Em trả lời hai cụ luôn. Thứ nhất, câu hỏi của em là một câu hỏi giúp phân biệt người vô thần hay hữu thần. Rất tự nhiên rằng chúng ta sẽ không sử dụng gỗ quan tài làm đồ gia dụng dù cho nó là gỗ quý đã được xử lý cho sạch trở lại vì ... chúng ta sợ. Có thể chúng ta sợ hãi khác nhau và có thể che dấu, bao biện bằng nhiều lý do khác nhau nhưng chốt lại ' chúng ta không dám sử dụng vì sợ'. Sợ hãi là bản năng tự nhiên của con người và là một nhánh rễ đưa chung ta đến với tôn giáo, tín ngưỡng.
Thứ hai, trong post trả lời cụ xittalin đó thì ý em không phải là nói về "mối liên hệ giữa gỗ và thế giới Tâm Linh - Thần linh",cũng không phải là mối liên hệ của con người với thế giới tâm linh thông qua vật trung gian là gỗ. Giải thích thì dài dòng. Tóm lại là như sau.
Để tiếp xúc với thế giới tâm linh, thì con người có hai cách: (1) thờ phượng, (2) lao động. Hai cách này tuy khác nhau nhưng có điểm chung là đều đòi hỏi con người phải tăng trưởng tri thức trong nỗi kinh trọng và khao khát tìm hiểu thiên nhiên. Bằng lao động, con người sẽ tìm hiểu thiên nhiên, khám phá, tàn phá, nuôi dưỡng, tách xa rồi lại gần với thiên nhiên để hiểu rằng con người cũng là thiên nhiên, thiên nhiên bao chứa con người. Bất kỳ ai khi hiểu được như vậy, giác ngộ được thì Thượng Đế, Đấng Sáng tạo đã không còn quá xa.
Giả thích được điều này là rất khó. Em chỉ có thể nói tạm vậy thôi
Cụ đánh tráo khái niệm siêu nhiên hóa vấn đề làm gì
Cụ đang đưa tới quan niệm kiêng kỵ của đa số, chứ ko phải hữu thần hay vô thần
Nhiều nhà khoa học tự xác định vô thần, nhưng họ khoái kiêng kỵ vài thứ, như tiếp xúc với điện cao áp chẳng hạn, họ kiêng tuyệt đối
Hay mấy ông phi hành gia, luôn tè vào bánh xe trước khi bay lên gần đấng sáng tạo
Hay nghề nghiệp một vài ông ko cho phép vài việc hay vài đồ
Còn loại gô như cụ nói, trước một bộ sua cải mang về dùng thêm vài lần cho vài cụ là bình thường, riêng cái nắp làm cánh cổng cực tốt nếu cụ nào biết
Tuy nhiên miền trong nhiều nơi coi việc dùng đồ người chết là ko có hay nên bỏ hết, quan điểm địa phương chứ ko phải tôn giáo nhé, nhiều người chẳng tin nhưng họ làm như cộng đồng, còn chiến tranh ư, lột đc đôi giày tốt vừa chân của thằng không cần thì ngon, khéo đỡ đc chục cái mạng ae
Như xứ Tây tạng, họ chặng người chết tành banh cho chim ăn, con to nhất chén quả tim, cụ đừng bảo đó là vô hay hữu thần nhé, quan điểm phong tục thôi
Nên các phương thức của cụ chưa hợp lý, nhiều cụ vô thần hoàn toàn vẫn rất kính cẩn thật tâm trước liệt tổ, họ nhớ công đức chân tình và kiểm xem mình là đc việc gì tốt cho gia tộc, lớn hay rất lớn hay gia tộc nho nhỏ triệu người
Nhiều người rao rảng đức tin nhưng thực tế phản lại dù học rất kỹ, trong tất cả các tôn giáo đều có
Còn Tử vi hay Tướng pháp ngu ngơ thì chìm vào mê muội, kỹ càng thì là môn khoa học khá hay, người ta dùng dọa nhau phải này nọ lọ chai là mê muội, dùng xem cái chưa hợp mà sửa là khoa học
Ví dụ tướng con chó cân đối ngực rộng chân thẳng đuôi đẹp thì khôn, con không đc như thế thì lanh, con trái ngược thì bỏ có thể đơn giản theo khoa học
Còn nó khôn hay khoẻ vào mục đích gì thì do người ta dạy nó chứ ko nói tướng con này ăn trộm thịt ngoài chợ, hihi, nhiều con trộm như thần
Cụ có thể chưa tin, em nói thêm cái tướng tai người trắng hơn da mặt, các cụ bảo quý lắm, nhưng tướng ko nói rõ, khi học y mới biết khi đó thận tốt, trí kiên định, rõ hơn mời cụ tì đọc trung y khái luận, nan kinh, tố vấn các thể loại
Nên cầu cúng mê muội là ko nên, kiêng kỵ theo cộng đồng là phù hợp, kiêng kỵ cá nhân là bản līnh
Nhiều cụ trên này vô thần hoàn toàn, nhưng ko thích mua nhà ngõ đâm thẳng cửa, họ cho rằng khí mạnh xung, thực tế cūng chẳng sai, nhưng đó ko phải là tín ngưỡng hay ko, mà chỉ là phù hợp hay ko trong cuộc sống
E ko hướng ai vô hay hữu, ko chê hay khen, chỉ là quan điểm cá nhân mỗi người tự quyết, đc tôn trọng
Như vc có cụ nói ko gọi này kia xưng con chẳng hạn, có thể ko sao nhưng ko nên khi mình trong nhóm, ko thích thì tránh xa, chẳng ai biết mà chẳng ai nói đc, nhưng đi theo đám đông, họ có quyền, đây là chuyện chấp nhận dư luận
Vài lời cụ nào ko thấy hợp thì bỏ qua ạ