[Funland] Vụ án "con ruồi" 500 tỏi - Tân Hiệp Phát đang được xử....

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,873
Động cơ
523,430 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Sản phẩm có lỗi thì khách hàng có quyền đòi bồi thường, đòi bao nhiêu là quyền của khách; còn chấp nhận hay không là của doanh nghiệp, hoặc cùng lắm là kiện nhau ra toà theo 1 vụ việc dân sự chứ không thể xử lý hình sự, trừ giả THP chứng minh được bị cáo Minh nguỵ tạo sản phẩm kém chất lượng và đòi bồi thường. Vụ việc này THP nói dối khi Đại diện THP nói là giao tiền không báo công an, không biết ai báo- tại sao Minh vừa nhận tiền lại có công an vào bắt quả tang, có quay phim chụp ảnh?
Ngoài ra, tại sao kết luận điều tra ghi là chai đã bị tác động bằng ngoại lực, nhưng không triệu tập giám định viên và điều tra viên tham dự phiên toà?; tại sao yêu cầu của LS triệu tập giám định viên và các nhân chứng lại bị bác bỏ? Thẩm phán và hội thẩm viên có nhiều câu hỏi phi lý, có tính quy kết như "bị cáo nghĩ thế nào mà lại đòi nhiều tiền thế", "đoì 1 tỷ có thấy là quá nhiều hay không?"vv
Vấn đề là đòi bồi thường nó lại khác với đe dọa đòi lấy tiền để im lặng ạ !
Mấy cái tình tiết của LS đưa ra chỉ mang tính chất đánh lạc hướng thôi ;)) Biên bản giám định tất phải có chữ kí xác nhận của GĐV nếu LS muốn gọi GĐV làm nhân chứng thì phải chuẩn bị danh sách từ trước phiên tòa cơ ạ !
 

hanobaby

Xe điện
Biển số
OF-64942
Ngày cấp bằng
25/5/10
Số km
2,045
Động cơ
451,424 Mã lực
Nơi ở
Đông Lào Quốc.
Hình sự hoá hợp đồng dân sự chăng?
Cứ làm cái hợp đồng mua bán công chứng đàng hoàng, nộp thuế xong có phải Nhà nước và nhân dân cùng có lợi không.
Túm lại a Minh "chết" vì thiếu hiểu biết.
 

ngoc_phuong

Xe lăn
Biển số
OF-311615
Ngày cấp bằng
13/3/14
Số km
14,674
Động cơ
396,631 Mã lực

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,873
Động cơ
523,430 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Chứ mốc meo là điếu ăn thua phải ko cụ.:D
Mốc meo đổ cho bảo quản thành phẩm được chứ có dị vật là quy trình sản xuất có vấn đề :) Mà phàm đã sai quy trình nó rầy rà lắm ạ :D
 

simo2001

Xe tăng
Biển số
OF-42059
Ngày cấp bằng
1/8/09
Số km
1,836
Động cơ
478,760 Mã lực
Qua

Chuẩn như cụ ấy chứ lị=D> e vừa mới phi trên báo Tàu nhanh : giao chịch này mà thành công thì người tiêu dùng vớ vẫn xuống địa ngục sớm vì bệnh tật. A Minh vô tềnh thành nhà khai sáng$-) hớ hớ=))
Em là éo chơi sp tân hiệp phát nữa.
Vừa rồi e phát hiện ta sp sữa chua của Vinamikl bị lỗi, e ân cần mới đến nhà, chè nước và thông báo;) chứ em sợ theo anh minh lắm
Thế thì tốt, ít ra vụ anh Minh cũng dậy cho nhiều thằng tham lam, bẩn thịu, hăm dọa doanh nghiệp, tận dụng lỗi của doanh nghiệp để kiếm tiền, hiểu rằng hành động của bọn nó là hành động tống tiến, vi phạm pháp luật.
 
Chỉnh sửa cuối:

wildcat74

Xe container
Biển số
OF-22272
Ngày cấp bằng
11/10/08
Số km
5,861
Động cơ
574,489 Mã lực
Vấn đề là đòi bồi thường nó lại khác với đe dọa đòi lấy tiền để im lặng ạ !
Mấy cái tình tiết của LS đưa ra chỉ mang tính chất đánh lạc hướng thôi ;)) Biên bản giám định tất phải có chữ kí xác nhận của GĐV nếu LS muốn gọi GĐV làm nhân chứng thì phải chuẩn bị danh sách từ trước phiên tòa cơ ạ !
Giám định viên không phải là nhân chứng cụ ạ!
 

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,873
Động cơ
523,430 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Giám định viên không phải là nhân chứng cụ ạ!
Ơ thế LS triệu tập họ tham dự phiên tòa với tư cách gì hả cụ ?

Điều 193. Sự có mặt của người giám định

1. Người giám định tham gia phiên tòa khi được Tòa án triệu tập.

2. Nếu người giám định vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.
 

simo2001

Xe tăng
Biển số
OF-42059
Ngày cấp bằng
1/8/09
Số km
1,836
Động cơ
478,760 Mã lực
Vấn đề là đòi bồi thường nó lại khác với đe dọa đòi lấy tiền để im lặng ạ !
Mấy cái tình tiết của LS đưa ra chỉ mang tính chất đánh lạc hướng thôi ;)) Biên bản giám định tất phải có chữ kí xác nhận của GĐV nếu LS muốn gọi GĐV làm nhân chứng thì phải chuẩn bị danh sách từ trước phiên tòa cơ ạ !
Có mỗi chỗ im đậm đơn giản thế thôi mà sao nhiều người không hiểu hả cụ?

Về mặt pháp lý, đe dọa đòi tiền để đổi lấy sự im lặng, tận dụng lỗi của người khác để kiếm lợi, theo em hiểu trong mọi hệ thống luật pháp trên thế giới đều bị coi là tống tiền.

Giả sử cụ A ăn trộm, cụ B nhìn thấy. Cụ B không báo công an, mà cụ B dọa cụ A nôn tiền để cụ B không báo công an, thì cụ B phạm tối tống tiền rồi.

Đấy là về pháp lý, còn về mặt đạo đức, việc rất nhiều trong xã hội ủng hộ anh Minh lừa đảo, tống tiền, cho thấy đạo đức xã hội quá đáng báo động.
 

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,873
Động cơ
523,430 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Có mỗi chỗ im đậm đơn giản thế thôi mà sao nhiều người không hiểu hả cụ?

Về mặt pháp lý, đe dọa đòi tiền để đổi lấy sự im lặng, tận dụng lỗi của người khác để kiếm lợi, theo em hiểu trong mọi hệ thống luật pháp trên thế giới đều bị coi là tống tiền.

Giả sử cụ A ăn trộm, cụ B nhìn thấy. Cụ B không báo công an, mà cụ B là dọa cụ A nôn tiền, thì cụ B phạm tối tống tiền rồi.

Đấy là về pháp lý, còn về mặt đạo đức, việc rất nhiều trong xã hội ủng hộ anh Minh lừa đảo, tống tiền, cho thấy đạo đức xã hội quá đáng báo động.
Vậy mà còn cứ đòi thượng tôn pháp luật cơ :D
 

wildcat74

Xe container
Biển số
OF-22272
Ngày cấp bằng
11/10/08
Số km
5,861
Động cơ
574,489 Mã lực
Ơ thế LS triệu tập họ tham dự phiên tòa với tư cách gì hả cụ ?
Người làm chứng (nhân chứng) là những người biết được những tình tiết liên quan đến vụ án; còn thì người giám định là những có những kiến thức cần thiết về lĩnh vực cần được giám định được cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Cả 2 đều có thể bị toà triệu tập tham gia phiên toà
 

Minh_Khang

Xe hơi
Biển số
OF-373549
Ngày cấp bằng
13/7/15
Số km
159
Động cơ
249,750 Mã lực
CHung quy là tham nó thế, cứ bt đi thì chẳng ai làm sao cả
 

simo2001

Xe tăng
Biển số
OF-42059
Ngày cấp bằng
1/8/09
Số km
1,836
Động cơ
478,760 Mã lực
CHung quy là tham nó thế, cứ bt đi thì chẳng ai làm sao cả
Vừa tham, vừa đểu vặt theo kiểu nông dân, cụ ạ.

Nhưng người vừa tham, vừa đểu vặt cũng nhiều, xã hội mình không hiếm.

Anh Minh còn thêm cái tội dốt về pháp luật nữa, cũng giống như nhiều cụ cãi cùn trên OF.

Thế nên anh Minh hy sinh để làm tấm gương giáo dục pháp luật, để mọi người biết rằng việc tận dụng lỗi của người khác để đòi tiền là hành vi tống tiền. Sai về pháp luật và đểu về đạo đức.

Thôi cũng cám ơn anh Minh và Tân Hiệp Phát. Qua những vụ thế này, xã hội sẽ trong sạch hơn.
 
Chỉnh sửa cuối:

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,873
Động cơ
523,430 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Người làm chứng (nhân chứng) là những người biết được những tình tiết liên quan đến vụ án; còn thì người giám định là những có những kiến thức cần thiết về lĩnh vực cần được giám định được cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Cả 2 đều có thể bị toà triệu tập tham gia phiên toà
Tòa có thể triệu tập nếu thấy cần thiết chứ không phải căn cứ yêu cầu của luật sư !
Nếu luật sư chứng minh việc người giám định vắng mặt sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình xét xử, hoặc kết quả giám định có mâu thuẫn thì tòa có thể phải tạm hoãn để đợi sự có mặt cua người giám định
Vậy vụ này không hề có vấn đề nếu Tòa không yêu cầu người giám định có mặt theo yêu cầu của luật sư vì luật sư chỉ yêu cầu và không chứng minh được mức độ cần thiết có mặt người giám định !

Điều 193. Sự có mặt của người giám định
1. Người giám định tham gia phiên tòa khi được Tòa án triệu tập.
2. Nếu người giám định vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử

Điều 215. Hỏi người giám định
1. Người giám định trình bày kết luận của mình về vấn đề được giao giám định.
2. Tại phiên tòa, người giám định có quyền giải thích bổ sung trên cơ sở kết luận giám định.
3. Nếu người giám định vắng mặt, thì chủ tọa phiên tòa công bố kết luận giám định.
4. Kiểm sát viên, người bào chữa và những người khác tham gia phiên tòa có quyền nhận xét về kết luận giám định, được hỏi những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn trong kết luận giám định.
5. Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại.
 

wildcat74

Xe container
Biển số
OF-22272
Ngày cấp bằng
11/10/08
Số km
5,861
Động cơ
574,489 Mã lực
Có mỗi chỗ im đậm đơn giản thế thôi mà sao nhiều người không hiểu hả cụ?

Về mặt pháp lý, đe dọa đòi tiền để đổi lấy sự im lặng, tận dụng lỗi của người khác để kiếm lợi, theo em hiểu trong mọi hệ thống luật pháp trên thế giới đều bị coi là tống tiền.

Giả sử cụ A ăn trộm, cụ B nhìn thấy. Cụ B không báo công an, mà cụ B dọa cụ A nôn tiền để cụ B không báo công an, thì cụ B phạm tối tống tiền rồi.

Đấy là về pháp lý, còn về mặt đạo đức, việc rất nhiều trong xã hội ủng hộ anh Minh lừa đảo, tống tiền, cho thấy đạo đức xã hội quá đáng báo động.
2 chuyện nó khác nhau cụ ạ; trường hợp cụ nêu làm ví dụ B sẽ có khả năng bị truy tố vì đồng phạm tội trộm cắp với A, cưỡng đoạt tài sản hoặc không tố giác tội phạm tuỳ theo nội dung sự việc. Còn THP và ông em Minh này nó khác, không thể nói là "cưỡng đoạt" được!
 

simo2001

Xe tăng
Biển số
OF-42059
Ngày cấp bằng
1/8/09
Số km
1,836
Động cơ
478,760 Mã lực
2 chuyện nó khác nhau cụ ạ; trường hợp cụ nêu làm ví dụ B sẽ có khả năng bị truy tố vì đồng phạm tội trộm cắp với A, cưỡng đoạt tài sản hoặc không tố giác tội phạm tuỳ theo nội dung sự việc. Còn THP và ông em Minh này nó khác, không thể nói là "cưỡng đoạt" được!
Giả sử cụ A ngoại tình. Cụ B chụp được ảnh. Như vậy ảnh là tài sản của cụ B.

Cụ B gạ bán ảnh cho cụ A với giá 100 triệu, nếu không sẽ chuyển ảnh cho vợ cụ A.

Như vậy, cụ B cũng phạm tội tống tiền rồi. Bị truy tố rồi.
 

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,873
Động cơ
523,430 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.

Thủ đoạn uy hiếp tinh thần là những thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng để uy hiếp tinh thần của người có tài sản hoặc của người có trách nhiệm về tài sản như: Doạ sẽ tố cáo việc phạm tội hoặc việc làm sai trái của người có tài sản hoặc người có tránh nhiệm về tài sản ...

Tội cưỡng đoạt tài sản:
Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.

Đặc trưng cơ bản của tội cưỡng đoạt tài sản là người phạm tội đã có hành vi uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản bằng những thủ đoạn đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác làm cho người có trách nhiệm về tài sản lo sợ mà phải giao tài sản cho người phạm tội.

Đe doạ sẽ dùng vũ lực là hành vi (lời nói hoặc hành động) làm cho người bị đe doạ sợ nếu không giao tài sản cho người phạm tội thì sẽ bị đánh đập tra khảo, bị đau đớn về thể xác.

Thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần là những thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng để uy hiếp tinh thần của người có tài sản hoặc của người có trách nhiệm về tài sản như: Doạ sẽ tố cáo với chồng về việc vợ ngoại tình, doạ sẽ tố cáo việc phạm tội hoặc việc làm sai trái của người có tài sản hoặc người có tránh nhiệm về tài sản.v.v...

Có thể nói, cưỡng đoạt tài sản là tìm mọi cách làm cho người có tài sản hoặc người có trách nhiệm về tài sản sợ hãi phải giao tài sản cho người phạm tội. Như vậy, hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác mà người phạm tội thực hiện là nhằm chiếm đoạt tài sản.

CÁC DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA TỘI PHẠM

1. Các dấu hiệu về chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội cưỡng đoạt tài sản: người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản quy định tại khoản 1 Điều 135, vì khoản 1 Điều 135 là tội phạm nghiêm trọng. Trong khi đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự thì người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

Vì vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đối với người phạm tội cưỡng đoạt tài sản cần chú ý độ tuổi của người phạm tội và các tình tiết định khung hình phạt. Nếu người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 135 Bộ luật hình sự thì chỉ cần xác định người phạm tội đã đủ 14 tuổi là đã phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng nếu người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 135 Bộ luật hình sự thì người phạm tội phải đủ 16 tuổi mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

2. Các dấu hiệu về khách thể của tội phạm

Khách thể của tội cưỡng đoạt tài sản cũng tương tự như tội cướp tài sản và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tức là cùng một lúc xâm phạm đến hai khách thể ( quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân), nhưng chủ yếu là quan hệ tài sản. Nếu có xâm phạm đến quan hệ nhân thân thì không phải là những thiệt hại về thể chất (tính mạng, thương tật), mà chỉ có thể là những thiệt hại về tinh thần ( sự sợ hãi, lo âu), tuy có ảnh hưởng đến sức khoẻ nhưng không gây ra thương tích cho người bị hại; tính chất và mức độ xâm phạm đến quan hệ nhân thân ít nghiêm trọng hơn nhiều so với tội cướp tài sản hoặc tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.

3. Các dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm

a. Hành vi khách quan

Người phạm tội cưỡng đoạt tài sản có thể thực hiện một trong những hành vi khách quan sau:

- Hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực

Đe doạ sẽ dùng vũ lực là hành vi có thể dược thực hiện bằng cử chỉ, hành động hoặc bằng lời nói, nhưng dù được thực hiện bằng hình thức nào thì việc dùng vũ lực cũng không xảy ra ngay tức khắc. Đây là dấu hiệu chủ yếu để phân biệt với tội cướp tài sản quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự. Trong thực tế, có những trường hợp người bị hại bị người phạm tội đe doạ sẽ dùng vũ lực nếu không giao tài sản cho người phạm tội nhưng người bị hại không sợ và không giao tài sản cho người phạm tội, sau đó người phạm tội đã thực hiện hành vi vũ lực đối với người bị hại thì cũng không phải là hành vi cướp tài sản mà vẫn là hành vi cưỡng đoạt tài sản. Ví dụ: Tạ Phú C đã có hành vi đe doạ cháu Nguyễn Thị O là học sinh lớp 6 nếu không đưa cho C 50.000 đồng thì ngày mai đi học sẽ bị đánh. Cháu O rất lo sợ nhưng không biết lấy đâu ra 50.000 đồng đưa cho C, nên hôm sau cháu O rủ thêm bốn bạn khác cùng đi để nếu C có gây sự thì đã có các bạn can thiệp. Hôm sau, cháu O cùng các bạn trên đường đi đến trường thì bị C chặn đường đánh vì cháu O không thực hiện yêu cầu của C, các bạn cùng đi với cháu O đã kịp báo cho lực lượng bảo vệ bắt C. Việc C thực hiện lời đe doạ của mình đối người bị hại nhưng không vì thế mà cho rằng hành vi của C là hành vi phạm tội cướp tài sản, vì sau khi đe doạ sẽ dùng vũ lực đối với cháu O nếu cháu không giao tài sản thì hành vi cưỡng đoạt tài sản của C đã hoàn thành, còn việc C đánh cháu O thật là hậu quả do hành vi cưỡng đoạt tài sản của C gây ra cho cháu O chứ không phải là hành vi nhằm chiếm đoạt tài sản của cháu O. Tuy nhiên, nếu trước hoặc trong khi đánh cháu O, C vẫn yêu cầu cháu O phải đưa tiền cho C, thì hành vi cưỡng đoạt tài sản của C đã chuyển hoá thành hành vi cướp tài sản và trong trường hợp này C sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự.

Nói chung, người phạm tội chỉ đe doạ dùng vũ lực, nếu người bị hại không giao tài sản thì người phạm tội cũng không dùng vũ lực. Tuy nhiên cũng không loại trừ trường hợp người phạm tội vẫn thực hiện lời đe doạ của mình để trả thù như trường hợp Tạ Phú C đối với cháu O nêu trên.

Nếu người phạm tội đe doạ sẽ dùng vũ lực và nói rõ ý định của mình buộc người có trách nhiệm về tài sản phải giao tài sản cho người phạm tội trong một thời gian nhất định thì việc xác định hành vi phạm tội của họ dễ dàng hơn nhiều so với trường hợp người phạm tội đe doạ sẽ dùng vũ lực trực tiếp đối với người có trách nhiệm về tài hoặc đối với người khác để buộc họ phải giao tài sản cho người phạm tội. Đây cũng là trường hợp thực tiễn xét xử dễ nhầm lẫn với tội cướp tài sản, bởi vì nếu xác định người phạm tội đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc thì đó là hành vi phạm tội cướp tài sản. Ví dụ: Võ Công L thấy em Trần Mai H 10 tuổi có đeo dây chuyền vàng, L rủ em H đi vào công viên Lê-nin để chơi. Khi đi qua chỗ vắng, L nói với cháu H cởi dây chuyền đưa cho y nếu không sẽ bị đẩy xuống hồ, em H sợ định bỏ chạy thì L kéo em H lại rồi dùng tay giật chiếc dây chuyền của em H và doạ nếu kêu sẽ bóp cổ, rồi y bỏ đi. Nếu xác định người phạm tội chỉ đe doạ sẽ dùng vũ lực chứ không có căn cứ cho rằng người phạm tội dùng vũ lực ngay tức khắc nếu người có trách nhiệm về tài sản không giao tài sản cho người phạm tội thì đó là hành vi cưỡng đoạt tài sản. Ví dụ: Đào Văn T đang ngồi uống Cà phê trong quán nhìn thấy cháu Hoàng Kim D có đeo một chiếc đồng hồ loại đắt tiền liền nảy ý định chiếm đoạt; T đến gần cháu D dăm doạ: “Cởi đồng hồ đưa cho tao nếu không ăn đòn”, cháu D hoảng sợ chạy ra ngoài và hô cướp! cướp! Thấy em D hô cướp, T liền bỏ chạy nhưng mọi người trong quán đuổi bắt được y.

Người phạm tội có thể đe doạ sẽ dùng vũ lực đối với người có trách nhiệm về tài sản nhưng cũng có thể đe doạ sẽ dùng vũ lực đối với người khác ( chủ yếu là đối với người thân của người có trách nhiệm với tài sản ). Ví dụ: Lê Minh Th viết thư cho chị Trần Thị Thu H với nội dung: “Nếu không giao cho Th 20.000.000 đồng thì Th sẽ chặn đường đánh cháu Trần Đức Tr hoặc sẽ bắt cóc cháu Tr đem bán ra nước ngoài”. Vì sợ Th thực hiện lời đe doạ nên chị H đã phải giao cho Th số tiền mà Th yêu cầu.

-Những thủ đoạn người phạm tội dùng để uy hiếp tinh thần người bị hại nằm chiếm đoạt tài sản

Ngoài hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực đối với người có trách nhiệm về tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản, thì người phạm tội còn có thể thực hiện những thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản để chiếm đoạt tài sản.

Thông thường người phạm tội dùng những thủ đoạn như:

- Doạ sẽ huỷ hoại tài sản nếu người có trách nhiệm về tài sản không giao tài sản cho người phạm tội. Ví dụ: Doạ sẽ đốt nhà, đốt xe; doạ sẽ đập phá nhà, đập phá xe hoặc những tài sản khác...

- Doạ sẽ tố cáo hành vi sai phạm hoặc những bí mật đời tư của người có trách nhiệm về tài sản mà họ không muốn cho ai biết. Ví dụ: A biết B có ngoại tình với chị H, nên A viết thư yêu cầu B phải giao cho y một số tiền, nếu không y sẽ nói cho vợ của B biết về việc ngoại tình của B.

- Bịa đặt, vu khống người có trách nhiệm về tài sản. Ví dụ: Trần Tuấn A là phóng viên một tờ báo của một ngành, viết một bài vu khống đồng chí Nguyễn Văn T là Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện đã quan hệ bất chính với chị Trần Thị M là nhân viên văn thư của huyện. Tuấn A không gửi bài đăng báo mà giử cho đồng chí T với lời yêu cầu bóng gió “anh nên thu xếp cho êm” và gọi điện thoại gợi ý cho đồng chí T chi một số tiền, y sẽ “dẹp yên” chuyện này. Mặc dù không có việc quan hệ bất chính với chị M, nhưng vì sợ nếu A cho đăng bài báo thì uy tín của mình bị ảnh hưởng, nhất là sắp đến kỳ bầu cử lại Hội đồng nhân dân huyện, nên đồng chí T đã phải giao cho A một khoản tiền. Sau khi nhận được tiền, Tuấn A thấy có thể tiếp tục tống tiền được đồng chí T nên lại gọi điện yêu cầu đồng chí giao thêm tiền để lo việc, nhưng đồng chí T đã tố cáo hành vi tống tiền của A.

- Giả danh là cán bộ, chiến sĩ Công an, Quân đội, Thuế vụ, Hải quan... để kiểm tra, bắt giữ, khám người có trách nhiệm về tài sản buộc họ phải giao nộp tiền hoặc tài sản. Ví dụ: Bùi Huy T, Vũ Văn Đ và Hoàng Văn H đã giả danh Cảnh sát giao thông để chặn xe tải do anh Đinh Văn Th lái, buộc anh Th phải nộp một số tiền nếu không sẽ đưa xe về trụ sở. Vì anh Th chở hàng tươi sống nếu để chúng đưa xe về trụ sở thì sẽ hỏng hết hàng nên anh Th đã giáo cho bọn chúng một số tiền.

Cưỡng đoạt tài sản là hành vi được thực hiện một cách công khai, trắng trợn. Tuy nhiên, sự công khai trắng trợn chủ yếu đối với người có trách nhiệm về tài sản, còn đối với những người khác, người phạm tội không quan tâm, nếu hành vi phạm tội được thực hiện ở nơi công cộng, người phạm tội chỉ công khai trắng trợn với người có trách nhiệm về tài sản còn những người khác thì người phạm tội lại có ý thức lén lút.

b. Hậu quả

Tội cưỡng đoạt tài sản là tội có cấu thành hình thức, điều này được thể hiện ngay điều văn của điều luật “nhằm chiếm đoạt tài sản”, do đó cũng như đối với tội cướp tài sản và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt, hậu quả không phải là yếu tố bắt buộc để định tội, nếu người phạm tội chưa gây ra hậu quả nhưng có ý thức chiếm đoạt và đã thực hiện hành vi đe dạo sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản là tội phạm đã hoàn thành. Tuy nhiên, nếu gây ra hậu quả thì tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm mà người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt nặng hơn hoặc là tình tiết xem xét khi quyết định hình phạt.

Nếu hậu quả chưa xảy ra ( người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản) thì cũng không vì thế mà cho rằng tội cưỡng đoạt tài sản được thực hiện ở giai đoạn chưa đạt, vì người phạm tội đã thực hiện hành vi khách quan đó là đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc đã dùng thủ đoạn uy hiếp tinh thần người có trách nhiệm đến tài sản. Tuy nhiên, nếu người phạm tội chưa thực hiện hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc chưa dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người có trách nhiệm về tài sản, thì hành vi phạm tội thuộc trường hợp chuẩn bị phạm tội. Ví dụ: A, B, C bàn bạc sẽ viết thư đe doạ D nhằm buộc D phải giao cho cúng một số tiền, nhưng chưa viết thư hoặc dã viết thư rồi nhưng chưa gửi cho D thì bị phát hiện. Theo quy định tại Điều 17 Bộ luật hình sự thì người chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trọng mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự, do đó chỉ người chuẩn bị phạm tội cưỡng đoạt tài sản theo khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 135 Bộ luật hình sự mới phải chịu trách nhiệm hình sự, vì khoản 1 Điều 135 không phải là tội phạm rất nghiêm trọng.

Do cấu tạo của Điều 135 Bộ luật hình sự không có quy định trường hợp gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khoẻ của người khác là tình tiết định khung hình phạt. Do đó, nếu người phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người bị hại hoặc của người khác thì tuy từng trường hợp mà người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoe của người khác theo Điều 104 Bộ luật hình sự. Ví dụ: Sau khi đã cưỡng đoạt được tài sản, người phạm tội bỏ đi thì bị phát hiện nên đã dùng vũ lực tấn công người bị hại hoặc người đuổi bắt gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ cho những người này.

4. Các dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm

Cũng như đối với tội cướp tài sản và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản cũng được thực hiện do cố ý. Mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản. Nếu hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người có trách nhiệm về tài sản lại nhằm một mục đích khác mà không nhằm chiếm đoạt tài sản thì không phải là tội cưỡng đoạt tài sản mà tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội phạm tương ứng khác. Ví dụ: Để thù anh Đinh Văn Q, nên Đỗ Cao Th đã viết đơn vu khống anh Q dùng bằng tốt nghiệp phổ thông giả nhằm ngăn cản việc anh Q sắp được đề bạt. Hành vi của Đỗ Cao Th là hành vi phạm tội vu khống quy định tại Điều 122 Bộ luật hình sự.

Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội có thể có trước khi thực hiện hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người có trách nhiệm về tài sản, nhưng cũng có thể xuất hiện trong hoặc sau khi đã thực hiện hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người có trách nhiệm về tài sản. Ví dụ: Trong trường hợp của Đỗ Cao Th nêu trên, nếu sau khi đã viết đơn vu khống, Đỗ Cao Th lại có yêu cầu anh Q phải giao cho y một khoản tiền thì y mới rút đơn bãi nại cho anh Q thì hành vi của Th đã chuyển hoá từ tội vu khống thành tội cưỡng đoạt tài sản.

Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc để xác định tội danh. Tuy nhiên, ngoài mục đích chiếm đoạt, người phạm tội còn có thể có những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người đồng phạm khác thì người phạm tội cũng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản. Ví dụ: Nguyễn Tiến D, có thù với anh Trịnh Quốc H nên D đã rủ Đỗ Văn S và Lê Thị T viết thư cho vợ anh H vu khống anh H có quan hệ bất chính với một cô sinh viên để trả thù, nhưng khi bàn với S và T thì S và T nói : “Chúng tao cần tiền”. Sau khi đã viết thư vu khống anh H, S và T điện thoại cho anh H phải nộp 50.000.000 đồng nếu không sẽ gửi tiép thư cho cơ quan anh H, D biết việc làm của S và T nhưng không nói gì. Trong trường hợp này, lúc đầu Nguyễn Tiến D chỉ có ý định trả thù anh H, nhưng khi bàn với đồng bọn, D đã tiếp nhận mục đích của S và T, nên D cũng phải chịu trách nhiệm về tội cưỡng đoạt đoạt tài sản cùng với S và T.

Trích "Bình luận khoa học Bộ luật hình sự"

Ths. Nguyễn Đan Quế
 

wildcat74

Xe container
Biển số
OF-22272
Ngày cấp bằng
11/10/08
Số km
5,861
Động cơ
574,489 Mã lực
Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.

Thủ đoạn uy hiếp tinh thần là những thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng để uy hiếp tinh thần của người có tài sản hoặc của người có trách nhiệm về tài sản như: Doạ sẽ tố cáo việc phạm tội hoặc việc làm sai trái của người có tài sản hoặc người có tránh nhiệm về tài sản ...
Vấn đề ở đây là động từ "uy hiếp". Cũng là uy hiếp, nhưng 1 đứa bé mẫu giáo nó doạ cụ phải đưa tiền không ngày mai nó oánh cụ; khác với 1 thằng thanh nhiên tranh ảnh đầy người nó doạ oánh cụ nếu ko đưa tiền. Cái cán cân giữa THP và thằng em Minh ở đây cũng như vậy, liệu có mỗi 1 chai nước có cặn và 1 ông đại lý vớ vẩn có đủ sức doạ, uy hiếp 1 công ty đồ uống doanh thu mỗi năm 10 nghìn tỷ như THP hay không? Hay THP muốn giải quyết vấn đề bằng cách dằn mặt những yêu cầu như vậy, 1 cách có hệ thống (đôi ông khách đã đi tù vì những yêu cầu tương tự) và có tổ chức (việc đàm phán nhử Minh vào bẫy có bài bản, bố trí lực lượng mật phục, bắt quả tang- sau đó nói dối là ko hề có việc bố trí, bẫy Minh). Sự việc có cần phải xử lý 1 cách đểu cáng như thế ko?
 

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,873
Động cơ
523,430 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Vấn đề ở đây là động từ "uy hiếp". Cũng là uy hiếp, nhưng 1 đứa bé mẫu giáo nó doạ cụ phải đưa tiền không ngày mai nó oánh cụ; khác với 1 thằng thanh nhiên tranh ảnh đầy người nó doạ oánh cụ nếu ko đưa tiền. Cái cán cân giữa THP và thằng em Minh ở đây cũng như vậy, liệu có mỗi 1 chai nước có cặn và 1 ông đại lý vớ vẩn có đủ sức doạ, uy hiếp 1 công ty đồ uống doanh thu mỗi năm 10 nghìn tỷ như THP hay không? Hay THP muốn giải quyết vấn đề bằng cách dằn mặt những yêu cầu như vậy, 1 cách có hệ thống (đôi ông khách đã đi tù vì những yêu cầu tương tự) và có tổ chức (việc đàm phán nhử Minh vào bẫy có bài bản, bố trí lực lượng mật phục, bắt quả tang- sau đó nói dối là ko hề có việc bố trí, bẫy Minh). Sự việc có cần phải xử lý 1 cách đểu cáng như thế ko?
Bị đe dọa tố cáo việc làm sai trái mà dám dùng tới pháp luật thì càng chứng tỏ THP không làm sai nên không sợ tố cáo .
LS cũng không thể chứng minh THP gài bẫy anh nông dân tống tiền THP vì việc tống tiền hoàn toàn do anh nông dân tự nghĩ ra !
Hoàn toàn không đểu cáng mà là cần thiết. Hạ từ 1tỷ xuống 500tr là tốt cho anh nông dân rồi !

Hiện nay đểu cáng nhất là truyền thông khi bớt xén thông tin, chọn lọc hình ảnh để tạo dư luận bất lợi cho THP ...

Chủ thể của tội cưỡng đoạt tài sản: người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản quy định tại khoản 1 Điều 135, vì khoản 1 Điều 135 là tội phạm nghiêm trọng. Trong khi đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự thì người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
 

simo2001

Xe tăng
Biển số
OF-42059
Ngày cấp bằng
1/8/09
Số km
1,836
Động cơ
478,760 Mã lực
Vấn đề ở đây là động từ "uy hiếp". Cũng là uy hiếp, nhưng 1 đứa bé mẫu giáo nó doạ cụ phải đưa tiền không ngày mai nó oánh cụ; khác với 1 thằng thanh nhiên tranh ảnh đầy người nó doạ oánh cụ nếu ko đưa tiền. Cái cán cân giữa THP và thằng em Minh ở đây cũng như vậy, liệu có mỗi 1 chai nước có cặn và 1 ông đại lý vớ vẩn có đủ sức doạ, uy hiếp 1 công ty đồ uống doanh thu mỗi năm 10 nghìn tỷ như THP hay không? Hay THP muốn giải quyết vấn đề bằng cách dằn mặt những yêu cầu như vậy, 1 cách có hệ thống (đôi ông khách đã đi tù vì những yêu cầu tương tự) và có tổ chức (việc đàm phán nhử Minh vào bẫy có bài bản, bố trí lực lượng mật phục, bắt quả tang- sau đó nói dối là ko hề có việc bố trí, bẫy Minh). Sự việc có cần phải xử lý 1 cách đểu cáng như thế ko?
Không uy hiếp? Cụ nói đùa? Một thằng doanh nghiệp bán hàng giải khát, sản xuất nước có ruồi (cứ giả sử là anh Minh không bỏ ruồi vào), mà lại không sợ sự việc bị phanh phui và người tiêu dùng tẩy chay?

Vớ vẩn. Cãi cùn.

Việc Tân Hiệp Phát tố cáo tội phạm là quá đúng trách nghiệm và nghĩa vụ. Nếu Tân Hiệp PHát ỉm đi vụ việc mới là doanh nghiệp mất dậy.

Còn tuyên án có tội hay không là trách nhiệm của Tòa án. Tân Hiệp Phát về lý thuyết là không thể can thiệp được vào quyết định của Tòa án.
 

wildcat74

Xe container
Biển số
OF-22272
Ngày cấp bằng
11/10/08
Số km
5,861
Động cơ
574,489 Mã lực
Bị đe dọa tố cáo việc làm sai trái mà dám dùng tới pháp luật thì càng chứng tỏ THP không làm sai nên không sợ tố cáo .
LS cũng không thể chứng minh THP gài bẫy anh nông dân tống tiền THP vì việc tống tiền hoàn toàn do anh nông dân tự nghĩ ra !
Hoàn toàn không đểu cáng mà là cần thiết. Hạ từ 1tỷ xuống 500tr là tốt cho anh nông dân rồi !

Hiện nay đểu cáng nhất là truyền thông khi bớt xén thông tin, chọn lọc hình ảnh để tạo dư luận bất lợi cho THP ...
Nếu THP không làm sai, không sợ tố cáo thì có phải là bị uy hiếp ko?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top