.
Cướp tài sản thì cũng còn căn cứ trên giá trị tài sản. Cướp 60000 VND theo kiểu trẻ con rồi cho là hành vi nguy hiểm cho xã hội rồi trút lên đầu mấy thiếu niên dưới 18 tuổi rồi phạt tổng cộng 94 tháng tù giam hả cụ? Cứ cho là k tính đến giá trị tài sản đi chăng nữa thì về hành vi liệu có đến mức kết luận là nguy hiểm cho xã hội đến mức phải giam vào không? Tại sao không thể đưa ra án treo cho hành vi đó để giáo dục mà lại đưa án tù giam để hỏng một con người. Những thanh niên đó nếu vào tù liệu có được giáo dục tử tế hay được các bạn tù làm cho hỏng thêm? Thế thì tính giáo dục của luật pháp ở đâu? Liệu có công bằng đối với những thành phần ăn cắp tiền của nhà nước hàng chục tỷ đồng mà chỉ có mấy chục tháng án treo không? Những thành phần này có hiểu biết về pháp luật mà cố tình lách luật còn nguy hiểm gấp hàng trăm hàng lần ấy chứ.
Còn luật pháp thì chỉ thành công lý khi bất kỳ ai đứng trước đó đều bị xử lý công bằng. Liệu có công bằng trước pháp luật giữa hai thành phần này???
Điều 136, Bộ luật hình sự năm 1999 quy định:
1.
Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
h) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.
Khung hình phạt không hề có án treo.