13, 1994,
108 Stat. 2147.)