Em đưa ra một mô hình giả định, để các cụ chém. Vì là giả định, nên các cụ đừng bàn tình huống vô lý, hay hợp lý.
Có 2 người sau:
A là người trồng lúa và nuôi gà. A biết chắc mình tạo ra được gạo ngon, gà chất, nhưng không biết là sẽ bán được cho ai với giá cao, số lượng lớn hơn.
B là người có kinh nghiệm nấu ăn, bán hàng ăn, nhưng không có vốn, không có địa điểm, nên đi bán hàng thuê và nhận lương. B tự tin, nếu mình làm chủ, mình sẽ nấu ngon, bán đc nhiều hơn mức mình đi làm thuê.
A và B hợp tác, vay vốn, thuê địa điểm, thuê thêm nhân công để mở hàng cháo gà với tên CD. Mọi chi phí cho việc vay vốn, thuê cửa hàng, thuê nhân công, đều phải có sự thống nhất của cả A và B.
A tập trung nâng chất lượng gạo và gà, B tập trung nâng cao tay nghề nấu ăn và khả năng bán hàng.
Cả hai thống nhất, chọn phân khúc khách hàng cao cấp dựa trên thế mạnh là nguyên liệu gạo, gà xịn, khả năng nấu ăn ngon, bán hàng tốt.
A PHẢI hiểu A không thể nấu ăn, và CHẤP NHẬN rằng A sẽ mãi là người trồng lúa và nuôi gà nếu như không có B.
B PHẢI hiểu rằng B không thể trồng lúa, nuôi gà và CHẤP NHẬN rằng, B mãi là người bán hàng, nếu như không có A.
Vậy, Phải và chấp nhận trên, là cái giới hạn mà người ta muốn vượt qua để bứt phá. Vừa là nguyên nhân, vừa là động lực với khát khao lên đời. Chứ nếu chỉ bằng lòng với việc nuôi gà, bán cơm thì không cần phỉ hợp tác. Tức là 2 ông này phải có nhu cầu mãnh liệt là trở thành ông chủ của một vừa hàng cháo gà có thương hiệu, chứ không dừng lại ở công việc hiện tại.
Nếu thành công Cả A và B đều sẽ trở thành chủ sở hữu của cửa hàng cháo gà, với thương hiệu CD.
Cái được của A, là vừa mở rộng quy mô trồng lúa, nuôi gà, có đầu ra ổn định, vừa là sở hữu thương hiệu CD.
Cái được của B, là lên đời, được là chủ thương hiệu CD, vừa có công việc ổn định, tự làm chủ, thoải mái thể hiện sở trường của mình.
Khi có gạo ngon, gà chất, người nấu ăn, bán hàng tốt thì khả năng thất bại là ..... THẤP.
Nếu thất bại, A về trồng lúa, nuôi gà, B về đi bán cơm cho người khác.
Phần lỗ sẽ chia đôi, tất nhiên phải chấp nhận rủi ro, chứ chả ai nói làm sẽ 100% thành công.
Em mạo muội biên bài này để tìm kiếm một mô hình hợp tác kinh doanh cho những người vốn nhỏ trong thời khó khăn này.
Trước hết, liên kết để kinh doanh có từ lâu đời và gặt hái được nhiều thành công, chứ không phải vấn đề mới.
Mô hình Win-win (cùng thắng) cũng như vậy, nó không phải hão huyền đâu, các công ty cổ phần, liên danh, các hợp tác xã.. Đều là các dạng liên kết kinh doanh win-win.
Người có vốn nhỏ, gặp khó khăn gì?
- chưa tìm được đối tác/mô hình phù hợp
- chưa có ý tưởng/lĩnh vực/mặt hàng kinh doanh
- thiếu kiến thức/kinh nghiệm/khả năng quản trị/tiếp cận thị trường.
- không tin tưởng vào kênh hợp tác, sợ mất vốn.
Vậy, mô hình hợp tác phải đảm bảo các mục tiêu:
Người tham gia phải:
1- Tham gia trực tiếp vào 1 hoặc một số công đoạn của SX kinh doanh.
2- Giám sát DÒNG TIỀN.
Trong phạm vi bài này, em chỉ đưa ra mô hình hợp tác quy mô siêu nhỏ giữa những người có các điều kiện sau:
1/ có sản phẩm trực tiếp sản xuất, hoặc
2/ có kinh nghiệm bán hàng (trong nước, quốc tế) online hoặc qua kênh đại lý, hoặc
3/ có kinh nghiệm làm app, web, seo...
4/ có kinh nghiệm quản trị, xây dựng , vận hành hệ thống quản lý sản xuất, bán hàng.
...
Em sẽ update tiếp.