Trước hết em rất vui vì cụ đã tranh luận thẳng thắn và không xa đà vào nhận xét cá nhân !
Sau đó em hoàn toàn đồng ý câu "cân nhắc khi dùng lý lẽ để tránh tội vượt phải trong tình huống này" nhưng đính chính 1 chút là tránh phạt thay cho tránh tội !
Vấn đề 1 :
a.
Hành vi vượt xe bao gồm 3 hành vi cấu thành như sau : Chuyển sang làn khác, đi nhanh hơn trên làn mới chuyển sang, chuyển về làn ban đầu . 3 hành vi nối tiếp nhau này cấu thành 1 hành vi hoàn chỉnh là vượt xe chứ không phải hành vi vượt xe bao gồm 3 hành vi độc lập (tương tự quay đầu xe không phải là rẽ trái nhiều lần)
Tiếc rằng điều này không được đinh nghĩa rõ ràng trong luật cho mọi trường hợp vượt xe dẫn tới sự lẫn lộn trong việc coi 1 phần của hành vi là 1 hành vi !
Nếu coi phần hành động đi trên làn bên phải (sai) của hành vi vượt bên phải là 1 vi phạm hành chính độc lập thì vi phạm hành chính vượt bên phải xe khác sẽ không tồn tại nữa mà bị thay bằng vi phạm hành chính đi sai làn đường và vi phạm hành chính chuyển làn đường sai quy định (nếu chuyển làn sai quy định)
b. Về ví dụ của cụ thì khác của em một chút ở chỗ đây là 2 hành vi phạm hành chính độc lập mà không phải là bộ phận cấu thành bắt buộc của nhau :
- Chở quá trọng tải quy định của xe (Xe được phép chở 1,5 tấn nhưng chở 2 tấn có thể tổng trong lượng vẫn thấp hơn quy định của đường)
- Trọng tải quá quy định của đường (Xe có tổng trọng lượng xe và hàng hóa nặng 15 tấn đi trên đường 10 tấn mà có thể xe được phép chở 20 tấn )
Vấn đề 2
a. Theo nghị định xử phạt thì
vượt phải trong trường hợp này không bị phạt:
trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái;
- Việc ép hiểu câu
nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều là
nhiều làn đường mà xe đang xét được phép đi là rất mập mờ và không có căn cứ pháp lý để xác định !
b. Gần đây nhất QC 41 đưa ra 1 định nghĩa như các cụ đã biết:
"Vượt phải là tình huống giao thông trong đó một phương tiện vượt phương tiện khác về phía bên phải của phương tiện bị vượt trên cùng một chiều đường tại các đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều."
Định nghĩa này xác định cả trường hợp một phương tiện vượt phương tiện khác bằng cách đi trên làn cho xe thô sơ đi cùng chiều vẫn là đi bên phải xe bị vượt trên cùng 1 chiều đường tại đường chỉ có 1 làn xe cơ giới là hành vi vượt xe cụ thể là vượt phải .