Link của cụ thiếu phần sau đây mới thêm vào:
V: Có nhiều ý kiến cho rằng, kết quả khám nghiệm hiện trường không thu được dấu vân tay của Hồ Duy Hải, như vậy có nghĩa rằng Hải không mặt tại hiện trường vụ án?
Thiếu tướng Tô Ân Xô: Trước hết cần hiểu rõ về quy luật dấu vết của khoa học hình sự, không phải người nào đến hiện trường đều để lại dấu vân tay. Thực tế, nạn nhân Hồng thường xuyên ở tại Bưu điện Cầu Voi nhưng khám nghiệm hiện trường và qua giám định không phát hiện dấu vân tay của Hồng, do đó việc không phát hiện dấu vân tay của Hải ở hiện trường không phải là căn cứ khẳng định Hải không đến Bưu điện Cầu Voi, không phải là chứng cứ ngoại phạm của Hải.
Khám nghiệm hiện trường có phát hiện và thu giữ 7 dấu vết đường vân tay (qua giám định kết luận 2 dấu vân tay là của chị Vân, còn lại 5 dấu vân tay không xác định được của ai) ở mặt trong cửa kính trên cánh cửa sau, trên mặt kính ghế sofa, trên tủ kính trong phòng ngủ và trên tay nắm mở vòi nước ở lavabo.
Cơ quan điều tra đã đối chiếu với đường vân của 144 người nghi liên quan để truy nguyên dấu vân tay thu tại hiện trường nhưng không phát hiện dấu vân tay trùng khớp; đối chiếu với điểm chỉ 10 ngón in trên chỉ bản của Hồ Duy Hải cũng không trùng khớp.
Việc không truy nguyên, không xác định được người để lại dấu vân tay tại Bưu điện Cầu Voi có nguyên nhân bưu điện là nơi giao tiếp của nhiều người dân, có nhiều người qua lại, gọi điện thoại và sử dụng các dịch vụ bưu điện nên không thể xác định hết được. Cũng chưa có cơ sở nào để xác định dấu vân tay thu được tại Bưu điện Cầu Voi do thủ phạm gây án để lại.
Riêng về dấu vân tay để lại trên lavabo: Lavabo trong nhà vệ sinh tách rời với căn nhà là hiện trường vụ án và không được khoanh vùng bảo vệ hiện trường trước khi khám nghiệm nên có thể có người ra vào, để lại dấu vân tay tại đây. Các lần ra nhà vệ sinh Hải đều rửa tay, rửa dao dính máu nên khi đó khả năng không để lại dấu vân tay của Hải ở đây.