Đến con phố nơi căn nhà có những chiếc xe đạp gắn tường này thì thấy mọi người đi chậm lại. Em cũng tranh thủ chụp ít ảnh lưu lại hình ảnh đặc biệt này.
Lúc đầu em nghĩ đây là một quán cf với decor lạ. Sau đó search mạng thì họ bảo đây là một "tác phẩm nghệ thuật xe đạp treo tường".
Ảnh em chụp quá nhạt nhoà không thể hiện được vẻ đẹp một tác phẩm.
Đây là ảnh em tìm thấy trên mạng.
Bên kia đường của căn nhà tường gắn đầy xe đạp là ngôi nhà có gắn những chậu hoa xinh đẹp. Các mợ tranh thủ tạo dáng chụp ảnh lưu giữ kỷ niệm đẹp ở nơi này.
Mải mê ngắm nhà ngắm đường em đi chậm hơn cả đoàn một chút nên rảo bước nhanh cho kịp. Chỉ ít bước chân đã thấy đoàn đứng tập trung nhìn chăm chú một điểm ở góc phố.
Hoá ra đó là nơi đặt bức tượng Cậu bé tè nổi tiếng khắp thế giới, nơi mà mình đã mong đợi được nhìn ngắm từ lâu giờ bất ngờ hiện ra trước mắt.
Khi đến Bỉ, địa điểm du lịch đầu tiên mà bạn muốn ghé thăm chắc hẳn sẽ là bức tượng chú bé đứng tè nổi tiếng, biểu tượng của thành phố Brussels.
Nằm gần Grand Place trên đường Rue de l' Etuve 31 (Lievevrouwbroersstraat 31, 1000 Brussels, Bỉ), chú bé đừng tè (Manneken Pis) là một tượng đài nhỏ bằng đồng cao 61 cm
. Đây là tác phẩm của bậc thầy điêu khắc Jérome Duquesnoy được hoàn thành vào năm 1619. Nhưng đến năm 1817 thì được thay chất liệu bằng đồng.
Bức tượng này có thể không được coi là một kiệt tác nghệ thuật, nhưng cách mà người dân địa phương lưu truyền các truyền thuyết về nó, cũng như những dịp lễ hội với sự góp mặt của tượng đã khiến mọi người cảm thấy vô cùng thích thú.
Câu chuyện xung quanh bức tượng Manneken Pis
Có rất nhiều câu chuyện xung quanh bức tượng nhỏ này và nhiều ý kiến tranh luận về lý do mà bức tượng được dựng lên. Có câu chuyện kể rằng, một người cha khi đến Brussels du lịch đã để lạc mất con trai, và sau khi nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của người dân để tìm thấy cậu bé, ông đã dành tặng bức tượng này như là món quà thay cho lời cảm ơn dành cho họ.
Dẫu có nhiều dị bản về “lý lịch” chú bé, nhưng nghe có vẻ hay nhất là câu chuyện có liên quan đến tinh thần ái quốc. Chuyện kể rằng khi quân Tây Ban Nha rút khỏi Brussels, dự tính cho phóng hỏa đốt toàn bộ thành phố bằng một quả bộc phá có sức công phá lớn. Bỗng có một chú bé đã “tè” vào đường dây cháy chậm của quả bộc phá đang xì khói, dập tắt nguy cơ nổ tung gây hỏa hoạn, cứu cả thành phố Brussels không bị thiêu rụi.
Một dị bản khác mà người ta cho là chính truyện. Chú bé tên là Cherria, khoảng 7-8 tuổi, sống trên đường phố này. Hàng ngày Cherria đi học thường gặp một mụ phù thủy và bị bà ta bắt nạt. Tức mình, chú đã leo lên gác hai “tè” vào đầu mụ. Mụ tóm cổ chú lôi ra góc phố bắt đứng trên bệ đá cao và phải “tè” suốt ngày.
Chính những câu chuyện ly kỳ như vậy đã khiến cho bức tượng Manneken Pis trở thành điểm đến thu hút khách du lịch, và một biểu tượng bất hủ trong lòng nhiều người dân thành phố Brussels
Người dân Brussels không đơn giản chỉ muốn ngắm nhìn bức tượng dễ thương này và giới thiệu đến bạn bè quốc tế, họ còn muốn nhiều hơn thế nữa. Vì vậy, họ đã biến bức tượng Manneken Pis trở thành nhân vật đặc biệt trong các sự kiện cũng như các dịp lễ hội của thành phố. Thậm chí nó còn có từng bộ trang phục phù hợp với từng dịp.
“Tủ quần áo” của bức tượng Manneken Pis gồm hơn 800 bộ trang phục, từ của ông già Noel cho tới quốc phục của các quốc gia trên thế giới. Bức tượng được thay trang phục khoảng 30 lần mỗi năm. Vào những dịp đặc biệt, bức tượng Manneken Pis còn phun ra bia với nhiều hương vị, phục vụ người dân địa phương cũng như khách du lịch, trong khi ban nhạc dùng các nhạc khí bằng đồng và bộ gõ chơi ở xung quanh.
Một cô gái đang đứng ở bên đường chiêm ngưỡng bức tượng từ xa.
Cô ấy không đứng lẫn vào mọi người.
Mà cô đứng tách biệt, lặng lẽ ngắm nhìn bức tượng.
Hình như cô ấy biết có một nữ du khách cũng đang lặng lẽ ngắm nhìn cô từ xa...
Cô ấy có màu da cùng với màu da của bức tượng Cậu bé tè.