- Biển số
- OF-321342
- Ngày cấp bằng
- 28/5/14
- Số km
- 14,247
- Động cơ
- 427,801 Mã lực
Các cụ mợ ạ, em lại chợt nhớ cái chuyện này....
Một hôm lang thang ở nơi xa, vừa đói vừa khát, túi còn vài đồng lẻ, nghĩ thật là khổ...
Rồi vô tình bắt gặp một quán nước sơ sài ven đường, em liền sà vào. Chủ quán là một bà lão già, trên cái chõng tre bày ít bánh trái, kẹo lạc, khoai luộc...
Em bảo: cụ cho cháu xin cốc nước. Cụ rót cho cốc nước chè xanh. Uống vào em lại càng đói, cồn cào hết cả ruột. Chắc nhìn bộ dạng em như vậy, cụ ấy bảo: con ăn gì thì cứ lấy mà ăn. Em e dè, nhìn kỹ lại những thứ cụ bày trên chõng tre, thấy có một cái bánh chưng, bèn hỏi: cụ ơi, cái bánh này cụ bán bao nhiêu ạ? Cụ nói: có 5 nghìn thôi, con ăn đi. Em lấy tay sờ trong túi, lẩm nhẩm hình như là mình còn đủ tiền, thế là với cái bánh bóc ăn. Đang đói, thấy miếng bánh ngon quá...
Quán vắng, đường cũng vắng, chả thấy ai đi lại. Bánh ngon, bụng đói...Đang hăm hở định cắn miếng thứ 2 thì bỗng bà cụ bảo: con đang ăn cái gì con có biết không?
Sững sờ, em nhìn lại và nói: dạ, cái bánh chưng ạ. Cụ nói: ờ thì là cái bánh chưng, nhưng nó là cả trời đất đấy!
Em quá ngạc nhiên, em hỏi: thế là thế nào ạ???
Bấy giờ cụ ấy từ từ giải thích như sau:
Con có biết ngũ hành là gì không? là kim mộc thủy hỏa thổ. Miếng ăn nó mang lại sinh khí, nên trong cái bánh đó nó sắp đặt tương sinh ra nhau.
Quy luật tương sinh là: Hỏa sinh Thổ, rồi Thổ sinh Kim, rồi Kim sinh Thủy, rồi thủy sinh Mộc.
Quy luật mà sắc của ngũ hành là: Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng, Kim màu trắng, Thủy màu đen, Mộc màu xanh.
Vậy con nhìn cái bánh con đang ăn đi, xem các lớp bánh bố trí thế nào?
Em nhìn lại cái bánh đang cầm, cũng chưa hiểu lắm. Bà cụ liền nói tiếp:
Trong cùng là thịt, màu đỏ. Tiếp đến là đậu, màu vàng. Tiếp là gạo, màu trắng. Tiếp là lớp nước chuyển hóa diệp lục của lá, màu đen bám trên vỏ bánh. Ngoài cùng là lá, màu xanh.
Em ngã ngửa, thế nó là ngũ hành tương sinh thật à? Ồ, con ăn từ bé đến giờ mà có biết gì đâu...
Bà cụ lại nói: chưa hết đâu con ạ, con nhớ lại khi con cầm cái bánh thì lạt buộc như thế nào? con có nhớ là có 4 sợi lạt hồng buộc mỗi chiều 2 cái không?
Em bảo: con nhớ rồi, đúng là như thế, ở nhà con cũng thấy buộc như vậy. Thế sao cụ lại hỏi về mấy sợi lạt thế ạ?
Cụ nói: 4 sợi lạt chia đều cái bánh ra làm Cửu cung đấy, Hà đồ Lạc thư nằm cả trên chiếc bánh rồi...
Em thật choáng váng, tần ngần cầm chiếc bánh cắn dở mà không dám ăn...Thấy vậy bà cụ nói: con cứ ăn đi, cái bánh làm ra để mà ăn chứ không phải để ngắm...
Em nói: sao các cụ xưa kia làm ra cái bánh mà phải phức tạp thế hả cụ?
Cụ giả nhời đại khái: Bánh này từ đời Hùng Vương truyền lại, thành ra cái bánh cổ truyền dân tộc, sẽ còn theo dân ta mãi mãi. Nên các cụ làm ra nó, để con cháu sau này thấy được cái tinh hoa dân tộc ẩn tàng trong từng miếng ăn, từng nghi lễ. Với đời thường thì nó là vô tri vô giác, nhưng với những ai biết trân trọng những giá trị tinh hoa thì sẽ nhìn thấy bí ẩn của trời đất ở ngay trong những thứ tưởng như bình thường đó. Sau này khi con để ý, con sẽ thấy còn nhiều thứ mà ông bà ta để lại rất đời thường nhưng mang ý nghĩa sâu xa đấy.
Ôi, lỡ độ đường mà được no cả bụng, lại no cả đầu...
Em nghĩ câu chuyện này lại cũng vô thủy vô chung nốt...
Một hôm lang thang ở nơi xa, vừa đói vừa khát, túi còn vài đồng lẻ, nghĩ thật là khổ...
Rồi vô tình bắt gặp một quán nước sơ sài ven đường, em liền sà vào. Chủ quán là một bà lão già, trên cái chõng tre bày ít bánh trái, kẹo lạc, khoai luộc...
Em bảo: cụ cho cháu xin cốc nước. Cụ rót cho cốc nước chè xanh. Uống vào em lại càng đói, cồn cào hết cả ruột. Chắc nhìn bộ dạng em như vậy, cụ ấy bảo: con ăn gì thì cứ lấy mà ăn. Em e dè, nhìn kỹ lại những thứ cụ bày trên chõng tre, thấy có một cái bánh chưng, bèn hỏi: cụ ơi, cái bánh này cụ bán bao nhiêu ạ? Cụ nói: có 5 nghìn thôi, con ăn đi. Em lấy tay sờ trong túi, lẩm nhẩm hình như là mình còn đủ tiền, thế là với cái bánh bóc ăn. Đang đói, thấy miếng bánh ngon quá...
Quán vắng, đường cũng vắng, chả thấy ai đi lại. Bánh ngon, bụng đói...Đang hăm hở định cắn miếng thứ 2 thì bỗng bà cụ bảo: con đang ăn cái gì con có biết không?
Sững sờ, em nhìn lại và nói: dạ, cái bánh chưng ạ. Cụ nói: ờ thì là cái bánh chưng, nhưng nó là cả trời đất đấy!
Em quá ngạc nhiên, em hỏi: thế là thế nào ạ???
Bấy giờ cụ ấy từ từ giải thích như sau:
Con có biết ngũ hành là gì không? là kim mộc thủy hỏa thổ. Miếng ăn nó mang lại sinh khí, nên trong cái bánh đó nó sắp đặt tương sinh ra nhau.
Quy luật tương sinh là: Hỏa sinh Thổ, rồi Thổ sinh Kim, rồi Kim sinh Thủy, rồi thủy sinh Mộc.
Quy luật mà sắc của ngũ hành là: Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng, Kim màu trắng, Thủy màu đen, Mộc màu xanh.
Vậy con nhìn cái bánh con đang ăn đi, xem các lớp bánh bố trí thế nào?
Em nhìn lại cái bánh đang cầm, cũng chưa hiểu lắm. Bà cụ liền nói tiếp:
Trong cùng là thịt, màu đỏ. Tiếp đến là đậu, màu vàng. Tiếp là gạo, màu trắng. Tiếp là lớp nước chuyển hóa diệp lục của lá, màu đen bám trên vỏ bánh. Ngoài cùng là lá, màu xanh.
Em ngã ngửa, thế nó là ngũ hành tương sinh thật à? Ồ, con ăn từ bé đến giờ mà có biết gì đâu...
Bà cụ lại nói: chưa hết đâu con ạ, con nhớ lại khi con cầm cái bánh thì lạt buộc như thế nào? con có nhớ là có 4 sợi lạt hồng buộc mỗi chiều 2 cái không?
Em bảo: con nhớ rồi, đúng là như thế, ở nhà con cũng thấy buộc như vậy. Thế sao cụ lại hỏi về mấy sợi lạt thế ạ?
Cụ nói: 4 sợi lạt chia đều cái bánh ra làm Cửu cung đấy, Hà đồ Lạc thư nằm cả trên chiếc bánh rồi...
Em thật choáng váng, tần ngần cầm chiếc bánh cắn dở mà không dám ăn...Thấy vậy bà cụ nói: con cứ ăn đi, cái bánh làm ra để mà ăn chứ không phải để ngắm...
Em nói: sao các cụ xưa kia làm ra cái bánh mà phải phức tạp thế hả cụ?
Cụ giả nhời đại khái: Bánh này từ đời Hùng Vương truyền lại, thành ra cái bánh cổ truyền dân tộc, sẽ còn theo dân ta mãi mãi. Nên các cụ làm ra nó, để con cháu sau này thấy được cái tinh hoa dân tộc ẩn tàng trong từng miếng ăn, từng nghi lễ. Với đời thường thì nó là vô tri vô giác, nhưng với những ai biết trân trọng những giá trị tinh hoa thì sẽ nhìn thấy bí ẩn của trời đất ở ngay trong những thứ tưởng như bình thường đó. Sau này khi con để ý, con sẽ thấy còn nhiều thứ mà ông bà ta để lại rất đời thường nhưng mang ý nghĩa sâu xa đấy.
Ôi, lỡ độ đường mà được no cả bụng, lại no cả đầu...
Em nghĩ câu chuyện này lại cũng vô thủy vô chung nốt...