[ATGT] Vô tình vượt đèn đỏ, ở ngã 3 Xã đàn

Decalvietnam

Xe hơi
Biển số
OF-422709
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
163
Động cơ
219,210 Mã lực
Qua đấy mà thấy vàng là dừng luôn cho lành ạ.cám ơn cụ nhiều,,
 

Happygotravel

Xe hơi
Biển số
OF-483250
Ngày cấp bằng
10/1/17
Số km
175
Động cơ
195,800 Mã lực
Tuổi
33
Nơi ở
130F Thái Thịnh, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội
Website
www.happygotravel.com.vn
Một số kụ chưa hiểu đúng về đèn vàng. Một số kụ khác viện dẫn lời suy diễn sai luật từ báo chí, rằng vượt đèn vàng là phạm lỗi "không tuân thủ hiệu lệnh tín hiệu đèn".

Trên thực tế, đèn vàng có 2 hiệu lệnh là 1- nếu dừng xe được thì phải dừng xe TRƯỚC VẠCH DỪNG; 2- nếu không ther dừng xe an toàn thì phải NHANH CHÓNG CHO XE ĐI TIẾP QUA GIAO CẮT.

Như vậy, trong suốt thời gian đèn vàng đang sáng, cho dù lái xe quyết định dừng lại hay quyết định đi tiếp (vì không thể dừng lại một cách an toàn) thì lái xe cũng vẫn đang chấp hành một trong 2 hiệu lệnh đó của đèn vàng, không hề phạm lỗi như xxx vẫn thích suy diễn đâu, kụ ơi.



Hình minh hoạ:

:(( bao lâu nay em vẫn bị phạt vượt đèn vàng
 

BVTL

Xe điện
Người OF
Biển số
OF-1717
Ngày cấp bằng
27/9/06
Số km
3,955
Động cơ
665,350 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Một số kụ chưa hiểu đúng về đèn vàng. Một số kụ khác viện dẫn lời suy diễn sai luật từ báo chí, rằng vượt đèn vàng là phạm lỗi "không tuân thủ hiệu lệnh tín hiệu đèn".

Trên thực tế, đèn vàng có 2 hiệu lệnh là 1- nếu dừng xe được thì phải dừng xe TRƯỚC VẠCH DỪNG; 2- nếu không ther dừng xe an toàn thì phải NHANH CHÓNG CHO XE ĐI TIẾP QUA GIAO CẮT.

Như vậy, trong suốt thời gian đèn vàng đang sáng, cho dù lái xe quyết định dừng lại hay quyết định đi tiếp (vì không thể dừng lại một cách an toàn) thì lái xe cũng vẫn đang chấp hành một trong 2 hiệu lệnh đó của đèn vàng, không hề phạm lỗi như xxx vẫn thích suy diễn đâu, kụ ơi.



Hình minh hoạ:

Hôm qua em đi từ Phạm Văn Đồng về phía Hoàng Quốc Việt. Ở đèn đỏ trước khi đến giao với HQViet em bị dính lỗi này.
Tình huống là:
- Khi còn vài giây đèn xanh thì bên kia đường có đ/c CSGT đi bộ ngang qua.
- Em thì đang đà đi nên không tính dừng đèn ở đây, nhưng gặp đ/c kia nên gìm phanh lại tí và tự tin đi tiếp :D --> Có lẽ vậy mà chưa kịp qua vạch thì đèn đã vàng.

- Lên tới phía HQV, khi đang dừng đèn đỏ thì có 1 đ/c CSGT ra báo lỗi và đề nghị xuất trình GPLX. Em không đồng ý đưa GPLX vì đang đỗ giữa đường, và em đánh xe lên phía HQV và sau đó quay lại chốt để làm việc.
- Đến chốt thì đ/c trong chốt có cho em xem hình chụp màn hình xe em trước vạch khi đèn vàng.
- Em nhận lỗi và trình bày là luôn tuân thủ luật và không cố tình vi phạm trong tình huống này.
Đ/c ấy hỏi: giờ muốn thế nào thì nói nhanh?
Em bẩu: cho em xin cái biên bản.
Đ/c ấy hỏi han chuyện nhà cửa, nơi làm việc chút rồi bảo: thôi anh đi đi.
Em cảm ơn rồi ra xe đi tiếp.
 

Hummer_H3

Xe tải
Biển số
OF-13481
Ngày cấp bằng
25/2/08
Số km
217
Động cơ
519,903 Mã lực
cái này lâu rồi, XXX hoá trang ngồi trên cầu vượt đi bộ ngay trên xe các cụ, quay phim chụp ảnh rồi gọi bộ đàm cho các Đc đứng dưới biết lỗi, các cụ chẳng cãi được đâu.
 

BVTL

Xe điện
Người OF
Biển số
OF-1717
Ngày cấp bằng
27/9/06
Số km
3,955
Động cơ
665,350 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
cái này lâu rồi, XXX hoá trang ngồi trên cầu vượt đi bộ ngay trên xe các cụ, quay phim chụp ảnh rồi gọi bộ đàm cho các Đc đứng dưới biết lỗi, các cụ chẳng cãi được đâu.
Em nhìn hình ảnh giống như camera cố định, đưa ra form mẫu đẹp lắm (không phải ảnh chụp bằng điện thoại). Lỗi này thì em xem ảnh xong rồi nhận lỗi luôn rồi ạ! Chắc các đ/c ấy thấy em thành khẩn nên chỉ nhắc nhở vì về lý thì họ có thể cho em biên bản theo yêu cầu của em.
 

metavn

Xe tăng
Biển số
OF-419535
Ngày cấp bằng
28/4/16
Số km
1,538
Động cơ
245,958 Mã lực
Nơi ở
OCD
Cám ơn cụ đã chia sẻ :D
 

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,126
Động cơ
258,070 Mã lực
B- Bẫy "vào đèn xanh ra đèn đỏ:

1- Trên cột đèn rẽ trái, đèn vàng chỉ sáng 3 giây rồi chuyển sang đèn đỏ (xem Hình #2 bên dưới).

2- Sau khi không nhìn thấy đèn rẽ trái nữa (đèn nằm ngoài vùng nhìn rõ của lái xe), nhiều ô tô trên làn ② có thể mất 5 giây hoặc hơn để chạm tới vạch dừng xe (Xin xem Hình #3)

Khi tan tầm, đường đông xe, ô tô hay bị dòng xe máy cúp đầu để rẽ trái, thì thời gian xe ô tô phải chạy từ đèn rẽ trái đến vạch dừng có thể kéo dài hơn 5 giây nhiều lần, vượt quá nhiều so với khoảng thời gian 3 giây đèn vàng đang sáng.

Có nghĩa là, có nhiều ô tô trên làn ② đi qua đèn rẽ trái khi đèn xanh còn 2-3 giây, nhưng vẫn có thể cắt qua vạch dừng khi đèn đã đỏ.

Thế là vô tình phạm lỗi vượt đèn đỏ, bị anh hùng núp trên cầu vượt báo đàm để xxx dừng xe xử lý.

Đây chính là cái bẫy dành cho các kụ đi cẩn thận, chậm rãi, hoặc các kụ lạ đường.

Đây đúng là một giao cắt rất dị thường, nơi các lái xe đi qua khi đèn đang xanh nhưng vẫn có thể bị xxx dừng xe phạt lỗi vượt đèn đỏ.

---------------

Hình minh hoạ:

Hình #2: Đèn vàng chỉ sáng trong 3 giây




Hình #3: nhưng, trong điều kiện đường không đông, mà xe ② phải mất 5 giây để đi từ đèn đến vạch dừng, trong khi đèn vàng thường chỉ sáng trong 3 giây.

...
2- Thêm làn rẽ trái:
Kụ chẳng cần băn khoăn về khoảng cách làn rẽ trái có thể bị ngắn đâu.

Luật cho phép kẻ "làn rẽ trái nhô đầu" quá vạch dừng, có thể nhô đầu đến gần tâm của giao cắt. (Xin xem Hình #9)

Do vậy, tuỳ theo lưu lượng phương tiện rẽ trái vào giờ cao điểm nhiều hay ít mà Sở Gtcc Hn kẻ làn rẽ trái nhô đầu cao hay thấp phía sau vạch dừng của xe đi thẳng.
Trên giao cắt ĐBP-Văn Thánh, Tp. HCM, theo chiều từ Cầu Sg về Hàng Xanh, cũng có kẻ làn rẽ trái nhô đầu quá vạch dừng của xe đi thẳng (xin xem Hình #10).


---------------

Hình minh hoạ:

Hình #9: QC41/2016 cho phép kẻ làn xe chờ rẽ trái trong nút giao (phía sau vạch dừng của xe đi thẳng)








Hình #10: Hình ảnh một làn rẽ trái nhô đầu qua vạch dừng xe đi thẳng, tại ngã tư ĐBP-Văn Thánh, Tp. HCM.









Đúng là nhà cháu xem clip nhưng không để ý thấy cái biển cấm quay đầu trên dải phân cách, vì nó bị tấm vải quảng cáo che lấp mất.
Nhà cháu đồng tình với ý kiến kụ nêu, nên cho phép quay đầu xe tại đây.
Nhà cháu xin bổ sung ý kiến của kụ vào còm kiến nghị phía trên.

Một lần nữa, xin cảm ơn kụ nhiều nhé.
.
1. Đồng ý hoàn toàn với cụ về đề xuất bỏ biển cấm quay đầu, không phải chỉ vì biển nhắc lại bên trái vô hiệu khi bên phải không có biển, mà vì lưu lượng xe quay đầu rất ít và không xung đột với hướng nào.

- Điều khôi hài là tại điểm 10.4.1 khoản 10.4 Điều 10 QC41/2016 quy định về ý nghĩa của đèn phụ hình mũi tên: “Nếu đèn có lắp đèn phụ hình mũi tên màu xanh thì các loại phương tiện giao thông chỉ được đi khi tín hiệu mũi tên bật sáng cho phép. Tín hiệu mũi tên cho phép rẽ trái thì đồng thời cho phép quay đầu nếu không có báo hiệu cấm quay đầu khác.”

- “Báo hiệu cấm quay đầu khác” có lẽ hàm ý biển báo hiệu hoặc vạch kẻ đường? Vậy mà ở ngay phần đầu QC41/2016 tại khoản 4.1 Điều 4 quy định thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu “Khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau cùng ở một khu vực, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự”, thứ tự hiệu lực cao hơn ở quy định này là hiệu lệnh đèn tín hiệu chứ không phải là biển báo và vạch kẻ.

- Hơn nữa người soạn và ban hành quy chuẩn còn cẩn thận để riêng ra 1 điều là Điều 12 QC41/2016 như để khẳng định lại 1 lần nữa thứ tự hiệu lực của đèn tín hiệu: “Ở nơi đường giao nhau vừa có đèn tín hiệu vừa có biển báo hiệu và vạch sơn thì lái xe phải tuân theo hiệu lệnh của đèn tín hiệu.” Mặc dù phép tu từ bị lạm dụng quá mức nhưng đọc giả vẫn có thể đoán được: nếu ý nghĩa khác nhau thì buộc phải chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu.

Quy định này ị trên đầu quy định kia, mâu thuẫn ngay trong nội dung 1 văn bản, nói gì đến chuyện “thống nhất” giữa các văn bản quy phạm pháp luật. Để lương thiện hóa dần bộ quy chuẩn, em đề xuất bổ sung thêm đèn phụ hình mũi tên quay đầu, nghĩa là dùng đèn tín hiệu để hạn chế… đèn tín hiệu:



2. Cơ bản cũng đồng ý với cụ về “vùng nhìn rõ”, em chứng minh thế này:

Trích điểm (i) khoản A.3 Phụ lục A QC41/2016 về một số quy định khi sử dụng hệ thống đèn tín hiệu: “Do người điều khiển phương tiện tập trung quan sát phía trước để điều khiển phương tiện, vì vậy, khi đặt đèn tín hiệu hoặc các báo hiệu giao thông trên lề, hè cần xác định vùng quan sát hiệu quả. Cách xác định như sau: mở một góc 40° từ vị trí mắt người lái đối xứng qua trục mắt tạo thành vùng nhìn rõ của người lái. Cũng cần chú ý khả năng quan sát được đèn của các xe phía sau các xe lớn hoặc người tham gia giao thông bị ngược ánh nắng mặt trời.”

Giải thích nội dung trên bằng hình:



Ví dụ đặt vị trí người lái ở ngang vạch dừng xe, góc 40° màu vàng là vùng nhìn rõ (vùng quan sát hiệu quả) của người lái, tiếp tục mở rộng ra góc 180° vùng màu cam là vùng nhìn không rõ (vùng quan sát không hiệu quả) của người lái. Mở rộng tiếp ra thành góc 360° vùng màu xám là vùng mù của người lái, tức là vùng người lái không còn khả năng nhìn thấy gì nữa.

Hình minh họa bố trí vạch dừng xe ở nút giao thông có đèn tín hiệu tại điểm 7.1 khoản G2.1 Phụ lục G QC41/2016:



Đèn tín hiệu phải được bố trí phía sau và bên phải vạch dừng theo chiều đi, trước nơi giao nhau và cách vạch dừng 1 khoảng cách là +X mét để bảo đảm tín hiệu không nằm vào vùng mù của người lái.

Đèn tín hiệu rẽ trái ở nút giao Xã Đàn - Phạm Ngọc Thạch đặt trước vạch dừng xe là -X mét (nằm vào vùng mù của người lái). Vì vậy đèn tín hiệu rẽ trái ở nút giao này đã vi phạm vào quy chuẩn kỹ thuật bố trí đèn tín hiệu, tức là vi phạm luật, kể cả đèn mũi tên rẽ trái thứ 2 phía sau nút giao cũng vậy (quy định hiện hành chỉ đèn đỏ chữ thập kiểu 2 dạng 5 mới được bố trí phía sau nút giao theo điểm (h) khoản A2 Phụ lục A, đối với nút giao rộng có thể có ngoại lệ nhưng khoảng cách tối đa cũng chỉ được phép treo đèn đến vị trí giữa nút giao theo quy định tại điểm (13.3.4) khoản 13.3 Điều 13 QC41/2016).

Giải pháp khắc phục hệ thống báo hiệu như thế nào? Theo em là đã làm sai luật thì phải sửa lại đúng luật, đừng nghĩ dấu diếm được kế hoạch “bẫy” ở đây, đơn giản vậy thôi ạ.

+ Cách thứ nhất là kẻ lại vạch dừng xe trước đèn tín hiệu mũi tên rẽ trái:



+ Cách thứ hai là dịch chuyển cột đèn tín hiệu mũi tên rẽ trái ra phía sau vạch dừng xe:



3. Giải pháp bố trí “Làn chờ rẽ trái” của cụ như hình minh họa là vạch 5.3 tại điểm (c) khoản G1.5 Phụ lục G QC41/2016. Theo em giải pháp này không ổn chút nào, vì một số nguyên nhân sau:

- Thứ nhất đây là vạch của trí tưởng tượng, trên thế giới không có nước nào sử dụng loại vạch dừng thứ 2 này, bởi như đã chứng minh ở mục 2: đèn tín hiệu ở phía sau thuộc vùng mù của người lái. Mỗi lần dừng xe trước vạch dừng là mỗi lần đèn tín hiệu phải phục vụ đầy đủ 3 pha: xanh, vàng, đỏ như luật quy định (trừ đèn 2 pha dành cho người đi bộ và đường sắt), nghĩa là có 2 vạch dừng cho 2 chặng di chuyển thì phải có 2 hệ thống đèn tín hiệu riêng biệt phục vụ.

- Thứ hai là nguyên tắc thiết kế trong nút giao không được phân làn (trừ trường hợp vòng xuyến). Bởi vạch nét đứt phân làn bị nhầm lẫn với vạch dẫn hướng, các xe ở hướng khác vẫn được cắt ngang qua vạch dẫn hướng sẽ gây thêm xung đột ùn tắc vì cùng thời điểm trong cùng phạm vi nút giao 1 luồng xe được đi còn 1 luồng được dừng ngay trong nút giao.

- Thứ ba là vi phạm luật, khi đèn tín hiệu vàng đã bật sáng, các phương tiện đi vào nút giao “phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau” vì nếu dừng lại “sẽ nguy hiểm”, mà chắc chắn là “nguy hiểm” vì khi đèn đỏ bật sáng sẽ cản trở dòng phương tiện ở hướng khác. Các phương tiện này là đối tượng của đèn đỏ hình chữ thập (dấu cộng) đặt sau nút giao để tiếp tục báo hiệu thay cho đèn tín hiệu màu đỏ đặt bên phải cạnh vạch dừng đã vào vùng mù của người lái, điểm (10.2.4) khoản 10.2 Điều 10 QC41/2016 quy định: “…Trong trường hợp xe đã ở trong nút giao thì phải nhanh chóng đi ra khỏi nút giao”.

Theo ý nghĩa thì báo hiệu bằng vạch kẻ có hiệu lực thấp hơn đèn tín hiệu, nếu tuân thủ vạch kẻ dừng xe trong nút giao thì vi phạm hiệu lệnh của đèn tín hiệu có hiệu lực cao hơn trong các quy định về thứ tự hiệu lực hệ thống báo hiệu đã nêu ở trên.

Hơn nữa khoản 13.1 Điều 13 QC41/2016 quy định vị trí và độ cao đặt đèn tín hiệu: “Mặt đèn phải vuông góc với chiều đi, ở bên phải người tham gia giao thông theo hướng đi”. Theo quy định này thì bố trí đèn tín hiệu riêng cho làn chờ rẽ trái là bất khả thi do hướng đi bị chéo hơi kỳ quái, nếu cứ đặt đèn tín hiệu vuông góc với chiều đi sẽ gây nhầm lẫn lung tung cho cả làn này và các làn xe khác.

- Ví dụ ngã tư Điện Biên Phủ -Văn Thánh, Tp. HCM của cụ không phải là vạch làn chờ rẽ trái trong quy chuẩn, nó chỉ “có vẻ” giống thôi. Thực chất là đẩy vạch dừng lên cao và thu hẹp diện tích nút giao, và nó cũng rất kỳ quái bởi bán kính quay xe cực nhỏ, vạch dừng xe bị bẻ gập 90° chứ không phải là 2 cấp dừng khác nhau. Dừng xe kiểu này gây ra 2 tác hại trước mắt: Một là khi thời tiết xấu, hoặc trời tối khó quan sát thì dòng phương tiện đi thẳng dễ va chạm với các xe dừng thò đuôi (xe tải, xe khách…) ra ngoài do mặt đèn hậu song song với hướng đi thẳng nên giảm diện tích bề mặt quan sát; Hai là hướng rẽ trái ngược chiều với làn bên trái đường nhánh đi ra, khi đèn tín hiệu xanh cho phép lưu thông dễ xung đột đối đầu với hướng ngược lại.

Nói chung đây là 1 sản phẩm khác của trí tưởng tượng đã hiện thực hóa, nhưng để nó tồn tại được vẫn phải tuân thủ 2 nguyên tắc cơ bản là mặt đèn tín hiệu song song với vạch dừng (tức là vuông góc với chiều đi) và không nằm vào vùng mù của người lái.

Căn cứ công thức tính toán thời gian cho đèn tín hiệu để đáp ứng năng lực thông hành qua nút giao, không có lý do gì xe cơ giới nằm ngoài phạm vi các tham số đã được tính toán trước để đến nỗi phải bố trí làn dừng chờ ngay trong nút giao. Đằng nào cũng là do tưởng tượng mà ra, em thử suy diễn thế này, có thể tác giả trong 1 giây lơ đãng đã nhầm làn xe thô sơ thành làn xe cơ giới, bởi vì xe thô sơ mới là phương tiện dễ bị lọt ra ngoài phạm vi tính toán của đèn tín hiệu và cũng bởi vì xe thô sơ rẽ trái đi chậm hơn và ở khoảng cách xa hơn nên có thể không kịp đi qua nút giao khi đèn đỏ:

 

quasin3000

Xe điện
Biển số
OF-1800
Ngày cấp bằng
5/10/06
Số km
2,373
Động cơ
586,788 Mã lực
Hôm qua em đi từ Phạm Văn Đồng về phía Hoàng Quốc Việt. Ở đèn đỏ trước khi đến giao với HQViet em bị dính lỗi này.
Tình huống là:
- Khi còn vài giây đèn xanh thì bên kia đường có đ/c CSGT đi bộ ngang qua.
- Em thì đang đà đi nên không tính dừng đèn ở đây, nhưng gặp đ/c kia nên gìm phanh lại tí và tự tin đi tiếp :D --> Có lẽ vậy mà chưa kịp qua vạch thì đèn đã vàng.

- Lên tới phía HQV, khi đang dừng đèn đỏ thì có 1 đ/c CSGT ra báo lỗi và đề nghị xuất trình GPLX. Em không đồng ý đưa GPLX vì đang đỗ giữa đường, và em đánh xe lên phía HQV và sau đó quay lại chốt để làm việc.
- Đến chốt thì đ/c trong chốt có cho em xem hình chụp màn hình xe em trước vạch khi đèn vàng.
- Em nhận lỗi và trình bày là luôn tuân thủ luật và không cố tình vi phạm trong tình huống này.
Đ/c ấy hỏi: giờ muốn thế nào thì nói nhanh?
Em bẩu: cho em xin cái biên bản.
Đ/c ấy hỏi han chuyện nhà cửa, nơi làm việc chút rồi bảo: thôi anh đi đi.
Em cảm ơn rồi ra xe đi tiếp.
Mấy thằng xxx toàn thế, đang đi nhanh phải giảm tốc độ có khi dính đèn vàng. Đi đều tốc độ đên gần nhá phanh bấm còi mấy chú mặt xanh như đít nhái.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,928
Động cơ
631,114 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
1. Đồng ý hoàn toàn với cụ về đề xuất bỏ biển cấm quay đầu, không phải chỉ vì biển nhắc lại bên trái vô hiệu khi bên phải không có biển, mà vì lưu lượng xe quay đầu rất ít và không xung đột với hướng nào.

- Điều khôi hài là tại điểm 10.4.1 khoản 10.4 Điều 10 QC41/2016 quy định về ý nghĩa của đèn phụ hình mũi tên: “Nếu đèn có lắp đèn phụ hình mũi tên màu xanh thì các loại phương tiện giao thông chỉ được đi khi tín hiệu mũi tên bật sáng cho phép. Tín hiệu mũi tên cho phép rẽ trái thì đồng thời cho phép quay đầu nếu không có báo hiệu cấm quay đầu khác.”

- “Báo hiệu cấm quay đầu khác” có lẽ hàm ý biển báo hiệu hoặc vạch kẻ đường? Vậy mà ở ngay phần đầu QC41/2016 tại khoản 4.1 Điều 4 quy định thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu “Khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau cùng ở một khu vực, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự”, thứ tự hiệu lực cao hơn ở quy định này là hiệu lệnh đèn tín hiệu chứ không phải là biển báo và vạch kẻ.

- Hơn nữa người soạn và ban hành quy chuẩn còn cẩn thận để riêng ra 1 điều là Điều 12 QC41/2016 như để khẳng định lại 1 lần nữa thứ tự hiệu lực của đèn tín hiệu: “Ở nơi đường giao nhau vừa có đèn tín hiệu vừa có biển báo hiệu và vạch sơn thì lái xe phải tuân theo hiệu lệnh của đèn tín hiệu.” Mặc dù phép tu từ bị lạm dụng quá mức nhưng đọc giả vẫn có thể đoán được: nếu ý nghĩa khác nhau thì buộc phải chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu.

Quy định này ị trên đầu quy định kia, mâu thuẫn ngay trong nội dung 1 văn bản, nói gì đến chuyện “thống nhất” giữa các văn bản quy phạm pháp luật. Để lương thiện hóa dần bộ quy chuẩn, em đề xuất bổ sung thêm đèn phụ hình mũi tên quay đầu, nghĩa là dùng đèn tín hiệu để hạn chế… đèn tín hiệu:



2. Cơ bản cũng đồng ý với cụ về “vùng nhìn rõ”, em chứng minh thế này:

Trích điểm (i) khoản A.3 Phụ lục A QC41/2016 về một số quy định khi sử dụng hệ thống đèn tín hiệu: “Do người điều khiển phương tiện tập trung quan sát phía trước để điều khiển phương tiện, vì vậy, khi đặt đèn tín hiệu hoặc các báo hiệu giao thông trên lề, hè cần xác định vùng quan sát hiệu quả. Cách xác định như sau: mở một góc 40° từ vị trí mắt người lái đối xứng qua trục mắt tạo thành vùng nhìn rõ của người lái. Cũng cần chú ý khả năng quan sát được đèn của các xe phía sau các xe lớn hoặc người tham gia giao thông bị ngược ánh nắng mặt trời.”

Giải thích nội dung trên bằng hình:



Ví dụ đặt vị trí người lái ở ngang vạch dừng xe, góc 40° màu vàng là vùng nhìn rõ (vùng quan sát hiệu quả) của người lái, tiếp tục mở rộng ra góc 180° vùng màu cam là vùng nhìn không rõ (vùng quan sát không hiệu quả) của người lái. Mở rộng tiếp ra thành góc 360° vùng màu xám là vùng mù của người lái, tức là vùng người lái không còn khả năng nhìn thấy gì nữa.

Hình minh họa bố trí vạch dừng xe ở nút giao thông có đèn tín hiệu tại điểm 7.1 khoản G2.1 Phụ lục G QC41/2016:



Đèn tín hiệu phải được bố trí phía sau và bên phải vạch dừng theo chiều đi, trước nơi giao nhau và cách vạch dừng 1 khoảng cách là +X mét để bảo đảm tín hiệu không nằm vào vùng mù của người lái.

Đèn tín hiệu rẽ trái ở nút giao Xã Đàn - Phạm Ngọc Thạch đặt trước vạch dừng xe là -X mét (nằm vào vùng mù của người lái). Vì vậy đèn tín hiệu rẽ trái ở nút giao này đã vi phạm vào quy chuẩn kỹ thuật bố trí đèn tín hiệu, tức là vi phạm luật, kể cả đèn mũi tên rẽ trái thứ 2 phía sau nút giao cũng vậy (quy định hiện hành chỉ đèn đỏ chữ thập kiểu 2 dạng 5 mới được bố trí phía sau nút giao theo điểm (h) khoản A2 Phụ lục A, đối với nút giao rộng có thể có ngoại lệ nhưng khoảng cách tối đa cũng chỉ được phép treo đèn đến vị trí giữa nút giao theo quy định tại điểm (13.3.4) khoản 13.3 Điều 13 QC41/2016).

Giải pháp khắc phục hệ thống báo hiệu như thế nào? Theo em là đã làm sai luật thì phải sửa lại đúng luật, đừng nghĩ dấu diếm được kế hoạch “bẫy” ở đây, đơn giản vậy thôi ạ.

+ Cách thứ nhất là kẻ lại vạch dừng xe trước đèn tín hiệu mũi tên rẽ trái:



+ Cách thứ hai là dịch chuyển cột đèn tín hiệu mũi tên rẽ trái ra phía sau vạch dừng xe:



3. Giải pháp bố trí “Làn chờ rẽ trái” của cụ như hình minh họa là vạch 5.3 tại điểm (c) khoản G1.5 Phụ lục G QC41/2016. Theo em giải pháp này không ổn chút nào, vì một số nguyên nhân sau:

- Thứ nhất đây là vạch của trí tưởng tượng, trên thế giới không có nước nào sử dụng loại vạch dừng thứ 2 này, bởi như đã chứng minh ở mục 2: đèn tín hiệu ở phía sau thuộc vùng mù của người lái. Mỗi lần dừng xe trước vạch dừng là mỗi lần đèn tín hiệu phải phục vụ đầy đủ 3 pha: xanh, vàng, đỏ như luật quy định (trừ đèn 2 pha dành cho người đi bộ và đường sắt), nghĩa là có 2 vạch dừng cho 2 chặng di chuyển thì phải có 2 hệ thống đèn tín hiệu riêng biệt phục vụ.

- Thứ hai là nguyên tắc thiết kế trong nút giao không được phân làn (trừ trường hợp vòng xuyến). Bởi vạch nét đứt phân làn bị nhầm lẫn với vạch dẫn hướng, các xe ở hướng khác vẫn được cắt ngang qua vạch dẫn hướng sẽ gây thêm xung đột ùn tắc vì cùng thời điểm trong cùng phạm vi nút giao 1 luồng xe được đi còn 1 luồng được dừng ngay trong nút giao.

- Thứ ba là vi phạm luật, khi đèn tín hiệu vàng đã bật sáng, các phương tiện đi vào nút giao “phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau” vì nếu dừng lại “sẽ nguy hiểm”, mà chắc chắn là “nguy hiểm” vì khi đèn đỏ bật sáng sẽ cản trở dòng phương tiện ở hướng khác. Các phương tiện này là đối tượng của đèn đỏ hình chữ thập (dấu cộng) đặt sau nút giao để tiếp tục báo hiệu thay cho đèn tín hiệu màu đỏ đặt bên phải cạnh vạch dừng đã vào vùng mù của người lái, điểm (10.2.4) khoản 10.2 Điều 10 QC41/2016 quy định: “…Trong trường hợp xe đã ở trong nút giao thì phải nhanh chóng đi ra khỏi nút giao”.

Theo ý nghĩa thì báo hiệu bằng vạch kẻ có hiệu lực thấp hơn đèn tín hiệu, nếu tuân thủ vạch kẻ dừng xe trong nút giao thì vi phạm hiệu lệnh của đèn tín hiệu có hiệu lực cao hơn trong các quy định về thứ tự hiệu lực hệ thống báo hiệu đã nêu ở trên.

Hơn nữa khoản 13.1 Điều 13 QC41/2016 quy định vị trí và độ cao đặt đèn tín hiệu: “Mặt đèn phải vuông góc với chiều đi, ở bên phải người tham gia giao thông theo hướng đi”. Theo quy định này thì bố trí đèn tín hiệu riêng cho làn chờ rẽ trái là bất khả thi do hướng đi bị chéo hơi kỳ quái, nếu cứ đặt đèn tín hiệu vuông góc với chiều đi sẽ gây nhầm lẫn lung tung cho cả làn này và các làn xe khác.

- Ví dụ ngã tư Điện Biên Phủ -Văn Thánh, Tp. HCM của cụ không phải là vạch làn chờ rẽ trái trong quy chuẩn, nó chỉ “có vẻ” giống thôi. Thực chất là đẩy vạch dừng lên cao và thu hẹp diện tích nút giao, và nó cũng rất kỳ quái bởi bán kính quay xe cực nhỏ, vạch dừng xe bị bẻ gập 90° chứ không phải là 2 cấp dừng khác nhau. Dừng xe kiểu này gây ra 2 tác hại trước mắt: Một là khi thời tiết xấu, hoặc trời tối khó quan sát thì dòng phương tiện đi thẳng dễ va chạm với các xe dừng thò đuôi (xe tải, xe khách…) ra ngoài do mặt đèn hậu song song với hướng đi thẳng nên giảm diện tích bề mặt quan sát; Hai là hướng rẽ trái ngược chiều với làn bên trái đường nhánh đi ra, khi đèn tín hiệu xanh cho phép lưu thông dễ xung đột đối đầu với hướng ngược lại.

Nói chung đây là 1 sản phẩm khác của trí tưởng tượng đã hiện thực hóa, nhưng để nó tồn tại được vẫn phải tuân thủ 2 nguyên tắc cơ bản là mặt đèn tín hiệu song song với vạch dừng (tức là vuông góc với chiều đi) và không nằm vào vùng mù của người lái.

Căn cứ công thức tính toán thời gian cho đèn tín hiệu để đáp ứng năng lực thông hành qua nút giao, không có lý do gì xe cơ giới nằm ngoài phạm vi các tham số đã được tính toán trước để đến nỗi phải bố trí làn dừng chờ ngay trong nút giao. Đằng nào cũng là do tưởng tượng mà ra, em thử suy diễn thế này, có thể tác giả trong 1 giây lơ đãng đã nhầm làn xe thô sơ thành làn xe cơ giới, bởi vì xe thô sơ mới là phương tiện dễ bị lọt ra ngoài phạm vi tính toán của đèn tín hiệu và cũng bởi vì xe thô sơ rẽ trái đi chậm hơn và ở khoảng cách xa hơn nên có thể không kịp đi qua nút giao khi đèn đỏ:


Xin cản ơn một còm rất chi tiết, súc tích của kụ.

1- Nhà cháu sẽ lí giải một số giải pháp kỹ thuật mà trong Tp HCM đã thực hiện khi tổ chức các "làn xe nhô đầu chờ rẽ trái" mà không phạm vào các quy định luật mà kụ đã lo ngại.
Nhà cháu quên chưa nói rõ, các "làn xe nhô đầu chờ rẽ trái" kiểu này chỉ áp dụng cho xe 2 bánh. Xe ô tô không được đỗ vào đó, vi nó không đủ chỗ cho ô tô đỗ quay ngang để chờ rẽ trái.

2- Nhà cháu nhờ kụ áp cái hình "góc nhìn rõ" 40° lùi lên phía trước đèn rẽ trái một chút, sao cho đèn rẽ trái lọt vào vùng góc 40°, để các kụ mợ có thể thấy vị trí nào gần đèn nhất mà lái xe có ther nhìn thấy rõ đèn.
.
.
 

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,126
Động cơ
258,070 Mã lực
Xin cản ơn một còm rất chi tiết, súc tích của kụ.

1- Nhà cháu sẽ lí giải một số giải pháp kỹ thuật mà trong Tp HCM đã thực hiện khi tổ chức các "làn xe nhô đầu chờ rẽ trái" mà không phạm vào các quy định luật mà kụ đã lo ngại.
Nhà cháu quên chưa nói rõ, các "làn xe nhô đầu chờ rẽ trái" kiểu này chỉ áp dụng cho xe 2 bánh. Xe ô tô không được đỗ vào đó, vi nó không đủ chỗ cho ô tô đỗ quay ngang để chờ rẽ trái.

2- Nhà cháu nhờ kụ áp cái hình "góc nhìn rõ" 40° lùi lên phía trước đèn rẽ trái một chút, sao cho đèn rẽ trái lọt vào vùng góc 40°, để các kụ mợ có thể thấy vị trí nào gần đèn nhất mà lái xe có ther nhìn thấy rõ đèn.
.
.
Hình minh hoạ tương đối thôi ạ, nếu dịch dần về trước để đèn bên trái lọt vào góc 40° thì điểm nhìn ra ngoài hình, như thế này:



Tặng cụ thêm hình:

 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,928
Động cơ
631,114 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Hình minh hoạ tương đối thôi ạ, nếu dịch dần về trước để đèn bên trái lọt vào góc 40° thì điểm nhìn ra ngoài hình, như thế này:



Tặng cụ thêm hình:

Xin cảm ơn kụ nhiều.
Đây là điểm nhà cháu đang băn khoăn, về mặt quy định của luật.
Cũng mong nhận được quan điểm của kụ và các kụ OF khác (tất nhiên là trừ dlv ra, là các nick không bao giờ được chào đón trong các thớt nhà cháu mở), như sau:

1- QC41/2016 quy định "Đèn tín hiệu phải nhìn thấy từ xa và không nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng A.1: với tốc độ 60km/h (cho đường đôi) thì, theo luật định, khoảng cách nhìn thấy đèn phải không nhỏ hơn 110m" (xem Hình #11).

Câu hỏi 1: khi lưu thông trên đoạn đường mà Sở Gtcc đặt đèn có "tầm nhìn thấy từ xa" không đảm bảo quy định của pháp luật nêu tại Bảng Q.1 của QC41/2016, khiến lái xe không thể nhận biết tín hiệu đèn từ xa, không kịp thời phản ứng với hiệu lệnh của đèn, dẫn đến vi phạm, thì lỗi vi phạm đó có được luật coi là vi phạm trong tình huống bắt ngờ hay không?


2- Về quy định của QC41/2016 "góc nhìn rõ 40° đối với đèn tín hiệu".
Căn cứ vào hình vẽ ở trên của kụ, để đèn tín hiệu rẽ trái lọt vào "vùng quan sát hiệu quả 40°", vị trí của điểm nhìn (tạm gọi là điểm N) phải lùi lại khoảng 12 m nữa.
Nghĩa là, để đèn rẽ trái lọt vào "vùng quan sát hiệu quả 40°" như luật định (xem Hình #12), người lái xe phải nhìn thấy tín hiệu đèn rẽ trái tại vị trí N cách đèn rẽ trái khoảng 26m, và cách vạch dừng xe của ngã 3 này khoảng 36m.

Xét trường hợp, khi lái xe đi đến điểm N và nhìn thấy đèn vẫn đang xanh, đồng hồ đếm ngược cho thấy đèn xanh còn sáng 2 giây nữa.
Nhưng lái xe không biết rằng tại ngã 3 này, vạch dừng xe lại được kẻ quá xa phía sau đèn (trong trường hợp này là cách đèn 10m), nên lái xe vẫn vượt đèn xanh để đi, khi đèn xanh còn 2 giây.
Theo luật, lái xe được quyền đi tiếp qua đèn xanh khi đèn này còn 2 giây.

Vì lỗi của Sở Gtcc Hn đã kẻ vạch dừng quá xa, nên trong khoảng thời gian 5 giây sau đó (2 giây đèn xanh + 3 giây đèn vàng) lái xe không đủ thời gian để vượt qua vạch dừng khi đèn đang vàng, bị xxx chụp hình xe vượt qua vạch khi đèn đỏ đã bật sáng.

Thêm 2 câu hỏi như sau:

Câu hỏi 2: Tại vị trí đèn lọt vào "vùng quan sát hiệu quả" gần với đèn nhất mà lái xe nhìn thấy đèn đang xanh, lái xe có quyết định đúng luật là nhấn ga đi tiếp qua đèn, nhưng bị xxx chụp ảnh dè vạch dừng khi đèn đỏ, như miêu tả ở trên, thì lái xe đó có bị luật coi là phạm lỗi hay không?

Câu hỏi 3: Nếu có phạm lỗi, thì lỗi đó có được coi là "phạm lỗi trong trường hợp bất ngờ", và không bị luật xử phạt hay không?



---------------

Hình minh hoạ:

Hình #11: Luật quy định với đường cho phép lưu thông 60km/h (đường đôi) thì khoảng cách tối thiểu để nhìn thấy đèn tín hiệu là 110m. Trong rất nhiều trường hợp, đèn tín hiệu bị cột đèn chiếu sáng, cây cối, băng rôn quảng cáo... che khuất, nên lái xe không thể nhìn thấy đèn từ khoảng cách tối thiểu luật định này.





Hình #12: Quy định của luật về "vùng quan sát hiệu quả đèn tín hiệu"

 
Chỉnh sửa cuối:

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,126
Động cơ
258,070 Mã lực
Xin cảm ơn kụ nhiều.
Đây là điểm nhà cháu đang băn khoăn, về mặt quy định của luật.
Cũng mong nhận được quan điểm của kụ và các kụ OF khác (tất nhiên là trừ dlv ra, là các nick không bao giờ được chào đón trong các thớt nhà cháu mở), như sau:

1- QC41/2016 quy định "Đèn tín hiệu phải nhìn thấy từ xa và không nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng A.1: với tốc độ 60km/h (cho đường đôi) thì, theo luật định, khoảng cách nhìn thấy đèn phải không nhỏ hơn 110m" (xem Hình #11).

Câu hỏi 1: khi lưu thông trên đoạn đường mà Sở Gtcc đặt đèn có "tầm nhìn thấy từ xa" không đảm bảo quy định của pháp luật nêu tại Bảng Q.1 của QC41/2016, khiến lái xe không thể nhận biết tín hiệu đèn từ xa, không kịp thời phản ứng với hiệu lệnh của đèn, dẫn đến vi phạm, thì lỗi vi phạm đó có được luật coi là vi phạm trong tình huống bắt ngờ hay không?
Không nhìn thấy và không kịp phản ứng chấp hành đèn tín hiệu bị che khuất bởi vật cố định hoặc di động là sự kiện bất ngờ với điều kiện vị trí vạch dừng phải đúng so với đèn tín hiệu.

2- Về quy định của QC41/2016 "góc nhìn rõ 40° đối với đèn tín hiệu".
Căn cứ vào hình vẽ ở trên của kụ, để đèn tín hiệu rẽ trái lọt vào "vùng quan sát hiệu quả 40°", vị trí của điểm nhìn (tạm gọi là điểm N) phải lùi lại khoảng 12 m nữa.
Nghĩa là, để đèn rẽ trái lọt vào "vùng quan sát hiệu quả 40°" như luật định (xem Hình #12), người lái xe phải nhìn thấy tín hiệu đèn rẽ trái tại vị trí N cách đèn rẽ trái khoảng 26m, và cách vạch dừng xe của ngã 3 này khoảng 36m.

Xét trường hợp, khi lái xe đi đến điểm N và nhìn thấy đèn vẫn đang xanh, đồng hồ đếm ngược cho thấy đèn xanh còn sáng 2 giây nữa.
Nhưng lái xe không biết rằng tại ngã 3 này, vạch dừng xe lại được kẻ quá xa phía sau đèn (trong trường hợp này là cách đèn 10m), nên lái xe vẫn vượt đèn xanh để đi, khi đèn xanh còn 2 giây.
Theo luật, lái xe được quyền đi tiếp qua đèn xanh khi đèn này còn 2 giây.

Vì lỗi của Sở Gtcc Hn đã kẻ vạch dừng quá xa, nên trong khoảng thời gian 5 giây sau đó (2 giây đèn xanh + 3 giây đèn vàng) lái xe không đủ thời gian để vượt qua vạch dừng khi đèn đang vàng, bị xxx chụp hình xe vượt qua vạch khi đèn đỏ đã bật sáng.

Thêm 2 câu hỏi như sau:

Câu hỏi 2: Tại vị trí đèn lọt vào "vùng quan sát hiệu quả" gần với đèn nhất mà lái xe nhìn thấy đèn đang xanh, lái xe có quyết định đúng luật là nhấn ga đi tiếp qua đèn, nhưng bị xxx chụp ảnh dè vạch dừng khi đèn đỏ, như miêu tả ở trên, thì lái xe đó có bị luật coi là phạm lỗi hay không?
Đèn và vạch đặt lộn vị trí thì vô hiệu, không hề có lỗi. Hệ thống báo hiệu này chỉ còn 1 ý nghĩa và hiệu lệnh duy nhất: Phải sửa gấp hoặc thay thế.

Câu hỏi 3: Nếu có phạm lỗi, thì lỗi đó có được coi là "phạm lỗi trong trường hợp bất ngờ", và không bị luật xử phạt hay không?
Báo hiệu sai quy chuẩn kỹ thuật thì vô hiệu, không lỗi. Phạm lỗi không bị luật xử phạt là trong trường hợp báo hiệu đúng mà xảy ra sự kiện bất ngờ, bất khả kháng.
 

Thanh Nhut

Xe đạp
Biển số
OF-423046
Ngày cấp bằng
17/5/16
Số km
16
Động cơ
218,060 Mã lực
Tuổi
46
Té ra là như vậy, em cũng bị dính 1 quả rẽ trái về PNT ngay chỗ này. Rõ ràng lúc qua cột đèn thấy còn 5s, đi chậm tránh vài xe máy đến lúc sang đầu PNT đã thấy 1 em CA chặn đầu, đưa ảnh trong phone chụp vược đèn đỏ mà em ngớ người, may xin được luôn
 

chilli

Xe tải
Biển số
OF-94547
Ngày cấp bằng
9/5/11
Số km
437
Động cơ
405,555 Mã lực
E bổ xung cái ảnh để thể hiện cách bố trí vạch dừng xe ở nút này là lộn xộn, không theo QC 41-2016


 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,928
Động cơ
631,114 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Nhà cháu xin minh hoạ ngắn gọn, dễ hiểu về quy định của Luật hiện hành về Đèn vàng, thông qua việc trả lời 4 câu hỏi dưới đây:


Câu hỏi 1:
Đèn tín hiệu vàng mà ô tô vượt qua vạch dừng để đi tiếp thì đúng luật hay sai luật?


Trả lời: Xe ô tô màu vàng đi tiếp qua vạch dừng khi đèn vàng là đúng quy định của Luật Gtđb 2008 "Tín hiệu vàng là (…), trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp".

Hình #1:



Câu hỏi 2:
Đèn đang vàng, mà bánh xe chưa chạm đến vạch dừng nhưng xe vẫn ấn ga đi tiếp thì có phạm luật hay không?


Cụ thể,
trong hình 2 này, xe màu vàng lưu thông với vận tốc 30 km/h, tức là mỗi giây xe đó đi được 8m. Khi xe cách vạch 6m thì đèn vàng còn 3 giây. Theo các kụ, để đi đúng luật, xe màu vàng này phải phanh gấp để dừng trước vạch dừng cho bằng được, hay xe này phải đạp ga đi tiếp?

Hình #2:




Trả lời:
Cần lưu ý rằng, với vận tốc 8m/giây thì quãng đường phanh của xe vàng sẽ khoảng trên 10m. Do đó nếu tại vị trí A mà xe vàng đạp phanh, xe sẽ trôi trong khoảng 1-2 giây và dừng lại tại vị trí B (đã cắt qua vạch dừng). Khi xe vàng dừng ở vị trí B thì đèn vàng sẽ còn 1 giây.
Theo Luật, vì đã vượt qua vạch dừng tại vị trí B khi đèn vàng còn 1 giây, nên xe vàng lại được quyền đạp ga đi tiếp (xem Trả lời của Câu hỏi 1)

Do đó việc xe đạp phanh trước đó vừa không an toàn, vừa không hợp luật.



Câu hỏi 3:

Khi đèn vàng, khoảng cách từ xe màu vàng đến vạch dừng là khoảng bao nhiêu mét thì được luật coi là "phương tiện đã tiến sát đến vạch dừng, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm, nên được phép đạp ga đi tiếp"?


Trả lời:
Như các kụ mợ đều thấy, khoảng cách này phụ thuộc vào quãng đường phanh an toàn của xe và khoảng thời gian đèn vàng sáng trên cột. Nếu khoảng cách đó nhỏ hơn quãng đường phanh của xe, có nghĩa là xe không thể phanh lại trước vạch dừng an toàn, nên luật cho phép xe được đi tiếp. Miễn là khi xe vượt qua vạch dừng thì đèn vẫn vàng là được.

Minh hoạ về quãng đường phanh xe tương ứng với vận tốc xe chạy.

Hình #3:



Câu hỏi 4:
Cho dù luật không cấm phương tiện vượt qua vạch dừng khi đèn vàng, nhưng xxx vẫn dừng xe để phạt. Làm sao mình có thể cãi được với xxx rằng mình không sai?"


Trả lời:

Người tham gia giao thông không cần phải cãi được xxx.
Hãy để cho xxx chứng minh họ phạt đúng, mình đi sai. Vì, Luật Xử lý VPHC quy định người có thẩm quyền xử phạt có nghĩa vụ chứng minh lỗi bi phạm.

Hình #4:



.
 

tunguyen146

Xe tải
Biển số
OF-380868
Ngày cấp bằng
3/9/15
Số km
275
Động cơ
244,956 Mã lực
Nơi ở
giakhanhwatch
em oánh dấu
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,928
Động cơ
631,114 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Tất nhiên, xe tải luôn có quãng đường phanh dài hơn, bằng 130% đến 160% so với quãng đường phanh của xe con, tuỳ tốc độ.

Hình minh hoạ


.
 

ManUp

Xe máy
Biển số
OF-393070
Ngày cấp bằng
20/11/15
Số km
95
Động cơ
236,770 Mã lực
em oánh dấu
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top